TỔNG TRỌNG BUÔNG BỎ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, LÃNH ĐẠO VIỆT NAM “TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC”

0
154

Hoài Nam Trần

20 tháng 2 lúc 04:47

Trà My

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn sử dụng chiêu bài “ý thức hệ” để biện minh cho việc họ thuần phục Trung Quốc. Họ coi Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho Đảng, để duy trì quyền lực.

Kỷ niệm 45 năm Chiến tranh Biên giới phía Bắc – 17/2/1979 – đã có hàng loạt bài báo mang tính “nhạy cảm” về cuộc chiến này, đăng tải trên truyền thông nhà nước, bị Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh gỡ bỏ, nhưng sau đó đã cho xuất hiện trở lại.

Điều đó cho thấy, có một bộ phận không nhỏ trong Ban lãnh đạo Việt Nam vẫn sợ hãi, muốn dựa vào Bắc Kinh để tồn tại và vụ lợi.

Theo đài Á Châu Tự do RFA, đầu năm 2024, trang thông tin điện tử Ban dân tộc tỉnh Bình Thuận đã đăng kế hoạch kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng trong năm, như: 49 năm ngày Giải phóng miền Nam 30/4; 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh v.v…

Nhưng, ngày Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc 19/1/1974; ngày Trung Quốc xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam 17/2/1979; hay ngày Trung Quốc chiếm một số đảo của Việt Nam trên Quần đảo Trường Sa, hoàn toàn không được nhắc tới.

Nhiều năm trước đây, vào những ngày này, nhiều người dân tập trung để thắp hương tưởng niệm các tử sĩ, ở Sài Gòn và Hà Nội, thường xuyên bị chính quyền ra tay ngăn cản, đe doạ, đánh đập, đàn áp không thương tiếc.

Phải chăng, đó là chủ trương lớn, xuyên suốt, của Ban lãnh đạo Việt Nam?

Nói với đài RFA, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn đã bày tỏ sự lo ngại:

“Chúng ta nên nhớ, cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây Nam, cũng như cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, hết sức là gay go. Máu của đồng bào, của chiến sĩ không phải là nước lã. Tôi không biết lãnh đạo Việt Nam sợ cái gì mà lặng im, trong khi Trung Quốc vẫn tưởng niệm 3 ngày này. Nếu lãnh đạo Việt Nam mà hành xử như vậy, thì làm sao mà giáo dục cho thế hệ trẻ? Nếu mai này mà có chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng?”

Trong khi đó, mới đây, ngày 19/1/2024, tròn 50 năm ngày mất Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng phát biểu trước báo giới rằng, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại sao, trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Ban lãnh đạo Việt Nam lại tồn tại tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như vậy?

Cần thừa nhận một thực tế, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung hàng ngàn cây số. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc cũng có những tương đồng về mặt chính trị.

Tuy nhiên, Tổng Trọng ngả quá nhiều về Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại, tới mức bị đánh giá là quá đáng và vô liêm sỉ.

Chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghẹn ngào tới mức sắp khóc, trước mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong lễ yến tiệc chiêu đãi quốc khách nhân chuyến thăm của ông Tập đến Việt Nam, vào tháng 12/2023, là một minh chứng.

Thời điểm đó, kênh YouTube của Đài Á Châu Tự do phát đi một clip video với tiêu đề, “Phát biểu của ông Trọng bị lược mất “Tôi đã già rồi, rất muốn trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ’”, được mạng xã hội đang chia sẻ rộng rãi.

Trong phần đầu của clip này, ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn trước Tập Cận Bình, ông đã nghẹn ngào gần như bật khóc, khi nói rằng: “Đồng chí Tập Cận Bình còn trẻ hơn tôi nhiều. Nhưng mà tôi thì cũng đã già rồi, rất muốn gửi gắm và trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ…”.

Ông Trọng cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc, sau khi Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc, vào tháng 10/2022. Theo giới quan sát, đó“là minh chứng cho sự thống nhất cao giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam và Trung Quốc”.

Được biết, trong 10 năm cầm quyền, trên cương vị Tổng Bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Trung Quốc 4 lần, vào các năm 2011, 2015, 2017 và 2022.

Nhà nghiên cứu Biển Đông, học giả Trương Nhân Tuấn từ Paris, đã bình luận trên trang Facebook cá nhân rằng: “Trọng vương tự đày đọa tấm thân (trong chuyến đi xa) chỉ để chứng minh rằng, mình là một trong những người trung thành nhứt với Tập đại đế”.

Các học giả quốc tế đều cho rằng, đến nay, việc Việt Nam có thể mất trắng các đảo và bãi đá ngầm trong khu vực Trường sa, cũng như toàn bộ Biển Đông, đã hết sức rõ ràng.

Để có thể đảm bảo sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nội bộ Ban lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải thống nhất quan điểm. Không thể cứ để tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như hiện nay./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here