TÔ LÂM SẼ RỜI GHẾ BỘ TRƯỞNG CÔNG AN ĐỂ NGỒI GHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC: THAM VỌNG ĐÃ CHẤM DỨT?

0
165

Trà My

Hai ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ đã dắt tay nhau ra đi, không kèn, không trống. Điều đó chứng minh, Bộ trưởng Tô Lâm là một nhân vật đầy uy quyền, trong tay nắm giữ tàng thư “nhúng chàm”, với kho tài liệu lưu trữ những “bí mật động trời”, có thể buộc bất cứ quan chức nào, từ cấp thấp đến cấp cao nhất, phải ra đi.

Điều đó khiến cho giới quan chức, mỗi khi nghe danh Bộ trưởng Tô Lâm thì đều run như cầy sấy. Đó là lý do khiến người ta cho rằng, Tô Lâm có quyền lực vô đối.

Nhưng trời bất dung gian, Tô Lâm vốn dĩ cũng chẳng sạch sẽ gì. Ông có quá khứ với không ít bê bối, như chuyện “thịt bò dát vàng” đã trở thành “thương hiệu” của ông, hay vụ “công văn mật” của ông trong đại án tham nhũng Mobifone mua AVG. Những vụ việc này sẽ mãi mãi là vết nhơ của ông, khó lòng gột rửa, nhưng cũng chỉ là một vài “ví dụ nhỏ” về tội trạng của Tô Lâm mà thôi.

Hiện nay, đang có những đồn đoán, về việc có một Nghị quyết của Bộ Chính trị, giao cho Cơ quan Điều tra của Bộ Quốc phòng kết hợp với Cơ quan Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương, dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, để điều tra về các sai phạm của Tô Lâm. Nếu những đồn đoán này là thật, thì rất nhanh, số phận của Tô Lâm sẽ được định đoạt.

Công luận nhận xét, quân đội trước nay vẫn đứng ngoài mọi tranh chấp phe phái, nhưng dường, đã bắt đầu vào cuộc hoặc bị lôi kéo vào cuộc. Theo đó, Bộ Quốc phòng sẽ “lật lại hồ sơ” đối với ông Tô Lâm.

Mạng xã hội và các diễn đàn chính trị của người Việt đang ồn ào bàn tán về một bài viết “ca ngợi” một doanh nghiệp có tên “Công ty Cổ phần Xuân Cầu Holdings”. Trang cafe.vn khẳng định, Tập đoàn này thuộc sở hữu của dòng họ Tô, và là sân sau của Tô Bộ trưởng. Đáng chú ý, bài viết trên đã bị gỡ ngay sau ít giờ. Nếu truy cập theo đường link trên thì nhận được thông báo, “bài viết không tồn tại”!

Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn chia sẻ nội dung bài báo, cụ thể:

“Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty Cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành, được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở Xuân Cầu, với cơ cấu:

Ông Tô Dũng – Chủ tịch Hội đồng Thành viên, là em trai Tô Lâm, nắm giữ 61,76%. Bà Tô Thị Thu Hiền em gái Tô Lâm (16,15%). Tô Duy – Giám đốc Phát triển kinh doanh, con trai ông Tô Dũng, cháu gọi Tô Lâm là bác ruột (11,1%). Tô Hồ Thu con gái Tô Dũng (7,77%). Ông Bùi Quang Hiếu (3%) và cuối cùng là ông Nguyễn Hùng Mạnh (0,22%) vốn điều lệ.”

Theo giới quan sát, tuy Bộ trưởng Công an Tô Lâm không tham gia điều hành và không đóng góp cổ phần trong Công ty của gia tộc họ Tô, nhưng người ta nghi ngờ rằng, ông Nguyễn Hùng Mạnh – người đóng góp vốn thấp nhất – 0,22%, rất có thể là đại diện của Tô Lâm. Hơn nữa, Tô Lâm đóng góp cho gia tộc bằng quyền lực và sự bảo kê, để Công ty Xuân Cầu hoạt động thuận lợi.

Cuối tháng 11, 2023, quốc hội bỏ phiếu quyết định chưa thông qua Luật đất đai, rồi đầu tháng Giêng, 2024, họp bất thường, biểu quyết thông qua bộ Luật quan trọng gồm 16 chương và 260 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo kế hoạch đã định trước, ngày 20/5, Quốc hội khoá 15 sẽ họp kỳ họp thứ 7, trong đó có nội dung bầu 2 chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội đang bỏ trống.

Dư luận đồn đoán, bà Trương Thị Mai sẽ ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội; còn Bộ trưởng Tô Lâm đang bị ép phải ngồi ghế Chủ tịch nước, dẫu ông Tô hoàn tòan không muốn. Có lẽ, đó là lý do vì sao bà Mai tuyên bố không nhận chức Chủ tịch Quốc hội, thậm chí xin nghỉ ngay lập tức. Đó cũng là lý do khiến tin tức vụ bê bối tại Dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, lại nổi lên lúc này.

Giới thạo tin “bật mí”, bà Mai sợ ông Tô Lâm phật ý và nổi sung, như đã từng làm đối với ông Vương Đình Huệ gần đây.

Tuy nhiên, nguồn tin mới đây cho hay, bà Mai vẫn dứt khoát bảo lưu ý kiến, nếu bị ép vào ghế Chủ tịch Quốc hội, thì sẽ xin nghỉ ngay lập tức. Do đó, có khả năng, ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ ngồi vào ghế này.

Quan trọng hơn, đến lúc này, ông Tô Lâm khó có thể thoái thác ghế Chủ tịch nước.

Còn quá sớm để khẳng định, cuộc đảo chính “không tiếng súng” của Bộ trưởng Công an Tô Lâm coi như đã chấm dứt. Đổi lại, ông Tô Lâm nhận một chiếc vé vớt, để tiếp tục có tên trong “Danh sách Nhân sự Lãnh đạo chủ chốt” tại Đại hội 14.

Đây có thể coi là một điều còn may mắn cho số phận của Tô Lâm. Tuy nhiên, sẽ không có gì đảm bảo, một khi Bộ trưởng Phan Văn Giang chính thức ra tay./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here