Home Blog Page 2

Người đàn ông vừa ly dị vợ

Anh ký vào tờ đơn ly hôn bằng một cây bút mực nước màu xanh. Họ đưa anh một cây bút bi, anh bảo: “Không. Tôi muốn viết bằng mực.”
Cô nhân viên phòng hộ tịch nhìn anh như nhìn một gã gàn dở. Nhưng anh vẫn viết, nét chữ nắn nót như ngày còn học Văn khoa Sài Gòn.
Tờ đơn ấy là thứ duy nhất trong cả cuộc hôn nhân này mà anh viết một cách thảnh thơi. Ly hôn mà như được tặng quà. Anh biết, hôm nay phải làm một ly. Chỉ cần mình anh thôi- cũng đủ thành dạ tiệc.
*
Mọi người đều nghĩ họ hạnh phúc. Một cặp đôi vợ viết văn, chồng làm thơ, có thẻ xanh điều 51- thứ dành cho tỵ nạn chính trị. Họ sống trong một căn hộ cổ ở Moabit – tầng áp mái – nơi mùa đông lạnh như một trang bản thảo bị bỏ quên.
Anh từng viết những truyện ngắn đăng báo ở Việt Nam, rồi bị cấm. Cô thì viết tiểu thuyết – loại tiểu thuyết được các hội nghị quốc tế mời phát biểu, được dịch sang vài thứ tiếng và đoạt hai giải không to không bé. Họ có hai đứa con: một đứa chuyên IT, một đứa chuyên nhạc. Thành đạt, ngoan ngoãn, có phần xa cách- nhưng ai lại đòi hỏi con cái sống trong xã hội phương Tây phải gần gũi với cha mẹ như thời xưa?
Trên mạng xã hội, họ hay đăng ảnh đi chợ phiên, uống vang trắng bên sông Spree, ngồi gọt khoai với con. Người ta bình luận: “Gia đình hạnh phúc quá, nhìn mà ghen tỵ.”
Cô luôn trả lời bằng một icon trái tim.
Anh thì im lặng.
*
Mười tám năm. Họ sống với nhau như hai người bạn cùng phòng, cùng lý tưởng, cùng tị nạn khỏi một quê hương không còn nơi để về.
Cô thông minh, viết sắc sảo, giao thiệp rộng, quen biết mọi nhà văn Đức từ Frankfurt tới Munich. Cô nói tiếng Đức giọng chuẩn hơn cả dân bản xứ, và có thể tranh luận chính trị bằng ba thứ tiếng trong khi gọt táo cho con. Giới văn nghệ từ trong nước đến Berlin thường kết nối trước với cô. Nếu xuôi- coi như đã qua một cửa.
Anh thì lặng lẽ hơn. Thích đọc triết học cổ, trồng cây gia vị trên ban công và viết truyện ngắn về những gã đàn ông cô độc. Khi không viết được gì, anh làm thơ. Những câu thơ ngắn như lúa vón đòng. Đọc không biết nên hiểu thế nào, y tranh lập thể của hoạ sĩ chưa bao giờ học qua hình hoạ.
Cô bảo: “Viết như anh thì không ai in đâu, lỗi thời rồi.”
Anh không phản bác. Anh chỉ cười: “Viết là để sống sót, không phải để in.”
Mỗi lần có bạn tới nhà, cô là người tiếp khách. Anh đứng sau cánh cửa bếp rửa chén. Khi khách về, cô lại bảo: “Anh đừng ngồi đấy nữa, anh khiến người ta thấy anh bất hạnh.”
Anh lại cười: “Anh chỉ thấy bình yên thôi.” Nói xong lấy guitar ra gẩy. Anh không hát và hát không hay. Phòng bên, thằng con học nhạc mổ phím dương cầm như bão. Cô lại bảo: như cái chợ. Anh để yên cho thằng bé tập nốt Children’s Corner. Mai thi rồi.
Anh không nói gì. Ôm cây đàn như ôm một hợp âm đã rạn.
*
Ly dị bắt đầu từ một điều không ai ngờ tới. Một buổi chiều tháng mười, sau khi đi dạy ở trường dự bị đại học về, cô nói:
-Em sẽ chuyển ra ngoài sống một thời gian.
– Bao lâu?
-Chưa biết. Có thể là vĩnh viễn.
Không có nước mắt. Không có cãi vã.
Cũng không có một lý do cụ thể.
Chỉ là: hết.
Sau này anh mới biết, cô đã có người khác – một dịch giả người Đức, góa vợ, thích nhạc cổ điển và có căn nhà gỗ ở Potsdam.
*
Ban đầu, hai đứa con không tin. “Không thể nào, bố mẹ luôn vui vẻ mà.”
Đứa con trai lớn đấm vào tường thay vì đấm vào đàn. Con bé út thì không nói một lời trong hai tuần.
Từ đó, một màn kịch bắt đầu rơi màn.
Đứa con gái nói: “Mẹ luôn kiểm soát mọi thứ.”
Đứa con trai thú nhận: “Con từng nghĩ mẹ chỉ yêu bản thân mẹ.”
Anh không ngạc nhiên. Anh chỉ buồn.
Khi cuộc chia tay diễn ra, anh nhận nuôi cả hai đứa. Cô không phản đối.
Cô bảo: “Anh không biết dạy con đâu.”
Anh im lặng. Vì anh biết, có những điều không thể dạy bằng sách.
Rồi những điều anh từng cố che giấu bắt đầu rơi ra như gỉ sắt.
Cô viết một bài tiểu luận dài bảy trang, đăng trên một tờ báo văn chương Đức, kể về “sự áp bức vô hình trong gia đình Á Đông”, về người chồng “trầm lặng nhưng độc đoán, ngọt ngào nhưng gia trưởng.”
Anh đọc mà không nhận ra mình. Nhưng rồi anh nhớ lại, có lần, cô bảo: “Văn chương là thứ cho phép mình giết người mà không bị kết án.”
Bạn bè của cô cắt liên lạc với anh. Những nhà văn từng chụp ảnh chung, bắt tay nhau, giờ tránh ánh mắt anh trong các hội nghị. Còn anh thì không viết thêm gì nữa.
Không phải vì đau. Mà vì không còn thấy gì cần phải kể.
*
Một năm sau ngày ly hôn, anh nhận được thư mời đến tòa.
Cô muốn chia tài sản lần hai. Lần này, là căn hộ cũ anh đang sống với các con.
“Vì tôi cũng góp công dựng nên tổ ấm này” – cô viết trong đơn.
Không một lời hỏi thăm con cái.
Khi gặp lại trong phiên điều trần, cô mặc áo khoác cashmere, đi giày Prada, tóc cắt kiểu Pháp. Cô hơi đẫy ra.
Anh mặc chiếc áo khoác dạ cũ mèm đã vá ở hai tay.
Luật sư của cô hỏi anh: “Ông có tài sản riêng gì không?”
Anh đáp: “Chỉ có một cuốn sổ tay và hai đứa trẻ.”
Cuối cùng, cô cũng từ bỏ căn hộ. Không phải vì nhân nhượng, mà vì ngôi nhà mới của cô ở Potsdam có bồn tắm thuỷ lực và lò sưởi đốt gỗ.
*
Anh từng nghĩ: có thể họ chỉ sai thời điểm.
Nhưng dần dà, anh nhận ra, có những người không có khả năng yêu trọn vẹn.
Họ chỉ yêu khi tình yêu phục vụ cho tham vọng của họ.
Cô từng bảo anh: “Em cần một người đàn ông khiến em nể.”
Nhưng nể không phải là yêu. Nể là khi người ta thấy mình yếu thế – và muốn vượt lên. Còn yêu là khi người ta để mình yếu đuối- và vẫn được ôm lấy, lấp đầy.
Cô không có khả năng ấy. Cô là một người mẹ giỏi, nhưng không dịu dàng. Một người vợ chăm lo, nhưng không tha thứ. Một nhà văn tài năng, nhưng không có lòng nhân ái.
Không ai đủ sức sống gần cô quá lâu. Kể cả con cái.
Một lần, con gái anh – khi ấy mười bảy tuổi – hỏi:
-Bố có còn yêu mẹ không?
-Bố thương một phiên bản của mẹ mà chính mẹ đã giết từ lâu.
-Nếu ngày xưa bố phản kháng, mọi thứ có khác không?
-Không. Vì mẹ con không cần ai phản kháng. Mẹ con cần thắng.
Con bé nhìn anh rất lâu. Rồi nó khóc.
Không phải vì thương mẹ. Mà vì sợ mình sẽ giống mẹ.
*
Giờ đây, anh sống một mình, trong căn hộ ba phòng cùng hai con.
Chúng vẫn đến thăm mẹ mỗi cuối tuần – theo thỏa thuận tòa án. Nhưng không bao giờ ngủ lại.
Anh không hỏi. Chúng cũng không kể.
Thỉnh thoảng, anh thấy cô xuất hiện trên truyền hình Đức, nói về nữ quyền, về di dân, về văn học hậu thuộc địa. Lần nào, cô cũng mặc áo trắng, nói bằng tiếng Đức trôi chảy và kể về một “cuộc hôn nhân ngạt thở kéo dài gần hai thập kỷ với một người chồng ít học và đầy kiểm soát.”
Mỗi lần như vậy, anh lại pha trà, ngồi lặng lẽ ghi chú những từ cô dùng. Không phải để phản bác. Mà để nhớ: có những người phụ nữ càng thông minh, càng quên mất lòng trắc ẩn là gì.
*
Người ta hỏi anh có hận không. Anh bảo: “Không. Tôi chỉ thấy tiếc.”
-Tiếc gì?
-Tiếc cho một người phụ nữ có đủ mọi thứ trừ lòng nhân ái.
– Còn anh, anh có thiếu gì?
– Có. Tôi thiếu tham vọng để biến vợ mình thành công cụ viết lách. Và tôi thấy biết ơn vì điều đó.
*
Anh viết lại truyện đầu tiên sau ba năm.
Về một gã đàn ông sống với một bóng ma.
Bóng ma ấy không đáng sợ. Nhưng không ai xua đi được.
Tựa truyện: “Người đàn ông vừa ly dị vợ”
Anh không ký tên.
Chỉ để lại một câu cuối:
“Và người đàn ông ấy, cuối cùng, sống sót – không phải nhờ tình yêu, mà nhờ sự dửng dưng.”
Ka

