Học trò giỏi của Tập Cận Bình.

    0
    539
    Chinese President Xi Jinping (left) and Vietnamese Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong clap hands at a meeting with Vietnamese and Chinese communist youths in Hanoi, Vietnam, Friday, Nov. 6, 2015. Xi's meetings in Vietnam beginning Thursday follow the communist countries' efforts to repair ties strained over disputes in the South China Sea. (AP Pool/Na Son Nguyen). Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp Tập Cận Bình.
    THANH HIEU BUI·3 THÁNG 10 2017

    Nguyễn Phú Trọng sẽ không về hưu giữa nhiệm kỳ như dự định mà ông ta đã hứa với trung ương đảng. Trước đây ông ta từng hứa làm tiếp tục vì chưa xong công việc bồi dưỡng, chọn lựa người kế nhiệm.

    Tờ báo Nikkei mới đây có một bài viết phân tích về những thủ đoạn của Tập Cận Bình nhằm muốn hướng tới nhiệm kỳ tổng bí tư thứ ba vào đại hội 19 của đảng CSTQ. Tập đã tiêu diệt những đối thủ có khả năng là người kế vị chức tổng bí thứ như Tôn Chính Tài với một cuộc bắt giữ khẩn cấp với tội danh ” vi phạm kỷ luật đảng”. Thông qua việc bắt giữ Tô Chính Tài, người có khả năng kế nhiệm tổng bí thư thay Tập là Hồ Xuân Hoa cũng nhận được những thông điệp sẽ chung số phận với Tôn nếu như có ý định làm người kế nhiệm Tập trong lúc này.

    Không có người kế nhiệm đương nhiên Tập sẽ vẫn làm tổng bí thư.

    Chiêu trò của Tập được học trò Nguyễn Phú Trọng áp dụng triệt để tại Việt Nam, từ cách thức đẻ ra những tổ, ban trong đảng và cách nắm chặt công an, quân đội và truyền thông, uỷ ban kiểm tra trung ương. Nguyễn Phú Trọng đã học Tập để loại trừ những người có khả năng kế nhiệm Trọng như Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang.

    Khi Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng lập tức cho dư luận rộ lên tin đồn đại để rồi bắt tay vào xử lý. Cách này Trọng đã từng áp dụng với Phùng Quang Thanh khi Thanh trị bệnh tại Pháp. Trước thềm đại hội 12, Phùng Quang Thanh đương nắm quân đội và có ý định không muốn về hưu nếu như trong bộ chính trị có người quá tuổi không về. Việc Thanh cương quyết như thế đã dẫn đến nhiều uỷ viên BCT khác của khoá 11 cũng không có ý định về. Trọng đã cho người tung tin đồn ầm ĩ về Thanh , để rồi trung ương ấy cớ dư luận đồn đại mà đưa thông báo Thanh bị bệnh nặng phải chữa trị nước ngoài. Rồi nhân cớ để bảo đảm uy tín đảng, Trọng cho quân áp giải Thanh từ sân bay về và giam lỏng cho đến khi Thanh tự làm đơn xin rút khỏi chính trường mới buông tha.

    Cách thức lợi dụng truyền thông để tạo dư luận rồi đứng ra giải quyết được Trọng lặp lại nhiều lần, từ những chuyện như xe sang biển công đến vụ Phùng Quang Thanh, tiếp đến mới đây là Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng đã cho người tung tin trong dư luận dồn đại rồi nại cớ để trấn an dư luận, Trọng cho Trần Quốc Vượng thay thế Huynh. Đến nay Huynh đã khỏi bệnh muốn đi làm lại nhưng Trọng đã lờ đi lời đề nghị của Huynh. Số phận chính trị của Huynh đã chấm dứt bởi y là người có những tố chất làm tổng bí thư mà Trọng đã đề ra ở quy định 90 vào ngày 22 tháng 8 năm 2017.

    Quy định 90 của Trọng nhấn mạnh người làm tổng bí thư phải có lý luận, tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin. Quy định này được ban ra khi Huynh vừa bị rời khỏi ghế thường trực ban bí thư do đi chữa bệnh.

    Đối tượng kế nhiệm thứ hai của Trọng là chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là đối thủ mà Trọng tốn nhiều công sức để hạ bệ nhất. Dù dùng nhiều thủ đoạn âm thầm chia rẽ, cô lập Trần Đại Quang nhưng Trọng vẫn chưa làm được gì bởi Quang là người kín kẽ, thận trọng và giữ mình. Phải đợi đến khi Quang bị bệnh cần điều trị, Trọng mới áp dụng biện pháp cũ là tạo dư luận đồn đoán để ta tay. Lần này vẫn con bài Huy Đức được Trọng sử dụng để dẫn dắt dư luận đòi thay thế chủ tịch nước vì lý do vắng mặt đi trị bệnh, một cách đã thành công trước đó với Đinh Thế Huynh.

    Đối tượng còn lại duy nhất bây giờ có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng ở giữa nhiệm kỳ chỉ còn lại Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên Phúc có quá nhiều tội lỗi mà Trọng nắm giữ, cho nên Phúc chỉ duy nhất một đường thần phục Trọng không dám nghĩ đến chuyện kế ngôi, hoặc Phúc đã che đậy ý định phản Trọng như đã từng phản Nguyễn Tấn Dũng thật khéo léo để Trọng không biết.

