NƯỚC MỸ LIỆU CÓ CÒN VĨ ĐẠI?

6
56
Hội nghị Ngoại trưởng G7
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản cùng đại diện Liên minh châu Âu (EU) ngày 12-14/3 tập trung tại thị trấn nghỉ dưỡng La Malbaie, tỉnh Quebec, Canada để dự Hội nghị Ngoại trưởng G7. Sự kiện diễn ra khi quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh gần đây căng thẳng, liên quan chính sách đối ngoại của Donald Trump.
Tại hội nghị, các ngoại trưởng G7 thảo luận về nhiều chủ đề, trong đó có chiến sự Nga -Ukraine, châu Âu, Trung Đông, an ninh hàng hải. Tuy nhiên, những rạn nứt giữa Mỹ và nước chủ nhà Canada lại trở thành vấn đề phủ bóng sự kiện.
6 thành viên còn lại trong G7 đều bị ảnh hưởng bởi đòn thuế quan từ ông Trump, nhưng Canada dường như phải chịu sức ép nhiều hơn. Tổng thống Mỹ còn nhiều lần nêu ý tưởng sáp nhập Canada làm “bang thứ 51”. Loạt diễn biến mà Trump khiến quan hệ Washington – Ottawa xuống thấp chưa từng thấy.
Tình huống này đẩy Ngoại trưởng Marco Rubio, quan chức Mỹ cấp cao đầu tiên thăm Canada trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump, vào thế khó. Ông Rubio đến Canada sau khi dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán với Ukraine tại Arab Saudi ngày 11/3.
“Chúng tôi sẽ tập trung vào tất cả vấn đề trong nghị trình tại G7. Đó là mục đích của sự kiện. Đây không phải cuộc họp về cách chúng tôi định tiếp quản Canada”, Ngoại trưởng Mỹ Rubio khi trả lời báo giới ngày 12/3, khi chuyên cơ chở ông tiếp nhiên liệu tại Ireland.
Bình luận này dường như không đủ để xoa dịu phẫn nộ từ Canada. Ngoại trưởng Melanie Joly tuyên bố G7 không bàn về bình luận sáp nhập Canada của ông Trump vì chủ quyền nước này “không phải vấn đề để thảo luận”. Bà cảnh báo châu Âu không nên phớt lờ nguy cơ từ Trump, mô tả Ottawa là chỉ dấu cho những chính sách mà Tổng thống Mỹ có thể áp dụng với các nước còn lại.
“Nếu Mỹ có thể làm vậy với chúng tôi, đồng minh, bạn bè thân thiết nhất của họ, thì không có ai an toàn”, Ngoại trưởng Joly nói trước khi đến La Malbaie, tuyên bố sẽ ở thế chủ động trong hội nghị G7. “Tại mọi cuộc họp, tôi sẽ nêu vấn đề thuế để phối hợp với châu Âu ứng phó, nhằm gây áp lực lên người Mỹ”.
Bà Joly và ông Rubio đã gặp song phương ngày 13/3, nhưng không nhận câu hỏi từ báo giới và không ra tuyên bố nào.
Phát biểu khai mạc hội nghị cùng ngày, Ngoại trưởng Canada bày tỏ hy vọng tìm được giải pháp để tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Chính sách về Ukraine của Mỹ gần đây khiến đồng minh lo ngại. Ông Trump hồi tháng 2 trước tiên chọn tiếp cận Nga để bắt đầu đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột Ukraine, gạt châu Âu ra khỏi tiến trình. Ông Rubio phủ nhận có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ, nhưng lại kêu gọi G7 tránh dùng ngôn từ “đối đầu” với Nga nước xâm lược Ukraine vì có thể làm cản trở nỗ lực ngoại giao của Trump.
Những người đồng cấp đã thảo luận nhiều vấn đề gây tranh cãi khác với ông Rubio, như thuế quan, đề xuất kiểm soát kênh đào Panama hay mua đảo Greenland của Đan Mạch của Trump. Một số nêu rõ với ông Rubio chắc chắn Trung Quốc sẽ hưởng lợi nếu Mỹ cắt quan hệ thương mại với đồng minh, rời khỏi các định chế quốc tế mà Mỹ đứng đầu.
Sự chú ý lại dồn về quan hệ Mỹ – Canada, khi Tổng thống Trump cùng ngày nói Canada chỉ hoạt động “như một bang”, Mỹ không cần gì mà Canada có và biên giới giữa hai nước chỉ là “một ranh giới nhân tạo, vô nghĩa”. Với châu Âu, ông chủ Nhà Trắng chỉ trích EU “thù địch, lạm dụng Mỹ” và “xấu tính”.

Hội nghị Ngoại trưởng G7
Loạt căng thẳng và bất đồng khiến các nhà ngoại giao phải làm việc đến tận khuya để thảo luận về tuyên bố chung của hội nghị, điều hiếm thấy trong một cuộc họp của những đồng minh vốn có truyền thống đồng thuận cao. “Mọi người đều giữ quan điểm của họ, nhưng không phải theo hướng công kích lẫn nhau” như chính quyền Mỹ dưới thời Trump.
Sáng 14/3, G7 đã nhất trí được ngôn từ và ra tuyên bố chung, thể hiện lập trường của khối không chỉ về Ukraine mà còn về Trung Đông, châu Phi cùng nhiều vấn đề khác.
Trong ngày cuối cùng, căng thẳng Mỹ – Canada lại được bà Joly nhắc đến khi họp báo kết thúc sự kiện. Ngoại trưởng Canada chỉ trích ý tưởng sáp nhập nước này của Trump, coi đây không phải là lời trêu đùa, mà là mối đe dọa nghiêm trọng.
“Chủ quyền của Canada không phải vấn đề để thảo luận. Chấm hết”, bà cho biết. “Không có lý do gì để bàn về chuyện này. Những ai đến đây đều phải tôn trọng chúng tôi, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, tôn trọng người dân của chúng tôi”, bà nhấn mạnh.
Ngày làm việc cuối cùng của hội nghị được rút ngắn bởi bà Joly cần khởi hành sớm hơn dự kiến để tới Ottawa dự lễ nhậm chức của tân Thủ tướng Mark Carney cùng nội các.
Trong lễ nhậm chức, tân Thủ tướng Carney tuyên bố ý tưởng sáp nhập nước này thành bang thứ 51 của Trump là “điên rồ”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ là một phần của Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào”, ông tuyên bố.
Tại sao nước Mỹ vĩ đại? vì họ là người hay cho đi và giúp đỡ những nước yếu thế trước cường quyền. Nước Mỹ cho đi không phải hoàn toàn là sự hào phóng, mà chính họ là người khôn ngoan nên họ có rất nhiều bạn. Sự đầu tư tốt nhất là đầu tư cho kết bạn. Không có bạn bè nước Mỹ không thể vĩ đại và giàu có ổn định được đây là điều không cần tranh luận.
Nước Mỹ dưới thời tổng thống Trump có thể sẽ khác nhiều với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng thiếu bạn bè và đồng minh thì nước Mỹ không thể “vĩ đại” đó là điều chắc chắn.

6 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here