Thư ngỏ của các vị Đại sứ 22 nước Âu châu tại Việt Nam.

0
54
Những người dân Việt Nam đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội để bày tỏ sự ủng hộ Ukraine trước cuộc xâm lăng của Nga Facebook Hoa Dinh Trinh/ Nataliya Zhynkina

Lê Công Định

Dưới đây là thư ngỏ của các vị Đại sứ 22 nước Âu châu tại Việt Nam.

P/S: Điều làm tôi khó chịu là lời lẽ của thư này mang ngụ ý dạy dỗ về lịch sử, về luật pháp quốc tế, về văn minh và đặc biệt về lương tri, dành cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. 

Các vị Đại sứ chắc không hiểu hết trí tuệ khôn ngoan, triết lý thâm sâu và hành động huyền biến của giới lãnh đạo Việt Nam, nên mới dám công nhiên tỏ ý dạy dỗ, đồng thời ngụ ý mắng chửi lãnh đạo của chúng tôi như bọn vô minh, vô tâm và vô loài như vậy. Rất bực!

THƯ NGỎ CỦA CÁC ĐẠI SỨ VƯƠNG QUỐC ANH, EU, NA UY, THUỴ SĨ TẠI HÀ NỘI

“Ủng hộ Ukraine!

Chiến tranh đã trở lại Châu Âu. 

Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Liên bang Nga đối với Ukraine. Với các hành động quân sự phi pháp của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như trên toàn cầu. Điều này bao gồm cả quyền lựa chọn của Ukraine đối với vận mệnh của đất nước mình. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động xâm lược này cũng như về tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà cuộc chiến này sẽ gây ra. 

Vào ngày 2 tháng 3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về “Hành động xâm lược Ukraine”, với đa số 141 phiếu ủng hộ và chỉ 5 phiếu chống (với 35 phiếu trắng). Đây là một thời khắc lịch sử, cho thấy mức độ đồng thuận toàn cầu về vấn đề này. Liên hợp quốc đã cùng lên tiếng vì sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất, 141 quốc gia này đã lên án sự xâm lược của Liên bang Nga, cũng như sự can dự của Belarus, yêu cầu họ ngừng sử dụng vũ lực chống lại Ukraine và rút lui tất cả lực lượng quân sự khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine – ngay lập tức, toàn bộ và vô điều kiện. 

Các nước thành viên ASEAN cũng đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết với số phiếu áp đảo, chỉ có hai phiếu trắng. Một trong số đó là Việt Nam.

Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không. Nhưng Liên Xô đã tan rã từ lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới.

Xét về mặt khoảng cách địa lý, Việt Nam đương nhiên có những lợi ích riêng và một số quan điểm khác với chúng tôi ở châu Âu. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng này, tất cả chúng ta phải tập trung vào câu hỏi căn bản là liệu có biện minh được cho việc Nga, một nước lớn, bắt nạt và xâm lược nước láng giềng Ukraine để cố gắng vẽ lại các ranh giới trên bản đồ, đi ngược lại các quy tắc quốc tế hay không? Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?  

Cũng giống như người dân châu Âu, người dân Việt Nam không may mắn khi biết quá rõ chiến tranh là như thế nào. Việt Nam, cũng như châu Âu, đã nếm trải nỗi đau khổ của những thường dân vô tội và biết rằng tại sao việc đấu tranh cho quyền tự do và giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình là vô cùng quan trọng. Việt Nam, cũng như châu Âu, hiểu rất rõ những gì mà người dân Ukraine đang phải trải qua. 

Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này. 

Sự xâm lược của Nga cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với sự phục hồi sau đại dịch, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Giá năng lượng, vận tải, hàng hóa và thực phẩm đều tăng vọt. Tất cả những điều này đều không có lợi cho Việt Nam.

Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga. Chúng tôi tin rằng các bạn, những người Việt Nam, cũng như chúng tôi, đều mong muốn một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn chia sẻ quan điểm với chúng tôi rằng việc giảm leo thang và rút lui quân sự không chỉ là điều đúng đắn cần làm vì những lý do về mặt pháp lý và nhân đạo, mà đó còn là lựa chọn chính trị đúng đắn của Nga vì toàn thể cộng đồng quốc tế và vì hòa bình và sự ổn định mà các dân tộc của chúng ta cần có để phát triển.

Ủng hộ Ukraine!”