    Sức mạnh của Nguyễn Phú Trọng có được từ quyết định xa rời ảnh hưởng của các nước phương Tây và gắn chặt với Tập Cận Bình, áp dụng xuất sắc nhưng gì Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc. Trọng nhận được nhiều giúp đỡ của Tập trong chính trị , kinh tế cũng như kiểm soát quyền lực. Chỉ số đầu tư nước ngoài tăng là một thành công mà Trọng đem ra trưng với trung ương rằng không cần tư bản, Việt Nam vẫn có thể thu hút đầu tư. Tính đến tháng 9 năm 2017 con số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Nhưng cục thống kê không nói rõ cón số tăng này là do nguồn vốn FDI, nguồn vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, nắm quyền quyết định, vốn FDI được ư thích sử dụng vào những nước có tài nguyên nhiều, nền chính trị dễ mặc cả đi đêm. Trong số vốn đầu tư FDI tăng vọt mà bộ sậu Trọng, Phúc coi là thành công này chủ yếu từ Trung Quốc. Đây là hỗ trợ của Trung Quốc cho bộ sậu Trọng, Phúc có con số thành tích để trưng ra. Sự hỗ trợ này nằm trong thoả thuận hồi đầu năm Trọng tiếp xúc với các chủ đầu tư Trung Quốc trong lần tiếp kiến Vương Kỳ Sơn, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương đảng CSTQ để nhận lời bảo đảm sẽ đầu tư cho Việt Nam nếu như Trọng, Phúc thực hiện mô hình mà Trung Quốc muốn Việt Nam làm theo.

    Với sự hỗ trợ về đầu tư FDI của Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng đã có được sức mạnh để cùng thuộc hạ Nguyễn Xuân Phúc làm một cuộc thanh trừng những phần tử thân phương Tây trong đảng, cũng như những kẻ có ý định kế nhiệm chức tổng bí thư của Trọng giữa nhiệm kỳ. Cuộc chiến mà cả Tập và và Trọng hô hào chống tham nhũng thực chất là mượn cớ để thanh trừng đối thủ, kiểm soát quyền lực. Bởi những uỷ viên bộ chính trị cộng sản ở Việt Nam hay Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba có kẻ nào không tham nhũng hay chiếm đoạt tài nguyên đất nước. Cho nên nói rằng vị tổng bí thư này, vì thủ tướng cộng sản kia liêm khiết đánh tham nhũng vì dân vì nước chỉ là luận điệu của những kẻ bồi bút lừa mị dân chúng, để che đậy những âm mưu soán đạt quyền lực và cướp bóc lẫn nhau trong nội bộ đảng cộng sản.

    Nếu như Tập Cận Bình tiếp tục kiểm soát quyền lực và tiến tới thêm một nhiệm kỳ nữa, ở Việt Nam chắc chắn Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp bước như vậy. Nhưng quy định điều lệ đảng sẽ trở thành những tờ giấy vô nghĩa. Xu hướng của cộng sản và các nước độc tài đã có chiều hướng lãnh tụ nắm ngôi vô hạn như ở Nga, Triều Tiên, Cu Ba …và Trung Cộng và Việt Cộng đang noi theo.

    Việc Tập, Trọng thành công, điều ấy đồng nghĩa Việt Nam thần phục và lệ thuộc Trung Cộng sâu nặng hơn rất nhiều đến mức thành một chư hầu không thể thoát ra. Nền chính trị , đời sống văn hoá, tôn giáo của người dân Việt Nam sẽ trong cảnh ngột ngạt vù khủng bố và đàn áp.

    Trong bối cảnh trung ương đảng CSVN khiếp nhược và sợ hãi trước Trọng như hiện nay, không thể có những ý kiến mạnh đòi hỏi để đảng CSVN tự quyết định người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có những lãnh đạo về hưu còn có thể cất tiếng nói đòi hỏi quyền tự chủ quyết định người lãnh đạo đảng CSVN. Cuộc chiến chính trường Việt Nam sắp tới nếu có khó khăn cho Nguyễn Phú Trọng, chính là những nguyên lão của đảng CSVN.

    Nhưng những nguyên lão CSVN cũng dễ mua chuộc, chỉ cần thăm gặp và khen ngợi với chút quà cùng với một vài bài báo, dăm phút tung hô trên truyền hình, họ sẽ bỏ tất cả những gì mà họ nghĩ là ích lợi cho đất nước, dân tộc như các loại Trần Đình Hương, Nguyễn Trọng Vĩnh để lấy chút trọng thị của những kẻ đang nắm quyền.

    Cùng với sự nắm chắc quyền lực của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đất nước Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng là điều đương nhiên, đàn áp dân chủ cao độ cũng là điều đương nhiên. Không có tia sáng nào cho nền dân chủ Việt Nam cả, mọi sự cố gắng của các phong trào dân chủ lúc này đều phải trả giá đắt. Đó là sự thật đang diễn ra và sẽ diễn ra.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here