SỐ PHẬN NGƯỜI TỊ NẠN SẼ RA SAO?

4
12
Nam Lộc
Đây là câu hỏi mà tôi đã nhận được từ hàng chục nhà bảo trợ có lòng nhân ái đã nộp đơn bảo lãnh đồng bào tị nạn của chúng ta qua chương trình Welcome Corps đặt ra từ hơn 2 tháng qua, kể từ khi tổng thống Donald Trump thắng cử nhiệm kỳ thứ hai của ông. Vì chính tôi là một trong số những người đã lên tiếng kêu gọi, thúc dục cũng như khuyến khích họ nộp đơn bảo trợ cho hàng ngàn đồng hương của chúng ta đang vất vưởng ở bên kia bờ đại dương qua chương trình “Bảo Trợ Tư Nhân” (Private Sponsorship) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phát động.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025, giờ miền Đông nước Mỹ, tổ chức thiện nguyện Welcome.US đã có một buổi hội thảo qua mạng với những người có liên hệ đến các chương trình tị nạn để họ cập nhật tin tức về quyết định cũng như chính sách mới của chính quyền tân nhiệm dưới sư lãnh đạo của TT Donald Trump.
Chúng tôi xin tường trình một cách tóm gọn sau đây:
1. Chương trình dành cho các người xin tị nạn từ Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela (viết tắt là CHNV) ĐÃ BỊ HỦY BỎ TOÀN DIỆN. Điều này có nghĩa là người Mỹ không thể nộp đơn bảo lãnh mới để tài trợ cho các cá nhân chạy trốn bạo lực và đàn áp ở những quốc gia nói trên. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu chính quyền mới có tiếp tục cứu xét các hồ sơ mà người bảo trợ đã nộp trước ngày 20 tháng 1, 2025 hay không?
2. Chương trình Đoàn Kết vì Ukraine (Uniting for Ukraine viết tắt là U4U) thì hiện chưa có một thông báo nào cụ thể nên xem như vẫn được tiếp tục, mặc dù tình trạng vẫn chưa chắc chắn lắm!
3. Chương trình Tiếp Nhận Người Tị Nạn Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program viết tắt là USRAP) ĐÃ BỊ ĐÌNH CHỈ NGAY LẬP TỨC cho đến khi có thông báo mới, ngoại trừ từng trường hợp cụ thể (case-by-case basis). Tất cả các chuyến bay đưa người tị nạn đến HK định cư đều bị hủy bỏ, dù người tị nạn đã nhận được vé máy bay hay chuẩn bị lên đường. Quyết định này bao gồm cả The Welcome Corps, một chương trình tài trợ tư nhân thuộc USRAP, đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thành lập vào năm 2023, cho phép các công dân Mỹ hay thường trú nhân có thể bảo trợ riêng tư cho những người tị nạn đến nơi an toàn ở Hoa Kỳ.
Theo các viên chức trách nhiệm của tổ chức Welcome.US thì kể từ ngày hôm nay (22 tháng 1, 2025): The Welcome Corps SẼ KHÔNG NHẬN ĐƠN QUA CHƯƠNG TRÌNH BẢO TRỢ TƯ NHÂN và SẼ NGƯNG CỨU XÉT CÁC HỒ SƠ ĐÃ NỘP TRƯỚC ĐÂY, CHO ĐẾN KHI CÓ LỆNH MỚI. Mọi quyết định nói trên đều dựa theo các Sắc Lệnh Hành Pháp (Executive Orders) vừa được TT Donald Trump ký ban hành.
Câu hỏi được đặt ra là: Vậy thì “SỐ PHẬN NGƯỜI TỊ NẠN SẼ RA SAO?”.
Là một người làm công việc định cư gần 50 năm (41 năm chính thức và 9 năm tình nguyện). Có thể nói rằng tôi đã trải qua biết bao nhiêu điều vui buồn, tủi nhục, kể cả những phút hân hoan và phấn khởi, cho đến những giọt nước mắt âm thầm nhỏ lệ khi đọc thư của đồng bào viết cho tôi từ Thái Lan mấy ngày qua. Tất cả những hy sinh, hy vọng, những cam kết đấu tranh, vận động để cánh cửa tự do hé mở ra cho họ từ suốt 5 năm qua, không lẽ bây giờ đành cam chịu?
Câu trả lời của tôi là KHÔNG! 50 năm trong nghiệp định cư người tị nạn, tôi đã từng trải qua 8 đời tổng thống Mỹ, và đây là lần thứ 9 một chính quyền mới ra đời. Luôn luôn họ mang theo một chính sách mới, chúng ta phải bình tĩnh, nghiên cứu, tìm hiểu để tạo ra một phương cách đấu tranh mới hầu tiếp tục những gì đang theo đuổi dở dang.
