Bản tin tối 5-1-2018

    0
    123
    TIẾNG DÂN

    Tin Trong Nước

    Tin Biển Đông

    Trang Nghiên Cứu Biển Đông bàn về Tập Cận Bình, PLA và tranh chấp Biển Đông. Tác giả cho biết, trong cuộc họp diễn ra trước tuyên bố của tòa trọng tài ngày 12/7/2026, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi thực hiện chiến lược “phủ đầu” trên Biển Đông, “nếu không sự hiện diện của Trung Quốc trên Trường Sa qua thời gian sẽ trở nên trống rỗng và chỉ là những tuyên bố trên giấy”.

    Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là thế lực đứng đằng sau quá trình điều chỉnh chiến lược ở Biển Đông của Bắc Kinh, và là “bên khởi xướng và thực thi hoạt động cải tạo đảo”. Đối với PLA, hoạt động bồi lấp đảo “là một nhiệm vụ bắt buộc để đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả các chiến trường quan trọng trên Biển Đông”.

    Mời đọc thêm: Báo Anh: Tàu tuần tra Mỹ chuyển giao cho Việt Nam có thể được lắp tên lửa — Đối phó Trung Quốc, Ấn Độ chuẩn bị “át chủ bài” có thể can dự Biển Đông (Viet Times). – Ông Tập Cận Bình ra lệnh binh sĩ sẵn sàng tác chiến (TN).

    Chính trường Việt Nam đầu năm 2018

    Một quy luật mà lãnh đạo vừa nhận ra: Không có giám sát phản biện, Đảng không đi vào lòng dân. Phát biểu tại hội nghị của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam hôm 5/1/2018, Thủ tướng cho rằng: “Chúng ta có một đảng lãnh đạo, không có giám sát, không có phản biện, sẽ thành một đảng không đi vào lòng dân”.

    Tuy nhiên, ngài Thủ tướng “lạc quan tếu” khi cho rằng Mặt trận Tổ quốc có thể “giám sát”, “phản biện” các lãnh đạo Đảng và nhà nước. Về bản chất, Mặt trận Tổ quốc vẫn do Đảng lãnh đạo. Cuối năm 2017, đã có một lãnh đạo hỏi thẳng: Mặt trận làm sao giám sát được Bí thư.

    Yêu cầu khó dành cho các lãnh đạo: “Đề nghị công khai 1.000 cán bộ Ban Bí thư quản lý để dân giám sát“. Một đại biểu đã đề nghị như vậy trong Hội nghị của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần 8. Tuy nhiên, thực hiện được không lại là chuyện của lãnh đạo. Đến cả yêu cầu công khai tài sản lãnh đạo của ban bí thư còn bị phớt lờ.

    BBC đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘muốn rà soát đất đai’. Theo nội dung chỉ thị mới về “chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố “chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành”.

    Lâu nay, những sai phạm trong quản lý đất đai đã tạo nên căng thẳng tiềm tàng giữa người dân và chính quyền. Một số trường hợp trường hợp như biến cố ở Đồng Tâm, vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, vụ nông dân Đặng Văn Hiến nổ súng giữ đất… đã cho thấy người dân phản kháng quyết liệt đến mức nào.

    Mời đọc thêm: Thủ tướng: Đừng để nhân dân mất phương hướng, thiếu niềm tin (VNN). – Thủ tướng: Mặt trận Tổ quốc cần tích cực tham gia kiểm soát quyền lực (DT). – Phát huy hơn nữa vai trò và đề cao trách nhiệm xã hội của Mặt trận (ĐCS). – Thủ tướng: Chính phủ ủng hộ hoàn toàn chương trình chống tham nhũng của MTTQ (Infonet). – Phạt “quan xã” đánh bài ăn tiền ở công sở (BGT). – Kỷ luật cảnh cáo Bí thư Đảng ủy thị trấn Chư Sê (SGGP). – Cán bộ bắn dân không trúng nên thoát tội: Không khởi tố vụ án 2 kiểm lâm nổ súng, xô xát với phụ nữ (TT).

