NHỚ NHỮNG BẠN TÙ.

1
181
Hình bạn tù mới ra tù H'mông Thào Chí Sùng.

Nguyễn Xuân Nghĩa cùng với Phạm Thanh Nghiên 

Sáng nay, một cặp nam-nữ  tuổi chừng 20-25 đến quán tôi, cậu nam giơ chiếc smatphone hiệu Samsung, hỏi:

– Ông có phô tô căn cước công dân từ điện thoại ra được không?

Nghe cách nói tiếng Kinh của cậu, nghĩ hai bạn là người vùng cao, tôi trả lời:

– Được! Hai cháu từ tỉnh nào xuống đây?

– Hai cháu trên Hà Giang!

– Hai cháu là người H’mông?

– Sao ông biết?

– Ông yêu người H’mông mà. Ông có nhiều bạn là người H’mông!

Rồi tôi chỉ vào cháu gái, hỏi:

– Đây là vợ cháu? Vợ “bắt” hay vợ “cưới”?

Hai cô cậu nhoẻn miệng cười. Cậu trai trả lời:

– Vợ cưới! Con trai H’mông Hà Giang không bắt vợ nữa

– Hai cháu xuống đây làm công nhân?

– Vâng! 

– Có làm được nhiều tiền không? Mang đến đây ông giữ cho. Để nhà trọ chúng nó ăn trộm mất! Người Kinh xấu lắm!

– Ông cũng là người Kinh mà!

– Ông là người Dân tộc!. Chẳng qua là ông nói thạo tiếng Kinh.

Khi cặp Nam-Nữ ra khỏi quán. Tôi nhớ đến 7 bạn tù người H’mông, quê tỉnh Sơn La) ở trại giam Nam Hà. Năm 2004 (nếu tôi nhớ không nhầm về thời gian) 7 bạn tù này vượt biên sang Bắc Lào tham gia đội quân của ông Vàng Pao chống Pa Thét Lào để thành lập quốc gia của người H’mong (gồm vùng đất của người H’mong ở Bắc Lào, Bắc Việt Nam). Du kích người H’mong ở Bắc Lào không dạy họ sử dụng vũ khí, không có vũ khí để trang bị vũ khí cho họ, chỉ cho họ một mảnh xương thú rừng được gọt giũa nham nhở, nói đó là bùa. Đeo vào cổ đạn của Pathet Lào không tới được người. Chưa đánh trận nào họ đã bị bắt làm ‘tù binh”. 

Họ bị đưa về Việt Nam, bằng máy bay trực thăng. Hai tay họ bị còng số 8, hai chân bị xích vào vào ghế sắt. Đấy là “chuyến bay” đầu tiên, cũng có thể là cuối cùng trong đời họ. Việt Nam xử họ trong một phiên tòa tập thể, dài chưa trọn một buổi sáng. Họ không có thân nhân,  không có luật sư, bị cáo chỉ có khai, không có lời tự bào chữa (Họ cũng chẳng biết thế nào là tòa án, là bào chữa). 

Người bị án cao nhất là Thào Chi Sông. Án 20 năm, mới ra tù hai tháng trước. Tôi đoán anh ở trại 15 năm, được giảm 5 năm. Ở trại Nam Hà, tôi hỏi anh sinh năm nào?. Anh trả lời: Không biết!. – Thế trong hồ sơ tù ghi năm nào? Anh trả lời:- Không biết chữ Kinh, không đọc được. Chính anh cũng không biết tuổi của anh. Anh biết bị án 20 năm, nhưng không biết bị tù bao nhiêu năm, được giảm án bao nhiêu năm. Cán bộ nói, nhưng anh không nghi tâm. Không ghi tâm thì không nhớ.

 Tuy nhiên không biết anh lấy trí nhớ từ đâu ra mà khi ra tù anh tìm đến nhà cựu TNLT, thầy giáo Vũ Văn Hùng và nhờ máy điện thoại của thầy giáo gọi điện cho tôi. Anh nói nhớ bác lắm. Ra tù không biết về đâu, không vợ, không con, khổ lắm! 

Cuộc đời tù của tôi và Vũ Văn Hùng (Tụtinh thần) tuy ngắn nhưng được giam chung với nhiều người tù Trí tuy thấp mà Chí thì cao động trời xanh( tất nhiên không phải tất cả- có người bị gán tội)  Đó là những tù nhân người Tây Nguyên và H’mong. Chí của nhiều người tù Tây Nguyên thì thành lập nhà nước cộng hòa Đề-Ga ( Degar Central Highlands, DCH). Chí của nhiều người H’mong là thành lập ” Vương quốc H’mong). 

Họ không thành công. Nếu thành công, chắc chắn chúng tôi là thượng khách khi bước chân vào lãnh thổ của họ. Hi hi!  

Hình bạn tù mới ra tù H’mông Thào Chí Sùng.

1 COMMENT

  1. Just wish to say your article is as surprising The clearness in your post is just cool and i could assume youre an expert on this subject Fine with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated with forthcoming post Thanks a million and please keep up the enjoyable work

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here