Khi ta già

Khi ta già là khi bắt đầu sợ tàn phai
Soi mắt mình nhận ra không còn ngông cuồng như trước nữa
Con tim vẫn cứng đầu như ngựa hoang không ai cầm cương được cả
Dại khờ yêu
Ngày ta già tóc vơi như nắng hè rơi lúc sang chiều
Trái tim đắn đo trước quá nhiều điều cám dỗ
Đi hoang một lần cũng nhiều đêm mất ngủ
Trốn chạy mình cả trong mơ
Ngày ta già áo thôi tươi màu sợ rực rỡ hơn người ta
Mắt bớt lanh đen ngại nhìn đời sâu sắc quá
Đến nụ cười cũng ky bo không muốn dành cho quá khứ
Sợ người cũ tham lam lại tưởng vẫn nặng lòng
Ngày ta già tất cả bỗng trống không
Hồng không nở hoa chỉ toàn gai trước cửa
Một bà già nhăn nheo khâu tim mình bằng muôn vàn mũi kim độc địa
Ngừng lên da non
Ngày ta ngừng yêu trái đất sẽ hình vuông
Bốn góc bằng nhau đổ đầy toàn giông bão
Một bà già viết thơ tình trên ngực áo
Bằng dấu son môi
Vâng
Ngày ấy. Ta già…
—//—
Ka
1432923

