Nghi Sơn, một cách làm duy ý chí.

0
49
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, Việt Nam.

Do Hoa

Khi ý đồ được đưa ra để mời gọi nhà đầu tư, dân trong ngành đã chỉ ra những bất cập sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế kém:

1. Cung đang thừa. 

Trong khu vực đã có các nhà máy lọc dầu lớn ở Singapore không xa với VN, công suất đủ cung cấp cho khu vực (1.5 triệu thùng/ngày). Bên cạnh đó còn có các nhà máy lọc dầu của Brunei, Malaysia, Philipines, Indonesia … đã xây dựng từ rất lâu.

=> nguồn cung thừa, giá cả đang rất cạnh tranh. 

2. Thua kém về công nghệ và kinh nghiệm.

Các nhà máy lọc dầu ở Singapore là nhà máy lọc dầu của chính các hãng khai thác dầu lớn nhất thế giới Shell, BP, ExxonMobil … họ là người sở hữu công nghệ hiện đại nhất, là nhà cung cấp thiết bị cho ngành hóa lọc dầu.

=> họ có lợi thế vượt trội về công nghệ so với chúng ta.

3. Singapore có lợi thế về logistics.

Singapore cũng là hub vận tải biển của khu vực nơi các hãng tàu đặt văn phòng điều phối tàu của khu vực, vị trí cảng dầu là đảo nơi có mớn nước sâu tự nhiên, tàu vào bơm hàng là tàu lớn.

=> điều tàu thuận lợi, cước vận tải cạnh tranh.

4. Bất lợi về giá đầu vào.

Singapore là trung tâm tài chính của khu vực, có nhiều công ty kinh doanh dầu đóng ở đây. Giá dầu khu vực do Singapore quyết định, tùy vào cung cầu từng giờ. Các hãng dầu khí lập ra công ty thương mại vừa để kinh doanh thu lợi, vừa để đảm bảo nguồn cung cho nhà máy của mình.

=> họ có lợi thế về giá dầu (họ có cơ hội mua với giá rẻ nhất, bán với giá tốt nhất).

5. Họ có lợi thế về thuế, giá thành sản phẩm.

Singapore là thiên đường thuế của khu vực, kết hợp với các yếu tố trên (nhà máy hết khấu hao, công nghệ lọc tiên tiến, nguồn cung, vận tải thuận tiện, đầu mối bán sỉ).

=> họ có lợi thế vượt trội về giá thành lẫn giá bán ra sản phẩm.

6. Vị trí nhà máy ở VN.

Hầu hết nguồn cung (mỏ khai thác của VN) đều nằm ở phía Nam. Ngay cả vị trí của Dung Quốc Quãng Ngãi đã được cho là không kinh tế, các hãng dầu khí thế giới từ chối đầu tư.

Một số nhà đầu tư đã đặt vấn đề: tại sao không chở dầu của VN sang Singapore lọc gia công cho rẻ?

Chính vì nhìn thấy những sự bất lợi trên mà các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi các điều kiện đảm bảo rằng họ không lỗ, thì họ mới đầu tư. Dẫn đến những điều khoản rất vô lý mà mọi người thấy trong hợp đồng nhà máy lọc dầu Bình Sơn của VN.

Hệ quả hôm nay chỉ có thể là do cách làm duy ý chí, tư duy phi hiệu quả trong làm ăn kinh tế. Dân phải mua xăng dầu theo giá thế giới, trong khi nhà nước thì phải bù lỗ sản xuất!

2 luận điểm chính mà các bộ đưa ra khi quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu:

A. An ninh năng lượng: hoàn toàn không có cơ sở vì:

– Đằng nào cũng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để đầu tư nhà máy.

– Đằng nào cũng phụ thuộc vào công nghệ, linh kiện, phụ tùng của nước ngoài. VN không tự làm được.

– Đằng nào cũng phụ thuộc nguồn cung dầu thô nước ngoài (Trong hợp đồng, Bình Sơn phải nhập dầu của Kuwait).

B. Luận điểm cho rằng tự sản xuất trong nước để hạ giá xăng dầu, dân được mua với giả rẻ hơn, là cũng không có cơ sở thực tế. 

– Chi phí khai thác dầu thô của VN cao hơn các tập đoàn dầu khí đa quốc gia.

– Công nghệ lọc dầu của VN không hiệu quả bằng công nghệ của các tập đoàn đa quốc gia.

– Năng lực vận hành nhà máy của VN không tối ưu, không bằng các nước đã có kinh nghiệm lâu năm.

– Nhà máy lọc dầu của VN mua lại dầu thô của các công ty thương mại ở Singapore, không mua được tận gốc.

– Bộ TM bây giờ toàn lấy giá khu vực, giá thế giới ra để làm giá với dân.

Bao giờ thôi cách làm ăn duy ý chí như thế này thì dân mới hết khổ các cụ ạ. 

Dân VN không phải là không có người biết về lĩnh vực này. Vấn đề là cấp trên chỉ muốn nghe những người không biết thôi.

Đỗ Hòa 

(Tôi đã cố lờ vấn đề này đi vì đọc thấy là bực trong mình, nhưng rồi không lờ được).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here