CHỦ QUYỀN LÀM NGƯỜI: HẠT NHÂN ĐẠO LÝ CHO THỜI ĐẠI HẬU CÔNG NGHIỆP
TÔI LÀ MỘT NGƯỜI ĐẦY NHỮNG THIẾU SÓT
Huỳnh Thục Vy
21/5/2025
Tôi hay than thở chuyện này chuyện kia trên facebook từ chuyện dạy con khó khăn cho đến chuyện khách hàng hay bom hàng (khách đặt mua hàng nhưng hàng gởi tới thì không nhận). Vì mưu sinh khó khăn, tôi cũng hay xin sự giúp đỡ từ bạn bè, có người đồng ý giúp đỡ phóng khoáng, có người không. Nhưng quả thật, nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè tôi không tồn tại nỗi đến hôm nay.
Ở tù ra, tôi tay trắng nuôi con, làm lại cuộc đời, nếu không có những người ủng hộ mua từng lít nước mắm, từng lít mật ong, tôi không thể trụ nỗi. Vì vậy tôi rất biết ơn bạn bè. Tôi đã có nhiều mối quan hệ thân tình từ facebook nên chưa bao giờ tôi phủ nhận “tính thật” của cộng đồng mạng xã hội này. Dù mấy ngày hôm nay tôi bị đấu tố trên facebook, tôi cũng không nản lòng, vì bên cạnh những kẻ ác tâm, tôi vẫn có những người bạn chân tình.
Tôi là ai? Tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường với tất cả sự yếu đuối và phù phiếm của mình. Thậm chí tôi còn thua những người phụ nữ bình thường khác ở chỗ tôi tôi không có sự trưởng thành về cảm xúc và hiểu biết về xã hội. Tôi quả thật là người ít từng trải chuyện đời nên xã hội có những mánh khoé gì, cạm bẫy gì tôi không hề biết. Là một người viết và đọc, đối với những chuyện gian manh của xã hội tôi không hiểu rõ.
Ai cũng có điểm yếu và sự sai lầm, tôi còn nhiều điểm yếu và sai lầm hơn người khác. Nhưng tôi chưa bao giờ lừa đảo ai. Tôi chỉ là một người bình thường yêu chuộng Dân chủ và Công lý, tôi không phải là Thánh. Không lẽ, một người đấu tranh cho dân chủ thì nhất định không có sai lầm, yếu đuối nào hay sao? Tôi, đến nay đã nửa đời người, nếu ai nói tôi sống trên sự thương hại của cộng đồng thì tôi đồng ý, chứ nói tôi lừa lọc, gian ngoa thì quả thật oan ức cho tôi. Tôi và gia đình tôi, dù đã tuyên bố ngừng đấu tranh chống cộng nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Quả thật nhiều lúc tôi ngờ rằng, họ muốn đẩy gia đình tôi đến chỗ chết thì mới cam lòng.
Tôi không còn chống cộng nữa, nhưng tôi vẫn còn tiếp tục mở miệng để nói. Và việc tiếp tục nói về chuyện nọ chuyện kia khiến những người ở Bộ công an không vừa ý thì phải, họ muốn tôi phải thân bại danh liệt thì mởi hả dạ hay sao? Hơn bao giờ hết, tôi cần sự bảo vệ của cộng đồng mạng xã hội. Hôm nay tôi viết những dòng này với tư cách là một nạn nhân của những sai lầm của mình chứ không phải như một hình ảnh đẹp đẽ không tì vết của bất cứ công cuộc nào. Xin hãy thông cảm và tha thứ cho tôi.