SỰ SỤP ĐỔ LẶNG LẼ CỦA NỀN DÂN CHỦ

Gồm có 9 phần. Bài này hơi dài. Tôi không dám cắt bỏ các chi tiết vì chủ đề khá phức tạp. Mong các bạn thông cảm.
PHẦN 1: KIỂM SOÁT & CÂN BẰNG — TRỤ CỘT SỐNG CÒN CỦA NỀN DÂN CHỦ HOA KỲ
1.1. Lý do ra đời:
Những nhà lập quốc của Mỹ hiểu rõ nguy cơ của một chính quyền tập trung quá nhiều quyền lực (vua Anh từng bóc lột, đàn áp thuộc địa). Họ học hỏi kinh nghiệm thất bại của các nền cộng hòa cổ đại (La Mã) và hiện đại (Pháp thời tiền cách mạng). Vì thế, Hiến pháp Mỹ ấn định 3 nhánh quyền lực:
• Lập pháp (Quốc hội): Làm luật, quyết định ngân sách, giám sát Tổng thống.
• Hành pháp (Tổng thống, các Bộ): Thi hành luật, điều hành chính phủ.
• Tư pháp (Tòa án): Giải thích luật, phán xử các tranh chấp, kiểm tra tính hợp hiến.
Họ tạo ra “checks and balances” – mỗi nhánh có quyền ngăn cản sự lạm quyền của nhánh khác. Mục tiêu: Không ai, không nhóm nào được phép độc quyền chi phối đất nước.
1.2. Cơ chế kiểm soát và cân bằng hoạt động thế nào?
Quốc hội có thể luận tội và phế truất Tổng thống (impeachment), kiểm soát ngân sách, điều trần các quan chức, thông qua các luật giới hạn quyền hành pháp của Tổng thống.
Tòa án có thể tuyên bố đạo luật hoặc sắc lệnh của Tổng thống là vi hiến (judicial review).
Tổng thống có quyền phủ quyết luật của Quốc hội, bổ nhiệm thẩm phán (với sự chấp thuận của Thượng viện), ban hành các sắc lệnh hành pháp.
=> Mỗi nhánh vừa có quyền lực, vừa bị “kìm kẹp”, không thể toàn quyền.
1.3. Tại sao kiểm soát và cân bằng là nền tảng dân chủ?
Nếu không có kiểm soát và cân bằng:
• Một đảng hoặc cá nhân có thể sửa luật để bảo vệ chính mình (như Hitler tại Đức 1930s, Putin tại Nga, Orbán ở Hungary).
• Các quyền tự do căn bản (bầu cử, báo chí, tư pháp độc lập) sẽ bị bóp nghẹt.
• Người dân mất quyền kiểm soát chính quyền, xã hội có nguy cơ trượt dốc thành độc tài.
1.4. Dấu hiệu hệ thống kiểm soát-cân bằng bị xói mòn tại Mỹ hiện nay
• Đảng Cộng Hoà kiểm soát cả Quốc hội, Tổng thống và Tòa án Tối cao.
• Quốc hội không thể điều tra, không thể phế truất, không thể giới hạn quyền Tổng thống.
• Tòa án Tối cao có đa số thẩm phán là bảo thủ, liên tiếp ủng hộ các sắc lệnh của Tổng thống, chống lại các quyền dân sự (phá thai, quyền bầu cử, bảo vệ môi trường).
• Đảng Cộng Hoà dùng quyền lực bổ nhiệm để kéo tòa án vào phe mình (ví dụ Trump bổ nhiệm ba thẩm phán tối cao chỉ trong 4 năm).
1.5. So sánh: Khi nào kiểm soát & cân bằng đã cứu các chế độ dân chủ?
• Vụ Watergate 1970s: Quốc hội và Tòa án buộc Nixon phải từ chức khi ông lạm quyền.
• Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa: Do không có kiểm soát & cân bằng thực chất, Tổng thống VNCH dễ dàng lạm quyền, quốc hội yếu, tư pháp lệ thuộc => dễ bị thao túng, đảo chính và sụp đổ.
1.6. Kết luận phần 1
Kiểm soát & cân bằng là “bộ xương sống” của chế độ dân chủ. Khi bị vô hiệu hóa, mọi quyền công dân và tự do đều trở thành giấy tờ vô nghĩa.
PHẦN 2: NHÁNH HÀNH PHÁP – TỪ LÃNH ĐẠO ĐẾN LẠM QUYỀN
2.1. Quyền hạn của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp
• Là nguyên thủ quốc gia, chỉ huy quân đội, bổ nhiệm bộ trưởng, thẩm phán (với sự phê chuẩn của Thượng viện).
• Ký, phủ quyết luật của Quốc hội; ban hành sắc lệnh điều hành (executive orders).
• Đại diện quốc gia về đối ngoại, đàm phán – ký kết hiệp ước.
• Tuy nhiên, mọi quyền lực đều có giới hạn: Quốc hội kiểm soát ngân sách, có quyền điều tra/phế truất; Tòa án phán xử hành vi vượt quá hiến pháp.
2.2. Khi tổng thống vượt qua ranh giới “cầm quyền” thành “lạm quyền”
a) Lạm dụng sắc lệnh hành pháp và tình trạng khẩn cấp
• Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia (2019) để lấy tiền xây tường biên giới mà không cần Quốc hội thông qua.
• Thường xuyên ký các sắc lệnh điều hành để đảo ngược luật/quy tắc, không cần thông qua Quốc hội – dẫn đến “tổng thống hóa” luật pháp (bypassing legislative process).
b) Chính trị hóa bộ máy nhà nước
• Project 2025 & Schedule F: Lên kế hoạch sa thải hàng chục ngàn công chức chuyên nghiệp, tuyển người “trung thành với đảng” vào các vị trí then chốt trong chính phủ.
• Đặc biệt nguy hiểm vì sẽ biến toàn bộ hệ thống nhà nước thành công cụ phục vụ đảng cầm quyền, giống như mô hình Nga, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ.
c) Trừng phạt/đuổi việc người chống đối, bảo vệ người thân tín
• Ví dụ: Trump sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp khi họ điều tra sai phạm hoặc bất đồng với chính sách.
• Loại bỏ các quan chức trung lập (whistleblower, inspector general), giữ lại hoặc thăng chức các quan chức “trung thành” (William Barr – Bộ trưởng Tư pháp).
d) Ân xá, tha bổng đồng minh vi phạm pháp luật
• Trump liên tục ân xá cho các đồng minh bị kết tội hình sự (Michael Flynn, Roger Stone, Steve Bannon), bất chấp hậu quả đối với hệ thống pháp luật.
• Điều này tạo tiền lệ nguy hiểm: người nắm quyền có thể “bảo kê” cho phe mình, khiến luật pháp mất ý nghĩa răn đe và công bằng.
e) Từ chối chuyển giao quyền lực hòa bình
• Sau kỳ bầu cử 2020, Trump không công nhận kết quả, thúc ép thống đốc các bang “tìm thêm phiếu,” gây sức ép lên Bộ Tư pháp, dẫn đến cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021.
• Tuyên truyền luận điệu “bầu cử bị đánh cắp”, kích động tâm lý chia rẽ, phá hoại niềm tin vào quy trình bầu cử dân chủ.
2.3. Hệ quả thực tế và bài học lịch sử
• Khi bộ máy hành pháp chỉ phục vụ một cá nhân/đảng phái, nó trở thành công cụ trấn áp và bảo vệ lợi ích riêng, thay vì phục vụ nhân dân.
• Các nước như Nga (Putin), Hungary (Orbán), Venezuela (Chávez/Maduro) đều biến hệ thống hành pháp thành bức tường thép chống lại xã hội dân chủ, cấm cản phản biện, bắt giữ các đảng đối lập, kiểm soát báo chí và giáo dục.
• Tại Mỹ, truyền thống chuyển giao quyền lực hòa bình bị phá vỡ lần đầu tiên kể từ lập quốc.
2.4. Ví dụ cụ thể từ Mỹ những năm gần đây
• Trump sử dụng lực lượng liên bang không đồng phục, không bảng tên (Portland 2020) bắt người biểu tình trái pháp luật.
• Đề xuất sử dụng quân đội để dẹp các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc (Black Lives Matter).
• Sa thải các tổng thanh tra phát hiện sai phạm về chi tiêu ngân sách, lạm dụng quyền lực.
• Sử dụng Twitter và truyền thông xã hội như công cụ gây áp lực, đe dọa công chức và thẩm phán.
2.5. Tại sao đây là nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng cho dân chủ?
• Nếu tổng thống kiểm soát được toàn bộ nhánh hành pháp, nhân viên đều trung thành với đảng (không trung lập), thì mọi bộ luật, quy tắc kiểm soát sẽ bị “bẻ cong” hoặc làm ngơ vì lợi ích của đảng.
• Khi bộ máy hành pháp đồng thuận “săn lùng kẻ thù” theo lệnh tổng thống, các cơ quan điều tra, tư pháp độc lập sẽ bị tê liệt.
• Đối thủ chính trị có thể bị điều tra, bắt bớ, vu khống mà không cần chứng cứ – như mô hình “công an trị” ở các nước độc tài.
• Người dân mất niềm tin vào chính phủ, xã hội phân hóa sâu sắc, bạo lực dễ dàng bùng phát.
2.6. Kết luận phần 2
• Nếu không giới hạn quyền lực hành pháp, mọi ranh giới về pháp luật và đạo đức đều có thể bị phá bỏ.
• Một tổng thống hoặc nhóm cầm quyền “vượt mặt” Quốc hội, Tòa án thì nền dân chủ Mỹ sẽ chỉ còn là cái tên trên giấy tờ.
PHẦN 3: NHÁNH LẬP PHÁP — KHI QUỐC HỘI KHÔNG CÒN LÀ “TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN”
3.1. Vai trò lý tưởng của Quốc hội trong nền dân chủ Mỹ
• Làm luật: Đưa ra, thảo luận và thông qua các đạo luật điều chỉnh xã hội.
• Giám sát hành pháp: Điều trần, điều tra, yêu cầu báo cáo từ Tổng thống, các Bộ trưởng, và các cơ quan hành pháp.
• Kiểm soát ngân sách: Phê chuẩn, phân bổ hoặc từ chối chi tiêu cho các chương trình của chính phủ.
• Phế truất tổng thống hoặc quan chức vi phạm: Sử dụng quyền luận tội (impeachment).
Quốc hội đại diện cho mọi tầng lớp, vùng miền, và ý kiến trong xã hội — là nơi phản biện, cân bằng quyền lực.
3.2. Dấu hiệu Quốc hội Mỹ mất vai trò kiểm soát và cân bằng
a) Đảng hóa cực đoan — chỉ bảo vệ quyền lợi phe mình
• Khi tổng thống hoặc lãnh đạo thuộc cùng đảng, Quốc hội gần như “nhắm mắt làm ngơ” trước các vi phạm, thậm chí hợp pháp hóa lạm quyền (điển hình là Quốc hội Cộng hòa thời Trump).
• Trường hợp luận tội Trump 2 lần (2019 và 2021), đa số nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện bỏ phiếu bảo vệ ông ta dù có bằng chứng rõ ràng.
• Nhiều nghị sĩ Cộng Hoà sẵn sàng phát tán thuyết âm mưu, truyền bá tin giả nhằm bênh vực lãnh đạo của đảng.
b) Từ chối bảo vệ quyền bầu cử và quyền công dân
• Quốc hội không thể thông qua các luật bảo vệ quyền bầu cử, mặc dù Tối cao Pháp viện đã hủy bỏ nhiều điều khoản bảo vệ cử tri thiểu số (án lệ Shelby County v. Holder 2013).
• Các dự luật then chốt như For the People Act và John Lewis Voting Rights Act đều bị chặn bởi đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện.
c) Lạm dụng quyền lực để gây áp lực/chính trị hóa các hoạt động lập pháp
• Đe dọa đóng cửa chính phủ (shutdown) như một “con tin” để đạt mục đích phe đảng — ví dụ, yêu cầu dừng điều tra Trump, hoặc cắt ngân sách cho các chương trình xã hội không có lợi cho đảng mình.
• Từ chối các cuộc điều trần về bê bối hành pháp, thậm chí không phát lệnh triệu tập các nhân chứng quan trọng.
d) Thiếu phản biện và hợp tác lưỡng đảng
• Quốc hội ngày càng phân cực, không còn “vùng trung gian.” Các nghị sĩ Cộng Hoà “dám” đi ngược ý đảng (như Liz Cheney, Adam Kinzinger) thì bị loại bỏ hoặc bị tẩy chay.
• Pháp luật quan trọng thường bị soạn thảo bí mật, rồi thông qua vội vã, không có đối thoại thực chất.
3.3. Hậu quả của Quốc hội mất vai trò kiểm soát
• Pháp luật trở thành công cụ bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền thay vì phục vụ toàn dân.
• Tổng thống dễ dàng lạm quyền khi không bị Quốc hội đặt ra giới hạn thực tế.
• Cử tri mất niềm tin vào hệ thống: Tỉ lệ tham gia bầu cử thấp, phong trào chống đối/ly khai gia tăng, tư tưởng “chính trị là trò bẩn” lan rộng.
• Các quyền lợi căn bản như bảo hiểm y tế, giáo dục, an sinh xã hội bị gạt sang một bên, nhường chỗ cho đấu đá chính trị.
3.4. So sánh với lịch sử và thế giới
• Vụ Watergate 1970s: Quốc hội mạnh tay điều tra Nixon, dẫn đến việc ông từ chức — minh chứng việc kiểm soát quyền lực có thể bảo vệ nền dân chủ.
• Hungary, Nga, Venezuela: Quốc hội bị “thuần hóa”, mất vai trò độc lập, chỉ biết thông qua các luật củng cố quyền lực cho tổng thống/đảng cầm quyền, cuối cùng chính quyền sụp đổ thành độc tài.
3.5. Các ví dụ thực tế gần đây tại Mỹ
• Sau bạo loạn ngày 6/1/2021, 147 nghị sĩ Cộng hòa vẫn bỏ phiếu phản đối xác nhận kết quả bầu cử, đi ngược lại truyền thống chuyển giao quyền lực hòa bình.
• Quốc hội không trừng phạt các nghị sĩ tham gia kích động bạo loạn, thậm chí một số còn được tăng uy tín trong nội bộ đảng.
• Luật ngân sách, bảo vệ quyền cử tri và cải cách tư pháp liên tục bị trì hoãn, ngăn chặn bởi phe đa số.
3.6. Kết luận phần 3
Khi Quốc hội đánh mất vai trò kiểm soát và cân bằng, tổng thống hoặc phe đa số dễ dàng lạm quyền mà không bị ngăn chặn, hệ quả là hệ thống pháp quyền Mỹ chỉ còn hình thức, không còn thực chất. Dân chủ đại nghị, thay vì là nơi tranh luận, phản biện, trở thành công cụ phục vụ quyền lực cho số ít.
