Home Blog Page 1431

Chính quyền An Giang dựng chốt chặn khách đến Quang Minh Tự

Công an tỉnh An Giang lập 4 chốt an ninh, chặn không cho các tín hữu vào Quang Minh Tự để làm lễ nhân kỷ niệm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo hôm 12/6, theo vị trụ trì chùa.

Từ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự, cho VOA – Việt ngữ biết chính quyền địa phương đã cản trở, không cho nhiều khách vào chùa, một ngày trước khi diễn ra lễ chính.

Ông Thanh Liêm nói khách ở xa đến thì chính quyền tìm cách ngăn chặn, khách ở gần thì bị đe dọa, và ngay cả ông Nguyễn Văn Lía, một tu sĩ có tầm ảnh hưởng lớn của khối Phật giáo Hoà Hảo Truyền thống, cũng bị chặn:

“Họ đóng 4 chốt, mỗi chốt có 5-10 người ở ngoài đường. Khi xe của khách đến đó không thể nào vô được. Có một khách ở Trà Vinh lên phải cởi quần áo, chỉ để quần cụt mới vào được chùa. Khi vào được thì khách này cho biết họ hăm he, ‘sẽ cho cơ động bắt’. Khách ở gần thì không dám vô chùa. Họ hăm từng nhà. Ông Ba Lía cũng bị chặn, bị đuổi về. Tất cả những ai lên tiếng bảo vệ cho đạo mà khác với ý của họ, thì họ không cho đến Quang Minh Tự.”

Họ đóng 4 chốt, mỗi chốt có 5-10 người ở ngoài đường. Khi xe của khách đến đó không thể nào vô được.

Ông Thanh Liêm, một tu sĩ 77 tuổi, từng bị giam cầm 6,5 năm tù cộng với 3 năm quản chế về cáo trạng “chống người thi hành công vụ” vì đã lên tiếng bênh vực cho tự do tôn giáo, cho VOA biết thêm:

“Tín đồ các nơi họ muốn tới, nhưng còn sợ lắm. Nếu không sợ, họ đến đây khoảng vài chục xe. Cách nửa cây số họ đã chặn trước rồi. Những người nào thường ghé đây – họ đuổi trước, chứ không dễ dàng gì mà tới được.”

Theo ông Thanh Liêm, từ ngày hôm trước đã có khoảng 60 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tề tựu về Quang Minh Tự để dự buổi cầu nguyện cho Quốc thái Dân an.

Dù ít người tới được Quang Minh Tự, nhưng buổi lễ chính đã được tổ chức trang nghiêm và kết thúc lúc 15 giờ ngày 18 tháng 5 âm lịch, đánh dấu 78 năm ngày Khai sáng Phật giáo Hòa Hảo, do Huỳnh Giáo chủ – tức ông Huỳnh Phú Sổ, sáng lập vào năm 1939.

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy ở tỉnh An Giang

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy ở tỉnh An Giang

Tu sĩ Thanh Liêm cho biết năm nay chính quyền dường như “lui lại một chút” vì năm ngoái ông quyết đòi tự thiêu để bảo vệ các tín đồ khi họ đến chùa làm lễ, hành đạo, trước sự ngăn cản của chính quyền:

“Năm ngoái, họ có trên 300 người, đánh đập, giựt giấy tờ xe, trong đó có gần 100 người cầm cây. Họ đánh nhiều người bị thương. Vào tháng năm, năm ngoái, họ chặn đường, đánh người, làm những người vô đây bị thương, bị bể đồ, lật gọng. Tôi cầm bình xăng ra, chế lên đầu tôi. Khi đó, họ mới sợ và dừng. Họ không chặn nữa. Vì vậy, năm nay họ lui một chút vậy thôi.”

Ông Thanh Liêm còn tố cáo chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã bắt giam và gây ra cái chết của tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn hồi đầu tháng 5/2017.

“Tố cáo chính quyền trong trường hợp của tín đồ Nguyễn Hữu Tấn. Cộng sản thực hiện cuộc điều tra rất ác độc. Từ xưa tới giờ, chưa có ai bị cắt gần lìa cổ như vậy. Cộng sản có lúc nào buông tha tôn giáo đâu.”

Cộng sản có lúc nào buông tha tôn giáo đâu.

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm

Cùng ngày 12/6, một nhóm tu sĩ Hòa Hảo không được công nhận ở tỉnh Đồng Tháp cũng bị chính quyền ngăn chặn khi làm lễ Khai sáng. Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy viết trên Facebook như sau:

“Cũng như những kỳ lễ trước, các cấp công an Đồng Tháp lập trạm ngăn cản trên các nẻo đường đi vào điểm Lễ nhằm hạn chế tối đa số đông đồng đạo đến đây tham dự. Với tinh thần ‘Ưu sư Trọng pháp’, quý đồng đạo hiếm hoi nơi đây, vẫn nhiệt tình tổ chức mùa Đại lễ, bất chấp mọi thử thách gian nguy đang chực chờ phía trước.”

Theo báo Lao Động, cũng trong ngày 12/6, tại An Hòa Tự, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và hỗ trợ, đã tổ chức buổi lễ tương tự, nhằm “xây dựng cuộc sống mới”, và “phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Tại một buổi lễ tương tự do chính quyền huyện Chợ Mới tổ chức, ông Nguyễn Thanh Phong – Bí thư huyện ủy Chợ Mới nói ông rất “mong muốn trong thời gian tới, các tín đồ cần tiếp tục phát huy thành quả hoạt động đạo sự đã đạt được trong những năm qua, chấp hành nghiêm Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo, Hiến chương của Giáo hội, đấu tranh phòng ngăn những biểu hiện sai lệch trong tổ chức, tiếp tục đường hướng đồng hành cùng dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo, hết lòng ủng hộ Ðảng và Nhà nước…”, theo trang mạng của tỉnh An Giang.

Blogger Mẹ Nấm bị truy tố cả 3 hành vi theo điều 88

 

Tòa án tỉnh Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư để bào chữa cho Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trong khi đó, hai luật sư khác đang chờ giấy chứng nhận bào chữa.

Từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân xác nhận với Đài VOA – Việt ngữ rằng ông và luật sư Lê Văn Luân thuộc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long đã nhận giấy chứng nhận bào chữa hôm 12/6.

“Chúng tôi mới nhận được cách đây một ngày. Chúng tôi chưa có thời gian để tiếp xúc với cô Quỳnh và chưa tiếp cận với hồ sơ. Có thể là trong một vài ngày tới chúng tôi sẽ sắp xếp việc đó.”

Luật sư Hà Luân cho biết là trong giấy chứng nhận bào chữa do Tòa án tỉnh Khánh Hòa cấp hôm 8/6, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chính thức bị truy tố về ba hành vi, theo khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Ba hành vi này được quy định trong Bộ luật Hình sự như sau: “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền”; “Tuyên truyền … phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”; “Làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu…có nội dung chống nhà nước.”

Luật sư Nguyễn Hà Luân:

“Hiện nay đang truy tố cô Quỳnh theo khoản 1 Điều 88. Đây là điều khoản có khung hình phạt chênh lệch rất là dài, từ 3 đến 12 năm.”

Theo giấy chứng nhận bào chữa, hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm được thụ lý vào ngày 1/6/2017, tức thời gian điều tra đã kéo dài hơn 7 tháng, kể từ ngày blogger Mẹ Nấm bị bắt vào ngày 10/10/2016.

Từ khi bị bắt đến nay, cả luật sư và gia đình đều không được tiếp xúc với Như Quỳnh.

Luật sư Võ An Đôn viết trên Facebook hôm 11/06 rằng ông cũng đã nhận được thư mời bào chữa của Như Quỳnh. Vị luật sư nhân quyền ở Phú Yên cũng đã làm các thủ tục cần thiết nhưng ông không biết liệu Tòa án tỉnh Khánh Hòa có cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho ông hay không, bởi vì tòa này “nổi tiếng gây khó khăn cho luật sư tham gia bào chữa các vụ án liên quan đến dân chủ, nhân quyền.”

