Anh trao trả Chagos cho Mauritius: Nhìn lại Trung Quốc ở Biển Đông

0
69
Người dân Chagos bên ngoài Tòa án Tối cao Anh năm 2019. Nguồn: Fiona Hanson/PA Wire.

Ngày 3/10 vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử khi Anh chính thức trao trả quyền kiểm soát quần đảo Chagos cho Mauritius, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ về chủ quyền lãnh thổ ở Ấn Độ Dương. [1]

Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực phi thực dân hóa và khẳng định vai trò của công pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Tuy nhiên, liệu nó có gợi mở gì cho câu chuyện Biển Đông, khi mà Trung Quốc vẫn đang tiếp tục khẳng định chủ quyền của họ tại Hoàng Sa và các hòn đảo Trường Sa, tấn công ngư dân của nhiều quốc gia, cũng như thực hiện nhiều hoạt động hành chính như thể họ đang nắm giữ chủ quyền Biển Đông.

Vài nét sơ lược về đảo Chagos

Quần đảo Chagos bao gồm nhiều đảo nhỏ ở trung tâm Ấn Độ Dương, cách Mauritius khoảng 2.200 km.

Trong thập niên 1960, trước khi Mauritius giành được độc lập từ Anh vào năm 1968, Anh đã tách quần đảo này ra khỏi Mauritius để thành lập Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh (British Indian Ocean Territory – BIOT). Cùng thời điểm đó, có khoảng từ 1.500 – 2.000 người dân Chagos đã bị cưỡng chế di dời khỏi quần đảo này, chủ yếu để dọn đường cho việc xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Diego Garcia, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo. [2]

Cuộc di dời này gây ra khó khăn và đau khổ dai dẳng cho người dân Chagos. Họ bị đưa đến Mauritius và Seychelles mà không được cung cấp điều kiện sinh sống hợp lý. Từ đó, người dân Chagos đã liên tục yêu cầu được trở về quê hương, trong khi đó, Mauritius cũng không ngừng đấu tranh đòi lại chủ quyền đối với quần đảo này.

Sự việc này trở thành một vấn đề quốc tế lớn, đã được đưa ra trước các tổ chức như Liên Hợp Quốc và Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Phán quyết của JCJ

Năm 2019, theo đề nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ICJ đã đưa ra tham vấn về tình trạng pháp lý của quần đảo Chagos. [3] Mặc dù ý kiến của JCJ không có tính chất ràng buộc pháp lý, nhưng nó vẫn mang sức nặng quan trọng về mặt quốc tế. Ba quan điểm chính của ICJ gồm:

  1. Các thẩm phán cho rằng việc tách quần đảo Chagos khỏi Mauritius không dựa trên mong muốn và quyền tự quyết thực tế của cộng đồng dân cư quần đảo Chagos.
  2. Quá trình giải thuộc địa (decolonisation) và trao trả tự do cho Mauritius chưa hoàn tất, do các vấn đề liên quan đến quần đảo Chagos.
  3. Vương quốc Anh có trách nhiệm tuân thủ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì đây là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vấn đề giải thuộc địa và quyền dân tộc tự quyết.

Ý nghĩa của việc trao trả

Việc Anh cuối cùng cũng trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius là một bước tiến lớn về công lý quốc tế và quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức, đặc biệt là đối với người dân Chagos.

Nó cũng cho thấy sự gia tăng thẩm quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và ICJ trong các vấn đề liên quan đến giải thuộc địa và công bằng quốc tế.

Một mặt, quyết định này phản ánh tầm ảnh hưởng của các diễn ngôn pháp luật quốc tế đối với sự thay đổi trong quan điểm của các cường quốc như Anh về di sản thực dân. Mặt khác, nó còn mở ra cơ hội cho người dân Chagos được trở về quê hương sau hơn 50 năm lưu vong.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Căn cứ quân sự Diego Garcia, một trong những cơ sở quân sự chiến lược của Mỹ, sẽ tiếp tục hoạt động theo thỏa thuận giữa Mỹ và Anh trong 99 năm. Điều này có thể gây ra những trở ngại trong việc người dân Chagos quay lại định cư trên hòn đảo này.

Dù vậy, sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho những cải thiện tiềm năng trong tương lai.

Trung Quốc không phải Anh 

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên trả phí ($2/tháng cho gói Member và $5/tháng cho gói Supporter).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here