PHẦN 4: NHÁNH TƯ PHÁP — SỰ ĐỘC LẬP BỊ BÓP MÉO
4.1. Vai trò lý tưởng của Tư pháp trong nền dân chủ Mỹ
• Bảo vệ hiến pháp: Tòa án có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội hoặc Tổng thống ban hành (judicial review).
• Giải thích và áp dụng luật: Đưa ra phán quyết trong các vụ tranh chấp, bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
• Là “lá chắn cuối cùng” chống lại lạm quyền: Khi hành pháp hoặc lập pháp vi phạm hiến pháp, tòa án có quyền tuyên bố hành động đó vô hiệu.
Tư pháp phải thực sự độc lập, không bị chi phối bởi đảng phái, lợi ích cá nhân hoặc áp lực chính trị.
4.2. Dấu hiệu hệ thống tư pháp Mỹ bị “chiếm đoạt”
a) Bổ nhiệm thẩm phán vì lý do chính trị, không phải năng lực
• Các tổng thống (đặc biệt là Trump) ưu tiên chọn người “cùng phe ý thức hệ”, trung thành, bất chấp đánh giá của các hiệp hội nghề nghiệp (ABA).
• Bổ nhiệm thẩm phán (trường hợp Amy Coney Barrett thay Ruth Bader Ginsburg) bất chấp tiền lệ và đạo đức chính trị.
b) Tòa án Tối cao dính scandal đạo đức, mất lòng tin công chúng
• Thẩm phán Clarence Thomas nhận quà tặng, du lịch xa hoa hàng trăm nghìn đô từ các đại gia bảo thủ mà không khai báo, không bị điều tra/kiểm điểm.
• Thẩm phán Samuel Alito treo cờ ủng hộ cuộc bạo loạn 6/1 và tham gia các hoạt động chính trị.
• Tòa án Tối cao từ chối thiết lập quy tắc đạo đức riêng, từ chối điều trần trước Quốc hội về hành vi sai phạm.
c) Phán quyết có tính phe phái, đi ngược quyền lợi cộng đồng
• Vụ Dobbs (2022): Lật ngược Roe v. Wade, tước quyền phá thai liên bang — các thẩm phán bảo thủ đồng thuận, dù từng cam kết tôn trọng tiền lệ khi điều trần trước Quốc hội.
• Vụ West Virginia v. EPA (2022): Tòa hạn chế nghiêm trọng quyền của EPA trong bảo vệ môi trường, tạo tiền lệ nguy hiểm cho các quy định khác về y tế, lao động, an toàn công cộng.
• Vụ Loper Bright v. Raimondo (2024): Lật ngược nguyên tắc Chevron, giảm khả năng các cơ quan liên bang diễn giải và thực thi luật một cách chủ động, tạo tiền đề cho tòa án “can thiệp” vào công việc hành pháp.
d) Tòa án cấp dưới cũng bị “đảng hóa”
• Trump bổ nhiệm hơn 200 thẩm phán liên bang chỉ trong một nhiệm kỳ, trong đó nhiều người bị ABA đánh giá “không đủ năng lực” nhưng lại cực kỳ bảo thủ.
• Các phán quyết gây tranh cãi về quyền bầu cử, quyền LGBTQ+, quyền nhập cư thường xuyên được tòa án cấp dưới ủng hộ theo đường lối của tổng thống bổ nhiệm họ.
4.3. Hệ quả khi tư pháp bị thao túng
• Mất niềm tin của xã hội vào công lý: Công dân không còn tin vào việc “tòa xử đúng, phán quyết công bằng” — từ đó dễ dẫn đến xu hướng tự xử, bạo lực, bất tuân pháp luật.
• Bảo vệ đặc quyền cho đảng/phái nắm quyền: Quyền công dân (phá thai, bầu cử, tự do học thuật, bảo vệ môi trường…) dễ bị tước đoạt chỉ qua một phán quyết.
• Tạo tiền lệ nguy hiểm: Mỗi khi một đảng nắm quyền sẽ “bổ nhiệm người của mình” vào hệ thống tư pháp, biến tòa án thành “vũ khí pháp lý” tấn công đối thủ, bảo vệ quyền lợi phe nhóm.
4.4. So sánh lịch sử & quốc tế
• Đức thời Hitler: Sau khi kiểm soát hệ thống tòa án, chính quyền quốc xã có thể bắt, bỏ tù, thậm chí xử tử bất cứ ai được gán là “phản quốc”.
• Hungary, Ba Lan: Chính phủ sửa đổi hiến pháp, thay đổi cấu trúc tư pháp, sa thải/ép về hưu các thẩm phán độc lập, đưa người thân tín lên thay.
4.5. Ví dụ thực tế từ Mỹ
• Sau phán quyết Dobbs, hàng loạt bang cấm hoàn toàn phá thai, kể cả với nạn nhân bị hiếp dâm, hay đang bị đe dọa mạng sống.
• Sau phán quyết về EPA, các bang do Cộng hòa lãnh đạo nới lỏng quy định bảo vệ không khí, nước, đất — gây nguy cơ lâu dài cho sức khỏe cộng đồng.
• Tòa án liên bang ở Texas, Florida liên tục ra các lệnh cấm sách giáo khoa, chương trình giáo dục tiến bộ — cản trở quyền tiếp cận thông tin của học sinh.
4.6. Kết luận phần 4
Nếu tư pháp không còn độc lập, mọi quyền hiến định chỉ còn trên giấy. Đó là “cái chết lặng lẽ” của nền dân chủ, khi các thẩm phán được bổ nhiệm để bảo vệ quyền lực thay vì công lý.
PHẦN 5: BẦU CỬ, QUYỀN CÔNG DÂN & XÃ HỘI DÂN SỰ – KHI TIẾNG NÓI CỦA DÂN CHỈ CÒN HÌNH THỨC
5.1. Lý tưởng và vai trò của hệ thống bầu cử, quyền công dân và xã hội dân sự
• Bầu cử tự do, công bằng là trái tim của mọi nền dân chủ. Người dân có quyền chọn lãnh đạo, thay đổi chính sách, kiểm soát quyền lực thông qua lá phiếu.
• Quyền công dân bảo đảm mỗi người được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, có quyền phát biểu, hội họp, báo chí, và tham gia vào quyết định chung.
• Xã hội dân sự (các tổ chức độc lập, phi chính phủ, nhóm cộng đồng, nhà thờ, nghiệp đoàn, truyền thông độc lập…) là “van an toàn”, giám sát chính quyền, bảo vệ người yếu thế.
5.2. Dấu hiệu bầu cử và xã hội dân sự bị thao túng, bóp nghẹt tại Mỹ
a) Luật bầu cử ngày càng siết chặt, thiên vị đảng cầm quyền
• Sau bầu cử 2020, hơn 19 tiểu bang do Cộng hòa kiểm soát đã thông qua ít nhất 34 luật hạn chế quyền bầu cử:
• Đòi hỏi giấy tờ tùy thân khó đáp ứng,
• Giảm điểm bỏ phiếu ở khu vực thiểu số/nghèo,
• Giới hạn bỏ phiếu qua thư, bỏ phiếu sớm,
• Kết tội hình sự cho những ai hỗ trợ cử tri (đưa nước, chở người lớn tuổi đi bầu).
• Đảng cầm quyền kiểm soát hoặc có thể “chiếm quyền” hội đồng bầu cử địa phương (ví dụ Georgia SB202), đe dọa thay đổi/kết quả phiếu nếu không hài lòng.
b) Gian lận, gây áp lực, phủ nhận kết quả bầu cử hợp pháp
• Trump và đồng minh tạo áp lực lên các thống đốc, viên chức bầu cử ở Georgia, Arizona, Michigan để “tìm phiếu”, hoặc từ chối xác nhận kết quả.
• Dựng lên “danh sách đại cử tri giả” gửi lên Quốc hội hòng đảo ngược kết quả bầu cử – một kiểu đảo chính mềm.
• Nhiều ứng viên phủ nhận kết quả bầu cử nay giữ chức vụ quản lý bầu cử ở tiểu bang quan trọng, công khai tuyên bố sẽ không xác nhận kết quả nếu đảng mình thất bại.
c) Tấn công xã hội dân sự, truyền thông độc lập, quyền tự do hội họp
• Thường xuyên vu cáo, đe dọa các nhóm nhân quyền, tổ chức bảo vệ bầu cử, nhà báo, giáo viên dạy sự thật lịch sử, nhà hoạt động môi trường, v.v.
• Thắt chặt kiểm duyệt, cấm sách, đóng cửa tổ chức đối lập, hạn chế quỹ/hoạt động phi chính phủ.
d) Tăng cường bạo lực chính trị, đe dọa công dân
• Nhân viên kiểm phiếu, quan chức địa phương, nhà báo liên tục bị dọa giết, doxxing (công khai thông tin cá nhân lên mạng).
• Vụ tấn công Paul Pelosi; các vụ tấn công, hành hung các chính trị gia, nhà báo, nhà hoạt động xã hội diễn ra thường xuyên hơn.
5.3. Hệ quả của việc mất tự do bầu cử, bóp nghẹt xã hội dân sự
• Bầu cử chỉ còn là hình thức, không còn thực chất: Kết quả bị định hướng, người phản đối bị loại khỏi quy trình, luật bầu cử luôn được điều chỉnh để duy trì quyền lực của đảng cầm quyền
• Người dân mất niềm tin vào hệ thống: Tâm lý “dù đi bầu cũng chẳng thay đổi gì,” lan rộng dẫn đến tỷ lệ tham gia thấp, xã hội ngày càng cực đoan, bạo lực hóa.
• Xã hội dân sự suy yếu: Không còn tiếng nói phản biện, các nhóm yếu thế không có người bảo vệ; chính quyền ngày càng tha hóa, không bị giám sát, lạm dụng quyền lực dễ dàng hơn.
• Truyền thông độc lập bị bóp nghẹt: Người dân bị ngập trong tin giả, thuyết âm mưu, không phân biệt thật giả, dẫn đến mất phương hướng tập thể.
5.4. So sánh lịch sử & quốc tế
• Hungary dưới Orbán: Siết luật bầu cử, kiểm soát truyền thông, biến các tổ chức xã hội dân sự thành “đối tượng thù địch”; cuối cùng, chế độ chỉ còn tên gọi “dân chủ.”
• Venezuela dưới Chávez/Maduro: Bầu cử liên tục bị thao túng, loại bỏ đối lập, kiểm soát chặt chẽ truyền thông, đẩy hàng triệu người vào nghèo đói và tuyệt vọng.
5.5. Ví dụ thực tế tại Mỹ
• Hàng trăm nhân viên bầu cử ở Arizona, Georgia, Michigan phải nghỉ việc hoặc sống trong lo sợ vì bị đe dọa tính mạng.
• Phong trào “Stop the Steal” tạo ra làn sóng tấn công trực tuyến, gây chia rẽ xã hội, làm suy yếu lòng tin vào mọi thiết chế công quyền.
• Luật mới tại nhiều tiểu bang cho phép đảng cầm quyền sa thải/cách chức viên chức bầu cử không chịu nghe lệnh, tạo tiền đề cho gian lận hoặc đảo chính hiến pháp trong tương lai.
5.6. Kết luận phần 5
Một xã hội mà tiếng nói cử tri và tổ chức dân sự bị bóp nghẹt, mọi cơ chế giám sát bị loại bỏ, bầu cử chỉ còn hình thức, thì không còn là nền dân chủ thực chất. Đó là con đường dẫn đến độc tài.
PHẦN 6: VĂN HÓA – GIÁO DỤC – TRUYỀN THÔNG
KHI TƯ TƯỞNG BỊ KIỂM SOÁT, SỰ THẬT TRỞ NÊN XA XỈ
6.1. Ý nghĩa của tự do giáo dục, truyền thông và văn hóa trong dân chủ
• Giáo dục trung thực giúp công dân hiểu rõ lịch sử, quyền – nghĩa vụ, biết phản biện, phòng chống tẩy não, cực đoan hóa.
• Truyền thông độc lập là “quyền lực thứ tư”, giám sát chính quyền, vạch trần sai phạm, bảo vệ quyền lợi cộng đồng.
• Văn hóa đa nguyên thúc đẩy sáng tạo, khoan dung, bảo vệ đa dạng sắc tộc, tôn giáo, ý kiến.
6.2. Các biểu hiện kiểm soát tư tưởng, bóp méo sự thật ở Mỹ hiện nay
a) Cấm sách, kiểm duyệt giáo dục, thao túng lịch sử
• Ở Florida, Texas và nhiều bang, hàng trăm đầu sách về chủ đề chủng tộc, LGBTQ+, nữ quyền, thậm chí về nô lệ và diệt chủng bị cấm khỏi thư viện/trường học.
• Giáo viên bị đe dọa sa thải, kiện tụng nếu dạy các chủ đề “nhạy cảm” về kỳ thị, dân quyền, sự thật lịch sử (ví dụ: “Florida ban hành chương trình học nêu ‘nô lệ được học kỹ năng có lợi’”).
• Các chương trình về biến đổi khí hậu, quyền LGBTQ+, giáo dục giới tính bị loại khỏi giáo trình, thay bằng “giá trị truyền thống” do nhà nước áp đặt.
b) Tấn công truyền thông độc lập, lan truyền tin giả
• Trump và nhiều lãnh đạo MAGA gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, kích động tẩy chay, đe dọa nhà báo, phóng viên điều tra.
• Fox News, OANN và nhiều kênh truyền thông cực hữu phối hợp, phát tán thuyết âm mưu, tin giả, tin sai lệch về bầu cử, đại dịch, đối lập.
• Nhiều nhà báo bị đe dọa, quấy rối, thậm chí bị kiện, doxxing hoặc tấn công thể xác.
c) Chính trị hóa và cực đoan hóa văn hóa đại chúng
• Các phong trào bài trừ “woke”, chống lại sự đa dạng và bao dung, bị đẩy mạnh, tạo môi trường “tự kiểm duyệt” trong trường học, nghệ thuật, thể thao.
• Sách, phim, nghệ thuật có yếu tố phê phán xã hội hoặc cổ vũ đa dạng bị chỉ trích, đe dọa hoặc tẩy chay.
d) Phân cực xã hội qua mạng xã hội và truyền thông đại chúng
• Nhiều thuật toán mạng xã hội “ưu tiên” các nội dung cực đoan, giả mạo, gây phẫn nộ, chia rẽ để kiếm tương tác – vô hình trung thúc đẩy văn hóa thù hận.
• Sự thật trở nên lẫn lộn: “Mỗi phe một hệ sinh thái tin tức”, người dân sống trong “buồng dội âm”, khó tiếp nhận ý kiến trái chiều.
6.3. Hệ quả lâu dài
• Công dân mất năng lực phán đoán, bị thao túng ý thức: Tin vào âm mưu, dối trá, sợ sự thật. Người trẻ lớn lên với tư duy đóng kín, thiếu khả năng đối thoại.
• Nền giáo dục mất khả năng tạo ra công dân tự chủ: Học sinh không được học về sai lầm lịch sử, không nhận diện được bất công, dẫn tới cam chịu, dễ bị cực đoan hóa.
• Truyền thông độc lập bị “giết chết” dần: Khi xã hội mất niềm tin vào báo chí, mọi sự kiện đều có thể bị bóp méo, người cầm quyền muốn làm gì cũng được.
• Nội chiến văn hóa âm ỉ: Chia rẽ sắc tộc, vùng miền, tôn giáo, khuếch đại hận thù, chuẩn bị cho xung đột xã hội trong tương lai.
6.4. So sánh lịch sử & quốc tế
• Đức quốc xã và Liên Xô: Cấm sách, kiểm duyệt giáo dục, kiểm soát mọi phương tiện truyền thông — giúp chế độ duy trì quyền lực, đàn áp đối lập, bạo hành dân chúng.
