Ý kiến về sự kiện người dân bảo vệ đất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức

0
99
Những CSCĐ bị dân bắt, hiện vẫn còn ở trong tay người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức. Ảnh: FB

FB Ngô Quý Nhâm

16-4-2017

 

Đọc được thông tin trên FB nói về việc người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đã tấn công lực lượng cảnh sát, khống chế và giam giữ mấy chục CSCĐ vì bức xúc việc trước đó họ bị giải toả đất đai không đúng luật và những người khiếu kiện bị đánh trọng thương, tôi đã thấy lo ngại vô cùng.

Lo ngại vì sự phổ biến tình trạng người dân đã mạo hiểm sinh mệnh pháp lý và có thể là tính mạng đối đầu với chính quyền để bảo vệ đất đai của mình. Họ đã không còn muốn dựa trên luật pháp để giải quyết các mâu thuẫn đất đai vì thiếu lòng tin vào công lý.

Rùng mình hơn nữa là rất nhiều kẻ – không biết từ phía nào hô hào trừng trị, thậm chí giết, đốt sống những CSCĐ mà họ đã bắt làm con tin. Dù đúng sai, họ cũng chỉ là những người lính tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên. Và theo mô tả, những CSCĐ này vừa được điều đến điểm nóng và chưa kịp làm gì. Vậy mà những con người ấy lại hô hào, xúi giục người dân hành động một cách man rợ. Giả định những kẻ như vậy mà là người cầm quyền thì có lẽ chúng sẽ man rợ không kém Pôn pốt và Khme đỏ hay phát xít là mấy đâu.

Khi đất đai – nhất là ở các đô thị lớn ngày càng có giá trị thì các tập đoàn lợi ích dưới các danh nghĩa khác nhau tìm cách thôn tính bất chấp lợi ích hợp pháp, sinh kế của người dân. Mâu thuẫn ở đó mà ra. Nếu không có cơ chế giải quyết thoả đáng quyền lợi của dân, ở đâu có thu hồi, giải toả đất đai, ở đó sẽ xuất hiện đông đảo lực lượng “phản động” tự nguyện tham gia. Sự bất ổn định sẽ ngày càng trở nên phổ biến.

Cách giải quyết duy nhất là để người dân có đại diện cho họ, có tiếng nói và tham gia vào quá trình thương lượng, đảm bảo lợi ích của người dân theo nguyên tắc thị trường. Chính quyền địa phương cần từ bỏ cách hành xử với người dân hiện nay là dùng lực lượng công an, đặc biệt là CSCĐ để hỗ trợ giải toả đất đai thậm chí là đứng về phía chủ đầu tư khi mục đích thực chất là triển khai các dự án kinh doanh. Cách làm như vậy chỉ có tác dụng đẩy người dân về phía đối nghịch với chính quyền và họ cảm thấy họ sẽ ở thế không được bảo vệ.

Khi càng đẩy người dân vào thế yếu, sự phản kháng tiêu cực càng tiêu cực và hậu quả có thể không lường hết được.

____

FB Nguyễn Đức Giang

Chia sẻ với bà con Đồng Tâm, Mỹ Đức

16-4-2017

Lúc này là lúc nhân dân khẳng định quyền làm con người của mình!Dù cho nhà cầm quyền vì muốn cướp đất, tư liệu sản xuất của bà con, nên sẽ không từ một thủ đoạn hèn hạ, tàn độc nào để chiếm bằng được ….chúng bao vây, ngăn bà con đưa thông tin ra bên ngoài, bằng cách cắt điện, ngắt Thông tin intenet, cắt nước,cắt nguồn sống của bà con…nhằm bưng bít với thế giới bản chất hèn hạ, độc tài của nhà cầm quyền VN.

Mỗi người dân, thay vì bạo động chống lại nhà cầm quyền (vì sẽ bị khủng bố tàn khốc như Thiên an môn ở TQ). Bà con dùng bất kỳ phương tiện truyền thông của mình, ghi lại hình ảnh hiện tại của làng xóm bằng cách cắt dây nạp điện cho điện thoại, nối với ác qui của xe máy để nạp điện cho điện thoại (đấu nối tiếp để chia nguồn xuống còn 6 V). Sẽ là bằng chứng tố cáo.

Mong bà con đoàn kết bên nhau trong lúc hoạn nạn, nước mất, nhà tan.

Cảm động những bạn trẻ dám đứng lên cùng bà con nông dân.

Trân trọng!

___

FB Đặng Bích Phượng

16-4-2017

Có thể #ĐồngTâm, MỹĐức sẽ khác Ninh Hiệp, mức độ quyết tâm của người dân là khá cao. Nếu đàn áp, thì hậu quả sẽ là rất lớn. Còn nếu có sự thỏa thuận của nhà cầm quyền, tôi mong bà con sẽ tính đến hậu thỏa thuận. Phải có một văn bản lập tại hiện trường, với lời cam kết không được tiếp tục bắt người sau khi 2 bên cùng thả người. Ko ai có tội khi muốn bảo vệ đất đai, hay chống tham nhũng. Bà con có thể tham khảo ý kiến luật sư về việc này, nhằm hạn chế tối đa sự lật lọng của nhà cầm quyền.

Cho dù bà con #ĐồngTâm, MỹĐức không muốn dính líu tới chính trị, hay tôn giáo, thì việc bà con dám bảo vệ quyết liệt tài sản của mình, tố cáo tham nhũng, thì nhà cầm quyền cũng cho đó là một thái độ chính trị rồi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here