Trung Quốc thu thập ‘dữ liệu lịch sử’ về biển Đông

0
54
Chinese structures and an airstrip on the man-made Subi Reef at the Spratly group of islands in the South China Sea are seen from a Philippine Air Force C-130 transport plane of the Philippine Air Force, Friday, April 21, 2017. The South China Sea issue is expected to be discussed in the 20th ASEAN Summit of Leaders next week. (Francis Malasig/Pool Photo via AP)

VOA

Trung Quốc đã khởi động một dự án nghiên cứu để thu thập dữ liệu lịch sử được ghi lại trong những chuyến thám hiểm của họ từ những năm 1950 trên vùng biển Đông đang trong vòng tranh chấp.

Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời Viện phó Viện Hải dương học Nam Hải thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, nói các nhà nghiên cứu sẽ thu thập và tổng hợp “những dữ liệu và tài liệu quý giá” được ghi lại trong các cuộc thám hiểm đại dương và những hòn đảo cũng như bãi đá ngầm trong biển Đông.

Hãng tin nhà nước Trung Quốc hôm 21/6 nói dự án này là một trong 14 chương trình được Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua trong năm nay.

Một bài phân tích so sánh và nghiên cứu những dữ liệu này sẽ cung cấp một số chi tiết về các nguồn tài nguyên, môi trường và những thay đổi liên quan tới biển Đông cũng như những hòn đảo và bãi đá ngầm tại đây.

Dự án có sự tham gia của 193 học giả đến từ 10 viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước chuyên về các lĩnh vực như đời sống hải dương, sinh học, thủy sản và địa lý.

Các cựu thành viên trong các nhóm thám hiểm được mời tới để hỗ trợ chương trình này nhằm “đảm bảo độ tin cậy và chính xác của những dữ liệu”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích biển Đông, bao gồm các đảo ở xa đất liền Trung Hoa lục địa hơn 800 hải lý, theo Press Trust of India, bất chấp những phản ứng từ các nước láng giềng gồm có Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Vào tháng 7 năm ngoái, Tòa Trọng tài quốc tế đã ra phán quyết không công nhận những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, kể cả “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà nước này đã vạch ra bao trọn 90% diện tích biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here