Campi Flegrei, ‘gã khổng lồ’ sắp thức giấc ở Ý?

    0
    28
    Getty Images
    BBC

    Campi Flegrei, thường được dịch là “những cánh đồng cháy”, là một siêu núi lửa ở Ý. Nó gồm một mạng lưới ngầm rộng lớn và phức tạp được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước, trải dài từ ngoại ô Naples tới phía bên dưới Địa Trung Hải.

    Hiện có khoảng nửa triệu người đang sống ở miệng núi lửa Campi Flegrei kéo dài bảy dặm, được hình thành sau những trận phun trào núi lửa lớn xảy ra 200.000, 39.000, 35.000 và 12.000 năm trước.

    500 năm qua là khoảng thời gian khá bình yên với Campi Flegrei do không có một trận phun trào núi lửa nào kể từ năm 1538, và ngay cả lần phun trào này cũng vẫn nhỏ hơn sự kiện dẫn đến sự hình thành “Ngọn núi mới” – Monte Nuovo.

    Tìm thấy dấu hiệu sự sống trong hệ Mặt trời?

    Chiếc phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút

    Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới?

    Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng

    Tuy nhiên, các sự kiện gần đây cho thấy giai đoạn bình yên này có thể sắp kết thúc.

    Sự gia tăng của các quá trình gây biến động và làm nóng trong miệng núi lửa đã khiến chính phủ Ý nâng mức độ đe dọa của núi lửa vào tháng 12/2016.

    Người ta ngày càng lo sợ rằng magma sâu bên trong Campi Flegrei có thể đạt ngưỡng “áp lực thoát tro”. Khi đó, một lượng lớn tro núi lửa sẽ đột ngột truyền nhiệt vào các chất lỏng và đá thủy nhiệt bên trong. Khi xảy ra ở quy mô lớn, nó có thể gây kích hoạt phun trào.

    Một nghiên cứu công bố vào tháng 5/2017 tìm ra bằng chứng cho thấy siêu núi lửa đã trong quá trình chuẩn bị phun trào suốt hàng thập kỷ.

    Câu hỏi quan trọng ở đây không phải là liệu trận phun trào này có thể xảy ra không mà là khi nào và ở cường độ ra sao.

    The Bay of Naples was formed thanks to several enormous volcanic explosionsiStock
    Vịnh Naples được hình thành từ những vụ núi lửa phun trào lớn

    “Campi Flegrei đang trong trạng thái báo động,” Antonio Costa, từ Viện nghiên cứu địa cầu và núi lửa quốc gia ở Bologna, thành viên giám sát hoạt động của siêu núi lửa, nói.

    “Chúng tôi dự đoán cái gọi là sự ‘phun trào dữ dội Stromboli’ sẽ trở nên khá là nhỏ so với lần siêu phun trào này. Tuy nhiên, không dễ dàng để nói rằng chắc chắn núi lửa sẽ phun trào trong những năm tới. Campi Flegrei đã không phun trào trong suốt những khoảng thời gian được giám sát, nên chúng ta không biết được tất cả những gì sẽ xảy ra.”

    Một trận phun trào dữ dội Stromboli sẽ thổi đá nóng chảy và tro vài nghìn feet vào trong không khí. Đây chắc chắn là một sự kiện lớn, cần phải sơ tán hàng trăm nghìn người. Nhưng so với trường hợp của Campi Flegrei thì mức độ như thế vẫn là không đáng kể gì.

    Lực lượng nào bảo vệ nhà máy điện hạt nhân của Anh?

    Khi bị sét đánh cảm giác thế nào?

    Nguồn nước ngọt thế giới đang cạn dần?

    Trận phun trào núi lửa khét tiếng nhất là Campanian Ignimbrite, xảy ra khoảng 39.000 năm trước. Nó đã nghiền 300 km khối đá nóng chảy và phóng 70km vào tầng bình lưu cùng với khoảng 450.000 tấn khí dioxide sulphate. Đám mây bụi bay sang tận miền trung nước Nga cách đó khoảng 2.000 km.

    Trận phun trào xảy ra vào thời điểm mà phần lớn châu Âu đã trải qua thời kì băng hà kéo dài. Hậu quả của nó được cho là đã tàn phá một phần lớn lục địa trong nhiều thế kỷ.