Ký tên: 

Đại sứ Giorgio Aliberti – Liên minh châu Âu;

Đại sứ Hans–Peter Glanzer – Áo; 

Đại sứ Paul Jansen – Bỉ; 

Đại sứ Marinela Petkova – Bulgaria; 

Đại sứ Vitezslav Grepl – Cộng hòa Séc; 

Đại sứ Kim Hojlund Christensen – Đan Mạch; Đại sứ Keijo Norvanto – Phần Lan; 

Đại sứ Nicolas Warnery – Pháp; 

Đại sứ Guido Hildner – Đức; 

Đại sứ Georgios Stilianopoulos – Hy Lạp; 

Đại sứ Csaba Őri – Hungary; 

Đại sứ John McCullagh – Ailen; 

Đại sứ Antonio Alessandro – Ý; 

Đại sứ Elsbeth Akkerman – Hà Lan; 

Đại sứ Wojciech Gerwel – Ba Lan; 

Đại sứ Cristina Romila – Romania; 

Đại sứ Pavol Svetik – Slovakia; 

Đại sứ Maria Pilar Mendez Jimenez – Tây Ban Nha; 

Đại sứ Ann Mawe – Thụy Điển; 

Đại sứ Ivo Sieber – Thụy Sĩ; 

Đại sứ Grete Lochen – Na Uy;

Đại sứ Gareth Ward – Vương quốc Anh.

Please read the Op-Ed by the British Ambassador to Viet Nam, Gareth Ward and other Ambassadors of the European Union, Norway and Switzerland in Hanoi.

“Stand with Ukraine!

War has returned to Europe.

We condemn in the strongest possible terms the Russian Federation’s unprovoked and unjustified military aggression against Ukraine. By its illegal military actions, Russia is grossly violating international law and the principles of the UN Charter and undermining European and global security and stability. This includes the right of Ukraine to choose its own destiny. Russia bears full responsibility for this act of aggression and all the destruction and loss of life it will cause.

The United Nations General Assembly on 2 March adopted a resolution on “Aggression against Ukraine”, by an overwhelming majority of 141 in favour to just 5 against (with 35 abstentions). This is a historic moment and shows the extent of the global consensus on this issue. The United Nations have come together in speaking out in respect of the values and principles enshrined in the UN Charter. These 141 countries have deplored in the strongest terms the aggression by the Russian Federation, as well as the involvement of Belarus, demanding that they cease their use of force against Ukraine, and withdraw all military forces from the entire territory of Ukraine – immediately, completely and unconditionally.

ASEAN member countries also voted overwhelmingly in favour of the resolution, with only two abstaining. One of those was Vietnam. 

We understand the important historical relationship that Vietnam had with the Soviet Union. The Soviet Union helped Vietnam in times of need when others did not. But the Soviet Union is long gone and we are in a new era.  

Given the geographical distance, it is natural that Vietnam has its own interests and some different viewpoints to those of us in Europe. But in this time of crisis we must all focus on the fundamental question of whether it is justified for Russia, a big country, to bully and invade its neighbour Ukraine, in order to try and redraw boundaries on the map against international rules? Is it in Vietnam’s interests for the world to be ruled by that logic rather than international law and peaceful settlement of disputes? 

Like people in Europe, the people of Vietnam unfortunately know too well what war is like. Vietnam, like Europe, has experienced the suffering of innocent civilians and knows why it is so important to fight for freedom and to uphold the sovereignty and territorial integrity of their nation. Vietnam, like Europe, understands very well what the people of Ukraine are going through.

And it is precisely because of these bitter memories of war and because we all value real peace, that  we should all stand together with the people of Ukraine and the overwhelming majority of the international community and call for an end to this unjust conflict.

Russia’s invasion is also having an effect on the global economy, which is already struggling with post-pandemic recovery, supply chain shortages, and rising inflation. Energy, transport, commodity and food prices have all spiked. None of this will benefit Vietnam.

We know that Vietnam has a strong voice with Russia. This is a beautiful country Russian tourists love to visit, and your ties with the Russian Federation are wide. We believe that you, Vietnamese people, similarly to us, want a positive outcome for both Russia and Ukraine. We hope that you share our view that de-escalation and withdrawal is not only the right thing to do for legal and humanitarian reasons, but that it is also the right political choice for Russia for all the International Community and for the sake of peace and stability our peoples need to thrive.

Stand with Ukraine!”

Co-signed by:

Ambassador Giorgio Aliberti – European Union;

Ambassador Hans-Peter Glanzer – Austria;

Ambassador Paul Jansen – Belgium;

Ambassador Marinela Petkova – Bulgaria;

Ambassador Vitezslav Grepl – Czech Republic;

Ambassador Kim Hojlund Christensen – Denmark;

Ambassador Keijo Norvanto – Finland;

Ambassador Nicolas Warnery – France;

Ambassador Guido Hildner – Germany;

Ambassador Georgios Stilianopoulos – Greece;

Ambassador Csaba Őri – Hungary;

Ambassador John McCullagh – Ireland;

Ambassador Antonio Alessandro – Italy;

Ambassador Elsbeth Akkerman – Netherlands;

Ambassador Wojciech Gerwel – Poland;

Ambassador Cristina Romila – Romania;

Ambassador Pavol Svetik – Slovakia;

Ambassador Maria Pilar Mendez Jimenez – Spain;

Ambassador Ann Mawe – Sweden;

Ambassador Ivo Sieber – Switzerland;

Ambassador Grete Lochen – Norway; and

Ambassador Gareth Ward – United Kingdom.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here