HAMAS SẴN SÀNG CHO LỆNH NGỪNG BẮN NHƯNG NETANYAHU NÓI HỌ KHÔNG CÓ VAI TRÒ Ở GAZA THỜI HẬU CHIẾN
Lỡ một cơn mưa

See tình
TRUMP – BẤT NGƠ DỠ TRƯNG PHẠT GAZPROMBANK

ĐÊM TRƯỚC KỶ NGUYÊN MỚI
NƯỚC MỸ BÊN LỀ: NHỮNG LINH HỒN “LẠC LỐI” VẪN ĐẶT NIỀM TIN VÀO DONALD TRUMP

Thật vậy, người ta hay nghĩ đến nước Mỹ hiện đại và giàu có. Một nước Mỹ của New York, San Francisco, Boston…là những thành phố lớn, công nghệ cao, đông dân và thu nhập tốt. Nơi đó có các cộng đồng dân cư khác nhau, hiểu biết và giàu có với những tranh luận chính trị sôi nổi và đa dạng.

Nhưng rồi toàn cầu hoá đến, gặm nhấm và lấy đi từng chút, từng chút một những giá trị “cộng hoà” của cường quốc số 1 thế giới. Liệu quá trình toàn cầu hoá có là tất yếu và nhanh như vậy hay không thì vẫn là một câu hỏi, đối với tôi là bất khả tri.

Ở những vùng đó, người trẻ rời đi, người già ở lại. Những thị trấn từng có nhịp sống vui tươi giờ chỉ còn tiệm tạp hoá cũ kỹ và những nhà thờ leo ngeo vài bóng ngừơi già. Các sắc dân mới, đặc biệt là Á Châu thì cực kỳ chăm chỉ và nhanh chóng len lỏi vào những dịch vụ hái ra tiền nhất.

Từng câu nói trang nghiêm đó thấm vào da thịt tôi. Đó là nhưng câu nói của những người đau khổ bị gạt ra ngoài lề xã hội như chính những người dân quê tôi mà vì vậy tôi đã tranh đấu suốt hơn 20 năm qua. Tôi hiểu họ không cần thương hại nhưng họ cần được lắng nghe, được nhìn thấy, được tôn trọng.

Tôi từng đọc hàng trăm bản cam kết và cũng chừng ấy lần vi phạm của người da trắng đối với da đỏ bản địa trong quá trình mở rộng nước Mỹ. Cuối cùng thì những đền bù và bảo tồn có lẽ là hợp lý nhất.
Họ nói rằng mình không cần vinh danh. Họ chỉ muốn được đối xử như con người, được nhớ rằng họ từng hy sinh vì lá cờ 50 ngôi sao màu trắng trên nền xanh dương này.

Rồi họ đi xa hơn, sâu hơn vào những miền hoang vắng. Họ tìm về thiên nhiên với núi rừng và sông suối, không phải để giải trí, mà để cảm thấy mình còn gắn với đất mẹ, nhưng trước mắt là để sống sót vì nơi đó chi phí sống rẻ hơn và họ có thể trồng rau, chăn nuôi và săn thú để ăn.

Họ biết ông thô lỗ, nhưng họ không quan tâm. Họ không tìm sự hoàn hảo mà họ thành tâm tin tưởng rằng mình đang tìm đúng một người đứng về phía họ.

Từ South Carolina đến Tennessee, từ người da trắng nghèo bệnh tật đến người da đỏ mỏi mệt và nghiện ngập, từ người nông dân già đến cựu binh không nhà, tôi thấy họ đều mang chung một cảm giác: bị gạt ra khỏi giấc mơ Mỹ.

Giờ đây nước Mỹ lại cung cấp cho tôi một góc nhìn khác và khi đang rong ruổi trên những nẻo đường trên quốc gia rộng lớn này, tôi hiểu rằng nếu các nhà lãnh đạo chỉ nhìn đến thành phố và quên những con đường bụi đỏ thì Trump, hoặc người giống như ông, sẽ còn được bầu tiếp trong 1 nhiệm kỳ nữa. Không phải vì họ cuồng tín mà vì họ không còn lựa chọn nào khác.

