SỰ “NỔI LOẠN” CỦA TÔ LÂM CHỈ TỔNG TRỌNG VÀ BẮC KINH CÓ LỢI?

0
145
Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình.

Trà My

Sáng 16/5, Hội nghị Trung ương 9 khoá 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc, dự kiến bế mạc vào chiều ngày 18/5.

Đây là kỳ họp thường niên của Ban Chấp hành Trung ương, với nhiệm vụ trọng tâm là điều chỉnh, bổ sung các vị trí lãnh đạo Đảng và nhà nước còn khuyết trống. Đã có hơn 20 uỷ viên Trung ương Đảng, trong đó có 6 uỷ viên Bộ Chính trị đã phải ra đi, với các lý do khác nhau.

Cụ thể, Hội nghị Trung ương 9 sẽ tập trung giải quyết các vị trí nhân sự cấp cao sau:

1. Bầu bổ sung các vị trí là uỷ viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư.

2. Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu nhân sự, để Quốc hội khoá XV trong kỳ họp thứ 7, bầu và phê chuẩn các chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Phó Chủ tịch Quốc hội. Kỳ họp này sẽ khai mạc ngày 20/5 tới.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét, đồng ý về việc thôi các chức vụ, và cho nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai. Được biết, bà Mai đã chính thức có đơn xin thôi tất cả các chức vụ.

Ảnh: Bà Trương Thị Mai khi đó đang ngồi ghế Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, nhận quyết định từ TBT Nguyễn Phú Trọng, trao thêm cho bà cái ghế Thường trực Ban Bí thư Trung hôm 6-3-2023.

Đồng thời, Bộ Chính trị cũng thông báo với Ban Chấp hành Trung ương về việc phân công Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, thay bà Mai.

Bốn ông bà: Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Lê Minh Hưng – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng ban Dân vận Trung ương; và Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đều đã được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thay bà Mai

Theo dự kiến, sáng 19/5 tới đây, Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ họp, để phân công nhiệm vụ cho các uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, thay thế các vị trí vẫn còn bị khuyết hoặc có sự thay đổi.

Theo tin rò rỉ, Bộ Chính trị sẽ trình Trung ương bỏ phiếu giới thiệu:

– Đại tướng Tô Lâm, đương kim Bộ trưởng Bộ Công an, sẽ ứng cử chức danh Chủ tịch nước.

– Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ứng cử chức danh Chủ tịch Quốc hội.

– Người kế nhiệm ông Lê Minh Hưng làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, dự kiến sẽ là Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, đồng thời ông Ngọc sẽ được giới thiệu bầu bổ sung vào Ban Bí thư.

Những thay đổi lớn về nhân sự cấp cao kể trên, được Hội nghị Trung ương 9 giải quyết, và được đánh giá là một cuộc cải tổ sâu rộng các vị trí lãnh đạo cao cấp nhất, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và chính quyền. Nhưng đây không phải là một cuộc “thay máu” như nhiều ý kiến đánh giá. Bởi về cơ bản, theo công luận, vẫn chỉ là kiểu “bình mới – rượu cũ”. Các nhân sự thay thế vẫn chủ yếu do Tổng Trọng giới thiệu và kiểm soát.

Sau nhiều tháng Tô Lâm mượn danh chủ trương chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ”, để hạ bệ hàng loạt lãnh đạo cấp cao.

Hội nghị Trung ương 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh, cuộc chiến quyền lực trên thượng tầng lãnh đạo cấp cao bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, và bị chặn lại, sau nhiều tháng Tô Lâm mượn danh chủ trương chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ”, để hạ bệ hàng loạt lãnh đạo cấp cao.

Theo giới phân tích quốc tế, nhiều dấu hiệu cho thấy, Ban lãnh đạo Hà Nội và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có biểu hiện dần rời xa phương Tây, và nghiêng về phía Trung Quốc. Đồng thời, cuộc chiến quyền lực cấp cao vừa qua đã khiến Việt Nam mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và trở thành một lựa chọn “rủi ro” cho họ.

Mới đây, có tin Việt Nam trì hoãn cuộc gặp với Liên minh châu Âu (EU), để chuẩn bị cho chuyến thăm có thể sắp diễn ra, của Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội. Đồng thời, nhiều bằng chứng cho thấy, Việt Nam chuẩn bị nộp đơn xin gia nhập tổ chức kinh tế BRICS. Đây là một tổ chức quốc tế, với sự tham gia của các quốc gia có nền dân chủ kém, hoặc độc tài, như: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Một hãng tin quốc tế mới đây đã đưa ra nhận định, những chuyển động bên trong chính trường Việt Nam, đang dần “biến miền Bắc Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc”.

Những điều vừa kể cho rằng, chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam đã bị trói hẹp, và quay trở lại với quỹ đạo chịu sự kiềm tỏa, cũng như ngày càng lệ thuộc hơn vào Bắc Kinh, như trước đây./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here