• Hungary, Nga, Trung Quốc: Nhà nước kiểm soát nội dung học đường, truy bắt nhà báo, bắt nghệ sĩ/cây bút phản kháng; xã hội suy thoái, bất công lan rộng.
6.5. Ví dụ thực tế tại Mỹ
• Hàng trăm giáo viên ở Florida, Texas phải nghỉ việc vì bị kiện, đe dọa do giảng dạy các chủ đề lịch sử thật.
• Phóng viên điều tra bị quấy rối, nhận hàng trăm tin nhắn dọa giết mỗi tuần chỉ vì đưa tin trung thực.
• Sách về Martin Luther King, Rosa Parks, Harvey Milk, quyền phụ nữ… bị loại khỏi thư viện.
• Một số học sinh không được học về nạn diệt chủng người da đỏ, nô lệ, các cuộc đấu tranh dân quyền.
6.6. Kết luận phần 6
Khi tư tưởng bị kiểm soát, khi sự thật không còn chỗ đứng, dân chủ trở thành hình thức. Một xã hội không còn tranh luận, không còn khả năng phản biện, sẽ bị dẫn dắt dễ dàng vào cực đoan hoặc độc tài.
PHẦN 7: SOI CHIẾU LỊCH SỬ – KHI DÂN CHỦ TAN VỠ, ĐIỀU GÌ SẼ ĐẾN?
7.1. Tại sao phải học từ các nền dân chủ đã sụp đổ?
Lịch sử nhân loại không thiếu những ví dụ dân chủ bị “giết chết” không phải bằng bạo lực vũ trang, mà bằng từng bước hợp pháp hóa lạm quyền, xói mòn kiểm soát và cân bằng. Những quốc gia tưởng rằng mình “miễn nhiễm” với độc tài lại chính là những nơi sụp đổ nhanh nhất, vì niềm tin mù quáng vào tính bền vững của thể chế.
7.2. Đức Quốc Xã (Weimar Republic → Nazi Germany)
• Nước Đức 1920-1933 từng có hiến pháp tiên tiến, nền báo chí tự do, nền tư pháp độc lập.
• Hitler được bổ nhiệm hợp pháp làm Thủ tướng năm 1933.
• Ông ta tận dụng tình trạng khẩn cấp (đốt nhà quốc hội Reichstag) để tuyên bố sắc lệnh chống lại cộng sản, bắt bớ đối lập.
• Quốc hội bị vô hiệu hóa, tòa án bị “thay máu”, luật mới ban hành hợp pháp nhưng chỉ bảo vệ quyền lực của đảng Quốc xã.
• Báo chí bị kiểm soát, sách vở “bất đồng” bị đốt bỏ; các giáo sư, nhà báo, nghệ sĩ đối lập bị trục xuất, cầm tù hoặc thủ tiêu.
• Kết cục: Đức quốc xã dựng lên chế độ độc tài toàn trị, phát động Thế chiến thứ hai và diệt chủng hàng triệu người.
7.3. Hungary (Dưới Viktor Orbán)
• Orbán và đảng Fidesz được bầu hợp pháp, nhưng sau khi nắm quyền đã sửa đổi hiến pháp, kiểm soát tòa án, truyền thông, siết luật bầu cử.
• Xã hội dân sự bị coi là “gián điệp nước ngoài”, các tổ chức phi chính phủ bị hạn chế hoạt động hoặc giải thể.
• Bầu cử vẫn được tổ chức, nhưng luật lệ thiết kế để phe đối lập không thể thắng; các nhà báo, trí thức chỉ trích bị đe dọa, cấm cửa.
• Kết quả: Hungary từ một nền dân chủ EU trở thành nhà nước bán độc tài, bị EU liên tục trừng phạt về nhân quyền và minh bạch.
7.4. Nga (Putin) và Venezuela (Chávez/Maduro)
• Nga dưới Putin:
• Sửa đổi hiến pháp cho phép cầm quyền trọn đời, “bán” các công ty nhà nước cho bạn bè, dùng cảnh sát – tòa án đàn áp đối lập.
• Báo chí độc lập bị dập tắt, xã hội dân sự co cụm, mọi cuộc bầu cử chỉ còn là “trình diễn”.
• Venezuela:
• Hugo Chávez và Nicolás Maduro phá vỡ kiểm soát giữa các nhánh quyền lực, bắt đầu bằng việc thay đổi hiến pháp, bổ nhiệm đồng minh làm thẩm phán.
• Đàn áp biểu tình, bắt bớ đối lập, thao túng bầu cử, kiểm soát truyền hình, in tiền gây lạm phát siêu khủng, đưa hàng triệu người vào cảnh nghèo đói và di cư.
7.5. Các điểm chung trong quá trình sụp đổ dân chủ
• Một đảng hoặc cá nhân kiểm soát toàn bộ các nhánh quyền lực.
• Bóp méo luật bầu cử để duy trì quyền lực, đàn áp tiếng nói bất đồng.
• Bổ nhiệm thân tín vào tòa án, cảnh sát, bộ máy giáo dục, truyền thông.
• Tuyên truyền, tạo kẻ thù giả (cộng sản, ngoại bang, “thế lực đen”), kích động nỗi sợ và chia rẽ xã hội.
• Đối lập bị loại trừ về mặt pháp lý, xã hội dân sự bị vô hiệu hóa hoặc dán nhãn “kẻ thù của quốc gia”.
• Sau cùng, mọi quyền tự do chỉ còn trên giấy tờ.
7.6. Bài học trực tiếp cho nước Mỹ hôm nay
• Dân chủ Mỹ chỉ có thể bền vững nếu mỗi nhánh quyền lực duy trì sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau.
• Khi một phe phái nắm trọn quyền kiểm soát, mọi rào cản đạo đức/pháp lý đều dễ dàng bị vô hiệu hóa, và lịch sử cho thấy: sụp đổ không đến trong một ngày, mà đến từng bước âm thầm, hợp pháp.
• Niềm tin mù quáng rằng “đây là Mỹ, không thể xảy ra ở đây” chính là điều nguy hiểm nhất — cũng như người Đức, người Hungary, người Nga từng nghĩ như vậy.
PHẦN 8: HỆ QUẢ THỰC TIỄN – CÁI GIÁ KHỦNG KHIẾP CỦA VIỆC ĐÁNH MẤT DÂN CHỦ
8.1. Quyền công dân trở thành hình thức
• Khi các nhánh quyền lực không còn kiểm soát lẫn nhau, mọi quyền ghi trong hiến pháp — tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, quyền được xét xử công bằng, quyền được tham gia bầu cử — đều có thể bị vô hiệu hóa chỉ bằng sắc lệnh, đạo luật hoặc phán quyết của “tòa án thân hữu”.
• Người dân dễ bị cáo buộc, bắt giữ, phạt tù hoặc bịt miệng chỉ vì bày tỏ ý kiến trái chiều, tham gia biểu tình, hoặc làm báo chí điều tra.
• Những người yếu thế nhất (sắc dân thiểu số, người nhập cư, người nghèo, LGBTQ+) là nhóm đầu tiên và chịu thiệt hại nặng nhất.
8.2. Tham nhũng, đặc quyền và lạm quyền tràn lan
• Khi quyền lực tập trung vào tay một phe, không còn ai giám sát, thì tham nhũng trở thành “bình thường mới”. Tài sản quốc gia bị chuyển vào tay cá nhân, doanh nghiệp thân hữu; các hợp đồng, dự án lớn đều bị “móc ngoặc”, “đi đêm”.
• Các quan chức và doanh nghiệp quyền lực không còn sợ bị điều tra hoặc trừng phạt — từ đó, sự giàu có và quyền lực của tầng lớp thống trị ngày càng phình to, xã hội càng bất bình đẳng, bất mãn dâng cao.
8.3. Suy giảm niềm tin vào pháp luật và thể chế
• Khi tòa án, cảnh sát, công tố viên bị “đảng hóa”, dân chúng không còn tin vào sự công bằng, không còn muốn hợp tác với chính quyền, dần hình thành văn hóa bất tuân dân sự, tự xử, hoặc rút vào các nhóm cực đoan.
• Sự mất niềm tin kéo dài khiến xã hội dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn, bạo lực bùng phát khi xung đột lợi ích không còn được giải quyết bằng luật pháp hoặc chính trị dân chủ.
8.4. Chia rẽ xã hội và nguy cơ xung đột/civil war
• Khi mọi thông tin bị bóp méo, các nhóm lợi ích ngày càng đóng kín, xã hội trở nên cực đoan hóa, kèn cựa lẫn nhau về sắc tộc, giai cấp, vùng miền, tôn giáo, giới tính.
• Chính trị không còn là đối thoại, mà trở thành “trò chơi được-mất sống còn”, dẫn đến phong trào vũ trang, các nhóm tự vệ, bạo lực đường phố, tấn công chính trị (như vụ Paul Pelosi bị đánh trọng thương).
8.5. Đánh mất vị thế quốc tế, khủng hoảng kinh tế-xã hội
• Một nước Mỹ suy yếu về dân chủ sẽ đánh mất niềm tin của đồng minh, mất vị thế lãnh đạo toàn cầu, bị các thế lực độc tài bên ngoài thao túng, thử thách (Nga, Trung Quốc…).
• Đầu tư nước ngoài giảm, kinh tế trì trệ, bộ máy công quyền kém hiệu quả, khủng hoảng xã hội kéo dài dẫn đến chảy máu chất xám, sự sáng tạo bị “giết chết”.
• Lịch sử nhiều quốc gia (Argentina, Venezuela, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary…) cho thấy: khi nền dân chủ chết đi, kinh tế sẽ nhanh chóng tụt dốc, người dân rơi vào cảnh nghèo đói, bất an và tuyệt vọng.
8.6. Một nền dân chủ chỉ còn tên gọi
• Tất cả các chế độ độc tài đều duy trì một bộ máy “bầu cử”, “quốc hội”, “tòa án”, “báo chí”… nhưng chỉ để trang trí, che đậy sự thật là mọi quyết định đều xuất phát từ một nhóm nhỏ hoặc một cá nhân.
• Người dân sống trong “vỏ bọc pháp quyền” nhưng hoàn toàn không có quyền thực chất. Mọi kiến nghị, phản biện đều bị làm ngơ, thậm chí bị trừng phạt.
8.7. Ví dụ từ thế giới
• Venezuela: Chỉ trong 20 năm từ một quốc gia giàu có, dân chủ thành một quốc gia nghèo đói, gần 10 triệu người phải di cư; tự do ngôn luận gần như không còn, cảnh sát và quân đội đàn áp đối lập.
• Nga: Từ năm 2000 đến nay, các cuộc bầu cử đều “bày biện”, chính quyền bắt bớ nhà báo, đối lập, bịt miệng xã hội dân sự. Kết quả là Nga ngày càng cô lập, kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên, xã hội bất công và bất ổn sâu sắc.
• Hungary: Dưới Orbán, hệ thống chính trị bị “đảng hóa”, EU nhiều lần trừng phạt vì vi phạm nhân quyền, dân chủ chỉ còn trên danh nghĩa.
8.8. Kết luận phần 8
Đánh mất kiểm soát & cân bằng quyền lực không chỉ là mất dân chủ — mà còn là mất đi mọi hy vọng về một xã hội tiến bộ, công bằng, nhân văn và ổn định. Đó là cái giá khủng khiếp mà bất kỳ quốc gia nào cũng không nên trả.
PHẦN 9: TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH & GIẢI PHÁP
9.1. Nền dân chủ không tự bảo vệ được mình
Lịch sử cho thấy:
Dân chủ không phải là một thành quả vĩnh viễn, mà là một tiến trình phải gìn giữ từng ngày. Khi những người yêu dân chủ chủ quan, thờ ơ, nghĩ rằng “chuyện đó sẽ không xảy ra ở đây”, thì sự độc tài sẽ âm thầm lớn mạnh. Mọi quyền tự do đều chỉ tồn tại khi người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ nó — dù là trên lá phiếu, trên mặt báo, trong giáo dục, hay trên đường phố.
9.2. Vai trò của từng cá nhân và cộng đồng
• Đi bầu đầy đủ và chủ động: Không bỏ phiếu chỉ vì thất vọng, mà phải hiểu rằng từng lá phiếu có thể quyết định cục diện quyền lực.
• Giám sát và chất vấn người đại diện: Gửi email, gọi điện, đến gặp đại biểu quốc hội, yêu cầu minh bạch và giải trình về các quyết định lớn.
• Ủng hộ báo chí độc lập, tôn trọng sự thật: Theo dõi nhiều nguồn tin, phản bác tin giả, không chia sẻ thuyết âm mưu.
• Tổ chức và tham gia xã hội dân sự: Đứng lên bảo vệ quyền lợi nhóm yếu thế, tham gia các tổ chức cộng đồng, đấu tranh ôn hòa.
• Bảo vệ giáo dục trung thực và đa chiều: Đòi hỏi trường học dạy đúng lịch sử, khuyến khích phản biện, không chấp nhận kiểm duyệt hay bóp méo sự thật.
• Đồng hành với các cộng đồng bị đe dọa: Khi một nhóm thiểu số bị đối xử bất công mà những nhóm khác im lặng, coi đó không phải là chuyện của mình, là lúc chế độ độc tài bắt đầu thắng thế.
9.3. Bài học từ các quốc gia từng suýt mất dân chủ
• Đức những năm 1970s (sau chế độ phát xít): Luật pháp siết chặt và kiểm soát quyền lực, tôn trọng sự đối lập về tư tưởng, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
• Hàn Quốc, Đài Loan: Từ chế độ độc tài quân sự, xã hội dân sự mạnh lên nhờ sinh viên, công nhân, trí thức liên kết đấu tranh ôn hòa, cuối cùng chuyển hóa chế độ thành dân chủ bền vững.
9.4. Cảnh tỉnh dành riêng cho người Mỹ gốc Việt và cộng đồng di dân
• Nhiều người Việt từng bỏ nước ra đi vì độc tài, tham nhũng, bất công. Đừng vì niềm tin sai lầm hoặc sự tuyên truyền của phe cực đoan mà quay lưng lại với giá trị dân chủ thực sự.
• Đừng để nỗi sợ cộng sản bị khai thác để ủng hộ những chính sách bóp nghẹt tự do, kỳ thị, hoặc chia rẽ xã hội.
• Bảo vệ dân chủ là bảo vệ quyền lợi, tương lai cho chính con cháu của mình trên đất Mỹ.
9.5. Niềm tin và hy vọng
Dù tình hình có bi quan đến đâu, vẫn còn hy vọng khi còn những người không im lặng trước bất công. Sự can đảm của một cá nhân, tiếng nói của một cộng đồng, sự phản biện của một nhà báo, lòng trung thực của một thầy cô giáo – tất cả cộng lại thành sức mạnh bảo vệ nền dân chủ khỏi lụi tàn.
9.6. Kết luận cuối cùng
Dân chủ không chết bởi bạo lực tức thời, mà chết dần trong sự thờ ơ, sự im lặng, và nỗi sợ hãi bị gieo trồng qua từng ngày.
Đừng để khi mọi quyền tự do bị tước đoạt, chúng ta mới tiếc nuối những gì đã từng có.
“Không ai có thể cứu được một nền dân chủ — ngoài chính người dân sống trong nó.”

