Bắc Kinh thừa nhận quan hệ Trung – Đức rạn nứt sâu sắc vì cú sốc Hoàng Chi Phong

0
147
Josue Wong (Hoàng Chi Phong) đến Đức và được gặp gỡ Ngoại trưởng Đức Heiko Mass
MỘT THẾ GIỚI

Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức tổ chức họp báo lên án Hoàng Chi Phong ngày 11.9 ngay sau khi Ngoại trưởng Đức gặp thanh niên này. Phía Trung Quốc cảnh báo quan hệ Trung – Đức bị sứt mẻ nghiêm trọng vì sự cố ngoại giao khiến Bắc Kinh phẫn nộ.

Sau khi Josue Wong (Hoàng Chi Phong) đến Đức và được gặp gỡ Ngoại trưởng Đức Heiko Mass thì Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã tổ chức một buổi họp báo lên án cả Hoàng Chi Phong lẫn cách ứng xử của phía Đức. Phía Trung Quốc cho biết có khoảng 50 phóng viên từ các báo đài Đức, Trung Quốc và các hãng truyền thông lớn như DPA, AFP, Reuters, AP…tham dự buổi họp báo

Josue Wong (Hoàng Chi Phong) đến Đức và được gặp gỡ Ngoại trưởng Đức Heiko Mass

Sau khi phát clip về hỗn loạn ở Hồng Kông, Đại sứ Ngô Khẩn đã lên án các hành vi bạo lực ở Hồng Kông đồng thời cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy rằng một số chính trị gia và nghị sĩ Đức đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề Hồng Kông, yêu cầu tự do ngôn luận và chỉ trích việc sử dụng bạo lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông”. Ông Ngô cho rằng truyền thông Đức cũng bóp méo sự việc như sau: “Phỉ báng cảnh sát thi hành pháp luật là “đàn áp” và coi một vài phần tử cực đoan như là “nhà bảo vệ nhân quyền” và thậm chí là “anh hùng”.

Ông Ngô khẳng định: “Dù ở Hồng Kông hay ở Hamburg, Paris hay bất cứ nơi nào trên thế giới, chống lại tội phạm, giữ vững phẩm giá của luật pháp và trật tự xã hội đều là nghĩa vụ của một chính phủ có trách nhiệm và cảnh sát. Chúng tôi cũng chân thành hy vọng rằng những người bạn từ mọi tầng lớp ở Đức sẽ đối xử công bằng với tình hình ở Hồng Kông, không tham gia vào các tiêu chuẩn kép và thực sự ủng hộ sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông”.

Về Hoàng Chi Phong, ông Ngô mô tả: “Hoàng Chi Phong đã bị kết án tù vì tham gia vào các cuộc tụ tập bất hợp pháp. Cách đây không lâu, y (nguyên văn là ông Ngô dùng từ Tha theo tiếng Hán là chỉ nam nhân ở ngôi thứ 3 với hàm ý không coi trọng) đã bị cảnh sát bắt giữ vì cáo buộc kích động tụ họp bất hợp pháp và tham gia vào hội nghị bất hợp pháp. Y và những người ủng hộ đã cố gắng hết sức để tạo ra sự chống đối xã hội, thúc đẩy thù hận và bạo lực, bôi nhọ “một quốc gia, hai hệ thống”, nói xấu chính quyền đặc khu và cảnh sát, và nói rằng Hồng Kông đang tìm kiếm dân chủ và tự do, nhưng y không đề cập đến việc tham gia vào các tội ác bạo lực. Đáng ngờ về mục đích chính trị đằng sau y. Một số lực lượng chính trị và chính trị gia ở Đức đã coi một kẻ chủ mưu bạo lực bất hợp pháp như một vị thượng khách” và ông Ngô đặt câu hỏi phải chăng cuộc gặp đó có động cơ chính trị.

Josue Wong (Hoàng Chi Phong) đến Đức và được gặp gỡ Ngoại trưởng Đức Heiko Mass

Sau khi trình bày xong quan điểm của Trung Quốc về Hoàng Chi Phong thì ông Ngô Khẩn mới sẵn sàng trả lời chất vấn từ báo chí.

Phóng viên Deutsche Bahn đặt câu hỏi: Ông nghĩ chính phủ Đức nên làm gì với chuyến thăm của Hoàng Chi Phong tới Đức?