CẬP NHẬT TIN TỨC VỀ TNLT NGUYỄN VĂN HẢI – BLOGGER ĐIẾU CÀY
Thăm tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải ngày 14/8/2014
Khi một tỷ phú quyết định ai sẽ làm tổng thống
Một nhà tư vấn chính trị kỳ cựu bị giữ lại ở sân bay Miami vì… áo thun Obama-Biden
MIAMI (27/6/2025) — Rick Taylor, một nhà tư vấn chính trị kỳ cựu từng làm việc cho cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ, cho biết ông đã bị Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) tạm giữ tại sân bay quốc tế Miami sau khi trở về từ kỳ nghỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Caicos – chỉ vì ông mang theo một chiếc áo thun in hình Obama-Biden trong hành lý.
Ông Taylor, 71 tuổi, cho biết sự việc xảy ra vào ngày 20 tháng 6. Khi đang xếp hàng qua trạm kiểm tra an ninh, ông bị yêu cầu rời khỏi hàng và được dẫn đến một phòng giữ kín. Trong khi đó, vợ và con gái của ông – cả hai đều có Global Entry – được đi qua không gặp trở ngại.
“Tôi bắt đầu run lên,” ông Taylor nói với tờ The Westside Current. “Nếu tôi – một người từng làm việc với các thị trưởng và thượng nghị sĩ – còn cảm thấy như vậy, thì không biết những người khác trong phòng ấy đang trải qua điều gì.”
Taylor, từng cố vấn cho Thị trưởng Cộng hòa Richard Riordan của Los Angeles và sau đó là Thượng nghị sĩ Dân chủ Alex Padilla, cho biết căn phòng nơi ông bị giữ chủ yếu gồm người nói tiếng Tây Ban Nha và không có người phiên dịch.
“Là một người da trắng, lớn tuổi, có quan hệ trong chính giới, mà tôi vẫn bị đối xử như vậy – thì hãy tưởng tượng những người không nói tiếng Anh, không có quyền lực hay hiểu biết pháp lý sẽ bị đối xử ra sao,” ông chia sẻ.
Một chi tiết đáng chú ý: vợ của ông Taylor – một công dân Mỹ gốc Việt – từng lo ngại rằng bà mới là người dễ bị “đánh dấu” tại cửa khẩu. Nhưng rốt cuộc, chính ông mới là người bị giữ lại trong 45 phút mà không có bất kỳ lời giải thích chính thức nào.
Ông chỉ được phép nhắn tin cho gia đình trong lúc chờ đợi. Cuối cùng, nhân viên CBP kiểm tra hành lý của ông và thả ông ra mà không đưa ra lời giải thích hoặc lời xin lỗi nào.
Chiếc áo thun – và sự sợ hãi mới về “ý thức hệ sai lệch”
Ông Taylor tin rằng chiếc áo thun mang hình Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden có thể là lý do khiến ông bị “gắn cờ đỏ” tại cửa khẩu.
“Nếu nước Mỹ là nơi mà việc đóng gói một chiếc áo thun chính trị có thể khiến bạn bị giữ lại ở biên giới, thì chúng ta đang sống trong một nước Mỹ khác hoàn toàn,” ông nói. “Lần sau tôi sẽ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi sắp hành lý – một điều mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới.”
Taylor kết luận với lời cảnh báo:
“Hãy thực sự cân nhắc trước khi đi du lịch quốc tế trong khi chính quyền hiện nay vẫn còn tại vị.”
Dư luận phản ứng mạnh
CBP chỉ trả lời rằng ông Taylor có thể “gửi đơn khiếu nại”, và họ sẽ “cố gắng làm rõ vấn đề”. Tuy nhiên, vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong giới chính trị và truyền thông.
Cựu Giám sát Hạt Los Angeles Zev Yaroslavsky, người từng có Taylor làm trưởng ban tham mưu, đã lên tiếng trên mạng xã hội, so sánh sự việc với vụ Thượng nghị sĩ Alex Padilla bị tạm giữ trong một buổi họp báo của Bộ Nội an (DHS) trước đó:
“Chiến dịch của chính phủ liên bang này đã MẤT KIỂM SOÁT! Nó sẽ kết thúc ở đâu?”
Đáng chú ý, đây không phải là trường hợp duy nhất. Trong tháng này, một du khách Na Uy 21 tuổi cũng bị từ chối nhập cảnh sau khi nhân viên CBP phát hiện một meme chế giễu Phó Tổng thống JD Vance trong điện thoại cá nhân của cô. CBP phủ nhận đây là lý do, nhưng một mô hình đàn áp có chủ đích đang ngày càng hiện rõ.
Biểu hiện của một “cảnh sát tư tưởng”?
Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự việc lần này là một ví dụ điển hình về việc vũ khí hóa thực thi pháp luật để kiểm duyệt tư tưởng chính trị – điều từng được cảnh báo nhiều lần dưới nhiệm kỳ Trump đầu tiên, và nay có dấu hiệu quay trở lại.
“Một chiếc áo thun không nên khiến bạn bị giữ lại ở biên giới. Nhưng nếu chính quyền xem đó là mối đe dọa, thì chúng ta đang rời xa nền dân chủ nhanh hơn nhiều người nghĩ.” — một nhà phân tích nhân quyền nhận định.
ICE có quyền trục xuất người Việt sang nước thứ ba
Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, NguyenLuu.com, phụ trách mục “Tìm Hiểu Luật Di Trú,” đăng hằng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 195,000 luật sư nhưng chỉ có 236 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương từng làm việc cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và bổ túc các tài liệu cần thiết để được Sở Di Trú chấp thuận.
Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.