TRUMP NÓI IRAN PHẢI MỞ CỬA CHO THANH TRA ĐỂ XÁC MINH HỌ KHÔNG TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH NGUYÊN TỬ

0
NORTH SYDNEY, NSW, 28 tháng 6, (9News): Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Sáu rằng ông hy vọng Iran sẽ mở cửa cho thanh tra quốc tế để xác minh rằng họ không khởi động lại chương trình nguyên tử của mình.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc rằng liệu ông có yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA hoặc một tổ chức nào khác được phép tiến hành thanh tra trong các cuộc đàm phán dự kiến ​​với Iran hay không, Trump trả lời rằng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ phải hợp tác với nhóm này “hoặc một ai đó mà chúng ta tôn trọng, bao gồm cả chúng ta”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Iran cho biết khả năng đàm phán mới với Hoa Kỳ về chương trình nguyên tử của nước ông đã trở nên “phức tạp” do cuộc tấn công của Mỹ vào ba địa điểm mà ông thừa nhận đã gây ra “thiệt hại nghiêm trọng”.
Hoa Kỳ là một trong những bên tham gia thỏa thuận nguyên tử năm 2015, mà trong đó Iran đồng ý hạn chế chương trình tinh luyện uranium để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt và các lợi ích khác.
Thỏa thuận đó đã tan vỡ sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ ra khỏi trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Trump ám chỉ rằng ông quan tâm đến các cuộc đàm phán mới với Iran và cho biết hai bên sẽ gặp nhau vào tuần tới.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước Iran phát sóng vào cuối ngày thứ Năm, Ngoại trưởng Abbas Araghchi đã để ngỏ khả năng đất nước của ông sẽ lại tham gia các cuộc đàm phán về chương trình nguyên tử của mình, nhưng cho biết điều đó sẽ không diễn ra trong thời gian ngắn.
“Không có thỏa thuận nào được đưa ra để tái tục các cuộc đàm phán”, ông nói. “Không có thời gian nào được ấn định, không có lời hứa nào được đưa ra và chúng tôi thậm chí còn chưa nói đến việc tái khởi động các cuộc đàm phán”.
Quyết định can thiệp quân sự của Mỹ “khiến các cuộc đàm phán về chương trình nguyên tử của Iran trở nên phức tạp và khó khăn hơn”, ông Araghchi cho biết.
Trong các buổi cầu nguyện vào thứ Sáu, nhiều giáo sĩ Hồi giáo đã nhấn mạnh thông điệp của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei từ ngày hôm trước rằng cuộc chiến là một chiến thắng cho Iran.
Giáo sĩ Hamzeh Khalili, cũng là Phó Chánh án của Iran, đã tuyên thệ trong một buổi cầu nguyện tại Tehran rằng tòa án sẽ truy tố những người bị buộc tội làm gián điệp cho Israel “theo cách đặc biệt”.
Trong cuộc chiến với Israel, Iran đã treo cổ một số người mà họ đã giam giữ vì tội gián điệp, làm dấy lên nỗi lo ngại từ các nhà hoạt động nhân quyền rằng họ có thể tiến hành một làn sóng hành quyết sau khi cuộc xung đột kết thúc. Các nhà chức trách được cho là đã bắt giữ hàng chục người ở nhiều thành phố khác nhau vì tội hợp tác với Israel.
Israel đã tấn công Iran vào ngày 13 tháng 6, nhắm vào các địa điểm nguyên tử, hệ thống phòng thủ, các viên chức quân sự cao cấp và các nhà khoa học nguyên tử của nước này trong các cuộc tấn công không ngừng nghỉ.
Trong 12 ngày không kích, Israel cho hay họ đã tiêu diệt khoảng 30 chỉ huy Iran và 11 khoa học gia nguyên tử, đồng thời tấn công tám cơ sở liên quan đến nguyên tử và hơn 720 địa điểm cơ sở hạ tầng quân sự. Theo nhóm Các nhà hoạt động nhân quyền có trụ sở tại Washington, hơn 1.000 người đã thiệt mạng, trong đó có ít nhất 417 thường dân.
Iran đã bắn hơn 550 hỏa tiễn đạn đạo vào Israel, phần lớn trong số đó đã bị đánh chặn nhưng những hỏa tiễn xuyên thủng đã gây ra thiệt hại ở nhiều khu vực và giết chết 28 người.
Người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn tướng Effie Defrin cho biết hôm thứ Sáu rằng ở một số khu vực, họ đã vượt quá mục tiêu hoạt động của mình, nhưng cần phải cảnh giác.
“Chúng tôi không ảo tưởng, kẻ thù vẫn chưa thay đổi ý định”, ông nói.
Hoa Kỳ đã vào cuộc vào Chủ Nhật để tấn công ba địa điểm quan trọng nhất của Iran bằng một loạt hỏa tiễn hành trình và bom xuyên phá hầm ngầm do oanh tạc cơ tàng hình B-2 thả xuống, được thiết kế để xuyên sâu vào lòng đất và phá hủy các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt. Để trả đũa, Iran đã bắn hỏa tiễn vào một căn cứ của Hoa Kỳ tại Qatar vào thứ Hai nhưng không gây ra thương vong nào được biết đến.
Trump cho hay các cuộc tấn công của Hoa Kỳ đã “hoàn toàn và toàn diện xóa sổ” chương trình nguyên tử của Iran. Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Đại Giáo chủ Khamenei đã cáo buộc tổng thống Mỹ phóng đại thiệt hại, nói rằng các cuộc tấn công không “đạt được bất kỳ điều gì đáng kể”.
Một viên chức quân sự cao cấp của Israel cho biết hôm thứ Sáu rằng thông tin tình báo của họ cho thấy các cuộc tấn công của Israel vào nhiều mục tiêu khác nhau đã vô hiệu hóa khả năng tinh luyện uranium lên 90 phần trăm của Iran trong “một thời gian dài”. Không rõ liệu điều đó có mâu thuẫn với báo cáo sơ bộ của Hoa Kỳ cho rằng chương trình đã bị trì hoãn nhiều tháng hay không.
Có suy đoán rằng Iran đã di chuyển phần lớn uranium tinh chất cao của mình trước các cuộc tấn công, điều mà nước này đã nói với cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hiệp quốc IAEA rằng họ đã lên kế hoạch thực hiện.
Ngay cả khi điều đó là sự thật, Giám đốc IAEA Rafael Grossi đã nói với Đài Phát thanh Pháp quốc Radio France International rằng thiệt hại gây ra cho địa điểm Fordo, được xây dựng trong một ngọn núi, “là rất, rất, rất đáng kể”.
Trong số những thứ khác, ông cho biết, máy ly tâm là “cỗ máy khá chính xác” và “không thể” rằng chấn động từ nhiều quả bom nặng 30.000 pound sẽ không gây ra “thiệt hại thể chất quan trọng”.
” Các cỗ máy ly tâm này không còn hoạt động nữa”, ông nói.
Bản thân ông Araghchi thừa nhận “mức độ thiệt hại là cao và là thiệt hại nghiêm trọng”.
Ông ta nói thêm rằng Iran vẫn chưa quyết định có cho phép các thanh tra viên IAEA vào thẩm định thiệt hại hay không, nhưng họ sẽ không được vào “trong thời điểm hiện tại”.

