Khi Kungfu đấu với Yoga!

0
792
Ảnh của Agence France-Presse — Getty Images chụp hàng xe tải quân đội của Ấn Độ gần biên giới hôm thứ tư.

Nhiều năm nay, Mỹ và các nước đồng minh đã cố gắng thuyết phục Ấn Độ thành đối tác gần gũi hơn về mặt quân sự và kinh tế trong việc đối đầu với những tham vọng của Trung cộng, và coi đấy là một cơ hội cho một nền dân chủ rộng lớn nhất thế giới đối trọng với chế độ chyên chế lớn nhất.

Tuần này, quan niệm về một cuộc đối đầu như vậy trở nên thực tế hơn khi binh lính Ấn Độ và Trung cộng đã đụng độ trong một vụ bạo lực tồi tệ nhất ở biên giới hai nước từ 45 năm nay, làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và một con số thương vong chưa được công bố cho Trung cộng.

Thủ tướng Narendra Modi đã công khai tiết lộ triển vọng về một vai trò khỏe mạnh hơn của Ấn Độ trong khu vực và thế giới. Nhưng các nhà phân tích nói rằng những căng thẳng mới đối với Trung cộng sẽ là những thử nghiệm mạnh mẽ nhất cho dù Ấn Độ đã sẵn sàng chưa – hay thực sự sẵn sàng – để tranh giành với xu thế của một cường quốc đang lên về việc mở rộng lợi ích và lãnh thổ.

Với việc Trung cộng đang đối mặt với những giám sát và chỉ trích mới về đại dịch Wuhanvirus, chính phủ Ấn độ gần đây dường như được khuyến khích, đang có các bước đi làm ngoại giao Tây Phương cảm thấy rằng mục tiêu của họ về một Ấn Độ gần với phương Tây hơn đang bắt đầu được thực hiện. Và một số người tin rằng va chạm với Trung cộng sẽ đẩy Ấn độ tiến xa hơn theo chiều hướng đó.

Trong tháng này, Ấn Độ đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng lớn với Úc cho phép hai quốc gia sử dụng các căn cứ quân sự của nhau. Ấn độ dự kiến mời Úc tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung do Ấn tổ chức với Nhật và Mỹ, để tăng cường các nỗ lực của Quad – nhóm Đối thoại An ninh Bốn nước gồm Úc, Nhật, Mỹ và Ấn Độ – để chống lại các kế hoạch của Trung cộng về hải quân trong khu vực.

Chiến dịch của Ấn Độ cho một vị thế lớn hơn trong các tổ chức đa quốc gia cũng được tiến hành nhanh chóng. Hôm thứ tư, Ấn đã được bầu không có phiếu chống vào ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hôm tháng năm, Ấn Độ đã thắng được ghế chủ tịch ban điều hành của WHO, nơi họ kịp thời hỗ trợ cho các cuộc kêu gọi điều tra nguồn gốc của Wuhanvirus – một cuộc điều tra mà Trung cộng đang tìm cách ngăn chặn.

Nhưng Ấn Độ vẫn thực sự đứng sau Trung cộng về sức mạnh quân sự và kinh tế. Điều này có thể khiến các lãnh đạo Ấn Độ tạm dừng trước viễn cảnh leo thang vũ trang trong tranh chấp biên giới ở Himalaya, là nơi nổ ra các cuộc đụng độ đẫm máu trong tuần này.

“Ấn Độ phải huy động cả ba – quân sự, kinh tế và chính trị,” Samir Saran, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu the Observer, một nhóm chuyên gia có thế lực ở Delhi, nói. “Trung cộng là một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh, và một phản ứng bền vững trước sự xâm lăng của chúng sẽ phải bao gồm tất cả những lĩnh vực này.”

“Sự bảo vệ chủ nghĩa tự do, dân chủ và một hệ thống mở quốc tế sẽ diễn ra giữa Ấn Độ và Trung cộng,” ông nói.

Các tướng lĩnh của Ấn Độ và Trung cộng tiếp tục gặp gỡ dọc theo biên giới hai nước để thảo luận về những nỗ lực xuống thang hạ nhiệt. Chính quyền Ấn Độ thừa nhận hôm thứ sáu rằng đêm hôm trước, Trung cộng đã phóng thích 10 binh sĩ Ấn Độ bị bắt giữ trong lúc đánh nhau. (Sau đấy, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng nói rằng không biết bất cứ tù binh nào bị bắt nhưng cũng không phủ nhận rõ tuyên bố của Ấn Độ.)

Nhưng binh sĩ vẫn tiếp tục được điều động, với dân làng trong khu vực và hình ảnh vệ tinh cho thấy cả hai bên vẫn đang tăng cường quân tiếp viện. Hôm thứ sáu, sau khi Modi tổ chức cuộc họp kín về khủng hoảng biên giới, văn phòng báo chí của chính phủ đã ra tuyên bố nói rằng “không có bất kỳ ai trong lãnh thổ Ấn Độ” cũng như không có đồn bót nào bị chiếm giữ.