Đại sứ Ngô trả lời: Tôi đã nhiều lần yêu cầu chính phủ Đức nhìn nhận khách quan và vô tư về tình hình tiến triển hiện nay của Hồng Kông, để thực hiện một đánh giá công bằng, đưa ra phát ngôn công chính, có thể phân biệt đúng sai, rốt cuộc cái gì là đúng, cái gì là sai. Joshua Wong đến Đức vào đêm hôm trước, sau khi chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi chính phủ liên bang không để cho người này nhập cảnh, vì y như kẻ cầm đầu gây ra sự hỗn loạn ở Hồng Kông, là người tổ chức các cảnh trên video clip mà bạn vừa xem, đứng đằng sau tất cả các hành động bạo lực, một trong những kẻ điều hành. Thật đáng tiếc khi một số người trong chính phủ Đức, cụ thể là Bộ trưởng Ngoại giao Đức, đã gặp y, và một số nhà lập pháp Đức cũng đã gặp Hoàng. Tôi không biết liệu có chính trị gia nào trong số này thực sự quan tâm đến nền dân chủ tự do và luật pháp của Hồng Kông hay không. Nếu họ thực sự tôn trọng tự do, tại sao họ lại nhắm mắt làm ngơ trước bạo lực của các phần tử bạo lực? Nếu họ thực sự tôn trọng dân chủ, tại sao họ tránh nói trên dư luận chính thống của xã hội Hồng Kông để ngăn chặn bạo lực và lập lại trật tự? Nếu họ thực sự tôn trọng luật pháp, tại sao họ chỉ tham gia với phe đối lập và các phần tử bạo lực, và đơn phương chỉ trích chính quyền Hồng Kông và cảnh sát vì giữ vững luật pháp?

Hãng thông tấn Đức: Đại sứ Đức tại Trung Quốc đã hội đàm với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh. Đây có phải là phía Trung Quốc chính thức triệu tập đại sứ Đức để phản đối? Nếu vậy, nội dung của kháng nghị Trung Quốc là gì?

Đại sứ Ngô: Sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức gặp Hoàng Chi Phong, phía Trung Quốc đã có kháng nghị long trọng cho phía Đức tại Bắc Kinh và Berlin. Theo thông lệ ngoại giao, liên quan đến tình hình nội bộ tôi không thể tiết lộ, nhưng một điều chắc chắn: Trung Quốc bày tỏ thái độ rất sốc (nguyên văn là chấn kinh) với phía Đức, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về chuyện đó, điều ấy chắc chắn sẽ có tác động đối với sự phát triển của quan hệ song phương.

Tân hoa xã: Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Bà Merkel đã đến thăm hai thành phố ở Bắc Kinh và Vũ Hán. Bà cũng đã đến thăm các doanh nghiệp và trường đại học. Xin cho chúng tôi biết về kết quả của chuyến thăm của Merkel tới Trung Quốc. Mức độ mối quan hệ tới đâu? Ngoài ra, một số chính trị gia và truyền thông Đức đã gửi một tín hiệu sai cho lực lượng ly khai ở Hồng Kông. Nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình chung của quan hệ Trung-Đức?

Đại sứ Ngô: Bà Merkel đã lần thứ 12 tới thăm Trung Quốc cách đây không lâu. Mặc dù chuyến thăm không dài, lãnh đạo hai nước tập trung vào bước tiếp theo của quan hệ Trung-Đức. Những lĩnh vực hợp tác mới đã đạt được một loạt các sự đồng thuận quan trọng. Đây là một chuyến thăm thành công và minh họa đầy đủ về chiều rộng và chiều sâu của quan hệ Trung-Đức. Theo sự đồng thuận của cả hai bên, lần này, chúng ta nên thảo luận về bước hợp tác sâu rộng tiếp theo. Tuy nhiên, với chuyến thăm Hoàng chi Phong tới Đức, tiến độ công việc bước đầu đã bị gián đoạn. Chúng tôi phải nhấn mạnh hơn nữa lập trường của phía Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông. Một lần nữa, vấn đề Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không nước ngoài nào có thể can thiệp. Trung Quốc và Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất. Sự hợp tác giữa hai nước có truyền thống tốt đẹp, nhu cầu thực tế và tương lai tươi sáng. Sự hợp tác giữa hai bên có thể được tăng cường hơn nữa, nhưng theo tình hình hiện tại, tôi có thể chỉ ra cho bạn rằng quan hệ Trung-Đức chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự cố này và Trung Quốc phải phản ứng mạnh mẽ.