VIẾT VỀ CHUYỆN KHÔNG MỚI MÀ NHIỀU NGƯỜI VẪN CHƯA THÔNG
MIKE JOHNSON – THỐNG ĐỐC CALIFORNIA NÊN BỊ “ĐỔ NHỰA RẮC LÔNG”
THỦ TƯỚNG BA LAN TUSK GIÀNH CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM NAWROCKI ĐE DỌA PHẢN KHÁNG
nt-v, 11.06.2025
THƯ CỦA DONALD TRUMP BỊ TRIỀU TIÊN TỪ CHỐI
NGA – MỸ SẮP TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN TẠI MOSCOW
CHÙM THƠ DỰ THI CỦA TÁC GIẢ KIM PHƯỢNG HÀ
LỜI NGƯỜI LÀNG CHÙA:”Tra hạt mong quả ngọt, gieo chữ đợi phước lành”
———————————
VỌNG TUỔI THƠ
Tuổi thơ em
Quê Nội xa xôi…
Những ngày hè đổ lửa
Ngụp lặn dưới bùn mò ốc bắt cua
Cuống rạ nằm trơ vụ gặt cuối mùa
Đuổi theo con trâu chướng
Khắp cánh đồng tứa máu
Tuổi thơ em
Đau đáu
Cõng con đường đầy mưa
Run run mùa tựu trường
Vắng mẹ thiếu ba – ngày đi học đầu tiên vàng võ
Hai chị em dắt tay nhau trên triền đê thông thốc gió
Đôi bàn chân vít chặt đất lầy
Bầu trời đầy mây!
Mắt đăm đắm hướng miền Nam, tê tái…
Tuổi thơ em
Ước một đêm ngon giấc cuộn mình
Ước chiếc áo bông ấm lành ngày rét
Ran rát niềm mơ trong gió lạnh đầu mùa
Tuổi thơ em
Mùa xuân rất hiền
Gánh rau cần rộn rã chợ phiên
Dành dụm bao lần xông xênh áo mới
Cho đứa em trai xúng xính giao thừa
Em nói cùng anh biết mấy cho vừa
Bao xúc cảm ùa về, giấc mơ tựa đầu đánh võng…
Anh biết không
Tuổi thơ xưa giờ thành tiếng vọng
Chảy dọc cuộc đời rưng rức chốn bình yên!!!
GỌI TÊN NỖI BUỒN
Có nỗi buồn không thể gọi tên
Cứ ngẩn ngơ mỗi chiều buông nắng tái
Hàng bằng lăng tím ngõ về khắc khoải
Dòng người tròng trành bỏ phố sau lưng
Có nỗi buồn không thể gọi tên
Ngày vẫn cháy nhưng đời không thắp lửa
Câu thơ tắt vần bẻ đôi lời tựa
Khúc du ca ngừng bặt giữa mùa!
Có nỗi buồn không thể gọi tên
Mùa đông thở gió hao gầy vội vã
Những tán me run mình xơ xác lá
Bụi nhọc nhằn riết róng một bờ vai
Có nỗi niềm không thể cùng ai
Đêm thôi chảy lặng yên nghe kể
Sông rưng rức ngỡ ngàng đến thế
Đèn vẽ lên bóng tỏa riêng mình
Ngoài kia phố vẫn rung rinh
Nỗi buồn ngồi ngó không thinh nỗi buồn…
CON ĐƯỜNG NGÀY XƯA
Con đường mình đi qua
Giờ dốc cầu vẫn đổ
Bến sông trong lòng phố
Ngơ ngẩn hoài… còn đâu?!
Con đường ngóng mưa ngâu
Úa dần từng đêm vắng
Đôi bàn chân cháy nắng
Ran rát tìm ngày xa…
Con đường mình đi qua
Lá ngập vàng mất lối
Cành khẳng khiu trơ trọi
Bức tường bạc màu vôi
Con đường xưa, người ơi
Cứ lụa là ngọt mãi
Tình yêu mùa vụng dại
Gieo thắc thỏm… một đời!!!
NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ LÀM ĐƯỢC THẾ KHÔNG?