Mặc dù phía Ấn Độ phủ nhận, nhưng các nhà phân tích quân sự độc lập đã ước tính rằng binh lính Trung cộng đã cướp quyền kiểm soát khoảng 23 miles vuông lãnh thổ Ấn Độ trong hai tháng qua.

Tuyên bố của chính phủ cũng nói rằng lực lượng vũ trang Ấn Độ “đã được trao quyền hạn để thực hiện những điều cần thiết.” Nhưng các phương án quân sự của Ấn Độ từ giờ có thể sẽ bị giới hạn.

Trong khi quân đội Ấn Độ là một trong những quân đội lớn nhất thế giới, nhưng lại không được hiện đại hóa và không có tính cạnh tranh. Năm nay, Ấn Độ tuyên bố ngân sách quân sự là gần 74 tỷ USD, trong khi Bắc Kinh là 178 tỷ USD. Trong trường hợp của Ấn Độ, phần lớn loại chi tiêu này lấy từ quỹ lương hưu.

Về mặt kinh tế, Ấn Độ đã trở nên sẵn sàng hơn trong việc sử dụng thị trường khổng lồ của mình như đòn bẩy để gây sức ép lên Trung cộng. Vào tháng tư, Ấn Độ đã thông qua luật yêu cầu chính phủ chấp thuận mọi khoản đầu tư từ Trung cộng, một sự nhượng bộ trước Trung cộng khi các công ty Trung cộng đang tìm kiếm sự phát triển ra nước ngoài. Hôm thứ năm Reuters tường thuật rằng Ấn Độ đã có kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa Trung cộng.

Các nhà ngoại giao cho rằng Ấn Độ sẽ ngăn chặn được gã khổng lồ viễn thông Huawei của Trung cộng tham gia vào thị trường để xây dựng mạng lưới vô tuyến 5G. Mỹ cáo buộc Huawei tiếp tay nhà cầm quyền Trung cộng làm gián điệp mạng và thúc giục các nước đồng minh ngăn chặn sự phát triển mạng 5G của công ty này.

Mặc dù tiềm năng của Ấn Độ đã đem đến cho Ấn một lực đe dọa Trung cộng, nhưng Ấn Độ không có cửa tranh giành chi tiêu và cho vay nợ mà Trung cộng đã sử dụng để gia tăng ảnh hưởng của họ lên toàn cầu.

Tuy nhiên, chính quyền Ấn Độ đã nắm chặt ý định trở thành lực lượng đối trọng dân chủ với Trung cộng, và Wuhanvirus đã cung cấp cơ hội để thúc đẩy câu chuyện này khi có nhiều quốc gia giận dữ với việc xử lý đại dịch của Bắc Kinh.

Các chính khách Ấn Độ đã mở cuộc tấn công sau khi đại dịch nổ ra, chỉ trích hệ thống độc tài và thiếu minh bạch của Trung cộng khi Wuhanvirus lây lan ra khỏi thành phố Wuhan là nơi được cho là xuất xứ của đại dịch.

Vijay Gokhale, ngoại trưởng Ấn Độ vừa về hưu và vẫn còn gắn bó với chính phủ Ấn, đã viết một bài nhận định dài trong tháng này chỉ trích mạnh mẽ cách xử lý đại dịch của Trung cộng. “Thiếu sót của chế độ,” ông viết, “sẽ thổi bùng mạnh mẽ hơn cuộc tranh luận về tính ưu việt của mô hình Trung cộng dùng để thay thế xã hội dân chủ. Lẽ nào điều này sẽ hình thành nên nền móng tư tưởng cho sự ra đời của một cuộc Chiến tranh lạnh mới?”

Đại dịch cũng đã cho Modi cơ hội để đề cập đến ngành công nghiệp dược phẩm khổng lồ của quốc gia nhằm thắt chặt mối quan hệ ngoại giao. Các nhà ngoại giao có mặt tại Ấn Độ nói rằng trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, Modi và ngoại trưởng Ấn đã “liên tục làm việc qua điện thoại” để đưa ra đề nghị trợ giúp các quốc gia về thuốc men.

Một nhà ngoại giao Tây Phương cảm thấy rằng khủng hoảng Wuhanvirus đã khiến Ấn Độ hăng hái xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn để đối phó với Trung cộng, và rằng công việc ngoại giao với Ấn Độ đang diễn ra suôn sẻ hơn bao giờ hết.

“Mọi người đều thiện chí hơn, với cách riêng, để nói về những điều phải làm với Trung cộng sau đại dịch của thế giới,” nhà ngoại giao này nói, với điều kiện không nêu tên. “Những cách Trung cộng gây ảnh hưởng lên trật tự thế giới giờ đây có thể được thảo luận dễ dàng hơn vì tất cả chúng ta đều cố gắng hình dung ra một trật tự thế giới mới là gì.”

“Ấn Độ đại diện cho một con đường,” nhà ngoại giao này nói thêm, “và Trung cộng thì đại diện cho con đường khác.”

Ngay lập tức, Ấn Độ phải đối mặt với viễn cảnh leo thang căng thẳng biên giới, trong các khu vực Trung cộng đã xây dựng lực lượng quân đội trước khi xảy ra bạo động trong tuần này. Hôm thứ tư, Modi đã lên tiếng hứa hẹn sẽ đáp trả cứng rắn.

