ÂM NHẠC LÀ ĐỂ NGƯỜI NGƯỜI YÊU MẾN VÀ HÁT SAY SƯA CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ SO SÁNH HƠN THUA.

    0
    1998
    Nhạc sĩ Tiến Nguyễn
       

    https://www.facebook.com/100002437743468/videos/1389989011092344/

    Divo nhạc Việt Tùng Dương cho rằng “ Bolero có giá trị về mặt hoài niệm nhưng nếu người già, trẻ, lớn, bé đều đắm đuối với dòng nhạc này thì đó thực sự là sự thụt lùi trong âm nhạc.” Ns: Quốc Trung ‘Thanh niên mà nghe nhạc sến là bất thường’ Ns: Lê Minh Sơn ‘Bùng nổ đêm nhạc bolero là trì trệ và đau khổ’ NSND Trung Kiên “Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao lại gọi đó là Bolero. Theo tôi đấy là một biến tướng của nhạc vàng, loại nhạc có thời kỳ nước ta phải hạn chế vì nó mang lại những tình cảm ủy mị.” (Nguyễn Trung Kiên, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, ông là giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân, ca sĩ nổi tiếng.Trung Kiên sinh năm 1939 tại Kiến Xương, Thái Bình) Tôi cũng thực sự không hiểu vì sao ông lại có được danh vị Giáo sư Nghệ Sĩ Nhân Dân, ca sĩ nổi tiếng Trung Kiên? Với một người có chức vị và bề dầy trong lĩnh vục VHNT, cách riêng trong lĩnh vực Âm Nhạc thì ông phải biết BOLERO được xuất phát từ đâu, du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên nào, và nhạc Vàng khác dòng nhạc BOLERO những điểm nào, và giống nhau ở những điểm nào chứ? Một điều hết sức căn bản mà ông phải biết; Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau để diễn đạt những tình cảm, cảm xúc của con người. Trong bộ môn âm nhạc ta có thể loại CA KHÚC, một trong những thể loại vô cùng phong phú, vì nó ko chỉ dùng âm thanh trầm bổng, tiết tấu nhanh chậm, hòa âm thuận nghịch, dày mỏng, mà đặc biệt nó còn hàm chứa sâu rộng tâm tư tình cảm của con người qua ca từ mang tính thi ca, văn chương, văn xuôi, ca dao tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, kinh nguyện v..v. Theo tôi dòng nhạc BOLERO mà các nhạc sĩ thường dùng bao gồm các tiết điệu : Bolero, Rhumba, Ballade, Habanera, Fox, Bananabt, Pop Ballad, Slow ballad v..v. Những nhạc sĩ làm hàng triệu người Việt Nam từ già, trẻ, lớn bé, giầu nghèo, bình dân, trí thức, đui què đều yêu mến để rồi thổn thức rung động, say đắm dòng nhạc BOLERO có thể kể đến như: Nhạc sĩ: Lam Phương, Trúc Phương, Vinh Sử, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh.v…v. Vì sao sự trở lại của BOLERO trong thời gian gần đây lại mãnh liệt như thế? Vì BOLERO đã nói thay cho tâm tư tình cảm của khán thính gỉa. Vì BOLERO đã và đang xoa dịu được những vết thương bất công, oan trái, những bế tắc trong nghệ thuật cũng như trong đời sống. Ngày qua ngày triệu triệu người dân Việt vẫn âm thầm khắc khoải u hoài trong tim. Vì dòng nhạc ĐỎ và phong cách trình diễn của quý ông trong giai điệu, tiết tấu, ca từ, hòa âm phối khí đa phần mang tính khoe khoang kĩ thuật, háo thắng, tự tôn, tự mãn v…v. ko đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm của người dân hiện nay. Trong những phá cách mà các ông đang cố gắng phát triển đó, ngay lúc này các ông nên nhìn lại mình đi. Tôi luôn ủng hộ cái mới trong âm nhạc, vì đó chính là sáng tác, sáng tạo. Nhưng những sáng tạo ấy phải chạm vào tim người thưởng thức quý ông ạ! Chúng tôi mừng là vì VN chúng ta vẫn còn nhiều những nhạc phẩm hay như: Quê Hương, Lá Diêu Bông, Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa, Về Quê, Chị Tôi- Trần Tiến, Cây Cầu Dừa, Chồng Xa.( Và em của ngày hôm qua, Anh Cứ Đi Đi v..v cho giới trẻ) Tôi đang sống ở Mỹ, một đất nước có nên âm nhạc, điện ảnh đứng hàng đầu thế giới. Nhưng họ vẫn luôn luôn tôn trọng những giá trị của các thể loại âm nhạc khác nhau qua việc họ chia ra nhiều kênh âm nhạc khác nhau trên truỳên hình, trên sóng Radio.v..v Thiết nghĩ; người làm văn hóa nghệ thuật thì nên tôn trọng đồng nghiệp và khán thính giả trước khi để họ tôn trọng mình. Âm nhạc ko thể nói của tôi hay hơn của ông được. Nhạc đương đại thì cao hơn nhạc BOLERO được. Hãy để cho thời gian thẩm định việc ấy. Và sự trở lại của BOLERO đã và đang làm được điều mà giới nhạc sĩ đều mong muốn đó là : Những đứa con của mình được sống mãi với thời gian. Âm nhạc là để cho người người yêu mến Và hát say sưa nhé quý ông.

    Ns: Tien Nguyen

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here