Thống đốc các bang lùi lại việc mở lại kinh tế; số ca COVID ở các tiểu bang tăng gần kỉ lục

0
52
The Interpreter

Jennifer Petlz và Carla K. Johnson, ngày 25 tháng 6, 2020

Translated from AP News article “US virus cases near an all-time high as governors backtrack.

New York (AP) – Báo cáo hằng ngày về bệnh dịch COVID-19 ở Hoa Kì vào ngày thứ năm 24 tháng 6 vừa qua báo động số ca nhiễm COVID-19 ở nước Mỹ tăng vọt với 34,000 ca mới; không lâu sau những ngày cuối tháng 4 đen tối nhất của nước Mỹ, với số ca nhiễm và tử vong đạt đỉnh điểm.

Các chuyên gia trong lĩnh vực cho biết bệnh dịch đang quay trở lại được thấy qua số lượng ca nhiễm tăng nhanh với nhiều xét nghiệm coronavirus cùng với nhiều nghiên cứu được thực hiện và phân tích trong thời gian gần đây. Trong vài tuần qua, số ca nhập viện, tử vong và phần trăm các xét nghiệm với kết quả dương tính với virus Corona tăng ở nhiều khu vực trên nước Mỹ, đặc biệt ở những vùng phía Nam và phía Tây Hoa Kì.

Tại bang Arizona, 23% các xét nghiệm virus Corona trong 1 tuần trở lại đây cho kết quả dương tính, gần gấp 3 lần so với bình quân cả nước. Theo báo cáo, 415 bệnh nhân đang phải dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Báo cáo từ bang Mississippi cho biết số ca nhiễm mỗi ngày 2 lần đạt mức kỉ lục trong tuần này.

Đối mặt với những dấu hiệu đáng quan ngại tại tiếu bang Texas, Thống đốc bang – ông Greg Abbott ra lệnh tạm ngưng quá trình mở cửa khởi động lại nền kinh tế. Trước đó, ông là một trong những thống đốc công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế tiểu bang và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động lại lúc đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc. Thống đốc bang Nevada cũng ra lệnh bắt buộc cư dân đeo khẩu trang nơi công cộng kể cả tại các sòng bạc tại Las Vegas.

Ông Abbott tuyên bố: “Điều cuối cùng mà chúng ta muốn làm với tư cách một tiểu bang, là lùi lại phía sau và đóng cửa các doanh nghiệp.”

Theo báo cáo về bệnh dịch COVID-19 của trường Đại học Johns Hopkins vào ngày thứ tư ghi nhận có 34,500 ca nhiễm mới, có thấp hơn dù không đáng kể so với báo cáo của ngày hôm trước, nhưng vẫn gần với mức kỉ lục với 36,400 ca vào ngày 24 tháng 4 vừa qua. Phân tích từ Liên hiệp Báo chí cho thấy số lượng ca nhiễm trung bình mỗi ngày tăng lên hơn 50% trong 2 tuần trở lại đây.

Sự tăng lên của số ca nhiễm liệu có trở thành thảm cảnh với số người tử vong đột ngột tăng vọt hay không còn phải phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Theo các chuyên gia, trong cơn khủng hoảng do bệnh dịch hoành hành yếu tố quyết định nằm ở các nhà cầm quyền và sự sáng suốt của họ để đưa ra những quyết định đúng đắn. Số người tử vong trong ngày ở nước Mỹ đỉnh điểm vào tháng 4 với khoảng 2,200 ca và hạ xuống còn 600 ca sau khoảng thời gian cao điểm.

Giám đốc Viện Sức khoẻ Toàn cầu Harvard – Tiến sĩ Ashish Jha cho biết: “Đây là chuyện khả thi, nếu ta đi nước cờ này một cách bất cẩn dẫn đến sai lầm, chúng ta sẽ quay về lại thời gian đỉnh điểm của bệnh dịch. Nhưng nếu chúng ta sáng suốt, 2,200 cái chết trong một ngày sẽ không thể xảy ra.”

Trong vài tuần qua, số ca tử vong giảm rõ rệt dù cho số ca nhiễm bệnh tăng lên trên khắp nước Mỹ. Đây là một hiện tượng có thể phản ánh những thay đổi trong y học như sự ra đời của thuốc đặc trị, và trong xã hội với kế hoạch phòng dịch ở các nhà dưỡng lão. Số ca nhiễm virus Corona ở người trẻ tăng lên vọt; tuy nhiên, cơ hội vượt qua và sống sót ở họ cao hơn so với ở người cao tuổi.

Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm Soát dịch bệnh (CDC) – Robert Redfield nói: “Tình hình này vẫn còn nghiêm trọng nhưng chúng ta đang ở một hoàn cảnh khác khi so với chúng ta trong tháng 3 hay tháng 4 vừa rồi.”