Phạm Thanh Nghiên
Mỗi khi ở đâu đó trên thế giới xảy ra một cuộc biểu tình ôn hoà đòi dân chủ, lật đổ chế độ độc tài hoặc đòi hỏi dân quyền, nhiều người Việt trong số chúng ta thường buồn bã than rằng “Bao giờ Việt Nam mới làm được như thế?”. Hoặc sẽ so sánh theo chiều hướng tiêu cực cho dân mình. Cuộc biểu tình của khoảng 1 triệu người dân Hồng Kông nổ ra hôm qua 9/6/2019 cũng làm nức lòng hàng ngàn người Việt yêu tự do không chỉ trong nước mà tại hải ngoại. Thêm vào đó còn là tâm lý trông ngóng, nóng ruột gợn một chút hoài nghi “Dân mình có làm được thế không, bao giờ?”
Bài viết này dựa trên một số ý tứ có sẵn trong một bài viết cũ cách nay 5 năm. Mục đích không nhằm phân tích về những khác biệt hoặc tương đồng của Việt Nam và Hongkong. Nó chỉ dẫn chứng vài sự kiện đã diễn ra nhằm khẳng định ý kiến của người viết rằng, nhất định người dân Việt Nam sẽ thực hiện được giấc mơ dân chủ, ước nguyện tự do và ở Việt Nam có rất nhiều người can đảm.
Trước khi đi vào chủ để chính của bài viết, xin nói tóm gọn về cuộc biểu tình tại Hongkong.
Ngày 9/6, hàng trăm ngàn người dân Hongkong đã đổ ra đường, biểu tình nhằm phản đối những thay đổi trong dự luật qua đó cho phép nghi phạm được (bị) đưa tới xét xử tại toà án ở Trung Quốc. Người biểu tình cho rằng quyết định này sẽ gây ra sự bất lợi cho người bị xét xử trong đó bao gồm cả sự xâm phạm nhân quyền lẫn an ninh về cá nhân, bị tra tấn hoặc ngược đãi. Cuộc biểu tình có lúc đã lên tới 1,03 triệu người tham gia- con số được đưa ra bởi một Tổ chức Mặt trận nhân quyền và phía lãnh đạo lực lượng biểu tình. Đây là một con số rất lớn so với 7,48 triệu người sinh sống tại Hongkong. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát Hongkong nói với truyền thông rằng chỉ có khoảng 240 ngàn người biểu tình. Một số thông tin đã loan truyền rằng cảnh sát tại Hongkong đã nhận lệnh từ Bắc Kinh dùng vũ lực để giải tán người biểu tình và đã có đụng độ vào rạng sáng 10/6.
Báo chí Trung cộng đã cáo buộc “các thế lực nước ngoài đang lợi dụng tình hình Hongkong để phá hoại Trung Quốc”. Tuy nhiên, báo chí lề đảng nước này cũng không chỉ được đích danh ai là “thế lực nước ngoài”.
Trở lại với chủ đề ban đầu. Chúng ta cần nhìn lại quãng thời gian sau năm 2008 khi nhà cầm quyền mở “chiến dịch mùa thu” bắt giữ hàng loạt những nhân vật tranh đấu, việc bắt bớ gia tăng vào năm 2009 và 2010. Cả một giai đoạn khó khăn tưởng như không thể trụ vững của phong trào dân chủ trong nước. Nhưng, rất bất ngờ khi có đến hơn mười cuộc biểu tình yêu nước , chống Trung cộng xâm lược đã diễn ra trong năm 2011. Nhiều gương mặt mới đã xuất hiện và nhập cuộc vào giai đoạn cam go nhất của dân tộc. Đó chính là sự đột biến sau một chu kỳ trầm lắng.
Cuộc biểu tình 11/5/2014 phản đối việc Trung cộng cắm giàn khoan HD 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã thu hút sự tham gia với số lượng đông chưa từng có trong khoảng dăm năm trở lại tính đến thời điểm bấy giờ. Và mỗi một “giai đoạn” biểu tình đều đánh dấu một sự đàn áp khốc liệt, (các lần sau mạnh tay hơn những lần trước) của nhà cầm quyền.