    “Củi mạ nhôm” vào lò

    Tiếp theo trong vụ án Vũ “nhôm”: Bắt được Vũ “nhôm” có thể làm sáng tỏ dấu hiệu vi phạm hình sự khác. TS Dương Thanh Biểu, cựu Phó viện trưởng VKSND Tối cao, cho rằng, đã đến lúc giải đáp toàn bộ những nghi vấn bấy lâu nay của dư luận xung quanh Vũ “nhôm”, và tại sao chỉ trong thời gian ngắn Vũ có thể“thâu tóm rất nhiều nhà, đất công sản ở vị trí đắc địa như vậy tại Đà Nẵng”.

    Theo LS Phạm Văn Phất, thông tin công chúng nắm được về những hành vi “có dấu hiệu vi phạm hình sự của ông Phan Văn Anh Vũ” không liên quan nhiều đến tội danh “làm lộ bí mật nhà nước”. Nên chuyện khởi tố tội danh này “chỉ là bước đầu để điều tra những dấu hiệu tội phạm tiếp theo”.

    Báo Người Lao Động viết: Vũ “nhôm” có quyền im lặng chờ luật sư! Theo LS Huỳnh Công Thư, Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, nên quá trình điều tra, truy tố, xét xử Vũ “nhôm” diễn ra “hoàn toàn theo luật mới”, ông Vũ “có quyền khai báo hoặc giữ im lặng cho đến khi có luật sư của ông hoặc gia đình thuê có mặt tham gia hỏi cung”.

    Trang Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Luật sư nước ngoài của Vũ “nhôm” có được tranh tụng tại Việt Nam? LS Vũ Quang Bá trả lời: “Theo luật, Luật sư quy định… không được cử luật sư nước ngoài… tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa trong vụ án hình sự”. Cho nên LS Remy Choo của Vũ “nhôm” ở Singapore “sẽ không được tham gia bào chữa trong phiên tòa hình sự tại Việt Nam”.

    Một vấn đề khác trong vụ Vũ “nhôm” là, cần làm rõ vì sao Vũ ‘Nhôm’ có 3 hộ chiếu. Thông tin từ Bộ Nội vụ Singapore, cho biết, lúc bị bắt, Vũ “nhôm” đã dùng hộ chiếu mang tên giả “trong khi còn mang 2 hộ chiếu khác, trong đó có 1 hộ chiếu mang tên thật”. Theo quy định của nhà nước, mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp hộ chiếu với chính tên mình, “vậy tại sao Vũ lại có đến 2 hộ chiếu? Hộ chiếu này là thật hay giả? Do cơ quan nào cấp?”.

    Truyền thông quốc tế đưa tin về Vũ “nhôm”: Báo Đức đưa tin bắt Vũ nhôm. Tác giả cho biết, hãng truyền thông DW của Đức, báo Strait Times của Singapore, Reuters và một hãng tin khác của Pháp đã đưa tin về sự kiện Vũ “nhôm” bị bắt ở Việt Nam sau khi bị Singapore trục xuất.

    Báo Tuổi Trẻ thống kê bốn lần dân đặt vấn đề về đại gia đất vàng Vũ ‘nhôm’. Cử tri quận Cẩm Lệ Đoàn đã từng đặt câu hỏi với đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng ngày 4/10/2017: “Vũ ‘nhôm’ là ai mà người ta đặt ra biệt danh ‘mafia’ của Đà Nẵng? Tại sao để Vũ ‘nhôm’ tác động nhiều đến Đà Nẵng như thế?”.

    Nhưng hơn 2 tháng sau, an ninh, công an Việt Nam mới khám xét nhà Vũ “nhôm”. Do thông tin bị lộ từ trước, ông Vũ đã kịp chạy sang Singapore, trước khi bị Cơ quan Nhập cư và Hải quan Singapore (ICA) tạm giữ.

    Nhà báo Song Chi bình luận: “Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ và rất nhiều quan chức khác khi tháo chạy… bèn tính đến chuyện xin ‘tỵ nạn chính trị’ ở các nước dân chủ, nhưng tỵ nạn chính trị đâu phải là chuyện dễ. Các nước họ thừa biết đó là những quan tham và chỉ là những vụ đấu đá nội bộ mà thôi”.

