6 SAI LẦM CHẾT NGƯỜI CỦA NGA Ở UKRAINE. 

0
59

Van T. Pham cùng với Phúc Lai GBChan Vu.

(Six Fatal Mistakes Russia Has Made in Ukraine)

-Tác giả Bryan A. so sánh các yếu tố trong cuộc chiến của Nga ở Syria khác với ở Ukraine ra sao?

Kyiv chứ không phải là Damascus: Nga đã không thể chuyển mình từ chiến tranh chống xâm nhập sang chiến tranh quy ước.

1. Bộ binh chính là chủ lực.

Chiến trường Ukraine là bài test đầu tiên mà bộ binh Nga trải qua trong hàng thập niên vừa rồi. Tại Syria, quân đội của Bashar al-Assad và Lực lượng Quds của Iran cùng các tay súng Hezbolla có mặt gần như toàn bộ chiến trường còn các huấn luyện viên, cố vấn và lính đánh thuê Wagner chỉ có mặt để lấp một vài chỗ trống. Thế nhưng cuộc chiến ở Đông Âu là điều hoàn toàn khác biệt so với ở Syria nơi mà Lục quân Nga có lợi thế xoay chuyển giữa các đơn vị để kiếm kinh nghiệm tác chiến. Nga giờ hoàn toàn phải dựa trên chính bộ binh của họ trong chiến đấu, di chuyển và liên lạc trước một đối thủ là Ukraine được huấn luyện, trang bị tốt hơn và có động lực chiến đấu rất cao.

Bài học rất rõ: Đầu tư vào bộ binh. Hãy huấn luyện đầy đủ và trang bị để họ thuần thục được huấn luyện cơ bản nhằm thắng một cuộc chiến quy ước (conventional fight).

2. Ưu thế trên không chính là ưu thế áp đảo.

Kiểm soát được không phận tức là nắm được mặt Tình báo, Giám sát và Trinh sát (Intelligence, Surveillance, and Reconnaissance – ISR), kiểm soát luôn cả hệ thống không yểm rất quan trọng, yếu tố này giúp guồng máy tác chiến hoạt động đúng nhiệm vụ. Ưu thế trên không của Nga ở Syria không gặp phải thử thách và đó chính là ưu thế cạnh tranh giúp xoay chuyển tình hình trong nội chiến Syria theo hướng có lợi cho chế độ Assad. Một khi không bị phòng không đối phương kháng cự, Không quân Nga thực chiện 134 phi vụ bay trong 24 tiếng vào cuối 2015. Moscow hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tự do di chuyển trên không, nhưng rồi điều này coi như khá thất bại ở Ukraine. Lý do là vì Ukraine có hệ thống phòng không được phối hợp rất hiện đại. Các khí tài bao gồm MANPAD (Hệ thống phòng không vác vai di động), đã tiêu diệt rất nhiều phi cơ của Nga. Không quân của Nga đã trúng phải một đòn đánh nghiêm trọng đến mức họ phải cắt giảm cả số phi cơ và phi công được đào tạo còn lại.

Bài học: Đừng đánh giá thấp hệ thống phòng không của đối phương. Một khi không có kế hoạch vô hiệu hóa mạng lưới phòng không thì sẽ chẳng bao giờ chiếm được ưu thế trên không.

3. Biết người, biết ta. Mà còn phải biết cả đồng minh của người (Know thyself and know thy Enemy. And his Allies.) 

Nga bị chìm đắm trong ảo tưởng an toàn sau các chiến dịch ở Syria gặt hái được kết quả quyết định với thương vong khá ít. Giới lãnh đạo đánh giá quá cao khả năng của họ khi thực hiện một chiến dịch phức tạp, đa mặt trận, mà lại còn quá vội vã khi đánh giá thấp khả năng và ý chí của đối thủ. Tỏ ra quá tự tin có lẽ đã khiến Nga có dự tính nông cạn là lính Ukraine dù có được phương Tây đào tạo hay trang bị vũ khí thì cũng sẽ sụp đổ như các tay súng dân quân tham gia vào một cuộc nổi dậy ở Syria.

Ngoài ra, Moscow vì lý do nào đó còn bị bất ngờ bởi phản ứng dữ dội sau này trên toàn thế giới chống lại cuộc xâm lược. Các đòn trừng phạt, cô lập, tính toán sai lầm về việc NATO sẽ phản ứng thế nào có lẽ chính là sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của Putin (Putin’s most grievous strategic blunder).  Thay vì ngăn cản không cho NATO mở rộng, cuộc xâm lược đã khiến các quốc gia trung lập  ở Bắc Âu như Phần lan và Thụy Điển tiến lại liên minh, khởi động lại cam kết của NATO trong việc phòng thủ và răn đe.

Bài học: Có sự khác biệt rõ ràng giữa cái tôi to lớn và sự khôn khéo chưa tới nơi, đủ để khiến người ta rơi vào thực tế bị sai lệch và đưa ra các suy nghĩ sai lầm. Đừng để tính khách quan và chủ nghĩa thực dụng bị che lấp với tính kiêu ngạo. (Nguyên văn: There’s a stark difference between flawed intelligence and an ego big enough to skew reality and cloud judgment. Don’t allow objectivity and pragmatism to become casualties to pride.)

4. Ưu tiên cho hậu cần.

Quân đội nào cũng cần phải có ăn, phải có nhiên liệu rồi được tiếp tế liên tục. Cả phe xâm lược và phía phòng ngự phải thiết lập được các tuyến tiếp tế và giữ cho mảng này hoạt động trên đường không, mặt đất và cả đường biển. Nga từng có một quãng thời gian rất khó về mảng này ngay từ đầu cuộc chiến. Việc phá hủy cầu Kerch nối với Crimea vào ngày 8/10 chính là vấn đề lớn nhất khiến quân Nga ít nhất đã phải bị cắt đứt một phần khỏi nguồn tiếp trế trên bộ và nhận quân tăng viện.

