Ấn, Nhật hợp tác phát triển cạnh tranh với Trung Quốc

    0
    928
    Indian Prime Minister Narendra Modi (L) and Japan's Prime Minister Shinzo Abe shake hands after they signed a joint statement at Abe's official residence in Tokyo, Japan, 11 November 2016. After their bilateral meeting, both countries signed a civilian nuclear cooperation agreement that will allow Japan to export nuclear plant technology to India. /// Dear all, I will send 5 images. Bests, Franck ? --------------------------------------------------------------------- Franck Robichon Chief Photographer Japan epa (european pressphoto agency) Jiji Press Bldg 5-15-8 Ginza, Chuo-ku Tokyo 104-0061 JAPAN tel: +81-3-5565-5574 fax: +81-3-6368-6126 mobile: +81-90-9670-0569, +81-80-2057-9950 epa european pressphoto agency b.v. phone: +49 69 244 321 842 fax: +49 69 244 321 849 email: robichon@epa.eu for non-personal email please use: japan@epa.eu epa european pressphoto agency b.v. am hauptbahnhof 16 60329 frankfurt germany president & CEO: Joerg Schierenbeck chairman of the supervisory board: José Antonio Vera commercial reg.no B 28280 frankfurt Please visit our website: https://protect-us.mimecast.com/s/mmo0BEUepNviY The information contained in this email is intended only for the person or the entity to which it is addressed and may contain confidential and/or privileged material. If you are not the intended recipient of this e-mail, the use of this information or any disclosure, copying or distribution is prohibited and may be unlawful. Email transmission cannot be guaranteed to be secure or error-free. Therefore, we do not represent that this information is complete or accurate and it should not be relied upon as such. If you received this email in error, please contact the sender and delete the material from any computer. Tư liệu - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abesau khi ký thông cáo chung tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 11 tháng 11, 2016
    VOA

    Trong lúc Trung Quốc đang ráo riết mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình ở khu vực Âu Á và Châu Phi thông qua Sáng kiến Vành đai và Con Đường, Ấn Độ và Nhật Bản đang khởi xướng và đẩy mạnh những sáng kiến phát triển quốc tế của riêng họ.

    Chỉ vài ngày sau Diễn đàn Vành đai và Con đường hoành tráng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ra mắt một sáng kiến được gọi là Hành lang Tăng trưởng Á Phi (AAGC) tại một cuộc họp của Ngân hàng Phát triển Châu Phi ở thành phố Gujarat. Được định hình trong một cuộc họp giữa ông Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 11 năm 2016, quan hệ đối tác này dự kiến sẽ nhận được thêm động lực nữa vào tháng 9 khi ông Abe có chuyến công du Ấn Độ.

    Mục tiêu của AAGC là để hội nhập tốt hơn các nền kinh tế của Nam, Đông Nam, và Đông Á với Châu Đại Dương và Châu Phi. Ý tưởng là “tạo ra một ‘khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” bằng cách khám phá lại các tuyến đường biển cổ đại và tạo ra các hành lang biển mới,” theo báo The Indian Express. Thực tế là nó được định hình là một loạt các tam giác kinh tế phần lớn dựa trên biển mà sẽ kết nối các thành phố và các trung tâm sản xuất khác trên khắp các khu vực được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng và trở thành những tâm điểm tăng trưởng kinh tế tiếp theo của thế giới.

    Châu Phi có nhiều phần chắc sẽ là biên cương kế tiếp của sự phát triển, với các nền kinh tế của nhiều nước đang tăng trưởng ở mức từ bảy đến mười phần trăm mỗi năm. Trung Quốc đã hoạt động hết sức tích cực trong khu vực này, với thương mại tăng trưởng khoảng 20 phần trăm mỗi năm từ năm 2000; lên tới 188 tỉ đôla vào năm 2015, theo Forbes.

    Dù giới quan sát một trong những mục tiêu chính của AAGC là cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang trỗi dậy nhanh chóng này của thế giới, song một cựu đại sứ Ấn Độ được hãng tin IANS dẫn lời nói rằng AAGC không cạnh tranh với Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

    “Hai sáng kiến này hoàn toàn khác nhau…Từ lâu trước khi có [Vành đai và Con đường], Ấn Độ và Nhật Bản đã làm việc riêng rẽ ở Châu Phi và đã nói chuyện với nhau về Châu Phi,” Rajiv Bhatia, Cao ủy trưởng đặc trách Nam Phi và Kenya của Ấn Độ nói với IANS.

    “Ấn Độ và Nhật Bản cảm thấy rằng bằng cách tăng cường hợp tác với Châu Phi, hai nước có thể giúp đỡ lẫn nhau và Châu Phi. Chúng tôi đang xúc tiến AAGC theo cách riêng của chúng tôi và với tốc độ riêng của chúng tôi.”

    Ấn Độ hồi tháng 5 đã từ chối một phái đoàn chính thức tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường, phản ánh sự bất mãn với Trung Quốc về việc nước này phát triển hành lang thương mại 57 tỉ đôla đi qua Pakistan và cũng băng ngang lãnh thổ Kashmir đang tranh chấp.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here