The Interpreter
Tỷ lệ thất nghiệp thấp, mức tăng lương đều và thu nhập doanh nghiệp vững chắc là những bằng chứng cho sự phát triển kinh tế lâu dài, nhưng đó không phải là dấu hiệu cho thấy một thiên tài nào trong Nhà Trắng đã giải phóng các doanh nghiệp Mỹ.
Annie Lowry, ngày 5 tháng 2, 2020
Translated from The Atlantic article “Trump Didn’t Make This Economy.”
Đêm qua, cũng như rất nhiều đêm khác trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Donald Trump chào đón tin về nền kinh tế hùng mạnh. “Ba năm trước, chúng ta đã phát động sự trở lại tuyệt vời của nước Mỹ. Tối nay, tôi đứng trước quý vị để chia sẻ những kết quả đáng kinh ngạc,” ông nói trong bài phát biểu tại State of the Union (Diễn Văn Liên Bang). “Những năm của sự suy thoái kinh tế đã qua. Nền kinh tế hiện tại ‘tốt nhất từng có’. Và tất cả đều xảy ra ‘nhờ đảng Cộng Hòa.’”
Khi ông tự kể công cho sự phát triển kinh tế, Trump đang tham gia vào một truyền thống chính trị Mỹ trong hệ thống lưỡng đảng– truyền thống lùm xùm. Nhà Trắng có rất ít kiểm soát về nền kinh tế hơn so với giả thuyết chung. Và luật pháp kinh tế có dấu ấn của Trump, Đạo Luật Cắt Giảm Thuế và Việc Làm năm 2017 (TCJA), đã không cung cấp một “nhiên liệu tên lửa cho kinh tế,” như lãnh đạo Cộng Hòa trong Nhà Trắng đã hứa, đặc biệt không cho người lao động phổ thông ở các tiểu bang ở trung tâm đất nước (heartland).
Trái ngược với những lời khoe của Trump tại Diễn Văn Liên Bang, hiệu suất tăng trưởng của đất nước không phải là bất thường hay phi thường. Nó tốt. Mạnh mẽ. Nhận điểm A, B, có thể là B+, nhưng không phải A +. Cục phân tích kinh tế gần đây đã báo cáo rằng nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ 2.1% hàng năm, không tệ đối với một nền kinh tế đã phát triển vào cuối chu kỳ kinh doanh, nhưng chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ 4% mà chính quyền Trump đã hứa. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng lương khá, thu nhập doanh nghiệp vững chắc và thị trường chứng khoán bùng nổ: Đó đều là những tác động từ một sự mở rộng kinh tế lâu dài, không phải là dấu hiệu cho thấy một thiên tài nào đó trong Nhà Trắng đã lèo lái các doanh nghiệp Mỹ.
Thật vậy, nền kinh tế vẫn nằm trên chính con đường tăng trưởng mà nó đã có mặt trong thập niên qua: Không có điểm đi lên nào trong thời gian tổng tuyển cử năm 2016 hoặc sau sự thông qua của luật TCJA cuối năm 2017, hay ở bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian Trump đương nhiệm ghế tổng thống. Tăng trưởng đã tăng lên ở mức cho là khoảng 2.5 phần trăm một năm,. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm liên tục. Không có gì thay đổi nhiều.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Các tổng thống đôi khi phải chịu trách nhiệm cho những cú sốc kinh tế tiêu cực lớn, như khi Nhà Trắng giúp gây ra sự hoảng loạn ngân hàng vào giữa những năm 1830, hoặc khi Tổng thống Richard Nixon thực hiện biện pháp kiểm soát giá những năm 1970. Các tổng thống và sự chọn lựa của họ có ý nghĩa rất lớn khi nền kinh tế rơi vào chu kỳ tự do. Tòa Bạch Ốc thời Obama, chẳng hạn, đã giúp ngăn chặn cuộc Đại Suy Thoái thứ hai, nhưng vẫn nhắm lệch mục tiêu kích thích kinh tế đến 13 chữ số. Nhưng khi một nền kinh tế đang phát triển? Tổng thống có xu hướng không quan trọng nhiều. Họ không kiểm soát chính sách tiền tệ. Họ chỉ kiểm soát một phần chính sách tài khóa. Những thay đổi chính sách mà họ ban hành có xu hướng mất nhiều năm, nếu chưa nói đến hằng thập niên, để có hiệu ứng thấy rõ trong bảng cân đối kế toán của công ty và các quyết định đầu tư địa phương và túi tiền gia đình.
TCJA, một cách kỳ lạ, lại là minh chứng cho thực tế đó: Mặc dù là bộ luật pháp trị giá hàng nghìn tỷ đô la, nhưng nó đã không thể thay đổi nhiều những xu hướng việc làm hoặc đầu tư trong vài năm qua. Lý thuyết của Trump về việc này cũng hợp lý: Việc cắt giảm thuế sẽ giúp tăng chi tiêu hộ gia đình và cắt giảm thuế suất doanh nghiệp sẽ dẫn đến một sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư kinh doanh, cải thiện năng suất, tuyển dụng và tăng lương.
Nhưng việc cắt giảm thuế là cách kích thích kinh tế ít hiệu quả hơn so với quy định chi tiêu trực tiếp; cắt giảm thuế nhắm vào người giàu là kích thích kinh tế kém hiệu quả hơn cắt giảm thuế nhắm vào người nghèo; và thêm các gói kích thích trong quá trình mở rộng ít hiệu quả hơn so với việc thêm hỗ trợ các nền kinh tế yếu hơn. Trông kìa: việc cắt giảm thuế của Trump đã giúp các gia đình bên lề, nhưng ít đến nỗi hầu hết các gia đình này không nhận thấy hiệu quả. Đối với việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, Viện Doanh Nghiệp Mỹ cánh hữu đã kết luận rằng “không có sự đột phá rõ rệt nào” trong xu hướng đầu tư kinh doanh. Tác động là “không đáng chú ý” trong dữ liệu, hoặc ít nhất là chưa đáng kể. Nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng TCJA chỉ cung cấp một thúc đẩy nhỏ cho nền kinh tế, một sự thúc đẩy dường như đã phai mờ.
Trump cũng không thu xếp để cung cấp bất kỳ loại phép màu kinh tế nào cho các công nhân lao động phổ thông, trái ngược với lập luận của ông đêm qua rằng “chúng ta đang khôi phục sức mạnh sản xuất quốc gia của chúng ta.” Trong năm qua, mức tăng trưởng việc làm trong ngành xây dựng và sản xuất đã chậm lại, trong khi các công ty khai thác mỏ lại chứng kiến nhiều cảnh mất việc. Cuộc chiến thương mại của Nhà Trắng đã tác động mạnh đến các tầng lớp công nhân, dẫn đến sa thải, đóng cửa trang trại và cần hàng tỷ đô la tiền cứu trợ. Hoạt động của nhà máy đã đạt điểm thấp nhất trong một thập niên. Khu vực nông thôn tiếp tục tụt hậu so với các thành phố đắt đỏ về mặt tạo công ăn việc làm, tăng năng suất và kiến thiết sự giàu có.
Trump được thừa hưởng một nền kinh tế tốt và đang tiếp tục tốt, và đã tránh đưa nó vào suy thoái cho đến nay. Hiện trạng của liên bang, về mặt kinh tế, là khá. Nhưng tin thực sự tốt cho Trump là các cử tri dường như quy công trạng cho ông về sự tăng trưởng của hôm nay, và có khả năng sẽ thưởng cho ông vào tháng 11 (tháng bầu cử).