Thư yêu cầu của Như Quỳnh gửi cho LS Nguyễn Khả Thành, (Theo Facebook Nguyen Kha Thanh)

Thư yêu cầu của Như Quỳnh gửi cho LS Nguyễn Khả Thành, (Theo Facebook Nguyen Kha Thanh)

Tương tự, Luật sư Nguyễn Khả Thành thuộc đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên cũng nhận thư đề nghị bào chữa từ Như Quỳnh nhưng ông cũng không chắc có được cấp giấy chứng nhận bào chữa hay không, luật sư Thành chia sẻ trên Facebook.

Theo bức thư đề ngày 2/6 của Như Quỳnh gửi cho luật sư Võ An Đôn, vụ án của cô đã kết thúc giai đoạn điều tra và truy tố, và Viện Kiểm soát tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt cáo trạng đối với cô.

Blogger Mẹ Nấm là một nhà tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận và vì tiến bộ xã hội được biết tiếng cả trong và ngoài nước. Cô đã được tổ chức Civil Rights Defenders của Thụy Điển trao giải thưởng “Người bảo vệ nhân quyền” năm 2015, và mới đây hơn, vào tháng 3 năm nay, được Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump trao giải “Phụ nữ quốc tế Dũng cảm năm 2017”.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nhân dịp này, một thông báo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết lý do:

“Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự can trường của cô trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hoà bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã lên tiếng chỉ trích việc Hoa Kỳ trao giải cho cô Như Quỳnh, nói rằng “việc trao giải cho một người bị điều tra vì vi phạm luật pháp Việt Nam là không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.”

Ngày 30/9: Người Việt tại Mỹ tưởng nhớ cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

1

Các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vừa quyết định tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 30/9 sắp tới, đánh dấu sự kiện lịch sử cách đây 50 năm khi ông Thiệu được bầu làm tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hòa.

Hôm 10/6, các hội đoàn người Việt đã họp mặt tại thành phố Garden Grove, bang California để bàn việc tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Nguyễn Văn Ức, trưởng ban tổ chức, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Điều hành Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, cho Đài VOA-Việt ngữ biết lý do cộng đồng tổ chức sự kiện này:

“Cho đến ngày hôm nay, sau 42 năm, chúng tôi thấy rằng đa số người dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, và đặc biệt giới trẻ, họ có cơ hội tìm hiểu và nhận thấy sự khác biệt giữa Việt Nam Cộng hòa và Cộng sản Việt Nam. Họ đã ca ngợi nền cộng hòa của miền Nam Việt Nam, dù sao nó cũng tốt hơn là chính thể Cộng sản mà họ đã trải qua từ trước đến nay.”

Ông Ức cho biết mục đích của ngày tưởng niệm là để tưởng nhớ đến một vị tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa mà ngày nay, sau 42 năm, người Việt trong và ngoài nước đã bắt đầu có cơ sở để “phán xét một cách đúng đắn hơn về hai thể chế dân chủ tự do và Cộng sản độc tài toàn trị”.

Ông nói buổi lễ cũng là dịp để nâng cao “chính nghĩa quốc gia, đoàn kết để bảo vệ chính nghĩa, và chủ nghĩa dân tộc.”

“Dù lịch sử có phán quyết như thế nào, ông vẫn là một người Việt Nam, một vị tổng tống yêu nước thật sự. Ông sẵn sàng đối diện với những kẻ xâm lăng, qua những bằng chứng cụ thể đã xảy ra trong thời gian ông nắm quyền ở miền Nam Việt Nam.”

Tổng thống Hoa Kỳ Johnson, Tướng Mỹ William Westmoreland, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại Cảng Cam Ranh

Tổng thống Hoa Kỳ Johnson, Tướng Mỹ William Westmoreland, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại Cảng Cam Ranh

Ông Nguyễn Văn Ức cho biết, tham dự buổi họp hôm 10/6 có đại diện của các tổ chức cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, Nữ Quân nhân, Cảnh sát Quốc gia, cộng đồng Los Angeles, Gia đình Phật tử miền Quảng Đức, và cả đại diện thế hệ trẻ từ Tổng Hội Sinh viên Việt Nam miền Nam California.

Ông Ức nhắc lại những năm trước, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm thời sinh tiền, đã đứng ra mời các đoàn thể tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Việt ở Nam California, cùng nhau làm lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hàng năm.

Ông Ức cho biết ông Phan Tấn Ngưu, thuộc Tổng Hội Cảnh sát Quốc gia, một người rất quen thuộc với việc tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng, được cử làm phó trưởng ban đặc trách tổ chức sự kiện ngày 30/9.

Ông Ức nói về ý nghĩa của ngày tưởng niệm:

“Lễ tưởng niệm cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm nay sẽ có nhiều ý nghĩa hơn những lần trước vì với trào lưu và tin tức và sự nghiên cứu qua quá trình sự việc xảy ra trong biến cố 30/4/1975 thì mọi người có thể hiểu được tại sao nó lại xảy ra như vậy và hiểu rõ được tinh thần chiến đấu của quân cán chính của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vị tổng thống có tinh thần yêu nước, và những chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa quốc gia.”

Vào tháng 9/1967, tổng cộng 11 liên danh đã ra dự tranh trong cuộc bầu cử tổng thống VNCH, với trên 5 triệu cử tri, Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với gần 35% số phiếu.

Khi ấy, được sự hậu thuẫn từ Mỹ và lực lượng đảng Dân chủ do chính ông Thiệu thành lập, ông bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Ông giữ chức này cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Thời kỳ này chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhiều hơn so với chính phủ tiền nhiệm của ông Ngô Đình Diệm.

Vào tháng 1/1974, ngay sau khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn công, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh điều 5 phi đoàn chiến đấu F5, gồm 4 phi đoàn từ Biên Hòa, 1 phi đoàn từ Đà Nẵng, ra đối đầu với quân đội Trung Quốc. Tổng thống Thiệu sau đó quyết định hủy kế hoạch không kích này, mà theo phỏng đoán của phi công Nguyễn Thành Trung khi trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, là do “sức ép từ phía Mỹ.”

Sinh ngày 5/4/1923 tại một làng chài ở tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Văn Thiệu xuất thân từ một gia đình tiểu địa chủ. Ông là người ủng hộ thuyết thị trường tự do theo chủ nghĩa tư bản và cương quyết chống cộng sản. Khi Sài gòn sụp đổ, ông sang Đài Loan, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi qua đời vào ngày 30/9/2001, hưởng thọ 78 tuổi.

Thêm một phán quyết chống lệnh cấm du hành mới của Trump

104

VOA

Một tòa kháng án Mỹ thứ nhì hôm thứ Hai ra phán quyết chống lệnh cấm du hành tạm thời của Tổng thống Trump áp dụng cho người đến Hoa Kỳ từ 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo, và về phần lớn duy trì phán quyết của tòa cấp thấp hơn.

Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 của Hoa Kỳ ở San Francisco đã tái xét phán quyết của một thẩm phán liên bang ở Hawaii hồi tháng Ba, ngăn chặn nhiều phần trong lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump.

“Tổng thống đã không đáp ứng được điều kiện tiên quyết cần thiết để thực hiện quyền hạn được uỷ nhiệm của mình: Tổng thống phải đưa ra một kết luận đầy đủ rằng việc những người này vào Mỹ sẽ ‘gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ’.”

Phán quyết này được đưa ra sau khi một tòa án khác ở Richmond, là Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 4 của Hoa Kỳ đặt trụ sở ở bang Virginia, duy trì phán quyết của một thẩm phán liên bang ở Maryland, chặn lại một phần lệnh cấm.

Chính phủ của ông Trump hôm 1/6 yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chặn phán quyết của hai tòa án ở Hawaii và Richmond, để hồi sinh lệnh cấm du hành của Tổng thống Trump.

