TRANH CÃI ĐẦU TIÊN Ở THE HAGUE: CHIẾN DỊCH “MÁY NHẮN TIN” CỦA ISRAEL

0
13
Mọi người đi bộ gần một xe cứu thương bên ngoài Trung tâm Y tế Đại học Hoa Kỳ tại Beirut (AUBMC) khi nhiều người, bao gồm cả các chiến binh và nhân viên y tế Hezbollah, bị thương và thiệt mạng khi máy nhắn tin mà họ sử dụng để liên lạc phát nổ trên khắp Lebanon, theo một nguồn tin an ninh, tại Beirut, Lebanon ngày 17 tháng 9 năm 2024.
   

Nguyen Quoc Tan Trung

Peace Palace and The Hague Academy of International Law.

18 tháng 9 lúc 06:07

Tại Peace Palace, các thảo luận về chiến dịch máy tin nhắn của Israel đang trở nên nóng hổi, dù ở góc nhìn pháp lý hay góc nhìn quân sự.

Cụ thể vụ việc là vì các thành viên quân sự của Hez/bollah biết rằng hệ thống sóng vô tuyến và các phương tiện truyền thông đại chúng của Lebanon đều đã bị Israel vô hiệu hóa, nhóm này thường sử dụng máy nhắn tin (mà ai xem phim Hongkong thập niên 90s có lẽ sẽ nhớ) để liên lạc, móc nối. Ngày hôm qua, Israel đã kích n.ổ hàng ngàn máy nhắn tin mà các thành viên Hez/bollah đang sử dụng, khiến nhiều quân đội và giới quan sát Công Pháp Quốc Tế (CPQT) tương đối ngỡ ngàng.

Peace Palace and The Hague Academy of International Law.

Trung có tranh luận với một người bạn Pháp cũng tham gia dự án tại the Hague Academy về mặt pháp lý của chiến dịch này, nay viết lại để nhớ lẫn phổ biến thêm một số thông tin mà bạn đọc tại Việt Nam có thể tham khảo để hiểu thêm về xung đột quân sự giữa Hez/bollah và Israel. 

A. Xung đột giữa hai bên là xung đột gì? 

Trong CPQT có hai dạng xung đột được phân loại cho mục tiêu áp dụng pháp luật nhân đạo: xung đột quốc tế (international armed conflict – IAC) và xung đột phi quốc tế (non-international armed conflict – NIAC). 

Phía Israel lẫn Hoa Kỳ thường xếp Hez/bollah vào nhóm tổ chức khủng bố (KB), đồng nghĩa với việc người tham chiến (combatant) từ phía Hez/bollah không được xem là tù binh chiến tranh (POW) khi bị bắt giữ. POW được hưởng nhiều đặc quyền và có quy chế bảo vệ đặc biệt. 

Trong khi đó hầu hết giới nghiên cứu CPQT thì cho rằng khó có thể xem xung đột giữa Israel và Hez/bollah là NIAC nữa. Điều này là bởi vì Hez/bollah đang ngày càng có vị thế quan trọng trong chính quyền Lebanon, là một lực lượng quân sự hiệu quả hơn cả quân đội chính quy của Lebanon, và đang kiểm soát hoàn toàn Nam Lebanon. 

Nói cách khác, có xu hướng xem xung đột giữa hai phía là IAC, và đồng nghĩa với việc người tham chiến từ phía Hezbollah có khả năng được xem là POW. Đây là điều mà Israel và Hoa Kỳ cật lực phản đối. Hoa Kỳ từng gây tranh cãi với giới CPQT trong việc gọi các tù nhân Taliban là “unlawful combatants”, từ đó phủ nhận các đặc quyền POW dành cho nhóm này. 

Hai bên Trung và anh bạn người Pháp đều đồng tình với ở góc nhìn thứ hai. 

B. Mặt pháp lý của chiến dịch “máy nhắn tin” 

Chiến dịch “máy nhắn tin” của Israel đang được xem là một chiến dịch không khác gì phim điện ảnh. Tuy nhiên, hoạt động tấn công không truyền thống này có khía cạnh pháp lý ra sao, khi mà rất nhiều máy tin nhắn phát nổ khi nhóm Hezbollah không tham chiến, đang sinh hoạt đời sống bình thường giữa các khu dân cư? 

Cân nhắc các khía cạnh của pháp luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang, cuộc tấn công này là hợp pháp vì ba lý do: 

1) “Mục tiêu quân sự” (Military target): 

Người bạn Pháp cho rằng vì hầu hết các thành viên Hez/bollah bị tấn công không tham chiến trực tiếp và đang không có bất kỳ chiến dịch công kích nào, họ không thể là mục tiêu quân sự hợp lý. 

Mình cho rằng đây là một lập luận nhầm lẫn về cách hiểu mục tiêu quân sự. 

Miễn là tình hình xung đột vũ trang chung đang diễn ra, dù là IAC hay NIAC, người tham chiến luôn là mục tiêu quân sự hợp lý trong mọi thời điểm. Nói cách khác, dù người này có đi ngủ, đi ăn, đi ngắm tranh, đang ở tiền tuyến hay ở hậu phương… Anh là quân nhân trực thuộc một bên tham chiến thì anh là mục tiêu quân sự tiềm năng. 

Vì các máy nhắn tin này chỉ đang được sử dụng bởi các quân nhân thuộc Hez/bollah (chứ không phải thường dân), việc nhắm vào các máy nhắn tin và người đang sử dụng chúng hoàn toàn hợp pháp. 

2) “Ngoại giao lãnh sự” và “Tính cần thiết quân sự” (Military necessity): 

Vì việc phát n/ổ máy nhắn tin làm bị thương một nhân viên ngoại giao cấp cao của Iran, người bạn Pháp cho rằng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về ngoại giao lãnh sự. Tuy nhiên, đây cũng là một lập luận chưa hợp lý. 

Chiến dịch của Israel nhắm vào các máy tin nhắn được điều tra và nay đã được công nhận là sử dụng độc quyền bởi quân nhân Hez/bolla, được mua lại bởi chính Hez/bolla. Việc nhân viên ngoại giao của Iran, dù là quốc gia tài trợ và ủy nhiệm chính cho Hez/bolla, sử dụng máy nhắn tin do các lực lượng quân sự của nhóm này không nằm trong phạm vi mà Israel cần phải dự đoán được trước. 

Tính cần thiết quân sự của chiến dịch được gói gọn và lý giải trong việc Israel chỉ nhắm đến các chiếc máy dùng cho mục tiêu quân sự chứ không phải một cá nhân nào cụ thể. 

3) Tính tương xứng (Proportionality) 

Bạn người Pháp cho rằng thực tế rằng có nhiều thành viên của nhóm Hezbollah đang ở các khu dân cư, có người đang đi chợ… dẫn đến việc tấn công có khả năng gây thiệt hại cho thường dân. Bạn cho rằng đây là hành vi vi phạm nguyên tắc tương xứng trong pháp luật nhân đạo quốc tế.

Trung đồng tình về lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế nhiều video và nhân chứng cho thấy lượng chất nổ của máy chỉ đủ gây hại cho người sử dụng mà không tạo ra thương tích đáng kể cho thường dân xung quanh.

Cần lưu ý rằng Proportionality không loại trừ khả năng thường dân bị ảnh hưởng trong các chiến dịch. Nguyên tắc này yêu cầu tối thiểu hóa và thực hiện các chiến dịch quân sự có tính toán mà thôi.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here