Vì sao Tập và Putin muốn thăm VN ? 

0
46
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại mộc cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 19/7/2023 AFP

Nhân Tuấn Trương

Đọc trên RFA thấy nhiều học giả thường vịn vào yếu tố “vũ khí và trang thiết bị quân sự của Việt Nam đến từ Liên Xô và sau này là Nga”. Vì vậy VN luôn phải “duy trì quan hệ quốc phòng tốt đẹp với Nga” để bảo đảm nguồn vũ khí của mình. Theo tôi nghĩ tư duy này cần được xét lại. 

Chiến tranh Nga xâm lược Ukraine đã đặt lại nhiều vấn đề. 

Ukraine, Ba lan cùng các quốc gia Đông Âu thuộc khối Varsovie cũ, là các quốc gia điển hình có “mẫu số chung” với Nga về khí cụ quốc phòng. Cuộc chiến hiện thời ở  Ukraine một mặt đã cho thế giới thấy đâu là giới hạn về kỹ thuật của vũ khí do Nga sản xuất. Mặt khác hiện tượng “NATO hóa”, không chỉ về chiến lược quốc phòng, mà còn là cơ hội để các quốc gia này “thay máu”, một hình thức loại bỏ tất cả các loại vũ khí từ Nga hay Liên xô cũ để thế vào đó là vũ khí của NATO (Mỹ, Anh, Đức… và ngoại lệ Hàn quốc).

Telegram channels say Ukrainian troops have seized the village of Dachi, opposite Kherson city, near the destroyed Antonivskyi Bridge. Photograph: Efrem Lukatsky/AP

Toàn bộ vũ khí của Ukraine, trước chiến tranh, có cùng nguồn gốc với Nga. Thời Liên xô cũ, ngoài Nga, Ukraine cũng là một trung tâm khoa học quốc phòng và cũng là nơi sản xuất nhiều khí cụ quan trọng. Nhưng qua cuộc chiến, chỉ trong 1 năm, hầu như quân Ukraine đã thuần thục sử dụng các loại vũ khí đến từ NATO (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy điển…). Phi công Ukraine cũng đang được đào tạo để sử dụng máy bay F-16, ngay cả khi loại máy bay này vẫn chưa được Mỹ chuyển giao. Các loại thiết giáp của Ukraine, cùng kiểu với thiết giáp của Nga, cũng được thay thế bởi các loại chiến xa của Mỹ, Anh, Đức, Pháp v.v… Ngay cả các phi cơ Mig hay Sukhoi của Ukraine cũng được các kỹ sư cơ khí Tây phương “chế độ” lại chút đỉnh để có thể phóng hỏa tiễn Storm Shadow (SCALP) của Anh và Pháp cùng chế tạo.   

Trong khi đó Ba lan vừa ký hợp đồng với Nam Hàn để mua vũ khí nước này, gồm xe tăng và tàu bay, trị giá 12,5 tỉ đô la. Các vũ khí cũ của Ba lan, gồm máy bay và các chiến xa, cách này hay cách khác đã được “chuyển giao” cho quân Ukraine sử dụng trong cuộc chiến chống Nga xâm lược. Các quốc gia khác, cũng đi theo con đường Ba lan, chuyển giao vũ khi của họ cho Ukraine. Một chiếc Mig (hay Sukhoi) chuyền giao cho Ukraine có thể được Mỹ đổi cho một chiếc F-16. Một chiếc xe tăng giao cho Ukraine có thể đổi lại một chiếc tăng của Đức, hay của Mỹ…

GLSDB-Long-Range-Missiles

Tức là yếu tố lệ thuộc vũ khí không hề ràng buộc các quốc gia Đông Âu phải theo Nga. Điều này cũng đúng cho VN. 

