Nhờ chăm chỉ trồng rau, nuôi cá, chạy xe ôm, bán chổi đót… Lúc về hưu trung tướng Hữu Ước đã có một cơ ngơi khang trang để dưỡng già trên phần đất của tổ tiên để lại.
Một nhà báo tài năng, một đảng viên liêm khiết, một hoạ sĩ, thi sĩ ….và cũng là một người làm vườn ao chuồng cực giỏi.
Khởi công xây dựng từ năm 2014, đến nay, Trung tướng Hữu Ước cho biết, ông đã hoàn thành tâm niệm xây dựng Khu văn hóa tâm linh tại Sóc Sơn, Hà Nội. Đây cũng là di nguyện của bà Nguyễn Thị Lý – người vợ quá cố của ông.
Video: Cuộc sống của Trung tướng Hữu Ước sau khi về hưu
Khu văn hóa tâm linh được xây dựng trên mảnh đất rộng 1,5 ha. Mảnh đất được ông mua từ nhiều năm trước và tiến hành xây dựng từ năm 2014.
Trong không gian tâm linh này, tướng Ước đã xây dựng một quần thể bao gồm đình, chùa, khu thờ tự, ao cá, rất nhiều cây xanh và các phiến đá quý.
Đó là các phiến đá trắng đề tên người công đức, phiến đá khắc bản nhạc, bài thơ, châm ngôn sống của chủ nhân. Đặc biệt, có phiến đá ông đề thơ tặng vợ.
Khu văn hóa tâm linh được xây dựng trên mảnh đất rộng 1,5 ha |
Trung tướng Hữu Ước chia sẻ, khi xây dựng không gian này, ông muốn nơi đây sẽ trở thành một kiến trúc văn hoá đẹp của Thủ đô, là điểm đến của nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật.
Ở đó, ông sẽ đặt hàng trăm tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt ông cho rằng, những ai coi trọng tâm linh thanh thản, muốn gạt bỏ tham lam, nghiệt ngã của cuộc đời có thể tìm đến nơi đây để hưởng sự tĩnh lặng.
Khu văn hóa tâm linh này cũng là di nguyện của vợ ông. |
Được biết, Khu văn hóa tâm linh này cũng là di nguyện của vợ ông, Đại tá Nguyễn Thị Lý. Bà mong ước xây dựng từ những ngày còn sống nhưng khi bà mất (năm 2012), tướng Ước mới có cơ hội tiến hành.
Sau khi việc xây dựng hoàn thành, Trung tướng Hữu Ước đã đưa vợ về đây an nghỉ. Ông cho biết: “6 năm nay, mộ của vợ tôi được đặt ở quê (Hưng Yên). Từ Hà Nội về quê, tôi đi hết 2 tiếng đồng hồ nhưng ngày Rằm và mùng 1 hàng tháng, tôi đều về thắp hương cho bà ấy. Nay tôi đưa bà ấy về đây để tiện chăm sóc hơn”.
Trung tướng Hữu Ước đưa vợ về đây an nghỉ. |
Kể từ ngày đưa vợ về đây, Tướng Ước nói: “Nếu không bận công việc quá đặc biệt hay phải đi xa, trung bình cứ 2 ngày một lần tôi lại từ Hà Nội lên đây thăm bà ấy”. Vì nếu không thăm vợ thường xuyên, lòng ông không thấy bình yên…
Vị tướng sinh năm 1953 cũng khẳng định, Khu văn hóa tâm linh (còn gọi là Công viên tâm linh) này sẽ được mở cửa chính thức để đón công chúng vào ngày mùng 3 Tết Âm lịch 2018 và hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận.
Trung tướng Hữu Ước cho biết thêm, công trình này được thực hiện với sự giúp đỡ của rất nhiều mạnh thường quân.
Một số hình ảnh về Khu văn hóa tâm linh:
Khi xây dựng không gian này Tướng Ước chia sẻ, ông muốn nơi đây sẽ trở thành một kiến trúc văn hoá đẹp của Thủ đô, chốn bình an cho nhiều du khách. |
Khu văn hóa tâm linh là một quần thể bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, tháp giải oan… |
Những người coi trọng tâm linh có thể tìm đến nơi đây để hưởng sự tĩnh lặng. |
Khu văn hóa tâm linh chứa nhiều tác phẩm nghệ thuật. |
Trong khuôn viên có rất nhiều cây xanh và những công trình được xây từ các phiến đá. |
Tướng Ước đặt ở đây hàng trăm phiến đá nghệ thuật. |
Trên đó ông khắc các bài thơ, phương châm sống… |
Sau khi hoàn thành, Khu văn hóa tâm linh sẽ được mở cửa miễn phí đón nhân dân tới thăm quan, vãn cảnh. |
Tướng Ước còn nuôi rất nhiều cá cảnh. Cứ hai ngày ông lại từ nội thành Hà Nội về đây, chăm chút không gian tâm huyết này. |
Theo dự kiến, ngày mùng 3 Tết Âm lịch, Khu văn hóa tâm linh này sẽ chính thức mở cửa đón khách thăm quan. |
Thực hiện: Vũ Lụa – Ngọc Trang
Ảnh: Phạm Hải
Đồ họa: Multimedia VietNamNet