KỶ NIỆM 30 NĂM CÁCH MẠNG NHUNG: CÁI GÌ VĨ ĐẠI NHẤT?

0
71
Người Đà Lạt Xưa

Nói đến Cách mạng Nhung 1989 tại Czechoslovakia, nhiều người biết đến hai nhà lãnh đạo Václav Havel và Alexander Dubček; tuy nhiên, ít người để ý đến một nhà hoạt động lưu vong, ông Jaroslav Hutka.

Cái gì vĩ đại nhất, dưới góc nhìn của Jaroslav Hutka, đã được biểu lộ trong Náměšť, một bài nhạc nổi tiếng của Cách mạng Nhung. Bài nhạc này đã được sáng tác từ thập niên 1970s cho một lễ hội âm nhạc “Náměšť na Hané” sau đó bị đảng cộng sản đóng cửa. Lời nhạc đã ca ngợi các giá trị cơ bản của đức tin, sự thật, tình yêu và tự do.

Jaroslav Hutka, sinh năm 1947 tại Olomouc, là một nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, và nhà hoạt động nhân quyền. Ông có tên trong danh sách những người ký kết Hiến chương 77 và Tuyên bố Prague 2008 về lương tâm và chủ nghĩa cộng sản châu Âu.

Ông Hutka rời Tiệp Khắc vào tháng 10 năm 1978 bởi sự đàn áp từ nhà cầm quyền cộng sản, và sống lưu vong ở Hà Lan. Ngày 26 tháng 11 năm 1989, ông quay trở lại quê hương, và hiện đang biểu diễn như một nhạc sĩ lão thành.

Cách mạng Nhung đã khởi đầu bằng cuộc biểu tình vào ngày 17 tháng 11 năm 1989 của trên 15.000 sinh viên tại thủ đô Prague, với 600 sinh viên bị thương bởi sự đàn áp của cảnh sát, nhưng không có một người nào thiệt mạng. Ngày 19/11 liên minh Civic Forum được thành lập, dưới sự lãnh đạo của ông Václav Havel.

Những cuộc biểu tình ôn hòa kế tiếp ngày càng lớn mạnh hơn, lên đến gần 500.000 người xuống đường. Ngày 28/11, đảng cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố sẽ từ bỏ quyền lực và chấm dứt nhà nước độc đảng.

Hai ngày sau, Quốc hội liên bang của Czechoslovakia đã chính thức tu chính xóa bỏ điều khoản của Hiến pháp quy định sự độc quyền cai trị của đảng cộng sản.

Fb Người Đà Lạt Xưa
November 17, 2019
.

https://www.facebook.com/dalatxua.nguoi.7/videos/564416417701556/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here