    Báo Tiền Phong có đồ họa về 15 ngày trốn truy nã của Vũ ‘nhôm’.

    2 tuần trốn chạy của đại gia

    Mời đọc thêm: Người dân Đà Nẵng nói gì về sai phạm của Vũ ‘nhôm’? (DV). – Vũ Nhôm thoái sạch vốn loạt “sân sau” nào trước khi bị truy nã? (KT). – Vũ ‘nhôm’ đã bị bắt, việc điều tra tiến hành ra sao?  — Phải hiện nguyên hình thôi! (TT). – Cơ quan điều tra có toàn quyền thay đổi, bổ sung tội danh với Vũ “nhôm” (Infonet). – Việc điều tra, truy tố, xét xử Vũ “nhôm” sẽ theo luật mới (DV). – Những tài sản, dự án đình đám gắn với tên tuổi đại gia Vũ ‘nhôm’ (Zing). – Vũ ‘nhôm’ bị bắt về Việt Nam: Những câu hỏi xung quanh 3 tấm hộ chiếu khác nhau (VTC).  – Vũ “nhôm” bị bắt; kiều nữ trộm tiền ngân hàng “xộ khám” (DT).

    Chuyện liên quan đến “củi tẩm dầu”

    Báo Người Đưa Tin viết: Sếp lớn từng bị ông Đinh La Thăng “trảm” về ghế cũ: Người trong cuộc nói gì? Bàn về một hiện tượng một “khúc củi” được ra lò, sau khi ông Đinh La Thăng vào lò, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Đoàn Duy Hoạch cho rằng: “Đây là thủ tục thuyên chuyển, điều động hết sức bình thường trong nội bộ ngành đường sắt”.

    Về chuyện ông Đinh La Thăng cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp do quyết định mua tàu cũ từ Trung Quốc, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, giải thích: “Không có bất cứ quyết định nào kỷ luật ông Hiệp”, nên chuyện ông Hiệp về lại “ghế cũ” là phù hợp.

    Mời đọc thêm: Cận cảnh hội trường xét xử ông Đinh La Thăng (TP).

    Tiếp tục chuyện “thái tử Đảng”

    Báo Tiền Phong đưa tin: ‘Quan lộ’ được vun vén của Hoài Bảo: Tỉnh ủy Quảng Nam họp đột xuất. Sáng 5/1/2018, BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã tiến hành “họp Hội nghị Tỉnh ủy đột xuất để triển khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”. Trước đó, Ủy ban KTTƯ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, để chính thức công bố kết quả kiểm tra sai phạm “đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam”.

    Đằng sau hiện tượng “thái tử Đảng” là vấn đề tham nhũng quyền lực. Theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, “khi miếng bánh của con mà to hơn miếng bánh của cha thì không phải là có phúc”. Các “thái tử Đảng” đã được xếp ghế trong chính trường Việt Nam trước khi họ có thể hiểu những nguyên tắc làm chính trị gia.

    Vụ án Đặng Văn Hiến

    Về bản án tử hình dành cho người nông dân nổ súng giữ đất, báo Dân Việt bình luận: Sau phiên tòa vụ bắn chết 3 người: Sự vô cảm của cán bộ địa phương? Bài viết cho biết, “ngay sau khi phiên tòa kết thúc, hàng chục người dân đã tỏ ra vô cùng bức xúc, gây mất trật tự ngay trước cửa TAND tỉnh Đắk Nông”.

    LS Vũ Thái Hà cho rằng: “Khi có kẻ trộm vào nhà chúng ta cũng buộc phải tự vệ, bảo vệ tính mạng, tài sản gia đình mình”. Trong vụ Đặng Văn Hiến, chính quyền địa phương đã tỏ ra thiếu trách nhiệm, họ đã “buông lỏng quản lý một thời gian dài, dẫn tới những việc từ tưởng chừng rất nhỏ đã biến thành việc lớn, rất nghiêm trọng”.