TCPV BẮT ĐẦU GIỚI HẠN QUYỀN CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC CHẶN CÁC CHÍNH SÁCH QUYỀN CÔNG DÂN BẨM SINH CỦA TỔNG THỐNG MỸ

0
WASHINGTON, Hoa Kỳ, 28 tháng 6, (Reuters) — Tối cao Pháp viện [TCPV] Mỹ đã trao cho Tổng thống Donald Trump một chiến thắng lớn vào thứ Sáu trong một vụ án liên quan đến quyền công dân bẩm sinh bằng cách hạn chế khả năng của các thẩm phán trong việc cản trở các chính sách của ông trên toàn quốc, thay đổi cán cân quyền lực giữa ngành tư pháp và hành pháp liên bang.
Phán quyết 6-3, do nữ thẩm phán bảo thủ [Hữu khuynh, Đảng Cộng hòa) Amy Coney Barrett đưa ra, đã không để chỉ thị của Trump hạn chế quyền công dân bẩm sinh có hiệu lực ngay lập tức, chỉ thị các tòa án cấp dưới đã chặn nó phải tái xét phạm vi các lệnh của họ. Phán quyết này cũng không đề cập đến tính hợp pháp của chính sách, một phần trong cách giải quyết cứng rắn của Trump đối với vấn đề di trú.
Tổng thống đảng Cộng hòa ca ngợi phán quyết này và cho biết chính quyền của ông hiện có thể cố gắng thúc đẩy nhiều chính sách như lệnh hành pháp về quyền công dân bẩm sinh mà ông cho rằng “đã bị ban hành sai trên toàn quốc”.

“Chúng ta có rất nhiều lệnh. Tôi có cả một danh sách”, Trump nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc.

Toàn cảnh tòa nhà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 11 năm 2021. Ảnh chụp ngày 26 tháng 11 năm 2021. REUTERS/Will Dunham/Ảnh lưu trữ
Tòa án đã chấp thuận yêu cầu của chính quyền nhằm thu hẹp phạm vi của ba lệnh được gọi là “phổ quát” do các thẩm phán liên bang tại [các tiểu bang] Maryland, Massachusetts và Washington ban hành, tức các lệnh đã đình hoãn việc thực thi chỉ thị của ông trên toàn quốc trong khi vụ kiện thách thức chính sách này diễn ra. Các thẩm phán bảo thủ của tòa án chiếm đa số và các thành viên cấp tiến [tả khuynh, Đảng Dân chủ] của tòa án không đồng tình.
Phán quyết nêu rõ rằng lệnh hành pháp của Trump không thể có hiệu lực cho đến 30 ngày sau phán quyết của hôm thứ Sáu. Do đó, phán quyết này làm dấy lên triển vọng lệnh của Trump cuối cùng sẽ được áp dụng ở một số khu vực trên nước Mỹ.
Các thẩm phán liên bang đã thực hiện các bước bao gồm ban hành nhiều lệnh trên toàn quốc nhằm ngăn cản việc Trump sử dụng hành động hành pháp một cách quyết liệt để thúc đẩy nghị trình hành động của mình. Ba thẩm phán trong vụ kiện về quyền công dân theo quyền bẩm sinh đã phát hiện ra rằng lệnh của Trump có khả năng vi phạm ngôn ngữ về quyền công dân trong Tu chính Án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở tổng thống, Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan liên bang từ chối công nhận quyền công dân của trẻ em sinh ra tại Mỹ mà không có ít nhất một trong hai cha mẹ là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân hợp pháp, còn được gọi là người sở hữu “thẻ xanh”.
Bà Barrett đã cảnh báo về một “hệ thống tư pháp đế quốc”, “Không ai tranh cãi rằng Cơ quan hành pháp có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp. Nhưng Cơ quan tư pháp không có thẩm quyền vô hạn để thực thi nghĩa vụ này – trên thực tế, đôi khi luật pháp cấm Cơ quan tư pháp làm như vậy”.
Nữ thẩm phán cấp tiến Sonia Sotomayor gọi phán quyết này là “sự xuyên tạc pháp quyền” khi bà đọc bản tóm tắt ý kiến ​​bất đồng của mình tại tòa án.
Trong ý kiến ​​bất đồng bằng văn bản của mình, cùng với hai thẩm phán cấp tiến khác của tòa án, bà Sotomayor đã chỉ trích đa số tòa án vì đã bỏ qua việc [cân nhắc] liệu sắc lệnh hành pháp của Trump có hợp hiến hay không.

“Tuy nhiên, tính bất hợp pháp rõ ràng của lệnh này cho thấy mức độ nghiêm trọng của lỗi của đa số và nhấn mạnh lý do tại sao công bằng ủng hộ lệnh cấm phổ quát như biện pháp khắc phục phù hợp trong loại trường hợp này”, bà Sotomayor viết.

Trích lời Justice Sotomayor:
“Pháp quyền không phải là điều hiển nhiên ở quốc gia này, hay bất kỳ quốc gia nào. Đó là nguyên lý của nền dân chủ – và nó chỉ tồn tại nếu những người can đảm trong mọi nhánh quyền lực dám chiến đấu để bảo vệ nó. Hôm nay, Tối cao Pháp viện đã từ bỏ vai trò sống còn trong cuộc chiến đó.”
Được biết, hơn 150.000 trẻ sơ sinh sẽ bị từ chối quyền công dân hàng năm theo chỉ thị của Trump, theo các nguyên đơn đã thách thức nó, bao gồm các Tổng Chưởng lý đảng Dân chủ của 22 tiểu bang cũng như những người ủng hộ quyền của người nhập cư và người nhập cư đang mang thai.
Phán quyết nêu trên được đưa ra vào ngày cuối cùng của các phán quyết về các vụ án được tranh luận trước TCPV trong nhiệm kỳ chín tháng bắt đầu vào tháng 10. Tòa án cũng đã đưa ra các phán quyết vào thứ Sáu ủng hộ luật của Texas liên quan đến nội dung khiêu dâm trực tuyến, cho phép cha mẹ chọn không cho trẻ em tham gia các lớp học khi đọc truyện có nhân vật LGBT, xác nhận cơ chế tài trợ của Ủy ban Truyền thông Liên bang để mở rộng quyền sử dụng internet băng thông rộng và điện thoại và bảo lưu điều khoản [y tế công lập] của Obamacare về các công ty bảo hiểm y tế chi trả cho dịch vụ chăm sóc phòng ngừa.
‘CHIẾN THẮNG TIÊU BIỂU
Trump gọi phán quyết này là “chiến thắng vĩ đại cho Hiến pháp, sự phân chia quyền lực và pháp quyền”.
Các chính sách mà Trump cho biết chính quyền của ông hiện có thể cố gắng thực hiện bao gồm cắt nguồn tài trợ cho cái gọi là “thành phố trú ẩn”, đình chỉ việc tái định cư người tỵ nạn tại Hoa Kỳ, đóng băng nguồn tài trợ liên bang “không cần thiết” và ngăn chặn nguồn tài trợ liên bang chi trả cho các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Vụ kiện trước TCPV là bất thường ở chỗ chính quyền đã sử dụng nó để biện luận rằng các thẩm phán liên bang không có thẩm quyền ban hành lệnh “phổ quát” và yêu cầu các thẩm phán phán quyết theo cách thức đó và thực thi chỉ thị của tổng thống ngay cả khi không cân nhắc đến giá trị pháp lý của nó.

Olga Urbina bế em bé Ares Webster khi những người biểu tình tập trung vào ngày các thẩm phán Tòa án Tối cao nghe các lập luận bằng lời về nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm thực thi rộng rãi sắc lệnh hành pháp của ông nhằm hạn chế quyền công dân tự động khi sinh ra, trong một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 5 năm 2025. REUTERS/Nathan Howard/Ảnh lưu trữ
Phán quyết của hôm thứ Sáu không loại trừ mọi hình thức hỗ trợ rộng rãi.
Phán quyết cho biết các thẩm phán chỉ có thể cung cấp “hỗ trợ hoàn toàn” cho các nguyên đơn trước mặt họ. Phán quyết không loại trừ khả năng các tiểu bang có thể cần lệnh áp dụng ngoài biên giới của họ để hỗ trợ hoàn toàn.
“Chúng tôi từ chối đưa ra những lập luận đó ngay từ đầu”, bà Barrett viết.
Phán quyết không ảnh hưởng đến khả năng nguyên đơn tìm kiếm sự hỗ trợ rộng rãi hơn thông qua các vụ kiện tập thể, nhưng cơ chế pháp lý đó thường khó thực hiện thành công.
Trong ý kiến ​​bất đồng của mình, thẩm phán Sotomayor cho biết lệnh hành pháp của Trump rõ ràng là vi hiến. Vì vậy, thay vì bảo vệ nó về mặt bản chất, bà viết, Bộ Tư pháp “yêu cầu Tòa án này phán quyết rằng, bất kể luật hay chính sách bất hợp pháp đến mức độ nào, tòa án không bao giờ có thể chỉ đơn giản yêu cầu Cơ quan Hành pháp ngừng thực thi đối với bất kỳ ai”.
Bà Sotomayor khuyên cha mẹ của những đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh của Trump “nộp ngay các vụ kiện tập thể và yêu cầu hỗ trợ tạm thời bằng lệnh cấm đối với nhóm đối tượng được cho là [bất hợp pháp]”.
Chỉ hai giờ sau khi TCPV ra phán quyết, đội ngũ luật sư của nguyên đơn trong vụ kiện ở Maryland đã đệ đơn yêu cầu một thẩm phán trước đây đã chặn lệnh của Trump cấp tư cách hành động [pháp lý] tập thể cho tất cả trẻ em không đủ điều kiện để được hưởng quyền công dân theo quyền bẩm sinh nếu lệnh hành pháp có hiệu lực.
“Tối cao Pháp viện đã chỉ thị rằng, trong những trường hợp như vậy, biện pháp khắc phục toàn diện có thể là phù hợp”, các luật sư viết trong kiến nghị của họ.
Tổng Chưởng lý tiểu bang Washington Nick Brown, người đã giúp bảo đảm lệnh cấm toàn quốc do một thẩm phán ở Seattle ban hành, gọi phán quyết hôm thứ Sáu là “gây thất vọng ở nhiều cấp độ” nhưng nhấn mạnh rằng các thẩm phán “xác nhận rằng tòa án có thể ban hành lệnh cấm toàn diện khi cần thiết để cung cấp biện pháp khắc phục hoàn toàn cho các bên”.
Các lệnh cấm phổ quát đã bị các tổng thống của cả hai đảng – Cộng hòa và Dân chủ – phản đối và có thể ngăn chặn chính phủ thực thi chính sách đối với bất kỳ ai, thay vì chỉ những nguyên đơn cá nhân đã kiện để thách thức chính sách.
Những người ủng hộ cho biết chúng là một biện pháp kiểm tra hiệu quả đối với việc lạm quyền của tổng thống và đã ngăn chặn các hành động bị các tổng thống của cả hai đảng coi là bất hợp pháp.
‘BẤT HỢP PHÁP VÀ TÀN ÁC’
Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ gọi phán quyết này là đáng lo ngại, nhưng có giới hạn, vì luật sư có thể tìm kiếm sự bảo vệ bổ sung cho các gia đình có khả năng bị ảnh hưởng.
“Sắc lệnh hành pháp này hoàn toàn bất hợp pháp và tàn ác. Nó không bao giờ được áp dụng cho bất kỳ ai”, ông Cody Wofsy, Phó Giám đốc Dự án Quyền của Người nhập cư (ACLU) cho biết. “Phán quyết của tòa án về việc có khả năng mở ra cánh cửa thực thi là điều đáng thất vọng, nhưng chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm không có trẻ em nào phải chịu lệnh hành pháp này”.
Các nguyên đơn biện luận rằng chỉ thị của Trump đã vi phạm Tu chính Án thứ 14, được phê chuẩn vào năm 1868 sau Nội chiến 1861-1865 đã chấm dứt chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ. Điều khoản về quyền công dân của Tu chính án thứ 14 nêu rõ rằng tất cả “những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ và chịu sự quản lý của Hoa Kỳ đều là công dân của Hoa Kỳ và của tiểu bang nơi họ cư trú”.
Chính quyền cho rằng Tu chính án thứ 14, từ lâu được hiểu là trao quyền công dân cho hầu như bất kỳ ai sinh ra tại Mỹ, không mở rộng cho những người nhập cư đang ở trong nước bất hợp pháp hoặc thậm chí cho những người nhập cư có thời gian lưu trú hợp pháp nhưng tạm thời, chẳng hạn như sinh viên đại học hoặc những người có thị thực lao động.
Trong cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos diễn ra vào ngày 11-12 tháng 6, 24% số người được hỏi ủng hộ việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh và 52% phản đối. Trong số những người theo đảng Dân chủ, 5% ủng hộ việc chấm dứt, với 84% phản đối. Trong số những người theo đảng Cộng hòa, 43% ủng hộ việc chấm dứt, với 24% phản đối. Những người còn lại cho biết họ không chắc chắn hoặc không trả lời câu hỏi.
TCPV đã trao cho Trump một số chiến thắng quan trọng về chính sách di trú của ông kể từ khi ông trở lại nhiệm sở hồi tháng 1.
Vào thứ Hai, điều này đã mở đường cho chính quyền của ông tiếp tục trục xuất những người di cư đến các quốc gia khác ngoài quốc gia của họ mà không cho họ cơ hội để chứng minh những tác hại mà họ có thể phải đối mặt. Trong các phán quyết riêng biệt vào ngày 30 tháng 5 và ngày 19 tháng 5, tòa án đã cho phép chính quyền chấm dứt tình trạng pháp lý tạm thời mà chính phủ đã cấp cho hàng trăm ngàn người di cư vì lý do nhân đạo.
Nhưng tòa án vào ngày 16 tháng 5 vẫn giữ nguyên lệnh chặn đối với các đại diện của Trump về người nhập cư Venezuela theo luật năm 1798 vốn chỉ được sử dụng trong thời chiến, đổ lỗi cho chính quyền của ông vì đã tìm cách trục xuất họ mà không chấp hành quy trình tố tụng hợp pháp đầy đủ.