Sau sự kiện HD 981, không có cuộc biểu tình nào thu hút được số đông quần chúng cho đến mùa hè 2016. Ước tính có hàng vạn người trên nhiều thành phố khắp cả nước đã xuống đường phản đối tập đoàn Formosa gây ra thảm hoạ môi trường biển Việt Nam. Mặc dù trước đó khi trên mạng râm ran lời kêu gọi biểu tình, nhiều người đã tỏ ra hồ nghi về một cuộc xuống đường với số lượng đông đảo. Cuộc biểu tình chống Formosa được ghi nhận là đông hơn các cuộc biểu tình ôn hoà được nhắc tới ở trên. Và đương nhiên, một chiến dịch đàn áp, bắt bớ, khủng bố nhằm vào giới tranh đấu và những người biểu tình được nhà cầm quyền thực hiện với quyết tâm lớn lao hơn nhiều. Sau những gì đã diễn ra, nhiều người lạc quan cũng không dám mơ đến bất cứ cuộc biểu tình nào sẽ được diễn ra trong vòng một vài năm tới- kể cả khi có một sự kiện đáng để biểu tình.
Nhưng không, một cuộc biểu tình được ghi nhận là lớn nhất từ trước đến thời điểm bài viết này xuất hiện, thu hút cả trăm ngàn người xuống đường. Con số mà trước kia nhiều người đã mơ ước, viễn cảnh khởi đầu cho một cuộc cách mạng. Cuộc biểu tình tháng 6/2018 phản đối dự luật Đặc khu, chống luật An ninh mạng đã không thể trở thành một cuộc cách mạng nhưng nó lý giải cho quy luật phản ứng của quần chúng: Sự đè nén lâu dài sẽ bùng phát khi có cơ hội, sự trỗi dậy sau bao giờ cũng mạnh mẽ hơn các lần trước. Có thể trong khoảng 1 đến 2 năm sau sự kiện tháng 6/2018 sẽ khó có một cuộc biểu tình ôn hoà với số lượng người tham gia đông đảo như thế do bị nhà cầm quyền dùng mọi phương tiện, công cụ để ngăn chặn, đàn áp. Nhưng như đã phân tích và dẫn chứng ở trên, các cuộc biểu tình sẽ vẫn (phải) diễn ra, và cuộc sau sẽ quy mô hơn cuộc trước. Việc đàn áp, bắt bớ cũng chính là biểu hiện tất yếu của cơn mê sảng trước lúc lâm chung của bất cứ một thể chế chính trị phản dân chủ nào. Trong cuộc đối đầu này, cán cân sợ hãi đang nghiêng về thế lực cai trị dù họ cầm trong tay mọi quyền sinh sát với dân chúng. Thể hiện rõ nhất bằng lời hứa của ông Bí thư thành Hồ trước bộ chính trị rằng “sẽ không để xảy ra biểu tình” tại thành phố đông dân nhất mà ông đang thống trị.
Nhiều người than phiền rằng phong trào tranh đấu trong nước ảm đạm quá. Cũng có một số người không ngại ngần bày tỏ sự chán nản. Nhưng nếu xâu chuỗi lại các sự kiện tôi vừa nhắc, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng. Và còn rất nhiều yếu tố khác để chúng ta vực lại tinh thần, nhất là đối với những người đã đủ chiêm nghiệm cả về đời sống thực tế trần trụi lẫn đời sống tinh thần kỳ diệu.
Không một chính quyền nào có thể ngăn được sức mạnh của lòng dân. Không một chính thể độc tài nào có thể chống lại xu hướng tất yếu của thời đại.