Phán quyết của tòa Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 đưa ra rộng hơn phán quyết của Tòa Phúc thẩm Khu vực số 4 và tập trung vào Đạo luật Di Trú và Quốc Tịch năm 1952 và điều mà các thẩm phán cho là chưa đủ cơ sở biện minh để hỗ trợ cho lệnh cấm du hành.

Các thẩm phán viết trong phán quyết mới rằng “Trong việc đình chỉ nhập cảnh của hơn 180 triệu người từ 6 quốc gia, đình chỉ việc nhập cảnh của tất cả những người tị nạn, và giảm nhận người tị nạn từ 110.000 xuống 50.000 cho năm tài chính 2017, tổng thống đã không đáp ứng được điều kiện tiên quyết cần thiết để thực hiện quyền hạn được uỷ nhiệm của mình: Tổng thống phải đưa ra một kết luận đầy đủ rằng việc những người này vào Mỹ sẽ ‘gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ’.”

An ninh Hoa Kỳ

Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch cho phép Tổng thống quyền hạn chế nhập cảnh của người nước ngoài khi họ “gây phương hại đến lợi ích của Hoa Kỳ”, theo các thẩm phán trong phán quyết mới. Nhưng họ nói rằng không có minh chứng nào trong sắc lệnh cấm du hành cho thấy những người đến từ Somalia, Sudan, Iran, Yemen, Syria và Libya sẽ gây tổn hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ

“Lệnh này không cho thấy sự kết nối của các công dân này dưới bất kỳ hình thức nào với các tổ chức khủng bố trong 6 quốc gia được chỉ định và không xác định được các quốc gia này là những thành phần đóng góp vào cuộc xung đột đang xảy ra hoặc những người chịu trách nhiệm về những điều kiện không an toàn của quốc gia. Nó cũng không cho thấy bất kỳ sự sự kết nối nào giữa quốc tịch của một cá nhân với xu hướng tham gia chủ nghĩa khủng bố hoặc sự nguy hiểm vốn có của họ. ”

Người tị nạn

Người dân biểu tình phản đối sắc lệnh cấm du hành của tổng thống Mỹ trong đó hạn chế việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của 6 quốc gia có phần lớn người Hồi giáo sinh sống.

Người dân biểu tình phản đối sắc lệnh cấm du hành của tổng thống Mỹ trong đó hạn chế việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của 6 quốc gia có phần lớn người Hồi giáo sinh sống.

Tương tự, các thẩm phán đã không tìm thấy giải thích đầy đủ cho việc hạn chế nhập cư người tị nạn xuống 50.000 người cho năm tài khóa 2017. Lưu ý rằng chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đã thiết lập một mức cho phép 110.000 người tị nạn và biện minh cho nó trên cơ sở nhân đạo, các thẩm phán cho biết lệnh “không giải thích lý do tại sao người thứ 50,001 tới người thứ 110.000 sẽ gây hại cho lợi ích quốc gia. Họ nói lệnh cấm du hành cũng không thể chỉ ra bất kỳ mối đe dọa nào khác đối với an ninh quốc gia.”

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cơ quan giám sát một phần giai đoạn đầu của việc nhập cư của người tị nạn vào Hoa Kỳ, cho biết họ sẽ xử lý các đơn xin tị nạn theo số tiền ban đầu cho năm tài chính, thay vì theo số lượng được giảm đáng kể do sắc lệnh của Tổng thống Trump. Thông báo này được đưa ra sau khi Quốc hội thông qua một ngân sách liên bang trong tháng 5 cho những tháng còn lại của năm tài chính. Nó cũng được đưa ra sau khi Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 4 giữ nguyên một phần của sắc lệnh hành chính liên quan đến du hành của tổng thống.

Chỉ có hơn 47.000 người tị nạn đã định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 10, với tốc độ giảm đáng kể kể từ khi lệnh cấm đi du hành đầu tiên được ký vào ngày 27/1. Trong những tuần gần đây, số người tị nạn đến Mỹ định cư khoảng 800-900 người/tuần. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ không thể ước đoán con số cuối cùng về lượng người tị nạn đến cuối Hoa Kỳ vào cuối tháng 9. Với tốc độ hiện nay, điều đó có nghĩa là tổng số khoảng 60.700 người tị nạn đến Mỹ trong năm.

Sắc lệnh đi du hành – chủ đề của phán quyết hôm thứ 2 – là một nỗ lực thứ hai của chính quyền Trump. Sắc lệnh ban đầu đã bị thu hồi sau khi cũng bị phủ quyết bởi một tòa phúc thẩm khu vực. Tòa phúc thẩm khu vực 9 tiếp tục duy trì phán quyết đó.

Trump công kích phán quyết mới chống lệnh cấm du hành

0
VOA

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công kích phán quyết mới nhất của tòa phúc thẩm liên bang, ngăn chặn sắc lệnh hành pháp của ông hạn chế du hành từ 6 quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo. Các nước này cũng là nơi xuất phát các cuộc tấn công khủng bố.

Ông Trump viết trên tài khoản Twitter của ông hôm 13/6: “Như dự đoán, Tòa khu vực tư pháp số 9 lại làm điều đó – ra phán quyết chống LỆNH CẤM DU HÀNH vào thời điểm thật nguy hiểm trong lịch sử nước ta”.

Toà phúc thẩm nói tổng thống đã vượt quá thẩm quyền của mình khi ban hành sắc lệnh hành pháp ngày 6/3.

Phán quyết hôm 12/6 ở San Francisco là quyết định thứ nhì ở cấp tòa phúc thẩm chống nỗ lực của ông Trump nhằm hạn chế du hành từ Iran, Sudan, Somalia, Yemen, Syria và Libya.

Trước đó, Toà Phúc thẩm khu vực tư pháp số 4 của Hoa Kỳ đặt ở Virginia, cũng giữ nguyên phán quyết của một thẩm phán bang Maryland, ngăn chặn nhiều phần trong sắc lệnh.

Kính gởi đến mọi người bản tin mới nhất của AFP (Agence France Press).

Phạm Minh Hoàng
Hôm qua lúc 11:21 ·

Daily Mail Online

·

Kình gởi đến mọi người bản tin mới nhất của AFP (Agence France Press).

———— Bản dịch. (Nếu các bạn thấy bạn dịch không đúng, xin vui lòng thông báo cho tôi. Xin cảm ơn) ————

Theo một tài liệu mà AFP đã đọc được, nhà nước Việt Nam đã tước quốc tịch một cựu tù nhân chính trị Pháp-Việt và nguyên là một giàng viên toán học.

Phạm Minh Hoàng, 62 tuổi, có quốc tịch hai quốc tịch Pháp Việt, bị kết án đến ba năm tù vì tội lật đổ chính quyền vào năm 2011 nhưng sau được giảm xuống 17 tháng nhưng kèm thêm ba năm quản thúc tại nhà.

Ông bị kết án vì đã viết một loạt các bài viết dưới bút danh Phan Kiến Quốc, các công tố viên nói rằng việc này làm hoen ố hình ảnh của đất nước và có âm mưu lật đổ chính phủ.

Ông Hoàng nói với AFP rằng anh đã tiếp tục viết một cách “ôn hòa” trên các phương tiện truyền thông xã hội để phê bình chính phủ kể từ ra khỏi nhà tù.

Ông đã nhận được một bản sao của bức thư có chữ ký Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định “loại bỏ quốc tịch Việt Nam” của ông, lá thư ký ngày 17 tháng 5.

Việc thu hồi quyền công dân của ông có hệ quả làm cho tình trạng cư trú của ông tại Việt Nam trở nên bất hợp pháp.

Theo lá thư, quyết định này là dựa trên điều 88 của luật hình sự quy định về tội tuyên truyền qui chống nhà nước, và Điều 91 đặt ngoài vòng pháp luật và trục xuất ra nước ngoài những ai chống lại chính phủ.
(Lưu ý: Ở đây bản tin AFP có sự lầm lẫn, điều 88 và 91 không phải là của Luật hình sự mà là của Hiến pháp quy định một số quyền hạn của Chủ tịch nước)

“Tôi rất buồn và tôi đang chờ đợi để bị trục xuất”, một Hoàng xúc động nói với AFP qua điện thoại Chủ Nhật.