Có người vội so sánh và trách cứ các sắc lệnh khắt khe của TT Trump với những quyết định đầy lòng nhân ái của cố TT Jimmy Carter. Theo tôi thì chúng ta nên thông cảm khi những nhà lãnh đạo phải đối đầu với áp lực của từng hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Hình ảnh của hàng trăm ngàn thuyền nhân lênh đênh trên biển cả, đối diện với giông tố bão bùng, với hải tặc, với đói khát trên đường tìm tự do, so với hình ảnh của hàng trăm ngàn người nối đuôi nhau, tìm cách vượt biên để nhập cảnh bất hợp lệ vào nước Mỹ qua đường biên giới Mễ Tây Cơ, mà trong đó có cả những người VN, đa số thuộc thành phần giầu tiền, lắm của, mua vé máy bay đến các quốc gia Trung Mỹ rồi trả tiền để bọn buôn người đưa lậu vào HK. Những biểu tượng đó khá trái ngược với nhau, ít nhất là dưới con mắt của các công dân Mỹ. Và đó cũng chính là sự quan tâm đưa đến quyết định mà họ dùng lá phiếu để chọn người lãnh đạo theo ý của mình.
Vậy thì chúng ta nên làm gì? Kinh nghiệm của tôi cho biết, chỉ cần làm một điều duy nhất: “VẬN ĐỘNG HÀNH LANG” mà người Mỹ thường sử dụng vũ khí này, họ gọi là “advocacy action”! Trong quá khứ, các chương trình tị nạn như: ODP, HO, Amerasian, ROVR, McCain children, Cứu Vớt Thuyền Nhân (Rescue Boat People), Thẻ Xanh cho diện PIP, định cư người Việt ở Phi Luật Tân hay Thái Lan v..v… Tất cả các chương trình này không phải tự nhiên mà có. Và nó sẽ không thành hiện thực nếu không có sự tranh đấu và vận động hành lang một cách tích cực bởi nhiều cá nhân, hội đoàn hay tổ chức cộng đồng của người Việt chúng ta tại hải ngoại. Từ lập pháp, đến hành pháp, ngay cả bộ tư pháp HK.
Tổng thống Jimmy Carter sẽ chẳng biết đến “boat people” là ai, nếu không có các nhóm người Việt biểu tình ngoài Tòa Bạch Ốc. Họ kêu gào và khóc lóc thảm thương cho số phận của các thuyền nhân đang chết đuối trên biển Đông, đến nỗi ông Carter phải ra tận ngoài hàng rào để tiếp xúc và lắng nghe nguyện vọng của họ. Kết quả là vị tổng thống giầu lòng nhân ái đó đã trở thành nhà lãnh đạo đón nhận người tị nạn đông đảo nhất trong lịch sử HK. Tổng thống Ronald Reagan cũng sẽ chẳng ký chấp thuận chương trình HO nếu không có sự vận động tích cực của Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị VN cùng sự hiệp sức của đồng hương người Việt tại hải ngoại…
Vậy thì có hy vọng gì hay không? Câu trả lời của tôi là CÓ, và có rất nhiều hy vọng NẾU cộng đồng người Việt tại hải ngoại quan tâm và vận động cho đồng bào của mình.
Trước hết hãy đọc kỹ Sắc Lệnh Hành Pháp liên quan đến các chương trình định cư người tị nạn, để phân tích một số điểm tích cực ở trong đó:

4 COMMENTS

  1. Your blog has quickly become my go-to source for reliable information and thought-provoking commentary. I’m constantly recommending it to friends and colleagues. Keep up the excellent work!.

  2. Your blog is a breath of fresh air in the often stagnant world of online content. Your thoughtful analysis and insightful commentary never fail to leave a lasting impression. Thank you for sharing your wisdom with us..

  3. Your blog is a beacon of light in the often murky waters of online content. Your thoughtful analysis and insightful commentary never fail to leave a lasting impression. Keep up the amazing work!.

  4. Your blog is a testament to your dedication to your craft. Your commitment to excellence is evident in every aspect of your writing. Thank you for being such a positive influence in the online community..

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here