Trước khi lật đổ được các chế độ độc tài, nhân dân Tiệp Khắc, Serbia, Miến Điện, Ai Cập, Lybia… cũng chìm trong sợ hãi như chúng ta. Những nhân vật đối kháng của họ cùng từng chịu cảnh tù đày, đánh đập, có người cũng phải phải tị nạn chính trị ở một quốc gia dân chủ khác. Họ là những viên gạch lót đường, là biểu tượng về lòng quả cảm nhưng nhân tố quyết định cho một cuộc cách mạng đi đến thành công không phải những con người đơn lẻ ấy mà là dân chúng, là số đông quần chúng.
Cuối cùng, tôi muốn chúng ta cùng chia sẻ, đồng cảm với suy nghĩ, niềm tin của nhạc sĩ Tuấn Khanh rằng “Nhờ vào những lạ thường (*) này mà tôi luôn hy vọng vào những đổi thay, dẫu có lúc đang ở ngay trung tâm của bóng tối”.
Hãy tin và cùng đồng hành để ngày mai, Việt Nam có tự do.
(Chú thích *: Sự kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá)
(Hình ảnh cuộc biểu tình chống Dự luật đặc khu tại Việt Nam tháng 6 năm 2018 và cuộc biểu tình tại Hongkong hôm qua 9/6/2019.
Bạn có phân biệt được hai cuộc biểu tình này không?)
Mỹ: Trump điều thủy quân lục chiến đến California, Newsom lên án tổng thống « độc tài »
Theo giới quan sát, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965 chính quyền liên bang triển khai quân đội tại một bang mà không cần sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Lực lượng nói trên bổ sung cho khoảng 2.000 Vệ binh Quốc gia đã được điều đến Los Angeles trong cuối tuần trước.
Hãng tin Pháp AFP cho hay tổng thống Trump đưa ra quyết định này vào lúc các cuộc biểu tình bùng lên cuối tuần đã lắng dịu vào tối hôm qua. Người đứng đầu cơ quan công tố California, Rob Bonta, hôm qua cho biết đã khởi kiện tổng thống Trump, bởi việc điều động Vệ binh Cộng hòa mà không có sự chấp thuận của chính quyền bang là một hành động « vi hiến ».
Trên kênh NewsNation, công tố viên quận Los Angeles, Nathan Hochman, khẳng định « chúng tôi không ghi nhận tình trạng hỗn loạn xã hội quy mô lớn cần đến sự can thiệp của 2.000 Vệ binh Quốc gia và 500 hay 700 binh sĩ bổ sung ».
Theo thống đốc California Gavin Newsom, bên cạnh việc triển khai Vệ binh Quốc gia, việc ông Trump điều động thủy quân lục chiến cho thấy « ảo tưởng điên rồ của một tổng thống độc tài ». Trả lời AFP, giảng viên đại học Rachel VanLandingham, một cựu sĩ quan, nhấn mạnh việc điều động lực lượng tinh nhuệ như thủy quân lục chiến là cực kỳ nguy hiểm cho an toàn của người dân, bởi các quân nhân này không hề được huấn luyện để duy trì trật tự, hay hợp tác « với các lực lượng an ninh địa phương ».
Trên mạng X tối qua, thống đốc California cũng lên án việc tổng thống Trump kêu gọi bắt giữ ông, « một thống đốc bang đương nhiệm ». Ông Newsom nhấn mạnh « đây là một ngày mà tôi hy vọng sẽ không bao giờ lặp lại tại Mỹ… Đây rõ ràng là một bước trượt chuyển sang chế độ độc tài ».
Tối qua, quan chức phụ trách chính sách trục xuất người nhập cư của Mỹ, Tom Homan, thường được mệnh danh là « ông trùm biên giới » (border czar) đã cải chính là chính quyền Trump « không hề có ý định » bắt giữ thống đốc California, cho rằng phát biểu của tổng thống đã bị « đặt ra ngoài ngữ cảnh ». Trước đó, trên đường từ Camp David tới Nhà Trắng, tổng thống Trump khẳng định sẽ là điều « tuyệt vời » nếu Tom Homan bắt giữ thống đốc California.