“Ấn Độ muốn hòa bình,” Modi nói thêm, “nhưng nếu bị khiêu khích, Ấn Độ có khả năng đáp trả xứng đáng.”

Cuộc tấn công của Trung cộng ở biên giới không phải là một màn trình diễn vũ lực lẻ tẻ. Từ khi đại dịch bắt đầu, Trung cộng đã tăng cường biểu diễn sức mạnh trên nhiều mặt trận: đánh chìm tàu vận tải hàng hóa của Vietnam, quấy rối hoạt động dàn khoan dầu Malaysia và xiết chặt kiểm soát Hong Kong với hy vọng dập tắt phong trào ủng hộ dân chủ ở đó.

Nhưng Ấn Độ có rất nhiều lý do để cảm thấy bị Trung cộng bao vây đặc biệt. Trong thập kỷ qua, Trung cộng đã lấy lòng các quốc gia láng giềng của Ấn Độ, để làm rõ mức độ ảnh hưởng của New Delhi lên các quốc gia này.

Khi binh lính Ấn Độ và Trung cộng đụng độ trong Hymalayas, chính quyền Nepal đồng thời tuyên bố chủ quyền trên một phần lãnh thổ ở biên giới mà Ấn Độ vẫn coi là thuộc về mình. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ gần đây cho rằng những hành vi về vấn đề biên giới của Nepal được thực hiện theo chỉ thị của Trung cộng.

ở Pakistan, đối thủ lịch sử của Ấn Độ, Trung cộng đang xây dựng các dự án hạ tầng khổng lồ, một số dự án ngay trong phần lãnh thổ đang có tranh chấp với chính phủ Ấn Độ. Với mỗi dự án xây dựng, Trung cộng đang gây khó khăn hơn cho Ấn Độ trong việc giữ vững các yêu sách về lãnh thổ.

Và ngay ngoài khơi bờ biển phía nam của Ấn Độ, Trung cộng đã chiếm hữu được một hải cảng ở Sri Lanka sau khi quốc gia này không trả nổi nợ cho Bắc Kinh. Một số giới chức Ấn Độ e ngại rằng Trung cộng có thể quân sự hóa cảng này, điều mà Sri Lanka phủ nhận.

“Ấn Độ đã đi từ sức mạnh chính trị và quân sự độc quyền trong khu vực sang phải đối phó với một thị trường cạnh tranh mà Trung cộng đang ngày càng có ưu thế vượt trội,” Constantino Xavier, thành viên Viện Brookings nói. Ông đã dự đoán rằng một làn sóng mới về bạo lực biên giới sẽ thúc đẩy Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ hơn.

Một số người thấy rằng sự gia tăng quân đội của Trung cộng ở biên giới là một nỗ lực có tính toán để kiểm soát các động thái của Ấn Độ.

“Trung cộng đặc biệt không muốn Ấn Độ thành công,” Tanvi Madan, giám đốc Dự án viện Brookings tại Ấn Độ, nói. “Một Ấn Độ yếu đi về mặt chiến lược sẽ thực hiện ít việc hơn trong khu vực của chính mình; và Ấn sẽ tham gia ít hơn vào những nơi như Đông Phi hoặc trong các tổ chức của khu vực, làm nhẹ đi sự thách thức đối với Trung cộng.”

Trung cộng cũng rất nhạy cảm về triển vọng quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Tây Phương.

Hôm thứ tư, tờ Global Times, cái loa của cộng đảng Trung cộng, đã đăng bài xã luận tuyên bố rằng Mỹ đã trao cho chính quyền của Modi một sự tự tin sai lầm, và rằng cuối cùng rồi Mỹ cũng sẽ bỏ rơi Ấn Độ.

“Các nguồn lực mà Mỹ có thể đầu tư trong mối quan hệ Trung – Ấn chỉ có hạn,” bài xã luận viết. “Điều mà Mỹ muốn thực hiện chỉ là làm tăng vai đòn bẩy của Ấn Độ, là điều Washington có thể khai thác để làm xấu đi quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc.”

Mặc dù có những cuộc gặp gỡ đầy ấm áp giữ Modi và Trump, quan hệ hai nước đôi khi bị lung lay. Nhưng với đường lối ngày càng cứng rắn của Trung cộng về các tranh chấp lãnh thổ, một số giới chức Ấn Độ lo ngại có thể không còn nhiều chọn lựa ngoài việc nhiều về phương Tây.

Trong một ý kiến hôm thứ ba, Gokhale, cựu ngoại trưởng Ấn Độ, nói rằng các nước không còn có thể lờ đi những vi phạm của Bắc Kinh và phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung cộng.

“Trong thời kỳ hậu Chinese flu,” ông viết, “có thể chúng ta không còn có quyền tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cả hai thế giới này.”

Christine Nguyen

——————————-

Nguồn: Bài của Maria Abi-Habib trên The New York Times, người dịch đặt tựa.
Ảnh của Agence France-Presse — Getty Images chụp hàng xe tải quân đội của Ấn Độ gần biên giới hôm thứ tư.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here