Ông nói rằng ông đã nhận được một bản sao của bức thư vào thứ Bảy, và rất ngạc nhiên khi không tìm thấy một lý do nào dẫn đến quyết định này.

“Tôi đang sống trong một quốc gia rất là vô pháp luật, Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn”, ông nói.

Khi được yêu cầu bình luận, các quan chức Việt Nam không trả lời.

Ông Hoàng cho biết sẽ gởi đơn khiều nại, và cũng đã gởi một lá thư tới Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam với mong muốn của thôi quốc tịch Pháp của ông, ông hy vọng việc này có thể đảo ngược quyết định Chính phủ Việt Nam.

Về phía Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, họ từ chối mọi bình luận.

Hoàng cho biết ông phải ở lại Việt Nam để chăm sóc cho người khuyết tật anh trai của ông và mẹ già của vợ.

Ông sang Pháp vào năm 1973 và 27 năm sau trở về định cư ở Việt Nam, nơi ông làm việc như một giảng viên toán học tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Cho đến ngày hôm nay ông là người bất đồng chính kiền duy nhất bị tước quốc tịch.

Việt Nam thường xuyên bỏ tù các blogger, luật sư và nhà hoạt động bị cáo buộc hoạt động chống chính phủ.

Tất cả các phương tiện truyền thông ở đất nước cộng sản đều nằm trong tay nhà nước, nhưng trong những năm gần đây nhiều nhà hoạt động đã dùng các mạng xã hội để nói lên sự bất đồng chính kiền của mình.

Vietnam revokes citizenship of French dual national dissident

French-Vietnamese blogger  Pham Minh Hoang, shown being led from Ho Chi Minh City People's Court after he was jailed for three years in 2011, has been stripped of his Vietnamese citizenship

French-Vietnamese blogger Pham Minh Hoang, shown being led from Ho Chi Minh City People’s Court after he was jailed for three years in 2011, has been stripped of his Vietnamese citizenship

Vietnam has stripped a French-Vietnamese former political prisoner and mathematics lecturer of his citizenship, according to an official letter seen by AFP.

Pham Minh Hoang, 62, who has dual nationality, was sentenced to three years in jail for attempted subversion in 2011, but was released after 17 months and ordered to serve three years’ house arrest.

He was convicted for writing a series of articles under the pen name Phan Kien Quoc that prosecutors said tarnished the country’s image and were aimed at overthrowing the government.

Hoang told AFP he had continued to publish “peaceful” articles on social media that were critical of the government since his release from prison.

He received a copy of the stamped letter from President Tran Dai Quang confirming the “removal of Vietnamese citizenship”, according to the document dated May 17.

Revoking his citizenship effectively renders his status illegal in Vietnam.

According to the letter, the decision was based on article 88 of the criminal code, which criminalises propaganda against the state, and article 91, which outlaws moving abroad with a view to oppose the government.

“I am very upset and I’m waiting, I’m waiting to be expelled,” an emotional Hoang told AFP over the phone Sunday.

He said he received a copy of the letter on Saturday, and was surprised not to find a clear explanation for the decision.

“I am living in a country that is very unlawful, they can do anything,” he said.

Vietnamese officials did not respond to a request for comment on the issue.

Hoang vowed to appeal the decision, and has sent a letter to the French embassy in Vietnam expressing his wish to revoke his French nationality, which he hopes could force the Vietnamese government to reverse its decision.

The French embassy in Hanoi declined to comment.

Hoang said he must stay in Vietnam to care for his disabled older brother and his wife’s elderly mother.

He went to France in 1973 but returned after 27 years to settle in Vietnam, where he worked as a mathematics lecturer at the Polytechnic University of Ho Chi Minh City.

He is the only dissident to have his citizenship revoked in modern memory.

Authoritarian Vietnam routinely jails bloggers, lawyers and activists accused of anti-government activity.

All media in the communist country are state-owned, but many dissidents have moved onto social media platforms in recent years to air criticism.

Nhà nước có nên cho người dân thuê vỉa hè hay không?

RFA

Sở GTVT TP. HCM vừa trình UBND Thành phố xem xét và để người dân góp ý về vấn đề cho thuê vỉa hè lòng đường sau khi cách đây ít lâu, tại thành phố này vừa có chiến dịch dọn dẹp vỉa hè trả cho người đi bộ.

Dư luận xã hội nói gì?

Vậy vấn đề nhà nước cho thuê vỉa hè lòng đường tại các đô thị nên hay không và dư luận xã hội nói gì về việc này?

Thời gian gần đây, trên các thành phố lớn ở VN rầm rộ tiến hành chiến dịch lấy lại vỉa hè lòng đường để trả cho người đi bộ. Vấn đề này cũng đã ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân lâu nay phải “bám” vỉa hè để  mưu sinh.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đang lập mới danh mục những tuyến đường cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí, để trình UBND TP xem xét và để người dân góp ý.

Theo tôi việc nhà nước cho thuê vỉa hè là không hợp lý, vì việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi ra vào các nhà có mặt đường. Như vậy khi cho thuê vỉa hè thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hộ đó như thế nào?
-Bà Thúy

Trả lời câu hỏi nhà nước có nên cho người dân thuê vỉa hè vào các mục đích kinh doanh hay không?

Bà Bé ở một người bán hàng tại vỉa hè ở khu vực Quận Ba cho biết, lâu nay việc vẫn có việc thu phí sử dụng vỉa hè dù là không chính thức và chính quyền lâu lâu cũng đến nhắc nhở hoặc phạt lấy lệ. Bà nói:

“Tôi chấp nhận đóng phí thuê vỉa hè, song với điều kiện phải cấp giấy cho phép sử dụng lòng lề đường chỗ này.”

Bà Thúy một chủ cửa hàng ở khu trung tâm Hà nội bày tỏ:

“Theo tôi việc nhà nước cho thuê vỉa hè là không hợp lý, vì việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi ra vào các nhà có mặt đường. Như vậy khi cho thuê vỉa hè thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hộ đó như thế nào?”

Ông Đức một cán bộ hưu trí ở Quận Hoàn Kiếm thấy rằng, ở các đô thị lớn số người bám vào vỉa hè để mưu sinh là con số không nhỏ. Nếu nhà nước cho thuê vỉa hè để kinh doanh sẽ giúp họ ổn định cuộc sống. Ông cho biết:

“Theo tôi để vừa đảm bảo sự an toàn cũng như việc mưu sinh của một số người, thì nên cho họ khai thác những chỗ ấy. Còn 1,5 m thì để giành cho người đi bộ.”

Cho via he
Người dân buôn bán dọc lề đường thành phố Hà Nội một ngày cuối năm 2012. AFP photo

Từ Hà nội Kiến trúc sư Đặng Văn Hà, thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, theo điều 35 Luật Giao thông Đường bộ đã quy định vỉa hè chỉ giành cho người đi bộ. Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế VN như hiện nay thì việc đặt vấn đề cho thuê vỉa hè là phù hợp. Theo ông lâu nay chi phí bảo trì vỉa hè hầu như là không có, nên tình trạng vỉa hè nhếch nhác là phổ biến. Việc cho thuê vỉa hè sẽ tăng thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu này. Ông lưu ý:

“Cần phân rõ phần vỉa hè nào là để đi bộ, phần nào cho người phải mưu sinh bằng các hoạt động trên vỉa hè, như kinh doanh hàng ăn,  trông giữ xe máy, ô tô v.v…  Song cũng cần phân rõ phần vỉa hè nào là để đi bộ, phần nào còn dư thì bố trí ưu tiên cho hoạt động của những người phải mưu sinh bằng các hoạt động trên vỉa hè, như kinh doanh hàng ăn,trông giữ xe máy, ô tô…”

Cần thiết và thấu tình

Đề cập tới vấn đề cho thuê vỉa hè, trên trang facebook của TS. Chinh Ngoc Tran có viết rằng, ngay cả với một số tuyến phố có công trình vỉa hè rộng hoàn toàn có thể dành lại một phần vỉa hè để cho người dân thuê làm dịch vụ kinh doan, ẩm thực. Đây là việc cần thiết và thấu tình, đạt lý để hướng tới sự cân bằng giữa vấn đề sử dụng vỉa hè và mỹ quan đô thị.