    Báo Tuổi Trẻ nhận định: Một bản án tử hình thiếu thuyết phục. Theo TS Đinh Thế Hưng, “vụ án xảy ra vì tranh chấp đất đai kéo dài nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp giải quyết triệt để”. Thực tế là chính quyền địa phương đã để mặc cho Công ty Long Sơn đưa người, vũ khí, xe ủi đến cưỡng chế đất, phá hoại tài sản của nông dân.

    Ông Vũ Phi Long, cựu phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM, cho rằng: “Hành vi của Công ty Long Sơn tại thời điểm tổ chức lực lượng (đông người, trang bị khiên chắn, dao rựa…) để phá hoa màu, quyết tâm lấy đất của bị cáo Hiến rõ ràng là trái pháp luật”. Hành vi trái pháp luật của “nạn nhân” đã khiến bị cáo Hiến không thể không tự vệ.

    Nhà báo Mai Quốc Ấn đặt câu hỏi: Mạng người nào không quý? Một số “thành tích” của chính quyền đã đẩy nông dân tới bước đường cùng, “giao đất sai quy định (theo bản đồ, chưa đo đạc thực tế), được gọi điện báo tin ‘có đánh nhau to’ trước đó nhưng không can thiệp kịp thời, thậm chí có cán bộ biến chất đã đánh dân khi dân lên tố cáo tội phạm”.

    Mời đọc thêm: Vụ bắn chết 3 người: Chính quyền xử lý tranh chấp không dứt điểm (DV).

    Nhân quyền ở Việt Nam

    Facebooker Lê Anh Hùng đưa tin: Thầy giáo Vũ Văn Hùng “hiện đang bị giam tại Công an quận Thanh Xuân. Vợ anh đến công an quận và được họ trao cho tờ thông báo tạm giữ 3 ngày. Họ không cho chị gặp anh mà bảo chị về mang quần áo và tiếp tế đồ cho anh”.

    Không có văn bản thay thế tự động nào.
    Thông báo của phía công an về chuyện bắt giữ thầy giáo Vũ Văn Hùng. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

    LS. Lê Ngọc Luân viết: Bị công an bắt: Nên im lặng, nên khai lúc nào? Quá trình tra hỏi là thời điểm mà phía an ninh, công an thường vận dụng những thủ đoạn hỏi cung, thậm chí tra tấn. Theo LS Luân, khi bên cạnh mình không có luật sư thì đừng nên nói gì cả. Nếu phải nói thì chỉ thừa nhận những điều đúng sự thật. Phải đọc kỹ trước khi đặt bút ký vào bất kỳ văn bản nào do phía an ninh, công an đưa.

    Mời đọc thêm: Bố Trạch, Quảng Bình: Cán bộ hay côn đồ ở UBND xã Thanh Trạch? (TD).

    Thêm một số tin trong nước: Vụ nổ kho phế liệu ở Bắc Ninh: Bi kịch từ lòng tham và sự tắc trách (DL/ TD). – Hịch giá xăng (FB Bạch Cúc). – Đường nghìn tỉ đầy rẫy ổ voi, ổ gà (TT). – Sự vô cảm của lãnh đạo và chuyện lạ ở Việt Nam: Dân mua đạn, xe tăng, tên lửa làm phế liệu, ‘quan’ nói khó biết  —  Tài xế ‘cố thủ’ phản đối BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp (TT). – Tân chủ tịch PVN và áp lực vượt ‘khủng hoảng ngành dầu khí’ — ‘Đi ôtô thì phải chấp nhận phí gửi xe cao’ (Zing) – Tài xế lại phản đối, trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp hỗn loạn (VNE). – Thêm một dự án có vấn đề: TP HCM báo cáo Chính phủ nguyên nhân 2 tuyến metro bị đội vốn (NLĐ).

