VINFAST CÓ THỂ THU VỀ 2.3 TỶ USD SAU SPAC IPO VÀ CÓ TIỀN MẶT ĐỂ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN XE ĐIỆN ?

0
76
Xe điện VinFast trưng bày tại showroom ở Mỹ. (Ảnh: Reuters).
   
Sonnie Tran
18 tháng 5

Cái này là ý phát biểu của ông Nguyễn Hồng Điệp, cựu giám đốc Khối môi giới kiêm Giám đốc chi nhánh TP HCM – CTCP Chứng khoán VNDirect phát biểu trên báo Vietnambiz

https://vietnambiz.vn/chuyen-gia-noi-gi-ve-ke-hoach-ipo-thong-qua-spac-va-dinh-gia-23-ty-usd-cua-vinfast-202351493051353.htm

“Theo ông Điệp, nhìn vào cơ cấu sở hữu của VinFast thấy tập đoàn đang nắm 51% cổ phần, còn lại là các công ty thuộc sở hữu cá nhân của ông Phạm Nhật Vượng. “Tức là nếu vụ IPO thành công, sẽ bán được 10% trên vốn hóa 23 tỷ USD, sẽ có khoảng 2,3 tỷ USD tiền mặt được Vingroup và cá nhân ông Vượng thu về”, ông Điệp chia sẻ.

Con số này ở thị trường chứng khoán Mỹ không lớn, nhưng so quy mô nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam là không hề nhỏ. Vingroup sẽ có tiền mặt để tiếp tục triển khai các dự án của mình.”

Thậm chí trong Đại hội cổ đông Vingroup hôm qua, ông Vượng còn tuyên bố là sau khi IPO thì VF sẽ dễ dàng huy động được 8 tỷ đô từ thị trường tài chính. Không biết tại sao ông lại nhảy ra con số 8 tỷ này mà không phải một con số tròn hơn như 10 tỷ , nó tương đương số nợ của VF trong hồ sơ IPO. 

Ngoài ra, mình còn thấy một cha chuyên gia tài chính nào đó phát biểu trên Youtube kiểu như SPAC hay IPO giá cổ phiếu không quan trọng mà quan trọng là tạo thanh khoản để huy động vốn. Bản thân SPAC đằng sau thường là các tỷ phú, nhà quản lý quỹ lớn,…để tiếp cận vốn cho công ty sáp nhập.

https://www.youtube.com/watch

 

Vậy câu hỏi đặt ra là VF có phải sẽ thu được 2.3 tỷ hay 8 tỷ đô như ông Vượng nói và khả năng cơ hội huy động vốn từ các tổ chức tài chính như thế nào ?

==> Về phương án huy động vốn thì ông Vượng có 2 cách là bán bớt cổ phiếu nắm giữ (99.3%) hoặc phát hành thêm cổ phiếu. Cả 2 cách này đều làm giá cổ phiếu giảm sấp mặt vì sợ pha loãng và tâm lí lo ngại khi công ty phải bán bớt cổ phiếu để huy động tiền.

Có lẽ vì cái này nên ông Vượng nghĩ sẽ bán cổ phiếu huy động ngay khi giá tăng pump khi lên sàn. Còn ông cựu giám đốc sàn VNDirect “ngây thơ” cho răng sẽ VF sẽ bán ngay 10% khi mở bán để thu về 2.3 tỷ USD.

Nhưng đời đâu như là mơ , không biết có ai tư vấn cho ông Vượng biết rằng là các thương vụ sáp nhập SPAC thường sẽ bị lock các cổ phần chiếm đa số lại ít nhất 180 ngày không ? Cái này người ta hay gọi là Lock-up Period. Mặc dù SEC không có quy định về việc này nhưng nó như một mặc định ngầm vậy. Cũng dễ hiểu vì nếu VF mới IPO mà xả ngay 10% thì người thiệt hại trước tiên là các cổ đông BS nắm giữ cổ phiếu VFS.

Cho nên, khi cổ phiếu VFS bị pump như bài trước mình đã nói thì ông Vượng nhìn cho vui hay ông Cựu giám đốc VNDirect hùa theo chứ ông Vượng đâu mua bán gì được mà huy động vốn. Sau đó sẽ bị dump về giá trị thực thị trường định giá. Nên cái vụ bán 10% huy động 2.5 tỷ của ông cựu giám VNDirect chỉ xảy ra khi sau 6 tháng cổ phiếu VFS còn giữ được mức giá 10 USD. Điều này nghe gần như là hoang đường trong tình hình thị trường hiện nay.

