Ngày 4/9/2023 vừa qua, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã thông báo sẽ thành lập Cục Phát triển Kinh tế Tư nhân. Với chính sách này của Trung Quốc, chúng ta nhìn thấy được nhiều vấn đề về nền kinh tế quốc gia này ở hiện tại. Việc thành lập cục phát triển kinh tế tư nhân chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đang lao dốc, bởi vì việc làm này chỉ là muốn huy động nguồn vốn từ tư nhân và dân chúng mà thôi.
Vấn đề tồn tại từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc mới thành lập vào năm 1921 và nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1949 thì nền kinh tế đã được mặc định là nền kinh tế do nhà nước nắm quyền điều hành.
Từ năm 1949 đến trước 1978, nền kinh tế Trung Quốc với chính sách bảo thủ và cục bộ nên sự phát triển ì ạch trì trệ và đời sống người dân ở mức trung bình và nghèo khổ.
Từ 12/1978, Đặng Tiểu Bình thi hành chính sách cải cách kinh tế, bắt đầu một bước nhảy vọt trong sự phát triển với nên kinh tế mang tên gọi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau cải cách, kinh tế Trung Quốc có sự phát triển rõ rệt với sự mở cửa cho tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Trung Quốc, trong vòng hơn 40 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tăng ở mức “chóng mặt” từ 8 – 10%/ năm.
Sau thời Đặng Tiểu Bình, từ năm 2005, Hồ Cẩm Đào có sự thay đổi trong chính sách cải cách và kinh tế Trung Quốc trong những năm này có dấu hiệu chựng lại, cho đến khi Tập Cận Bình nắm quyền điều hành từ năm 2012, lại sửa đổi nhiều từ chính sách của Đặng Tiểu Bình và chúng ta đã chứng kiến nền kinh tế Trung Quốc từ đó cho đến nay, trên bình diện kinh tế, có thể xem là tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
Nhìn chung, thời đại Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình đã vực dậy nền kinh tế Trung Quốc một cách nhanh chóng, thế nhưng thực chất sự tăng trưởng đó như thế nào? Bản chất nền kinh tế Trung Quốc điều hành thế nào là điều chúng ta cần nhìn thấy rõ.
Nền chính trị Trung Quốc với sự chủ đạo là nắm quyền điều hành kinh tế một cách độc quyền, bởi vì nguyên tắc lãnh đạo độc đảng thì nhà cầm quyền sẽ không bao giờ để nền kinh tế ngoài tầm kiểm soát của họ, kinh tế là mạch máu để duy trì sự tồn vong của chế độ, không nắm giữ kinh tế, đương nhiên chế độ cũng sụp đổ, vậy nên, cho dù có cải cách, có mở cửa giao thương với thế giới, nhưng bản chất độc quyền kinh tế vẫn duy trì chủ đạo, chằng qua là tinh vi hơn, trá hình hơn mà thôi.
Chúng ta nhìn thấy, các tập đoàn kinh tế lớn nhất Trung Quốc có vị trí hàng đầu của thế giới như Huawei, ZTE, Alibaba,… thật sự có phải là tập đoàn tư nhân? Rõ ràng những tập đoàn này điều có sự nhúng tay điều hành của ĐCS Trung Quốc, đó chính là hình thức kinh tế tư nhân trá hình, dùng mác tư nhân để lừa bịp thiên hạ. Tại sao phải làm như vậy? Vì với danh tính tư nhân, họ dễ dàng ký kết hợp đồng với các quốc gia trên thế giới và nguồn vốn để duy trì kinh doanh sẽ không bị người dân “thắc mắc”, vì kinh doanh nhà nước thì nguồn vốn ở đâu ra? Chẳng phải từ thuế của dân hay sao?
Bản chất tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc là sự khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và dùng số đông sức lao động con người với chi phí rẻ mạt là nền tảng, sự khai thác tài nguyên ở mức cạn kiệt bất chấp tương lai không thể phục hồi và sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra khốc liệt, bên cạnh mánh khóe trong việc ăn cắp, sao chép bản quyền, trí tuệ khoa kỹ thuật. Nhìn chung, chúng ta có thể gọi đó là nền kinh tế bất chấp thủ đoạn.
Việc Trung Quốc thành lập Cục phát triển kinh tế tư nhân nó chỉ cho thấy kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm và chơi vơi trong sự khó khăn chứ sẽ không giúp ích được gì khi mà bản chất độc quyền không thay đổi và những doanh nghiệp tư nhân không có niềm tin vào nhà cầm quyền, bởi vì chính sách “nuôi mập rồi ăn thịt” làm cho doanh nghiệp tư nhân thay nhau phá sản và lâm vào tù tội mà thôi. Vừa độc quyền, vừa trá hình, vừa bóc lột doanh nghiệp tư nhân và bóc lột tiền thuế của người dân thì hỏi làm sao nền kinh tế có thể đứng vững?
Cái gốc không vững trong khi cành lá và cái ngọn phát triển sum xuê thì một ngày việc nó gãy ngang là bình thường, kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng như vậy, đó là chỉ đang nói về cục bộ trong sự quản lý và điều hành, chứ chưa nói đến thế giới đang chĩa mũi dùi vào kinh tế Trung Quốc như chúng ta đã thấy.
Nội ngoại đều bất ổn thì sẽ điêu đứng mà thôi. Kinh tế sụp thì kéo theo cả nền chính trị sụp đổ, chế độ lãnh đạo càng độc tài thì càng nhìn thấy rõ sự phụ thuộc của chính trị vào kinh tế như thế nào, càng nhìn thấy lại càng muốn níu kéo nắm giữ, mà càng nắm giữ lại càng độc quyền, độc quyền thì dẫn đến các vấn nạn như người viết đã đề cập, nó cứ như một vòng lẩn quẩn, chỉ khi nào chế độ lãnh đạo buông bỏ, còn không thì kéo nhau chết cả nút. Trung Quốc ngoài ĐCS ra vẫn còn tám chính đảng khác tồn tại, nhưng các đảng này chỉ như bù nhìn, làm bình phong trong việc duy trì đa đảng của Trung cộng, thực tế sự điều hành vẫn là độc đảng.
Viết về Trung Quốc để thấy rằng, bản sao của nó cũng y chang như vậy. Với chính sách sao y bản chính từ Trung Quốc thì chúng ta cũng hiểu rằng thằng em nó cũng sẽ như vậy, mà còn thê thảm hơn vì thằng anh nó có bản lĩnh điều hành hơn thằng em mà còn chịu không nổi, thử hỏi thằng em giỏi giang cỡ nào đây?
Huỳnh Thị Tố Nga
Sep 28, 2023