Còn ở Syria, tuyến liên lạc rộng mở, Nga không gặp vấn đề gì trong việc chuẩn bị cho một chiến dịch chống xâm nhập nổi dậy cần nguồn lực tương đối ít. Tuy nhiên các báo cáo truyền thông từ tháng 9 cho thấy Nga đang sử dụng đạn pháo từ Triều Tiên. Moscow có khả năng sản xuất các vũ khí theo quy ước của họ , nhưng việc nhập cảng công nghệ 70 tuổi từ thời Soviet của Bình Nhưỡng cho thấy các kho dự trữ vũ khí của họ đã bị phá hủy, cùng lúc đó sự cấm vận của quốc tế đã gây ra các thiếu sót rất nghiêm trọng cho Nga.

Đáng chú ý hơn là Nga không còn để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân, cho thấy sự hiệu quả trong chuỗi cung ứng nội địa đã bị tê liệt. Nga bịi chế độ đạo tặc (kleptocracy) làm ảnh hưởng, tham nhũng xâm nhập vào thị trường và gây ra sự luxnh đoạn ở mọi cấp độ – gồm cả việc sản xuất vũ khí. Việc giới sản xuất vũ khí ở Nga không thể đáp ứng nhu cầu tăng vọt có lẽ là một trong số các thất bại trên thị trường do họ tự gây ra, điều này gây khó khăn cho chiến dịch quân sự cần nguồn lực khổng lồ như ở Ukraine.

Kết luận: Xây dựng một chuỗi cung ứng vững mạnh và đáng tin cậy. Loại bỏ các chi tiết nhỏ lẻ dẫn đến sự thất bại; tạo ra giá trị thặng dư bằng cách nắm bắt sự hiệu quả đem lại từ mảng công nghiệp tư nhân.

5. Kẻ thù luôn lắng nghe bạn:

Ở Syria, khả năng bị lộ thông tin liên lạc kỹ thuật số của Nga rất thấp, điều này hình thành nhiều thói quen xấu trong quân đội Nga, điểm yếu này lại theo họ đến tận chiến trường Âu Châu.

Nếu bạn mang theo 1 cái điện thoại hoặc laptop, bạn sẽ để lại dấu vết mạng (digital footprint). Ở đây tác giả không đề cập đến các thủ thuật tình báo gián điệp mà chỉ ở mức đơn giản như các apps, tin nhắn, bài post và giao dịch liên quan tới một thiết bị, tất cả sẽ được lưu lại trên dấu vết mạng của người dùng. Việc bị lộ lịch sử duyệt web trên truyền thông xã hội, các hình ảnh được đánh dấu địa điểm, phần mềm quảng cáo và các tin nhắn không được mã hóa đã làm lộ ra kế hoạch di chuyển. Có thể khá chắc khi nói rằng lính Nga đã sử dụng các thiết bị kỹ thuật số (ít nhất là trong giai đoạn đầu cuộc chiến). Đây là mảng thông tin màu mỡ cho phía lực lượng Ukraine khai thác.

Bài học: Phải luôn luôn cho rằng kẻ thù đang theo dõi và nghe ngóng vì chắc chắn họ sẽ làm vậy. Xóa tài khoản TikTok, dùng VPN, hạn chế và mã hóa các cuộc bàn luận công việc. Tự tìm hiểu các lỗ hổng kỹ thuật số và tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh bảo mật ở mức cao nhất đối với các tay súng trong lực lượng công ty bảo vệ tư nhân.

6. Duy trì kỷ luật trong hàng ngũ. 

Việc quân Nga phá bỏ kỷ luật của họ đã rõ từ đầu cuộc chiến khi hàng đoàn xe cơ giới và vũ khí tới Kyiv bị bỏ lại để binh lính đi tìm đồ ăn và nhiên liệu. Việc không thể kiềm chế bản thân đã khiến quân Nga đi đến việc vi phạm nhân quyền lên thường dân Ukraine và tù binh. Tội ác chiến tranh là từ ngữ đồng nghĩa với văn hóa quân đội Nga và gắn liền với mọi cuộc xung đột của Nga ít nhất là từ Đệ nhị Thế chiến. Tuy nhiên, động thái này lại không tỏ ra là chiến thuật bẻ gãy ý chí đối phương cho mấy, không có chỉ huy và kiểm soát vậy nên đội quân vô kỷ luật có vẻ đã trút giận bằng việc giết chóc, hãm hiếp và tra tấn. (Nguyên văn: However, the behavior is likely less a tactic to break an adversary’s will and more an absence of command and control, where undisciplined troops are permitted (at least tacitly) to vent frustrations through murder, rape, and torture.)

Ở Syria, Nga có thể thoát tội sát hại thường dân; dù truyền thông có xuất hiện dày đặc. Môi trường hành quân với vùng xám đã cho Nga và chế độ Assad ngụy tạo các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống xâm nhập của họ. Ngược lại, mọi con mắt đang đổ dồn về Ukraine, với Zelensky và phương Tây đang giữ liên lạc trực tiếp thì rất khó để che dấu tội ác chiến tranh.

Bài học: Nếu không có kỷ luật thì chiến dịch kiểu gì cũng tới mức không có mục tiêu, không đáng tin cậy là hết cỡ. Ở mức tệ nhất, một chiến dịch mà không có kỷ luật thì binh sĩ coi như mất nền tảng đạo đức hoạt động quân sự đó ắt suy yếu.

Nguồn: https://sofrep.com/news/six-fatal-mistakes-russia-has-made-in-ukraine/?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here