Tương tự như vậy, nếu ông Vượng muốn huy động 8 tỷ USD nếu sau 6 tháng cổ phiếu của VFS còn giữ 10 USD thì ông Vượng phải bán ra tầm 34.7% cổ phần. Còn nếu sau 6 tháng mà market cap còn dưới 8 tỷ thì khỏi luôn. Đó là còn chưa kể VFS còn phải cạnh tranh lựa chọn với các cổ phiếu xe điện khác như Rivian, Nio, Xpeng , … để thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư trên sàn. Như bác Vượng nói , có thanh khoản thì sẽ sớm đem lại niềm vui tài chính cho mọi người.

Cũng có thể có bạn nói là Vinfast có nhà máy ở VN , sắp tới xây nhà máy ở Mỹ 4 tỷ USD thì giá trị nó sẽ đảm bảo thấp nhất cỡ đó. Ngoài ra , VF sẽ mở rộng thị trường Đông Nam Á và tăng doanh số lên gấp đôi vào năm 2024 , chắc cỡ 30 – 40k xe / năm .

Well !!! Thị trường nó không quan tâm giá trị nhà máy đâu các phen. Ví dụ như Rivian có cash và marketcap gần bằng nhau trong khi nó có một nhà máy sản xuất 160.000 xe ở Mỹ. Rồi Fisker cũng dự kiến doanh số xe 2023 này là khoảng 30k – 40k xe nhưng MC cũng chỉ tầm 2 tỷ. Fisker là khá giống VF khi sử dụng platform của Magna và thuê Magna sản xuất . Còn lại Fisker tự chủ về thiết kế và phần mềm. Riêng VF thì phải thuê hết và chỉ có lắp ráp mà thôi nên chắc chắn chi phí sẽ cao hơn các công ty này.

………………

Rồi cũng có bạn nói là VF đã deal và có các nhà đầu tư lớn chờ sẵn để mua cổ phiếu VFS khi lên sàn. Do đó , VF làm SPAC sẽ nhanh thu hút vốn hơn.

Ờ ờ ờ ờ ….. ! Ở SPAC có một bước gọi huy động thêm sớm là PIPE (Private Investment in Public Equity, dành cho cty đã public) nếu bên SPAC bị rút tiền nhiều và không đủ. Nếu VF ngon thì các big whale đã nhảy vào từ giai đoạn PIPE để có giá tốt hơn rồi. Cần quái gì đợi niêm yết. VD như Warren Buffett đã mua sớm trước IPO cổ phiếu của BYD (giai đoạn book building) chứ đâu đợi BYD IPO. Nhưng rõ ràng với việc IPO thất bại thì roadshow của VF đã không hấp dẫn các nhà đầu tư rồi.

Vậy lỡ VF huy động được ở PIPE đủ 8 tỷ thì sao ? Vậy ta sẽ đặt câu hỏi là lí do gì các nhà đầu tư nhảy vào khi PIPE ?

EV / Revenue của VF đang là 42 lần. Trong khi cty xe thuần điện đỉnh nhất thế giới là Tesla năm ngoái bán hơn 1.3 triệu chiếc = 81.5 tỷ doanh thu cũng chỉ đang giao dịch EV/Revenue = 6 lần và đây là mức cao nhất trong tất cả các hãng xe (các hãng xe điện khác với doanh số và tình hình tài chính tốt hơn nhiều so với VF thì EV/Revenue của họ cũng chỉ tầm 1.5 đến 3 lần thôi) mà vẫn còn giảm sấp mặt kìa. Tất nhiên nếu doanh thu tăng nhanh và nợ tăng chậm thì số lần sẽ giảm xuống, nhưng 42 lần là quá mức lố trong giới tài chính. Đó là vì sao mà các báo tài chính nước ngoài như Reuters, Bloomberg lại mỉa mai thương vụ này thậm tệ tới vậy. Điều này có thể thấy gần như chắc chắn giá VFS sẽ điều chỉnh giảm về giá trị thực sau khi niêm yết. Như vậy không phải mua lúc đó sẽ lợi hơn là mua lúc PIPE hay sao . 

CUỐI CÙNG ,

  • Ông cựu giám VNDIRECT nói VFS huy động ít nhất 2.3 tỷ USD sau IPO với 10% là TÀO LAO vì vướng “Lock-up Period” 180 ngày.
  • Ông Vượng có huy động được 8 tỷ USD sau 180 ngày hay không thì tùy thuộc vào giá cả thị trường và sức hấp dẫn các đối thủ khác nhưng nói dễ dàng như ông Vượng là hơi “lạc quạn quá”.
  • Cha Youtuber tài chính gì đó nói SPAC hay IPO không quan trọng , giá cả không quan trọng (ý giá cổ phiếu) mà quan trọng là huy động được vốn thị trường. Giá không hấp dẫn thì huy động được đám đầu cơ thôi em ạ. KOL tài chính mà phát biểu kiểu này thì chết nhà đầu tư rồi.
Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here