    Tin quốc tế

    Tin nước Mỹ

    Cuốn sách của Michael Wolff về những thâm cung bí sử của gia đình Trump tiếp tục gây bão. Trump viết trên Twitter, sách của Michael Wolff ‘đầy dối trá’. Các luật sư của Trump cố gắng để quyển sách không được xuất bản, nhưng có vẻ các nỗ lực đó là vô vọng. Trump tweet về cuốn sách “đầy những dối trá, thông tin sai lệch và những nguồn không tồn tại“.

    Các chính sách mới của TT Trump, liên quan đến vấn đề nhập cư, tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông. Đề tài này được VOA quan tâm qua bài viết: Trump: Muốn giữ DACA, phải bỏ diện bảo lãnh ăn theo

    Ông Trump nói: “Hệ thống di trú hiện hành của chúng ta hiện nay làm dân Mỹ thất bại”, ông cũng nói đến những hệ lụy của kiểu định cư “bảo lãnh dây chuyền”, một trong những chính sách mà Trump chống đối. Trump nói: “Định cư dây chuyền hoàn toàn là thảm họa đe dọa an ninh, kinh tế chúng ta và là cửa ngõ cho chủ nghĩa khủng bố”.

    Những chính sách mới của chính phủ thời TT Trump cũng làm thế giới phải “dè chừng”. Trên Soha có bài: Mỹ có thể sắp thành nước sản xuất dầu lửa số một thế giới. Mỹ sẽ “thả cửa” để các công ty khai thác dầu mỏ nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông, một khu vực đang quá nhiều bất ổn.

    Với chính sách mới này của chính phủ Trump, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu mỏ đứng đầu thế giới, vượt qua Nga và Saudi Arabia. Với công nghệ khai thác dầu đá phiến, Mỹ sẽ khiến các quốc gia độc  tài “sống nhờ dầu mỏ” phải điêu đứng. Nhưng dân Mỹ cũng lãnh đủ khi môi trường bị xâm hại, tàn phá.

    Mời đọc thêm:  Người Hồi giáo ngày càng chiếm số lượng áp đảo tại Mỹ (VOV). – Đảo ngược chính sách thời Obama, Tổng thống Trump đẩy mạnh khai thác dầu khí  — Tình báo Mỹ khủng hoảng nhân sự (TN). – Mỹ đình chỉ viện trợ an ninh cho Pakistan (Soha). – Pakistan nói sự thật về Mỹ khi hết tình, cạn tiền (ĐV). – Pakistan đe doạ đáp trả sau quyết định cắt viện trợ của Mỹ (TP). – “Bom bão tuyết” hoành hành miền Đông nước Mỹ, ít nhất 4 người thiệt mạng  — New York như “hành tinh khác” trong trận bão tuyết khiến nước Mỹ lạnh hơn sao Hỏa (Soha).

    Bá quyền của Trung Quốc

    Một nhà phân tích chính trị nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng: Trung Quốc sẽ thống nhất Đài Loan muộn nhất vào năm 2050. Ông Đặng Duật Văn nói: “Căn cứ theo báo cáo tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 hồi tháng 10/2017 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh sẽ sớm thống nhất hai bờ eo biển”.

    Bài viết đưa ra các phân tích của ông Đặng Duật Văn cho rằng, Bắc Kinh sẽ “làm gỏi” Đài Bắc, sớm thì trong năm 2020, muộn nhất thì năm 2050. Với các chính sách mới trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới đây của Mỹ, Trung Quốc càng muốn đẩy nhanh quá trình thâu tóm Đài Loan.

    Trên Infonet có bài: Hồ Baikal của Nga đang bị ‘biến thành một tỉnh’ của Trung Quốc?Theo bài viết, Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng ven hồ nước ngọt lớn nhất thế giới của Nga. Dư luận Nga đang hết sức hoang mang và lo lắng về vấn đề này.

    Bài viết có đoạn: “Thông tin trên được công bố khiến dư luận Nga không khỏi hoang mang khi mà ngày càng nhiều khu vực đông dân cư và trù phú của Nga đứng trước nguy cơ rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc”. Chiến lược thôn tính và gặm nhấm thế giới của Trung Quốc không từ bỏ bất cứ quốc gia nào, kể cả đó là nước độc tài “cùng hội cùng thuyền” như Nga hay Việt Nam.

