ORBAN- SỨ GIẢ HÒA BÌNH?

0
3
Thủ tướng Hungary Orban là đối tác chính trị thân cận của cả ông Trump và ông Putin tại Liên minh châu Âu (EU) cũng như trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Orbán nhiều lần kêu gọi đàm phán hòa bình và từ chối gửi viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào tháng 2/2022.
Ông Orbán từng khiến các nhà ngoại giao EU vô cùng giận dữ vào tháng 7 năm nay khi tiến hành ngoại giao riêng với Nga để tìm kiếm con đường kết thúc xung đột, chỉ vài ngày sau khi ông tiếp quản chức chủ tịch luân phiên 6 tháng của khối. Sau khi Mỹ có kết quả bầu cử tổng thống, ông Trump trúng cử động lực thúc đẩy thủ tướng Hungary tiến hành các cuộc tiếp xúc với Nga và các đối tác của họ nhằm thúc đẩy hòa bình cho Ukraine như ông Trump đã nói trong cuộc bầu cử.
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 11/12 để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Trước đó, ông Orbán đã thể hiện sự tự tin trong vai trò trung gian hòa giải giữa hai phía.
“Đã có một cuộc trao đổi toàn diện [giữa ông Orbán và ông Putin] về các vấn đề liên quan tới Ukraine” – Điện Kremlin cho biết trong bản thông báo cuộc gọi.
Cuộc điện đàm được tiến hành theo đề xuất của ông Orbán và diễn ra chỉ 1 ngày sau khi ông tuyên bố Hungary “sẽ tiếp tục sứ mệnh hòa bình của mình tại Ukraine”.
“Ông Orbán đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc hỗ trợ Nga-Ukraine tìm kiếm chung các con đường chính trị – ngoại giao để giải quyết khủng hoảng, bao gồm cả việc xem xét các cuộc tiếp xúc của chính trị gia Hungary với một số nhà lãnh đạo phương Tây” – Điện Kremlin cho hay.
Viết trên mạng xã hội X, ông Orbán cho biết, cuộc trò chuyện với Tổng thống Putin kéo dài 1 giờ đồng hồ. Ông đặc biệt lưu ý, những tuần này là “giai đoạn nguy hiểm nhất” trong cuộc xung đột, các bên “đang thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể” để thúc đẩy lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình.
Trước đó, tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (bang Florida, Mỹ), ông Orbán đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump – người đã tuyên bố sẽ đảm bảo một thỏa thuận hòa bình giữa Nga-Ukraine trong vòng vài giờ sau khi nhậm chức vào tháng 1/2025.
Theo tờ Kyiv Independent (Ukraine) và hãng tin RBC (Nga), sau cuộc điện đàm với ông Putin, ông Orbán đã có cuộc gọi tới Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky, đề nghị Kiev ngừng bắn và trao đổi tù nhân với Moscow “vào Ngày Giáng sinh”. Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary đã nhận về “một gáo nước lạnh”.
“Chúng tôi đã đề xuất ngừng bắn và tiến hành một cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn vào dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối và bác bỏ thẳng thừng điều này” – Ông Orbán viết trên X.
Thủ tướng Hungary dẫn lại một bài viết đăng trên Telegram của ông Zelensky, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine chỉ trích việc ông Orbán tiến hành cuộc điện đàm với ông Putin, đồng thời cảnh báo “không ai nên nâng cao hình ảnh cá nhân của mình bằng cách đánh đổi sự đoàn kết”.
“Tất cả chúng ta đều hy vọng chí ít ông Orbán sẽ không gọi ông Assad – người đang có mặt tại Moscow (thay vì gọi đại diện Ukraine) – tới nghe bài thuyết giảng dài 1 tiếng đồng hồ của ông ấy” – Ông Zelensky viết, đề cập cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad và lưu ý rằng “các cuộc thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine không thể diễn ra nếu không có đại diện của nước này”. Chính quyền Biden cũng đã tuyên bố mọi cuộc hòa đàm hay thỏa thuận điều gì với Nga đều phải có Ukraine đại diện là điều không thể thay thế.
RBC dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, tại cuộc điện đàm ngày 11/12, ông Orbán “không truyền đạt bất cứ thông điệp nào” từ ông Trump tới ông Putin.
Trong quá trình trao đổi, ông Putin “đã phác thảo những đánh giá cơ bản của mình dối với diễn tiến hiện tại về tình hình Ukraine”.
Trước đó, hôm 10/12, ông Peskov khẳng định, chiến dịch đặc biệt ở Ukraine “sẽ chỉ kết thúc khi Nga đạt được mục tiêu”, và “các mục tiêu này có thể dạt được trên chiến trường hoặc thông qua đàm phán hòa bình”.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ kết thúc khi Nga đạt được tất cả các mục tiêu do Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh tối cao Vladimir Putin đề ra. Các mục tiêu này có thể đạt được qua chiến dịch quân sự hoặc qua các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cuộc đàm phán nào. Phía Ukraine từ chối đàm phán, vì vậy, chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào kết thúc thắng lợi” – Ông Peskov nhấn mạnh.
Cứ nghĩ khi ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ thì Putin và bè lũ sẽ lo sợ không hung hăng nữa?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here