    Toàn bộ diện tích đất, gồm cả Ý, bờ biển Địa Trung Hải và toàn bộ phía Đông châu u khi đó đã bị bao phủ bởi một lớp tro dày 20cm. Nó được cho là đã phá hủy thảm thực vật và tạo ra một sa mạc rộng lớn. Phần lớn nước Nga đã bị phủ bởi lớp tro dày 5cm, đủ để cản trở sự phát triển của thực vật trong nhiều thập kỷ và thậm chí còn lâu hơn nữa.

    “Chúng ta biết từ phân tích hóa học rằng tro núi lửa có chứa fluorine, vốn có tác động mạnh tới thảm thực vật, đồng thời gây ra một bệnh gọi là fluorosis (chết răng) ở động vật,” Costa nói. “Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến con người.”

    Đồng thời, lượng lớn khí dioxide sulphate thải ra có thể làm giảm nhiệt độ của Trái Đất. Dioxide sulphate bám vào bức xạ Mặt Trời trong tầng khí quyển cao, ngăn không cho nó đến được mặt đất.

    Điều này đã xảy ra với trận phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 – một trong những trận phun trào lớn nhất ở thế kỉ 21, khiến nhiệt độ toàn cầu nhất thời giảm 0,6 độ C.

    Much of eastern Europe was covered in a layer of ash from the eruptionsiStock
    Hầu hết diện tích đông Âu được bao phủ bởi một lớp tro bụi từ các vụ núi lửa phun trào

    Tuy nhiên, trận phun trào núi lửa Campanian Ignimbrite có tác động lớn hơn rất nhiều. Một số nhà khoa học ước tính rằng nó đã khiến nhiệt độ của châu Âu giảm 4 độ C, làm thay đổi mạnh mẽ khí hậu trong nhiều năm.

    Thời điểm xảy ra trận phun trào núi lửa này còn đang bị hoài nghi do nhiều nhà khảo cổ học cho rằng 39.000 năm trước là khoảng thời gian mà người anh em họ của chúng ta, người Neanderthal, bị tuyệt chủng ở châu Âu. Trận phun trào được cho là đã gây ra nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt ở khắp châu Âu – một trong những nguyên nhân chính khiến người Neanderthal bị tuyệt chủng, ít nhất là ở một số khu vực.

    Hội chứng thức dậy không biết mình đang ở đâu

    Con người có con mắt thứ ba?

    Chất độc chết người trong thức ăn hàng ngày

    Tuy nhiên, trong khi trận phun trào tác động lớn tới người Neanderthals, nhiều nhà khoa học tin rằng một sự kiện đơn lẻ như vậy không đủ để khiến giống người này biến mất. Bằng chứng khảo cổ cho thấy người Neanderthal tồn tại ở một số khu vực ở châu Âu trong khoảng 10.000 năm sau trận phun trào Campanian Ignimbrite. Nguyên nhân có thể là do sự phân tán tro khác nhau giữa các vùng.

    “Sau trận phun trào, những khu vực có dấu tích người Neanderthal chỉ được tìm thấy ở Pháp và Tây Ban Nha,” Costa nói. “Điều này có thể do hai khu vực này đã không bị ảnh hưởng bởi trận phun trào, do gió đã thổi về phía đông.”

    Còn có một tranh luận cho rằng trận phun trào đã mang lại lợi ích cho người Neanderthals do nó đã gây trì hoãn việc loài người hiện đại đến châu Âu và tranh giành tài nguyên. “Để tới phía tây châu Âu, loài người hiện đại phải đi qua Trung Đông và sa mạc rộng lớn được tạo ra bởi trận phun trào,” Costa nói. “Cần hàng trăm năm để khôi phục mảnh đất này.”

    Những thiệt hại do trận phun trào lớn, gần nhất của Campi Flegrei hiện vẫn chưa rõ, nhưng chắc chắn rằng nó không phải là siêu núi lửa duy nhất trên Trái Đất. Lịch sử địa chất của Trái Đất gồm rất nhiều sự kiện phun trào núi lửa mang tính hủy diệt.

    Mời quý vị đón xem phần tiếp theo:Sắp tận thế do núi lửa?

    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here