Khi được hỏi về các giải pháp cần thiết để việc cho thuê vỉa hè có hiệu quả?

Một lãnh đạo đội quản lý trật tự đô thị Quận 1, TP HCM yêu cầu không nêu danh tính cho biết, vấn đề này mới ở mức chủ trương của TP nhưng chưa chính thức. Ông nói:

Muốn đảm bảo được hiệu quả thì các lực lượng chức năng phải duy trì cái tuần tra kiểm soát thường xuyên, để đạt được sự ổn định như lúc đầu chiến dịch.
-Một lãnh đạo trật tự đô thị

“Muốn đảm bảo được hiệu quả thì các lực lượng chức năng phải duy trì cái tuần tra kiểm soát thường xuyên, để đạt được sự ổn định như lúc đầu chiến dịch.”

Theo KTS. Đặng Văn Hà việc thu phí thuê vỉa hè đã tồn tại từ rất lâu, nhưng không được công khai và minh bạch. Nguồn thu đó cần được tái sử dụng để chỉnh trang đô thị. Ông cho biết:

“ Trên cơ sở các hợp đồng xác định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và các cá nhân. Trong quá trình thực hiện cần phải tăng cường khâu giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Đồng thời, phải có cơ chế minh bạch để tránh tình trạng bảo kê, trục lợi. Những đơn vị quản lý việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh phải là tổ chức của Nhà nước và phải đảm bảo công khai về giá cho thuê.”

Theo TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN nhận định rằng, hiện ở VN có hai nền kinh tế: chính thức và phi chính thức. Do đó, phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đối với loại hình kinh tế thứ hai và cần bố trí cho họ tới những khu phố dành riêng cho hoạt động buôn bán. Riêng đối với các khu vực vỉa hè sau khi có sự điều tra, tính toán nhận thấy có thể cho phép buôn bán thì hoàn toàn có thể đề ra hướng cho người dân thuê. Hình thức này nhiều nước đã áp dụng và thu được những kết quả khá tích cực.

Blogger Mẹ Nấm mời luật sư bào chữa

RFA
Nguyen Ngoc Nhu Quynh

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện đang bị giam giữ tại trại giam tỉnh Khánh Hòa với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 bộ Luật Hình sự Việt Nam, gửi thư mời một số luật sư bào chữa cho cô. Hai luật sư trong số đó là luật sư Nguyễn Khả Thành và Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.

Nói với đài RFA vào tối ngày 12/6, luật sư Nguyễn Khả Thành, từ Phú Yên cho biết:

“Tôi nhận được đơn yêu cầu của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ trại tạm giam công an thành phố (Nha Trang). Họ gửi bưu điện cho tôi, có đóng dấu bưu điện đoàng hoàng. Thấy trong giấy đề ngày 2/6, thì đến ngày 6/6 tôi nhận được.

Cách đây hai ngày tôi đã làm thủ tục gửi vào tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa để chờ họ cấp giấy bào chữa. Đến nay vẫn chưa có phản hồi gì vì mới có hai ngày.”

Luật sư Võ An Đôn cho RFA biết ông cũng nhận được giấy mời bào chữa cho blogger Mẹ Nấm vào sáng ngày 11/6. Hiện ông cũng đang làm thủ tục xin cấp giấy bào chữa. Luật sư Võ An Đôn cho biết thêm:

“Ngoài tôi ra, còn 3, 4 luật sư khác cũng tham gia như luật sư Nguyễn Khả Thành, luật sư Lê Văn Luân và luật sư Nguyễn Hà Luân.”

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền và môi trường của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thành viên sáng lập ra Mạng lưới Blogger Việt Nam. Cô bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt hôm 10/10 năm ngoái.

Trước đó cô từng bị bắt 10 ngày để thẩm vấn vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường.

Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’. Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’.

Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết…

Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013.

ĐIỂM TIN VÀ BÌNH LOẠN (Ngày 12/6/2017).

0
Thuan Van Bui
Ảnh 1,2: Cơ ngơi chưa đáng 2m2 đất ở Hà Nội của ông Quý GĐ Sở TN-MT Yên Bái.

(Tin dài do gộp 2 ngày, mong quý độc giả chịu khó đọc hết :v )

1. Các tin liên quan đến Formosa thấm đượm mùi, nồng nặc tuyên giáo:

– VTV: “Đa dạng sinh kế cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung”. (Đọc xong bài báo không thấy có gì gọi là “đa dạng sinh kế” ngoài nghề…đánh cá. Nếu VTV đưa tin đa dạng sinh kế mà có kể thêm các nghề như: Bán vé số với trẻ em, người già; đi xuất khẩu lao động hay làm cu li với thanh niên; làm nghề bán thân với chị em phụ nữ trẻ… mới gọi là đa dạng sinh kế. Nhưng tuyệt nhiên báo này không đưa các nghề chủ đạo của ngư dân miền Trung sau thảm họa Formosa vào danh mục liệt kê). https://goo.gl/V30SD1

– Tiếp tục là VTV với bài: “Đã chuyển 5.290 tỷ đồng xử lý sự cố môi trường biển”. (Ngoài kiểu đặt tiêu đề né tránh bằng cách đổi “thảm họa” thành “sự cố” thì VTV cũng vô tình cho chúng ta biết: Mới chỉ có chưa đến một nửa trong tổng số 11.000 tỷ được giải ngân). https://goo.gl/p6xwZu

– Báo QĐND, như thường lệ điếm đàng, dối trá ngay từ cái tít bài: “Quảng Trị: Tạo sinh kế cho người dân vùng biển sau hiện tượng hải sản chết hàng loạt”. https://goo.gl/AVVyb9

– Báo Tin Tức: “Thừa Thiên – Huế tăng sản lượng đánh bắt sau sự cố môi trường biển”. https://goo.gl/LW8Wnc

-PLO.vn: “Sẽ tập trung chất vấn về Formosa, vụ Đồng Tâm…”. (Tưởng toàn bộ các ĐBQH đã quên là Formosa gây ra thảm họa rồi chứ, hóa ra vẫn có vài vị nhớ đến. “Chất vấn” ở Quốc hội nước ta nó như một trò chơi một vở diễn vậy. Vì những thứ dân cần thì không làm, như: Luật Hội, luật biểu tình, công đoàn ngoài quốc doanh… ;những thứ dân không cần thì khăng khăng đòi làm như: luật sư tố thân chủ; xử lý hình sự nếu nói xấu lãnh đạo… Nói chung là đưa tin cho vui thôi chứ người dân không nên trông mong gì ở cơ quan lập pháp nhưng mang tính chất đồ chơi, minh họa). https://goo.gl/pqtqdV

2. Đang rất nóng là chuyện “sân bay lấn chiếm sân golf Tân Sơn Nnất”. Nhiều báo chí đã vào cuộc:

– Tuổi Trẻ vả sấp mặt Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa bằng 2 bài viết: “Nói không thể nới sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc là ngụy biện” https://goo.gl/8UbHgq và “Mở rộng sân bay qua sân golf: Làm được, thưa bộ trưởng!”. https://goo.gl/aD2GrR. Trước đó ông Nghĩa cho rằng không thể mở rộng sân bay về phía Bắc là phía có sân golf. Ông Nghĩa đã bị vả sấp mặt vì đã đứng về phía các tướng lĩnh quân đội khăng khăng đòi bảo vệ sân golf.

