Tóm tắt cho ai không quen đọc luật:
Vấn đề 1:
Toàn bộ các thông tin sau phải được lưu trữ tại Việt Nam và phải được cung cấp khi có yêu cầu của Cục trưởng Cục ANM:
– Thông tin cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khoẻ, hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, sở thích, sở trường, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, niềm tin triết lý, vị trí trong xã hội, sinh trắc học
– Dữ liệu do cá nhân tạo ra: nội dung tương tác, tính năng sử dụng, hành động thực hiện, thời gian, tần suất hoạt động, thông tin chọn tải lên, đồng bộ haowjc nhập từ thiết bị
– Dữ liệu về mối quan hệ của cá nhân: bạn bè, trang, tài khoản, từ khoá, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác
– Thông tin khởi tạo tài khoản người dùng
– Dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ, bao gồm: nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch.
Vấn đề 2:
Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ sau, mà có người dùng tại Việt Nam thì phải lưu trữ dữ liệu và đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam và được sự đồng ý của Cục ANM khi triển khai dịch vụ:
– Dịch vụ viễn thông các loại
– Dịch vụ internet các loại: gồm cả dịch vụ lưu trữ, mạng xã hội, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, cung cấp hoặc vận hành các thông tin khác dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, mạng xã hội, thông tin kỹ thuật số ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt ảnh, nhạc, video, phim, trò chơi bằng phương tiện phát trực tuyến hoặc tải về.
– Dịch vụ gia tăng trên mạng (thư điện tử, thư thoại…)
Toàn bộ các nghĩa vụ trên phải hoàn thành trước 01/01/2020.