CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA

0
604
Trương Thị Hà-Đại học Luật Hà Nội

 Nhật Ký Biểu Tình

Tôi xin gửi mọi người cần lưu ý nếu trong cuộc sống vì lý do gì đó mình được CQĐT “mời, triệu tập, gọi hỏi..” với vai trò là Nghi phạm; Người bị hại; Người làm chứng… thì hãy:

1: Phải có giấy mời hoặc triệu tập hợp lệ của CQĐT. Nội dung phải thể hiện thời gian, địa điểm làm việc; Làm việc với ai? Làm việc về nội dung gì? Tuyệt đối không làm việc khi không hội đủ 3 nội dung này. Đặc biệt không làm việc nếu CQĐT điện thoại mời, triệu tập vì Pháp luật cấm điều này. Tuyệt đối không để điều tra viên (ĐTV) thu lại giấy mời hoặc triệu tập.

2: Có quyền yêu cầu ghi âm buổi làm việc với ĐTV nếu thấy cần thiết;

3: Tự mình đọc thật kỹ vào biên bản ghi lời khai (tuyệt đối không để ĐTV đọc); Yêu cầu ĐTV gạch bỏ những khu vực trống rồi mới ký vào từng trang; Giáp trang và cuối trang. Còn nữa, những dòng ghi chưa hết thì ký khóa dòng. Có quyền ghi ý kiến bổ sung của mình vào cuối biên bản.

4: Nếu có bàn giao tài liệu, vật chứng cho CQĐT thì bắt buộc phải lập thành 02 bản để lưu giữ (2 bên ký sống). Giao cái gì? Nội dung ra sao thì phải mô tả thật kỹ trong biên bản (nếu tài liệu là bản gốc thì phải ghi là bản gốc). Đặc biệt nếu tài liệu, vật chứng là các File ghi âm, ghi hình thì phải cùng ĐTV mở ra cùng nghe, cùng xem và ghi rõ: Nộp…đĩa CD-R chứa…với dung lượng…Mb; Độ dài…phút. Các file này nghe được, xem được. Phải niêm phong vào phong bì và hai bên cùng ký vào các vị trí quan trọng (ký càng nhiều càng tốt), đồng thời yêu cầu CQĐT đóng dấu vào 04 góc và những vị trí dễ bị bóc. Tránh tình trạng sau này nếu vụ án có dấu hiệu tiêu cực, chạy án sẽ bị đổi đĩa với lý do: Mở ra nhưng không có gì trong đó hoặc đĩa không mở được. Được như vậy mới bàn giao (Lưu ý: Nói yêu cầu này với ĐTV trước lúc lập biên bản).

5: Những gì đã khai, đã tường trình có trong hồ sơ trước đó rồi thì không lặp lại. Không khai lại (trừ trường hợp chính mình có nhu cầu). Có quyền không trả lời những câu hỏi của ĐTV nếu nó không liên quan và không thuộc trách nhiệm trả lời của mình.

6: Trong trường hợp ĐTV tổ chức cho bạn đối chất với người khác thì nên nhớ: ĐTV chỉ có quyền hỏi, không có quyền nhắc, mớm cho người kia vì Luật pháp nghiêm cấm. Nếu xảy ra việc này thì đề nghị ĐTV dừng ngay hành vi sai phạm này.

7: Trong lúc làm việc, nếu ĐTV to tiếng, uy hiếp, quát nạt, gây áp lực thì hảy nói: Tôi đề nghị ĐTV không được vi phạm tố tụng trong lúc làm việc hợp pháp với tôi. Nếu tiếp tục tôi sẽ dừng ngay buổi làm việc và báo cáo lãnh đạo. Hảy bình tĩnh, tự tin, sáng suốt ngay từ đầu trên phương châm: “Hảy để đối phương hiểu cái hay của mình và không hiểu cái không hay của mình”.

8: Điều cuối cùng (không thừa đâu): Tự mua 1 chai nước vào mà uống, không ăn, uống, hút, hít bất kể thứ gì ĐTV mời.
Một kinh nghiệm tuy không lớn nhưng lại rất bổ ích, đừng để xảy ra bất cẩn rồi đỡ không kịp, phải tự mình bảo về mình trước. Đã có nhiều trường hợp chết oan ngay từ những điều tưởng như nhỏ nhặt này rồi đấy.
Trần Minh Lợi.

#CDVN: Trên đây là kinh nghiệm do chính công dân Trần Minh Lợi đúc kết từ thực tế của anh. Anh Lợi là một công dân chống tham nhũng nổi tiếng khu vực Tây Nguyên.

(Theo Con Đường Việt Nam)

BIỂU TÌNH CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA

CẨM NANG LÀM VIỆC VỚI AN NINH (PHẦN 1)

CẨM NANG LÀM VIỆC VỚI AN NINH (PHẦN 2)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here