    Trang Một Thế Giới cũng có bài về vấn đề bành trướng của Bắc Kinh với tựa đề: Pakistan phủ nhận chuyện cho Trung Quốc xây căn cứ quân sựTheo bài viết, người phát ngôn Mohammad Faisal của Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố, “không hề có chuyện Trung Quốc xây một căn cứ quân sự gần cảng chiến lược Gwadar thuộc tỉnh Balochistan (nam Pakistan)”.

    Trước đó, giới chức ngoại giao Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang “xây căn cứ quân sự ở Pakistan để thống trị các tuyến đường biển chiến lược”. Bộ Ngoại giao Pakistan nói rằng, “đó là tin xuyên tạc để chống phá dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEBSE) cùng mối quan hệ đang được hai nước tăng cường”.

    Trung Quốc đang ra sức “ve vãn” các quốc gia ở Nam Á, đặc biệt là Pakistan, nhất là sau khi Mỹ và nước này xảy ra hục hặc. Với tham vọng bành trướng ở Ấn Độ Dương và các lợi ích về địa chính trị trong dự án “Vành đai-Con đường” chắc chắn Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để “mua” Pakistan.

    Mời đọc thêm: Trung Quốc cấp visa 10 năm cho ‘tài năng xuất chúng’ (BBC). – Trung Quốc ban bố mức cảnh báo “màu cam” về tình trạng bão tuyết (VOV). – Cảnh sát biển Hàn Quốc nổ súng, bắt 2 tàu Trung Quốc – Bão tuyết tại Trung Quốc làm 10 người thiệt mạng (TTXVN).

    Các vấn đề Trung Đông- Iran

    Xung quanh căng thẳng ở Jerusalem, TTXVN có bài: Ai Cập chỉ trích dự luật của Israel về Jerusalem. Theo ông Ahmed Abu Zaid, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập, cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Israel về dự luật “Jerusalem thống nhất” đã vi phạm các nghị quyết quốc tế về thành phố này.

    Ông Zaid nói cuộc bỏ phiếu của Israel “vi phạm sự công nhận pháp lý của quốc tế đối với Jerusalem như một thành phố bị chiếm đóng“. Quyết định của Quốc hội Israel được cho là sẽ làm tình hình ở Jerusalem thêm căng thẳng. Được biết, ngày 6/1, 6 Arab sẽ nhóm họp ở Jordan để bàn thảo về căng thẳng tại Trung Đông.

    Về cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở Iran, VOV đưa tin: Tổng tư lệnh quân đội Iran sẵn sàng hỗ trợ cảnh sát trấn áp bạo loạnTổng tư lệnh quân đội Iran, tướng Abdolrahim Mousavi phát biểu: “Mặc dù một bộ phận của lực lượng cảnh sát đã đủ sức dập tắt sớm cuộc bạo loạn mù quáng này, tôi có thể bảo đảm với anh em bên cảnh sát rằng các đồng đội bên quân đội Cộng hòa Hồi giáo sẵn sàng đối đầu với các kẻ dại khờ của Quỷ Satan (ám chỉ Mỹ)”.

    Như vậy là, tất cả các lực lượng “nắm công cụ bạo lực” đã lên tiếng sẵn sàng đàn áp và dẹp biểu tình phản kháng ở Israel. Từ lực lượng Vệ binh Cách mạng đến cảnh sát và bây giờ là quân đội đều đang đứng về phía chính phủ thần quyền Iran.

    Mỹ đã có những bước đi thiết thực quanh vấn đề biểu tình ở Iran. Báo Tiền Phong đưa tin: LHQ triệu tập cuộc họp khẩn về biểu tình Iran theo đề xuất của Mỹ. Trước đó, bà Nikki Haley nói tại một cuộc họp báo “Liên Hợp Quốc phải lên tiếng. Trong những ngày sắp tới, chúng tôi sẽ kêu gọi phiên họp khẩn cấp cả ở New York và tại Hội đồng Nhân quyền ở Geneva (Thuỵ Sĩ). Chúng ta không thể im lặng. Người Iran đang khóc vì tự do”.