– Lao Động: “Lợi ích cái sân golf to hơn lợi ích quốc gia”. (Lợi ích của đảng to hơn lợi ích quốc gia; trong đảng lại có một nhóm có lợi ích to hơn lợi ích của toàn đảng; trong một nhóm đó lại có khoảng vài chục nghìn những kẻ có lợi ích lớn hơn nữa. Cái sân golf chỉ là cây kim so với một kho sắt lợi ích độc quyền của những kẻ ở chóp bu, thượng tầng). https://goo.gl/nIg2w6

– Tuổi Trẻ: “Từ chuyện sân bay – sân golf: Cái gì nặng hơn lòng dân?”. (Xin trả lời: Thứ nặng hơn lòng dân, luôn đè nặng lên vai lên đầu lên cổ dân đó là “ý đảng”. Ý đảng mới nặng, lòng dân chỉ được phục tùng vô điều kiện cho ý đảng). https://goo.gl/M7SfvO

– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ông Nguyễn Chí Dũng: “Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là cấp bách”. (Cấp bách nhưng sân golf lại cấp thiết cho các tướng quân đội vào đó họp bàn chuyện hợp tác toàn diện với Trung Cộng trong vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam đang bị các đồng chí Tàu xâm chiếm và xây dựng trái phép trên đó). https://goo.gl/c7q6Ip

– Nhiều tờ báo có bài: “Sẽ thu hồi sân golf nếu phục vụ quốc phòng và có lệnh cấp trên”. Đây là phát biểu của Thiếu tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng Phòng không không quân. (Xin lưu ý ngôn ngữ và cách trả lời của tay tướng này: “nếu phục vụ quốc phòng” và “có lệnh cấp trên”. Có nghĩa là mấy tay tướng tá bên quân đội sẽ không nhường sân golf cho sân bay dân sự, và mục đích quốc phòng là gì thì không ai biết vì từ này đã bị lạm dụng trong những lần quân đội thu vén đất đai để chia chác, làm kinh tế. Còn chuyện lệnh cấp trên chắc là ông Bí thư quân ủy trung ương mở mồm thì mới trả?). https://goo.gl/Gh17N9

3. Yên Bái vẫn nóng hừng hực mặc dù tỉnh này đã có công văn đòi bịt miệng báo chí cách đây 3 ngày:

– Báo GDVN có bài: “Chuyện lạ năm 2017: Nhà có chân”. (Nhà có chân, các quan chức và đảng có đuôi, đốm lưỡi có lẽ đó là ý tứ của bài báo nhưng không dám nói, dám viết). https://goo.gl/Vi4IvB

– Dân Trí: “Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái”. https://goo.gl/zxHFov

– Ông Dương Trung Quốc: “Dinh cơ “khủng” ở Yên Bái: “Bí thư tỉnh phải làm rõ để bảo vệ uy tín”. (Nghe rất hài hước chuyện đòi “làm rõ” trong các phát ngôn của mấy cha lãnh đạo đảng nhà nước. Còn chuyện bảo vệ uy tín lại càng nực cười hơn nữa. Hệ thống dối trá khổng lồ của Việt Nam hiện nay làm gì có ông bà nào có uy tín mà đòi bảo vệ? Thứ các ông bà muốn bảo vệ là ghế và những lợi ích siêu khủng mà các ông các bà đang chiếm đoạt, cướp bóc từ dân. Ông Quốc nói vậy thì tốt nhất nên nói các em các cháu đang bán vốn tự có ở Mã Lai, Sing, Thái…là nên giữ trinh tiết để bảo vệ uy tín quốc gia. Nực cười). https://goo.gl/2ILB0b

Ảnh 3: bài báo bị gỡ trên Dân Việt viết về chuyện thanh tra

– Dân Việt có bài viết: “Thanh tra tỉnh sao dám thanh tra em trai bí thư tỉnh ủy?!”. Bài báo đã bị các thế lực phản động, chống phá đất nước bắt gỡ (Chuyện này là tất nhiên, ai cũng biết vậy mà bà Trà bí thư Yên Bái còn làm chuyện ruồi bu là thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra, xác minh làm rõ về dinh thự của em trai. Tất nhiên, bà ta cũng thừa biết là mấy tay thanh tra tỉnh không dám đụng đến gia đình bà. Nhân tiện cũng nhắc lại: Ông Nguyễn Phú Trọng đã cho thành lập 8 đoàn thanh tra để đi các địa phương, sao không cho mấy đoàn này về Yên Bái nhỉ? Lạ một điều nữa là ông Trọng luôn mồm nói chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, chống tha hóa… nhưng ông vẫn chưa lên tiếng về chuyện Yên Bái và chuyện “sân bay Tân Sơn Nhất lấn chiếm sân golf”. Hệ thống XHCN tất nhiên là ưu việt, đặc biệt ưu việt trong những chuyện như thế này). https://goo.gl/ypbJnP

– Dân Trí: “Dinh thự “siêu khủng” của gia đình Giám đốc Sở và “lương bèo” lãnh đạo”. https://goo.gl/aOJYxq

– Vietnamnet: “Biệt thự Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái: Không làm rõ là bất bình thường”. (Làm rõ xong để đấy là bình thường phải không nhỉ? Bất bình thường là một thể chế độc tài chuyên ăn và phá với hệ thống bạo lực, tuyên truyền khổng lồ đã đè đầu cưỡi cổ đất nước này mấy chục năm rồi. Điều bất bình thường này nó đẻ ra những điều “bình thường” như dinh thự ở Yên Bái và hàng nghìn biệt thự biệt phủ trên khắp đất nước này của quan chức). https://goo.gl/8qL1QY

4. Chuyện đóng tàu vỏ thép đểu, máy đểu cho ngư dân miền Trung bám biển giữ chủ quyền:

– Tuổi Trẻ: “Tàu vỏ thép nằm bờ: Đưa 200 triệu, cấm khiếu nại”. https://goo.gl/GY73uA

– Dân Việt: “Tàu vỏ thép rỉ sét, sao lại làm xiếc trên thân phận ngư dân”. https://goo.gl/jkMYUo

– Vietnamnet: “Tàu gần 20 tỷ rỉ sét hay những cái đầu bị rỉ sét”.https://goo.gl/O83LXP

– Vietnamnet: “Tàu gần 20 tỷ rỉ sét: Công ty gian dối không ép ngư dân rút đơn”. https://goo.gl/A62TN9

(Không bình luận gì về chuyện này nữa vì mọi việc đã phơi bày ra hết rồi)

5. Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại Hà Nội: “Yêu cầu ông Hàn Đức Long chứng minh thiệt hại để bồi thường”. (Sự khốn nạn lại một lần nữa được phơi bày. Tù oan 11 năm và bây giờ “chúng nó” đòi phải chứng minh thiệt hại. Vậy những vụ án bỏ túi xử những người đấu tranh, bất đồng chính kiến có bao giờ đảng nhà nước yêu cầu tòa án chứng minh thiệt hại đâu? Với những điều luật phản động như điều 79, 88, 258… chưa bao giờ tòa án cho gọi “bị hại” hay yêu cầu “bị hại” là đảng đứng ra chứng minh thiệt hại. Và hệ thống tòa án vẫn nghe lời đảng để bỏ tù những người đấu tranh ôn hòa với những bản án nặng nề mà không cần chứng minh gì cả). https://goo.gl/pTDQUT

6. Tổng Bí thư: “Cần tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi để khơi dậy lòng tự hào dân tộc”. (Thôi ngay cái trò trẻ con này đi ông ạ, mấy trò thi đua là mấy trò dối trá có hạng đấy. Không phải ai cũng như trẻ mẫu giáo, cấp 1 để ý đến mấy trò thi đua vớ vẩn này đâu. Tự hào dân tộc đã bị nhấn chìm trong nghèo đói, trộm cắp, cu li khắp nơi, gái Việt bán dâm trên toàn thế giới, mọi thứ tụt hậu, môi trường thực phẩm ô nhiễm trầm trọng… Lấy cái gì để tự hào? Hay lại lôi mấy thứ trong quá khứ ra để thủ dâm tinh thần và động viên mấy cụ già về hưu?). https://goo.gl/UQQP4l