Vào ngày 23 Tháng Sáu, 2025, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ban hành lệnh hoãn thi hành phán quyết của tòa án sơ thẩm liên bang. Điều này có nghĩa là chính quyền Hoa Kỳ được phép trục xuất người nước ngoài sang quốc gia thứ ba.
Quyết định này có thể ảnh hưởng đến những người di dân gốc Việt đã có lệnh trục xuất nhưng chưa bị đưa về nước do chính quyền Việt Nam không chấp nhận họ, và vì vậy họ được thả ra theo quy định “Order of Supervision.”
Trước đó, tòa án sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ (U.S. District Court) đã ra phán quyết cấm Bộ An Ninh Nội Địa (U.S. Department of Homeland Security) trục xuất người nước ngoài đang đối diện với lệnh trục xuất sang các quốc gia mà họ không phải là công dân, nếu không bảo đảm các quyền thủ tục pháp lý, bao gồm thông báo bằng văn bản trước và cơ hội để nêu lên mối quan ngại về sự an toàn của họ tại quốc gia đó.
Sau khi đương sự nhận lệnh trục xuất cuối cùng (final order), Cảnh Sát Di Trú (ICE) có 90 ngày để trục xuất đương sự về quốc gia của họ. “Final order” có nghĩa là quyết định cuối cùng về việc trục xuất. Lệnh trục xuất được coi là “final” khi cả hai bên không còn kháng cáo.
Thông thường, hồ sơ được đưa ra tòa di trú và sau nhiều năm xét xử, tòa quyết định trục xuất đương sự. Sau khi tòa di trú ban hành quyết định, cả ICE và đương sự có 30 ngày để nộp đơn kháng cáo. Nếu trong vòng 30 ngày không bên nào kháng cáo, lệnh trục xuất sẽ trở thành “final,” trừ phi một trong hai bên yêu cầu tòa mở lại hồ sơ trục xuất. Nếu một bên kháng cáo lên Board of Immigration Appeals (BIA) (tức là Tòa Kháng Cáo Di Trú) trong vòng 30 ngày, lệnh trục xuất chưa phải là “final.”
Sau khi nộp đơn kháng cáo lên BIA, nếu BIA quyết định giữ nguyên lệnh trục xuất, đương sự có 30 ngày để tiếp tục kháng cáo lên tòa án liên bang. Nếu không kháng cáo, lệnh trục xuất sẽ trở thành “final;” nếu có kháng cáo, lệnh trục xuất vẫn chưa “final.” Tòa án kháng cáo cao nhất là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, và đây là cơ quan cuối cùng có thẩm quyền xem xét kháng cáo.
Việc Sở Di Trú tịch thu thẻ xanh của đương sự không đồng nghĩa với việc bị trục xuất. Chỉ có tòa án di trú mới có quyền ban hành lệnh trục xuất; không có cơ quan chính phủ nào khác có thẩm quyền này.
Theo quy trình trước đây, khi đương sự bị ICE giam giữ, ICE có 90 ngày để trục xuất đương sự về Việt Nam. Nếu ICE không thực hiện việc trục xuất trong thời gian này, ICE phải đánh giá xem đương sự có cơ hội được Việt Nam chấp nhận hay không. Nếu không có cơ hội, ICE sẽ thả đương sự ra theo quy định “Order of Supervision.”
Nếu có cơ hội, ICE có quyền tiếp tục giam giữ đương sự thêm 90 ngày nữa. Thời gian giam giữ tối đa mà ICE được phép áp dụng đối với đương sự là sáu tháng. Nếu sau sáu tháng ICE vẫn không thể trục xuất đương sự về Việt Nam và không chịu thả đương sự ra, đương sự có quyền nộp đơn kiện ICE.
Những người thuộc diện “Order of Supervision” có quyền xin “work permit” (giấy phép đi làm). Giấy phép này đặc biệt quan trọng vì họ cần đi làm để kiếm sống và chăm lo cho gia đình. Ngoài ra, giấy phép đi làm còn là điều kiện cần thiết để xin bằng lái xe ở những tiểu bang không cấp bằng lái xe cho người cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào ngày 23 Tháng Sáu, những đương sự có lệnh trục xuất có thể sẽ không còn được thả ra theo chương trình “Order of Supervision” nữa, mà ICE có thể sẽ trục xuất họ sang một quốc gia thứ ba.
Theo AP, đã có trường hợp người gốc Việt bị trục xuất sang South Sudan, mặc dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ban hành cảnh báo “không nên đi đến” quốc gia này.
Bản tin chiếu khán
Theo yêu cầu của quý bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Bảy, 2025.
Ưu tiên 1 – priority date là ngày 15 Tháng Bảy, 2016, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu tiên 2A – priority date là ngày 1 Tháng Chín, 2022, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu tiên 2B – priority date là ngày 15 Tháng Mười, 2016, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu tiên 3 – priority date là ngày 1 Tháng Tám, 2011, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu tiên 4 – priority date là ngày 1 Tháng Giêng, 2008, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.
Quý vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hằng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: nguyenluu.com.
Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương hoặc Luật Sư Lưu Trọng Cẩm Thương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Điện thoại (949) 878-9888.