    Các chính sách của Mỹ trong vấn đề Iran đã chuyển từ “khẩu chiến” sang hành động: “Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào thứ Sáu (5/1, theo giờ địa phương) để thảo luận về làn sóng biểu tình ở Iran theo đề xuất của Mỹ“.

    Mời đọc thêm: Mỹ trừng phạt các thực thể Iran dính đến chương trình tên lửa đạn đạo (VOV). – Mỹ muốn tránh kịch bản xung đột ở Syria xảy ra tại Iran (TTXVN). – Hậu IS, Iraq lật ngược nước cờ quân sự: Yếu tố Iran? (TQ). – Mỹ cảnh báo Syria nếu tấn công người Kurd (ĐV).

    Tình hình Triều Tiên

    Báo Thanh Niên đưa tin: Triều Tiên chấp nhận đề xuất đối thoại cấp cao của Hàn QuốcTheo bài viết, Bắc Hàn đã đưa ra quyết định đồng ý đối thoại cấp cao với Nam Hàn để bàn về việc nước này tham gia Thế vận hội Mùa đông ở Nam Hàn.

    Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra ngày 9/1, bàn về vấn đề Bắc Hàn tham dự Thế vận hội và các chủ đề cải thiện quan hệ hai miền. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Mỹ hiểu rằng cuộc đối thoại sắp tới của hai miền Triều Tiên sẽ được giới hạn trong việc bàn về Thế vận hội Mùa đông, không phải chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng”.

    Một cựu quan chức ngoại giao Canada nói, Mỹ cần đứng ngoài cuộc đàm phán liên Triều. Ông Patrick Armstrong, cựu quan chức ngoại giao Canada cho rằng, “Mỹ phải tránh can thiệp vào các cuộc hội đàm giữa quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc“.

    Cựu chuyên gia ngoại giao Canada này còn ủng hộ giải pháp “đình chỉ kép” do Trung Quốc và Nga đề xuất. Theo đề xuất “đình chỉ kép” thì “Triều Tiên chấm dứt hoạt động hạt nhân, đổi lại Hàn Quốc và Mỹ đình chỉ các cuộc tập trận“. Phía Mỹ vẫn giữ quan điểm, sẽ không công nhận các cuộc hội đàm liên Triều, trừ khi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân.

    Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap: Mỹ – Hàn Quốc lên kế hoạch tập trận chung ngay sau Olympic PyeongChangTheo thông tin được loan tải, Mỹ và Nam Hàn vẫn tổ chức các cuộc tập trận chung thường niên nay sau khi Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc diễn ra.

    Trước đó, Mỹ và Nam Hàn đã thống nhất hoãn các cuộc tập trận “Key Resolve” và “Foal Eagle”, diễn ra vào mỗi mùa xuân hàng năm, nhằm mục đích để giảm sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

    Mời đọc thêm: Điều tra doanh nhân Đài Loan nghi bán dầu cho Triều Tiên (NLĐ). – Nhật Bản, Mỹ nhất trí tiếp tục gia tăng sức ép với Triều Tiên (TTXVN). – Tướng Mỹ: “Đừng bị lừa! Triều Tiên vẫn là mối đe dọa với phương Tây” (DV).

    Các tin quốc tế khác: Phóng viên tung ảnh máy bay Nga bị vỡ đuôi, bác tuyên bố của quân đội (TP). – Ukraina bị ‘tố’ có kế hoạch phá đường ống dẫn khí Nga (VNN). – Nga sẽ rà soát các công ty mạng xã hội trước thềm bầu cử Tổng thống (VnMedia). – Bất chấp bị phế truất, Tổng thống Moldova quyết bảo vệ Nga (ĐV). – Thủ tướng Anh xin lỗi vì tình trạng quá tải tại các bệnh viện Malaysia: Phe đối lập chưa chọn được ứng cử viên Thủ tướng (TTXVN). – Ủy ban bầu cử Nga phát đơn kiện chính mình (VTC).

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here