7. “Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gửi thư khen lực lượng Cảnh sát biển” là tiêu đề bài viết trên Soha. (Chắc khen về chuyện được Mỹ cho mấy tàu tuần tra họ thải ra, mình lấy về và cảnh sát biển đem trưng ở cảng cho đẹp hả? Sẽ đến lúc cảnh sát biển trở thành những kẻ bảo kê, mãi lộ, cướp bánh mỳ trên biển với ngư dân). https://goo.gl/HrHos2

8. Người Lao Động: “Chủ nhà nghỉ ở Phú Quốc bị giang hồ chém”. (Ban đầu tiêu đề bài viết là ” Chủ nhà nghỉ bị chém sau khi kiện trưởng công an huyện”, nhưng rất nhanh tay, báo chí đã đổi lại tiêu đề. Ông Phạm Văn Sỹ, chủ nhà nghỉ Việt Thanh đã khởi kiện trưởng công an huyện Phú Quốc và “đột nhiên” ông bị côn đồ chém lén. Chuyện công an sử dụng côn đồ hoặc hóa thành côn đồ để đánh đập, hành hung người khác xảy ra rất thường xuyên. Đơn cử như các vụ người dân biểu tình ở Hà Tĩnh, Nghệ An luôn có “bọn côn đồ” có thẻ trà trộn vào đánh đập gây rối hay những vụ chặn đánh những người đấu tranh ở khắp nơi đều có bóng dáng của đám “côn đồ định hướng” này). https://goo.gl/ubWjhn

9. VTC: “Chi phí suất làm đường cao tốc: Tại sao Trung Quốc chỉ 5 triệu USD/km, Việt Nam lên tới 12 triệu USD?”. (À đó là sự ưu việt của mô hình KTTT định hướng XHCN. Đấy là so với Trung Quốc, nếu so với thế giới có lẽ còn giật mình hơn nữa). https://goo.gl/N8Fb1I

10. Người Việt và người Đài Loan biểu tình chống Formosa ở Đài Loan.

GS Phạm Minh Hoàng

11. Ông Phạm Minh Hoàng bị chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh tước quốc tịch. Việc tước quốc tịch người dân là việc làm vi phạm nghiêm trọng các quy định về nhân quyền của LHQ cũng như các văn kiện, công ước mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký. Điều đáng nói hơn nữa là việc tước quốc tịch công dân “dường như” đã vi phạm luật quốc tịch của Việt Nam. (Ông Trần Đại Quang còn dính một vụ nữa đó là hình ảnh hút xì gà cùng tổng thống CH Séc. Nói thì nói vậy thôi, chúng ta cũng nên làm quen với chuyện luật ở Việt Nam là một mớ tròng rất nặng nề đeo vào cổ dân, còn với các quan chức nó vô hại).

12. Chuyện đường sắt trên cao mọi thứ của Tàu chỉ có tiền là người Việt trả cũng có bài viết đáng chú ý trên báo Lao Động: “Đường sắt trên cao đội giá 10 ngàn tỷ: Vác tiền dân đi biếu nhà thầu nước ngoài!”. (Không những biếu mà còn phải quỳ xuống xin nó nhận giúp cho ấy chứ). https://goo.gl/Xo4buj

13. Nhiều báo đưa tin: “Cuối 2018, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao”. (Có lẽ màn kịch: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp lại được diễn lại đây. Cuối cùng là ông nào cũng tín nhiệm, thế mới tài. Công nhận độ mặt dày của mấy tay chóp bu ghê thật, một việc vô nghĩa và trò hề như thế này mà còn định diễn lại. Chắc các cụ già và những anh lính trẻ, những người nông dân ít thông tin lại một phen hồi hộp theo dõi vở kịch này đây). https://goo.gl/kV7szs

14. Báo QĐND có bài: “Không thể xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam”. (Gớm chưa gì đã nhảy đổng lên, có ai xuyên tạc cái đường lối ngoại giao đu dây và bò đầu gối của các ông đâu? Xuyên tạc sao nổi mà các ông cứ lo hoắng hết cả lên). https://goo.gl/iRloui

15. Australia điều tra chống bán phá giá thép dây cuộn từ Việt Nam. https://goo.gl/WOyi9s

16. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng: “Đề nghị Hàn Quốc không phát ngôn gây tổn thương nhân dân Việt Nam”. (Tổng thống mới của Hàn Quốc đã có lời cảm ơn những người lính Hàn Quốc đã “hy sinh” ở chiến trường Việt Nam. Ngay lập tức BNG, DLV và nhiều trang mạng lề đảng đã cuống cuồng chửi bới. Ghê vậy thì cấm vận nó ngay đi để cho các cháu thanh thiếu niên khỏi khóc lóc ngất xỉu, khỏi liếm ghế sao Hàn càng tốt. Cấm luôn việc xuất khẩu cô dâu và nô lệ sang Hàn dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động càng tốt, đóng cửa Samsung luôn cũng được. Hèn với Tàu thì làm ơn hèn với cả các nước khác đi cho nó “nhất quán”). https://goo.gl/Ih7r6V

17. Công khai 5 dự án bất động sản nợ gần 430 tỉ đồng tiền đất ở Đà Nẵng. (Quý vị nào có đất ở đây thì đọc và tính đi ạ). https://goo.gl/autUui

18. Đại biểu Trần Văn Minh, đoàn Quảng Ninh: “Đừng để Nghị quyết trở thành lá bùa chống lưng cho sai phạm tín dụng”. (Nghị quyết giải quyết nợ. Rất đặc thù XHCN). https://goo.gl/yZ0P0a

19. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: “Chính sách giảm thuế quá nhanh!”. (Giảm thuế thì ta tăng phí lên gấp đôi, gấp ba cho máu. Chưa thấy quốc hội nói gì đến chuyện tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 8000đ/lit ). https://goo.gl/Fkj5ju

20. Ông Nông Quốc Tuấn được bổ nhiệm lại chức Phó chủ nhiệm UB Dân tộc. (Ông Tuấn là con ông Mạnh “nuôi con gì trồng cây gì”. Trước đây khi ông Mạnh còn là TBT ông Tuấn làm Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, bây giờ ông Tuấn bền vững với chức này. Chuyện gia đình, bố con nhà ông này cũng thú vị nhưng vì lý do không xâm phạm đời tư nên không dám bình loạn. Quý vị quan tâm có thể sợt: bố cướp bồ con trai; Con gái từ bố… :v) . https://goo.gl/m2W0cm

21. Thanh Hóa lên tiếng về vụ xả thải ở vùng biển giáp ranh Nghệ An. (Nói đúng hơn là Thanh Hóa lên tiếng về việc khu công nghiệp Nghi Sơn bao gồm cả nahf máy lọc dầu và nhà máy thép đổ trộm chất thải nạo vét ra vùng biển giáp ranh 2 tỉnh. Vụ này được xác định là do Công ty thép Nghi Sơn đổ. Thép Nghi Sơn, thép Formosa, thép Cà Ná (tạm dừng) sẽ là mấy nhà máy đi đầu trong công cuộc đầu độc biển. Formosa đã bước đầu lập chiến công lớn rồi).

