SBTN tại buổi lễ “Những Tiếng Nói Cho Công Lý” của Human Rights Watch

0
867
  1. Ông Shin Dong-Hyuk, một nhà hoạt động Bắc Hàn. Ông được sinh ra và lớn lên trong trại tù lao động tại Bắc Hàn, và đã may mắn thoát được ra ngoài để tiếp tục lên tiếng về những trại lao động không dành cho con người ở đất nước này.
  2. Tiến sĩ M. R. Rajagopal từ Ấn Độ. Ông đã dành hơn 20 năm để đấu tranh cho người dân Ấn Độ có được hệ thống y tế căn bản, một trong những vấn đề về quyền con người đang được quan tâm nhất tại đây.
  3. Đức Cha Bernard Kinvi, một linh mục Công giáo đã cứu mạng sống của hàng trăm dân thường Hồi giáo là nạn nhân trong bạo lực sắc tộc tại Cộng hòa Trung Phi.
  4. Jacqueline Moudeïna, một luật sư và nhà hoạt động nhân quyền tại Cộng hòa Chad, đang dẫn dắt các nỗ lực để đưa cựu độc tài Hissène Habré ra xét xử và giành lại công lý cho các nạn nhân của ông ta.
  5. Arwa Othman, một nhà hoạt động đang tiên phong đấu tranh để kết thúc nạn tảo hôn và thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ ở Yemen.

Cũng tại buổi lễ “Voices For Justice”, blogger Điếu Cày đã có mặt để nhận lại giải thưởng Hellman/Hammet do HRW đã trao cho ông vào năm 2009, khi ông còn đang trong chốn lao tù. Bà Vicki Riskin, Chủ tịch Ủy ban Hellman/Hammet cũng có mặt để tận tay trao cho blogger Điếu Cày giải thưởng này.

 

Giải thưởng Hellman/Hammett hàng năm được HRW trao cho các nhân sỹ quốc tế để vinh danh công lao của họ trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và lòng can đảm phi thường, khi phải đối mặt thường xuyên với các thế lực cầm quyền độc đoán. Bắt đầu từ 1989, tới nay đã có hằng trăm nhà hoạt động được nhận giải thưởng cao quý này, trong đó bao gồm một số nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, HRW đã có nhiều đóng góp trong việc cải thiện tình hình nhân quyền trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hàng năm, HRW đều đặn đưa ra các bản báo cáo, phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và về những khó khăn, sự trấn áp mà các nhà hoạt động trong nước đang gặp phải. Bên cạnh đó, HRW đã cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế khác như Ân xá quốc tế, RSF, Article 19, … tích cực vận động chính phủ các nước tự do gây áp lực lên chính quyền Hà Nội, buộc Hà Nội phải thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, tiến tới cải thiện môi trường hoạt động chính trị trong nước.

SBTN rất vinh dự được cùng sát cánh với HRW nhiều năm qua trong nỗ lực đem thực trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam ra ánh sáng quốc tế và tiếp tục đấu tranh cho những tiếng nói Công Lý tại Việt Nam. SBTN cũng đóng góp trong các bản báo cáo, phúc trình hàng năm của HRW về thực trạng nhân quyền Việt Nam và những vấn nạn đang tồn tại, điển hình là bản phúc trình dài 23 trang, với tiêu đề “Những vụ tử vong khi bị tạm giam, tạm giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam,” đưa ra một số trường hợp điển hình về nạn bạo hành của công an dẫn tới tử vong hoặc chấn thương nặng cho những người bị giam giữ, tính từ tháng Tám năm 2010 đến tháng Bảy năm 2014.

Cùng có chung một mục đích là giành lại nhân quyền, tự do và các giá trị dân chủ căn bản cho người dân Việt Nam, SBTN và HRW sẽ luôn đồng hành cho tới khi nào đạt được mục đích!

 

 

 

 

Ngọc Trinh / SBTN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here