Một số bang ở nước Mỹ theo dõi sát sao và báo cáo tình hình bệnh dịch theo ngày trong tuần này bao gồm Arizona, California, Mississippi, Nevada, Texas, và Oklahoma.

Tiến sĩ Dobbs từ ban Misissippi sau khi quan sát quá trình giãn cách xã hội và cách ly tại nhà, đã quy trách nhiệm về những người không tuân thủ việc đeo khẩu trang nơi công cộng và nói có nhiều ca nhiễm virus Corona ở người cao tuổi là do những người trẻ tuổi trong gia đình đã lây truyền sang họ.

Ông lo lắng: “Tôi e là để có được sự chú ý và quan tâm của mọi người, chúng ta sẽ phải thấy những thảm hoạ. Chúng ta đang tự tay vứt bỏ những giá trị mà ta có được qua sự đấu tranh và cố gắng để nhặt nhạnh, giành lấy những thứ ngớ ngẩn.”

Tom Rohlk, 62 tuổi, nhân viên của một tiệm tạp hoá ở Overland Park, bang Kansas, phàn nàn về sự thờ ơ của người trẻ và nhiều lúc họ hành xử như thể họ không quan tâm đến bất cứ thứ gì; như thể: “Đến giờ tiệc tùng rồi! Quẩy lên!”

Trong vài tháng trở lại đây, nước Mỹ tăng cường xét nghiệm virus Corona. Vì thế, giới y học đã tìm ra những ca nhiễm mà ở bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. Những ca nhiễm này đã có thể không bị phát hiện trong khoảng thời gian trước, khi mà xét nghiệm virus Corona còn bị giới hạn và được ưu tiên cho những người có triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Ngoài xét nghiệm để tìm ra virus Corona, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh dịch này, bao gồm số ca tử vong tăng lên mỗi ngày ở các bang Arizona và Alabama. Một số tiểu bang khác như Bắc và Nam Carolina báo cáo số ca nhập viện do COVID-19 đông chưa từng có.

Số ca nhiễm được xác định, trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên dùng như thước đo của đại dịch COVID-19. Theo CDC phân tích vào thứ năm vừa qua, dựa vào xét nghiệm máu, có khoảng 20 triệu người Mỹ đã bị nhiễm virus Corona từ khi có sự xuất hiện của loài virus này tại Mỹ. Đó là vào khoảng 6% dân số và gấp 10 lần 2.3 triệu ca đã được xác định.

Các báo cáo chính thức cho thấy giới y học Mỹ đã biết đến việc có nhiều ca nhiễm bệnh bị bỏ qua do khoảng cách giữa các lần xét nghiệm, giới hạn bộ xét nghiệm, và không hiện triệu chứng ở một số người đã nhiễm virus Corona.

Trên thế giới, hơn 9.4 triệu người được xác nhận nhiễm virus Corona, khoảng ½ triệu người chết, trong đó có hơn 122,000 người ở Mỹ. Theo báo cáo của trường Đại học John Hopkins, nước Mỹ hiện tại có số người tử vong cao nhất thế giới.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) phát biểu: “Nhìn chung trên toàn cầu thì bệnh dịch đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi.”

Chỉ một vài tuần sau khi nới lỏng kiểm soát, do số ca nhiễm tăng cao nhanh chóng, một số tiểu bang bắt đầu áp đặt các lệnh hạn chế mới. Nhiều doanh nghiệp đang trì hoãn việc mở cửa kinh doanh lại do bệnh dịch. Dự tính mở cửa vào giữa tháng 7 tới của Disneyland bị dời lại cho tới khi bang California đưa ra các giải pháp tiếp theo.

Các nhà cầm quyền đang cố gắng cân bằng lại sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế. Chính phủ Mỹ đưa ra báo cáo về số người đăng kí trợ cấp thất nghiệp tuần vừa rồi giảm còn 1.48 triệu. Điều này cho thấy tình trạng mất việc đang chậm lại, nhưng vẫn còn quá cao.

Ở những nơi khác trên thế giới, Tháp Eiffel tại Paris, Pháp đã mở cửa lại cho khách tham quan sau khoảng thời gian đóng cửa dài nhất xưa nay: 104 ngày. Ở New Delhi, Ấn Độ, do các bệnh viện hiện đã quá tải, nên quân đội được chăm sóc sức khoẻ trong các khoang tàu hoả đã được sửa sang lại thành bệnh viện dã chiến. Tại Trung Quốc, nơi chủng virus Corona mới này lần đầu tiên xuất hiện vào năm trước (2019), sự bùng nổ dịch bệnh ở thủ đô Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã được kiểm soát kịp thời.

Phóng viên Johnson báo cáo từ bang Washington. Các phóng viên của Liên minh Báo chí (Associated Press) từ khắp nơi trên thế giới cùng đóng góp vào bài báo này.

Translation by Helen Nguyen

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here