Ảnh 5: Thép Nghi Sơn đổ chất thải ra biển

22. Vietnamnet có bài rất nên đọc: “Dương Công Minh nghỉ chức, Bầu Đức nợ nần, trùm gỗ mất nghiệp”. (Đọc xong để thấy các doanh nghiệp, đại gia sân sau lên xuống theo nhiệm kỳ của những kẻ chóp bu chống lưng). https://goo.gl/dYQWXx

Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính nói: “Chính những cán bộ công chức sống ký sinh trong các cơ quan nhà nước là những người nghĩ ra mưu sâu chước độc để nhũng nhiễu dân chúng, hành hạ doanh nghiệp”

23. Lao Động có bài dậy sóng hôm 09/06 với nhan đề: “Giải phóng mặt bằng trong bộ máy hành chính”. (Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính nói: “Chính những cán bộ công chức sống ký sinh trong các cơ quan nhà nước là những người nghĩ ra mưu sâu chước độc để nhũng nhiễu dân chúng, hành hạ doanh nghiệp”. Vậy mà trước đây người dân cứ nghĩ cán bộ đảng viên không sống ký sinh trên cổ, trên đầu dân. Người dân cũng nghĩ bọn nhũng nhiễu, tham nhũng, hút máu dân, hành hạ dân, hành hạ doanh nghiệp, bán rẻ tài nguyên, vừa ăn vừa phá là bọn phản động. Vậy hóa ra sự bung bét, nợ nần, nghèo hèn của đất nước là do chính bộ máy độc tài này gây nên). https://goo.gl/WBfJUo

24. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình: “Chưa cho phép sử dụng hải sản tầng đáy từ 20 hải lý trở vào”. (Ơ kìa, biển sạch rồi mà sao lại chưa cho phép sử dụng? Dân biết làm sao với các phát biểu, khẳng định của các quan chức và báo chí đây?). https://goo.gl/UOkm6P

25. Tuổi Trẻ tiêp tục có bài về tượng đài “góp lương” ở Đắk Nông với nhan đề: “Tượng đài cho ai?”. (Xin trả lời: Tượng đài cho trẻ con thiếu ăn ngắm cho no; trẻ thiếu sách vở, quần áo, lớp học, thiếu bệnh viện ngắm sẽ đầy đủ. Tượng đài còn có tác dụng làm cho những người dân đen sạm, nứt nẻ, rối bù vì đói rách có thể ngắm để tin rằng họ đang giàu có, họ đang sống trong thời đại rực rỡ nhất. Và hơn hết, tượng đài còn có tác dụng giúp đất nước tiến gần Bắc Hàn hơn trong công cuộc xây dựng XHCN). https://goo.gl/xKYGpn

26. Infonet.vn: “Hà Tĩnh: Mất mùa nặng nề, 40 vạn dân có nguy cơ “treo niêu”. (Giống lúa đểu, hạn hán, sâu bệnh là nguyên nhân chính. Bài báo chưa dám nói đến hàng trăm nghìn người dân khác treo niêu vì Formosa. Thảm họa do thiên tai thì ít, nhân tai thì nhiều). https://goo.gl/jXXnK2

27. Nghệ An: Sống vật vã tại khu tái định cư thủy điện Hủa Na. https://goo.gl/mblWj1

28. Đà Nẵng: Di dời dân gần 2 nhà máy thép ô nhiễm. (Sự tài tình của ông Huỳnh Đức Thơ là ở chỗ này đây. Nhà máy thép có cổ phần của đại gia Thơ gây ô nhiễm nhưng Đà Nẵng không di dời hay đóng cửa nó mà lại đi dời dân ra xa). https://goo.gl/YmP1Ka

29. Hàng triệu con cá nổi dày đặc trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. (Vẫn chưa xác định là do “tảo” gì gây nên). https://goo.gl/Nd2tYc

30. Vietnamnet: “Tô canh chua 250.000 đồng: Đà Lạt mộng mơ, lơ ngơ là bị chặt chém”. https://goo.gl/EW4NjU

31. Sở GDĐT Gia Lai đang “cuống cuồng” nghĩ kế tiêu 33 tỉ đồng trong 20 ngày. https://goo.gl/DdNXJh

32. Tuổi Trẻ có bài về chuyện định “mần thịt tiền” người dân trên mạng: “Vi phạm trên mạng: Cần phạt, nhưng tránh “nhầm” người dám nói”. (Cứ lôi báo Nhân Dân, báo QĐND mấy tờ báo công an hay các trang web, fanpage, blog của công an, quân đội, tuyên giáo ra mà phạt là kiếm khá nhiều. Những bài viết trên đó sặc mùi thù hận, kích động, phỉ báng tôn giáo, phỉ báng, vu khống, chửi bới nhiều người. Hay các ông chỉ định bịt miệng tiếng nói đối lập, tiếng nói của những người đấu tranh ôn hòa?) https://goo.gl/yc8IEI

33. VTC: “Trẻ em Triều Tiên tập bắn súng AK, ném lựu đạn để tiêu diệt kẻ thù”. (Đọc xong bài này những tấm gương như: Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Kpă KLơng và hàng trăm trẻ nhỏ là anh hùng giết người đã được lãnh tụ khen thưởng, được gặp lãnh tụ, được ôm, ăn cơm cùng lãnh tụ lại ùa về. Chúng ta thấy đám trẻ Bắc Hàn thật tội nghiệp khi thay vì đi học, thay vì cơm no áo ấm, thay vì lớn lên bình thường thì hệ thống tuyên truyền nhồi sọ lại biến những đứa trẻ này thành công cụ giết người, thành những quái thai. Trong quá khứ, thế giới nhìn những “đứa trẻ anh hùng diệt Mỹ- Ngụy” ở Việt Nam ra sao?). https://goo.gl/OnCzx1

34. Rất nhiều tin đã bị lãng quên: Chuyện sân golf 36 lỗ trong sân bay làm lu mờ chuyện anh Chiến Thanh Hóa chơi golf 1 lỗ; chuyện cá tôm hải sản chết khắp nơi; chuyện người dân chết,hoặc thành tật, bầm dập trong đồn công an; chuyện côn đồ đỏ hồ chí minh đánh đập, khủng bố phụ nữ…

KÍNH MỜI SỬA CHỮA, BỔ SUNG!
Ảnh sưu tầm

Ảnh 1,2: Cơ ngơi chưa đáng 2m2 đất ở Hà Nội của ông Quý GĐ Sở TN-MT Yên Bái.
Ảnh 3: bài báo bị gỡ trên Dân Việt viết về chuyện thanh tra
Ảnh 4: Ông Phạm Minh Chính với phát biểu “lộ bí mật nhà nước”.
Ảnh 5: Thép Nghi Sơn đổ chất thải ra biển

Vừa cất cánh, động cơ Airbus của China Eastern Airlines rách toạc

0

Một động cơ của China Eastern Airlines rách toạc nhưng máy bay hạ cánh an toàn tại phi trường Sydney, Australia sáng 12 tháng Sáu. (Hình: AP)

SEATTLE, Washington (NV) – Động cơ một chiếc Airbus A330-200 của hãng China Eastern Airlines bị hư hại nghiêm trọng khi vừa cất cánh hôm Chủ Nhật từ Sydney, Úc, đến Thượng Hải.

Theo đài CNN, sau khi máy bay đáp trở lại Sydney an toàn, toán cấp cứu khám phá thấy một lỗ hổng lớn ở phần trước của động cơ.

Không có hành khách hay phi hành đoàn nào bị thương vong. Thông thường loại máy bay này có thể chở được 265 hành khách.

Đây là sự kiện thứ nhì xảy ra đối với động cơ của loại Airbus A330-200 trong nhiều tháng qua.

Hồi Tháng Năm, một chuyến bay của hãng EgyptAir từ Cairo đến Bắc Kinh phải hủy bỏ ngay sau khi cất cánh vì một động cơ bị hỏng. Vỏ bọc phía trước động cơ Trent 700 cũng rách toạcvà các mảnh vỡ bay lọt vào trong động cơ.

Hãng chế tạo máy bay Airbus nói, họ “có nghe báo cáo về sự kiện của China Eastern và sẽ giúp đỡ trong cuộc điều tra về vấn đề của động cơ này.”

Trong khi đó một phát ngôn viên của Rolls Royce, công ty chế tạo của động cơ, cho biết họ sẽ cùng hợp tác để hiểu rõ nguyên nhân vấn đề. Roll Royce thêm rằng hiện còn quá sớm để có thể kết luận là hai sự kiện có liên hệ với nhau.

Các hãng hàng không được chọn lựa ba loại động cơ cho chiếc Airbus A330 và động cơ của hãng Roll Royce được chọn nhiều nhất cho khoảng hơn 1,300 máy bay đang được sử dụng hiện nay. (TP)

Mời độc giả xem điểm tin buổi sáng ngày 12 tháng 6 năm 2017