Một phóng viên truyền hình Đức: Trung Quốc luôn tuyên bố rằng các lực lượng nước ngoài đã kích động người biểu tình ở Hồng Kông. Ông có bằng chứng nào cho việc này không?

Đại sứ Ngô: sau khi tường thuật lại làn sóng biểu tình thì ông khẳng định: Chúng tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng một số nước phương Tây đã thờ ơ và kích động tư duy “độc lập Hồng Kông” và kích động bạo lực với những người biểu tình từ phía hậu trường. Nếu bạn nghĩ rằng tôi nói không đủ rõ ràng, tôi khuyên bạn nên kiểm tra trên mạng. Hoàng Chi Phong cũng thường xuyên gặp một số người từ một quốc gia phương Tây để thảo luận về bước tiếp theo và lắng nghe ý kiến.

Phóng viên truyền hình Đức: Ngài đại sứ mô tả những người biểu tình là những người bạo lực và hỗn loạn, nhưng theo báo cáo phương tiện truyền thông, hầu hết những người biểu tình đang tiến hành các cuộc biểu tình ôn hòa. Chúng tôi quan sát thấy 650 học sinh trung học Hồng Kông đã thành lập một chuỗi người và biểu tình ôn hòa vào ngày hôm trước, và những người biểu tình đã hát và phản đối tại trung tâm mua sắm Hồng Kông. Bạn có nghĩ rằng mô tả của bạn về người biểu tình là chính xác?

Đại sứ Ngô: Cả Hiến pháp CHND Trung Hoa và Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hồng Kông của CHDN Trung Hoa đã trao cho công dân các quyền liên quan. Có lẽ bạn cũng đã thấy được thông qua các phương tiện truyền thông rằng trong ba tháng qua, cảnh sát Hồng Kông đã phê duyệt một số lượng lớn các cuộc biểu tình, cho thấy các quyền liên quan của công dân đã được đảm bảo một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình này, một số người đã sử dụng các cuộc biểu tình để thấm nhuần tư tưởng “độc lập Hồng Kông”, và thậm chí tham gia vào các hoạt động hỗn loạn để đạt được các mục tiêu chính trị mờ ám của họ. Cuối cùng, tôi muốn nói thêm rằng tôi đã theo dõi các bản tin từ truyền thông ở Đức trong ba tháng qua. Tôi thực không hài lòng với việc đưa tin có chọn lọc của truyền thông Đức. Các bản tin trên truyền thông dường như đã được sửa trước và không đưa tin về việc cảnh sát duy trì trật tự.

Phóng viên từ một đài phát thanh Đức: Nhiều người lo lắng về sự tập trung của sức mạnh quân sự. Liệu các lực lượng quân sự này sẽ cư trú ở Thâm Quyến hay được tăng cường hơn nữa? Trong hoàn cảnh nào lực lượng quân đội sẽ can thiệp?

Đại sứ Ngô: Kể từ vụ việc ở Hồng Kông, chính quyền trung ương đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ tuân thủ “một quốc gia, hai hệ thống” và hỗ trợ đầy đủ cho chính quyền SAR theo luật. Chính phủ trung ương tin rằng Chính quyền SAR có khả năng cai trị Hồng Kông. Đánh giá từ tình hình trong những ngày gần đây, tình hình chung đã dần ổn định. Tôi tin rằng Chính quyền SAR có khả năng xử lý những khó khăn hiện tại và ổn định tình hình ở Hồng Kông. Đây cũng là lý do tại sao Hoàng Chi Phong và những người khác đã đổ xô đến các nước phương Tây để nhờ giúp đỡ, bởi vì y biết rằng tình hình ở Hồng Kông đang ổn định, và chỉ lực lượng bên ngoài mới có thể duy trì tình trạng hỗn loạn. Một điểm tôi muốn nhân cơ hội nhấn mạnh một lần nữa rằng nếu sự phát triển của tình hình ở Hồng Kông vượt quá khả năng của Chính quyền SAR, Chính phủ Trung ương sẽ không ngồi yên. Theo Hiến pháp CHND Trung Hoa và Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hồng Kông, chúng tôi có khả năng và phương tiện để lập lại trật tự tại Hồng Kông.

ANH TÚ
_______
Nguồn : https://motthegioi.vn/…/bac-kinh-thua-nhan-quan-he-trung-du…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here