Bắc Kinh sẽ lên đài so găng ở Biển Đông?

    0
    311
    Báo Wall St. Journal (WSJ) đưa tin Phom Penh đã ký một thỏa thuận mật cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân của Campuchia gần Sihanoukville. Tuyến đường hàng hải mới- Mưu đồ của Trung Cộng. Cảng hải quân Ream của Cambodia cho phép hải quân Trung cộng xử dụng một phần (vị trí ngôi sao)

    VNTB – Phương Thảo

    (VNTB) – Việc Bắc Kinh ký kết một thoả thuận bí mật với Trung Quốc để thuê một căn cứ hải quân đã làm dấy lên mỗi lo ngại về tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

    Cả Trung Quốc lẫn Campuchia đã bác bỏ tin này, nhưng tin này đã làm cho Mỹ và các quốc gia khác đánh giá lại mối quan hệ của họ trong khu vực.

    Tư liệu – Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh, ngày 28/6/2019.

    Trung Quốc đã có một thỏa thuận với Campuchia về việc sử dụng một phần căn cứ hải quân đang gây lo ngại rằng Bắc Kinh có thể mở rộng tầm với ra Biển Đông và qua eo biển Malacca, nối liền các đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

    Thỏa thuận này được ký vào mùa xuân năm nay và Bắc Kinh sẽ có quyền độc quyền ở một khu vực rộng 62 mẫu nằm trong căn cứ hải quân Ream rộng 190 mẫu, gần Sihanoukville, Campuchia, và cách không xa sân bay lớn mà một công ty Trung Quốc đang thi công.

    Tiến sĩ Sophal Ear, Phó Giáo sư Occidental College, đọc tham luận tại Hội Heritage, Washington DC. Ảnh chụp ngày 13/9/2018. (Sreng Leakhena/VOA Khmer)

    Thỏa thuận sẽ cho phép Trung Quốc đóng quân, tàng trữ vũ khí và cập tàu chiến tại căn cứ này cũng như quyền sử dụng căn cứ quân sự này trong 30 năm và gia hạn tự động sau mỗi 10 năm.

    Trung Quốc sẽ cho xây dựng hai cầu tàu mới, một cho họ và một cho Campuchia, có thể họ sẽ cần phải nạo vét cảnh biển để tàu chiến lớn hơn của Trung Quốc sử dụng cầu tàu này.

    Các quan chức Trung Quốc và Campuchia đã bác bỏ tin này, và các quan chức quốc phòng Campuchia đã đưa các nhà báo đến “tham quan” căn cứ để chứng tỏ không có sự hiện diện của Trung Quốc ở đó.

    Hoa Kỳ và các nước khác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những gì họ nhìn nhận là sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, khi đề cập đến một loạt các thỏa thuận dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

    Vành đai-Con đường theo dấu các dự án thế kỷ của Tàu cộng. Hãy nối những ngôi sao màu đỏ lại với nhau, đó là những siêu dự án Trung cộng đã triển khai với thời hạn thuê đất lên tới 99 năm.

    Trong khi các thỏa thuận này dường như tập trung vào cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế, các nhà quan sát nghi ngờ Trung Quốc có ý đồ quân sự – mối quan tâm lớn là Djibouti, nơi Trung Quốc mở căn cứ đầu tiên ở nước ngoài vào năm 2017, mặc dù Bắc Kinh gọi đó là cơ sở hỗ trợ hậu cần.

    Phó cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Obama, Ben Rhodes, cho biết người Mỹ nhận thấy là Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một vành đai từ Biển Đông, xuyên qua Ấn Độ Dương và đi tới tận Đông Phi. Ban đầu họ chỉ cho xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, hải cảng, nhưng sau đó được sử dụng cho mục đích quân sự hoàn toàn như Djibouti của Sri Lanka.

    Đường đứt đoạn màu đỏ là tuyến vận tải biển quan trọng nhất hiện nay đi qua eo biển Malacca, đường màu trắng là mưu đồ của Trung cộng

    Thỏa thuận với Ream cho xây một sân bay có thể xử lý các máy bay ném bom tầm xa và vận chuyển quân sự tại Dara Sakor, khu đầu tư cách phía tây bắc của cảng khoảng 40 dặm ( 60 km), đã làm nảy sinh mối lo về việc Bắc Kinh mở rộng phạm vi quân sự.

    Trung Quốc tuyên bố họ chỉ vì mục đích kinh tế nhưng theo biên tập viên cao cấp của tờ The Diplomat, Prashanth Parameswaran ước tính thì căn cứ này hoàn toàn không đủ để tạo cơ hội vì mục đích dân sự và kinh tế nên việc xây dựng sân bay và cảng biến kinh tế là điều bất thường.

    Còn quan chức Mỹ tin rằng cái điều bất thường đó là mục đích quân sự.

    Ông Charles Charles Edel, cựu cố vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố “ Nếu kết hợp căn cứ ở Campuchia với các cơ sở quân sự của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông về cơ bản sẽ tạo ra võ đài bao lại tất cả các nước Đông Nam Á trên đất liền. Ngoài ra cũng có nhận định rằng sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại đây sẽ làm phức tạp hóa rất nhiều khả năng hỗ trợ Đài Loan của Hoa Kỳ trong trường hợp có xung đột.

    Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho biết một căn cứ của Trung Quốc ở Campuchia chắc chắn có thể cho phép Bắc Kinh tăng cường tiềm lực, đặc biệt là không quân, trong vùng Vịnh Thái Lan, eo biển Malacca và biển Andaman.

    ( Theo Businessinsider)