Giả sử rằng Mỹ đề nghị “một đổi một”, từ xe tăng cho tới máy bay. Một chiếc Sukhoi (hay Mig) VN “viện trợ” cho Ukraine sẽ được đổi lấy 1 chiếc F-16. Xe tăng, tàu ngầm, hỏa tiễn (phòng thủ hay tấn công), hệ thống phòng không… cũng vậy luôn: một đổi một. Thậm chí “trâu què đổi trâu lành”. 

Có gì là trở ngại trong vụ “VN lệ thuộc quốc phòng vào Nga”, nếu nguồn cung cấp bị trục trặc ? Không có gì quan trọng hết cả. Cái khó là quyết tâm chính trị.

Theo tôi yếu tố “lệ thuộc quốc phòng” cần tương đối hóa. Nếu lãnh đạo VN nhìn thấy điều này thì sẽ không gì ngăn cản việc nâng tầm quan hệ giữa VN và Mỹ.  

Nhiều người cũng vịn vào chuyến đi của bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Giang đi Nga tham dự Diễn đàn Kỹ thuật – Quân sự quốc tế 2023 (Army 2023) và Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11) từ ngày 13 đến 17-8 tại thủ đô Moscow, để cho rằng việc này có thể ảnh hưởng đến chuyến thăm VN sắp tới của TT Biden. 

Theo tôi điều này cũng cần xét lại. Ông Giang đã phát biểu những thứ gì ở Hội nghị  này ? 

Ông Giang là người có quyền lực đứng hàng thứ 7, nếu sắp xếp theo thứ tự nhân sự Bộ Chính Trị. Bài diễn văn của ông Giang đăng trên QĐND cho thấy VN đặt nặng vấn đề an ninh Biển Đông. Nhưng gì ông nói về chiến tranh Nga-Ukraine cho thấy VN giữ lập trường “đứng giữa”. Nhưng nếu tinh ý, ông Giang trước tiên  đề cao nguyên tắc “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ”, sao đó mới tới quyền “dân tộc tự quyết”. Tức là VN ủng hộ sự “toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine trước khi ủng hộ quyền “dân tộc tự quyết” mà Putin đã vịn ra để nhìn nhận tính chính thống các cộng hòa ly khai.

Theo tôi, chuyện ông Giang đi Moscow sẽ không ảnh hưởng đến quyết định thăm VN của TT Biden và điều này cũng không ảnh hưởng gì đến dự định “nâng tầm quan hệ” giữa Mỹ và VN.

Điều tôi nghĩ có thể khiến TT Biden hủy bỏ chuyến thăm VN vào tháng 9 sắp tới và chuyện “nâng tầm quan hệ” giữa hai bên cũng dời lại vô thời hạn. Đó là trước (hay sau) khi TT Biden thăm Hà nội. VN đón tiếp Tập Cận Bình và Putin. 

Vì sao ?

Vì chuyện này sẽ tạo một nghi kỵ ghê gớm giữa Mỹ và VN (hoài nghi đối tác chiến lược). 

Vì sao Tập và Putin muốn thăm VN ? 

Theo tôi, là vì họ cần VN. VN hết sức là quan trọng đối với TQ, cũng như đối với Nga. 

Nếu lãnh đạo VN đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên, thì VN phái nâng tầm quan hệ với Mỹ lên ngang hàng, ít nhứt là bằng TQ và Nga. VN đã có quan hệ “đối tác chiến lược toàn hiện” với Nam Hàn. Như Ba lan, VN có thể từ từ “NATO hóa” nền quốc phòng của mình, không chỉ ở khí tài mà còn ở tầm nhìn chiến lược. 

Chuyện ngoài lề: kho vũ khí cũ của Mỹ: hàng ngàn chiếc F-16, hàng trăm khu trục hạm, tuần dương hạm, hộ tống hạm các thứ…, hàng chục ngàn chiến xa đủ thứ kiểu… chờ ngày bán sắt vụn. 

VN đổi đồ cũ lấy đồ cũ tân trang lại của Mỹ cũng dư sức “thoát Trung” và “tự lực tự cường” rồi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here