GS ĐOÀN VIẾT HOẠT: 27 NĂM HOẠT ĐỘNG Ở HẢI NGOẠI.

0
Nguyễn Quốc Khải
27-5-2025
Gần đây đã có một số bài viết ca tụng thành tích đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam của GS Đoàn Viết Hoạt phổ biến trên các mạng xã hội. Công lao đóng góp cho đất nước của ông thật đáng khâm phục. Ông đã được một số tổ chức quốc tế trao giải thưởng nhân quyền và báo chí trong thập niên 1990. Nhưng chưa ai viết về hoạt động của GS Hoạt trong 27 năm, từ 1998 đến 2025, định cư ở Hoa Kỳ sau 19 năm trong ngục tù cộng sản, một cái giá đắt đỏ khi ông quyết định không di tản vào 1975.
Nhân cái chết của GS Đoàn Viết Hoạt vào ngày 14/5/2025 tại California, tôi mượn bài báo này để ghi nhận một số sự kiện về GS Hoạt trong những năm khi ông mới qua Mỹ mà không tiểu thuyết hóa, không tô son trát phấn, nhân vật lịch sử này. Cảm kích trước những thành tích tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ của GS Hoạt ở Việt Nam, nhiều người và tôi đã tích cực đồng hành với ông vào thời gian ở Mỹ. Mong các vị này sẽ viết thêm về những hoạt động của ông sau ngày rời khỏi Việt Nam.
GS Hoạt đến Mỹ vào cuối năm 1998 và định cư tại thành phố Annandale, Virginia. Ông và gia đình mới dọn qua California khoảng hơn hai năm. Ông là người ít giao thiệp với cộng đồng Việt, nếu không muốn nói là tránh né, nhưng lại chọn Little Saigon “gió tanh mưa máu” như dân Việt ở California hay châm biếm như vậy, làm nơi dừng chân cuối cùng tại thủ đô tị nạn, làm tôi ngạc nhiên. Trong khoảng 10 năm đầu ở Mỹ, ông tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam.
Ông từng tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Anh ngữ của Viện Đại Học Saigon, có bằng tiến sĩ giáo dục của Florida State University, và từng làm phụ tá Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, nên ông dễ dàng giao tiếp với chính giới Hoa Kỳ và các nhân vật quốc tế. Ông từng được tiếp kiến Đức Dalai Lama, Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, Giám mục và nhà thần học Nam Phi Desmond Tutu, Tổng Thống Tiệp Vaclav Havel. Ông được mời nói chuyện về nhân quyền hai lần tại Harvard University.
THỜI GIAN BẬN RỘN TẠI MỸ
Vài năm đầu mới đặt chân đến nước Mỹ là thời gian bận rộn và huy hoàng nhất của GS Hoạt. Nhưng không lâu sau đó ông bước vào một cuộc sống ẩn dật. Ông chứng tỏ là một học giả hơn là một nhà hoạt động chính trị. Một số bạn bè quen thuộc của ông từng nói rằng đó là bản chất của những người thuộc nhóm Duy Dân như ông Hoạt.
Một số tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền bao gồm TS Nguyễn Đình Thắng với sự hỗ trợ đắc lực của DB Christopher Smith, đã vận động cho GS Hoạt được trả tự do cùng với 15 tù nhân lương tâm khác vào 1998 trong đó có BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Đình Huy. Ông Hoạt là người duy nhất trong nhóm tù nhân lương tâm định cư tại Mỹ vào dịp này.
GS Hoạt được giàn xếp có một văn phòng nghiên cứu độc lập tại trường luật của Catholic University với một khoản trợ cấp hai năm của U.S. Information Agency (USIA). Tuy nhiên trong suốt thời gian này, ông phần lớn không đến trường đại học mà chọn làm việc tại nhà, và đã không hoàn tất được một tài liệu nghiên cứu nào đáng kể.
GS Hoạt được một nhà xuất bản sách ở bên Pháp tài trợ in cuốn hồi ký của ông. Nhưng sau khi duyệt bản thảo, họ quyết định không xuất bản. Một số thành viên Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) và tôi có mặt tại văn phòng nhà xuất bản ngay tại Paris chứng kiến tin không vui. Dường như về sau, chính cuốn hồi ký này được viết lại bằng tiếng Việt và đã được phổ biến dưới tựa đề “Hồi Ký Đoàn Viết Hoạt – Đáy Tầng Vượt Sóng” xuất bản vào đầu năm 2024.
GS Hoạt cố gắng tạo một môi trường để hoạt động ở Mỹ như thành lập Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Việt Nam (International Institute for Vietnam) vào 2007, nhận tài trợ, nhưng không thực hiện được điều gì đáng kể. Ngoài ra, GS Hoạt còn lập ra Văn Phòng Đoàn Viết Hoạt, và bổ nhiệm ông Phạm Trinh Cát, một người thân cận, làm chánh văn phòng. Ai muốn gặp gỡ GS Hoạt đều phải xin hẹn trước qua ông Phạm Trinh Cát. Sau một thời gian ngắn, văn phòng này cũng tự động giải tán khi ông Phạm Trinh Cát chết vì bệnh ung thư gan.
HỌP MẶT DÂN CHỦ
GS Hoạt là một trong khoảng 10 người chủ xướng tổ chức HMDC hàng năm trong đó bao gồm TS Âu Dương Thệ (Đức), KS Lâm Đăng Châu (Đức), KS Vũ Quốc Dụng (Đức), LS Trần Thanh Hiệp (Pháp), Nhà Báo Bùi Tín (Pháp), Nhà Văn Vũ Thư Hiên (Pháp), TS Võ Nhân Trí (Pháp), ông Trần Văn Sơn (Mỹ) … HMDC có ban điều hành phụ trách tổ chức hội thảo và ban quy ước phụ trách một số nguyên tắc ứng xử nội bộ.
Lần đầu tiên HMDC được tổ chức tại Dortmund, Đức vào 2002. HMDC đã quy tụ được khá nhiều người cùng chí hướng. Sinh hoạt này giản dị chỉ là một cuộc hội thảo, trao đổi ý kiến, không có tổ chức, mọi người đến rồi đi, không có một hoạt động nào chung dưới danh nghĩa HMDC. Cũng chính vì vậy mà sinh khí ban đầu của HMDC mất dần. Thay vì là hội thảo hàng năm, HMDC nay được tổ chức hai năm một lần. HMDC 2024 được tổ chức tại Munchen, Đức Quốc. HMDC 2006 được dự trù tổ chức tại Hoa Kỳ.
Một số người trong nhóm HMDC, trong đó có GS Đoàn Viết Hoạt và Ông Nguyễn Ngọc Bích, cựu Trưởng Ban Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia – RFA) tách ra tổ chức những khóa huấn luyện về đấu tranh nhân quyền và kỹ thuật thông tin tại Thái Lan với sự tham gia của một số người từ Việt Nam. Trong lần họp tại Bangkok vào 2009, một thành viên bị thủ tiêu. Tuy nhiên báo chí cũng như hai ông Hoạt và Bích loan tin là một tai nạn chết đuối trên sông.
Hồ sơ của bệnh viện cho thấy cánh tay phải của nạn nhân bị cắt dời khỏi thân nhưng kiếm lại được, một phần chân phải từ đầu gối trở xuống bị mất tích. Bụng nạn nhân bị đâm lòi ruột ra phía lưng, hai răng cửa bị mất. Ít nhất ba người đã được xem hồ sơ này là hai em trai ruột của nạn nhân từ Mỹ bay qua Bankok nhận xác anh và một thông tín viên làm việc tại văn phòng Radio Free Asia (RFA) tại Bangkok dưới quyền Trưởng Ban Việt Ngữ của RFA là ông Nguyễn Khanh. Trên đường từ Trung Quốc bay về Hoa Kỳ vào 2009, tôi đã ghé Bangkok và được xem toàn bộ hồ sơ bao gồm hình ảnh của nạn nhân tại Police General Hospital. Những hình ảnh này cho thấy đây không phải là một tai nạn mà là một vụ giết người. Nhân viên bệnh viện đồng ý như vậy. Vì tôn trọng sự riêng tư, tôi không nêu tên tuổi của nạn nhận bị giết chết này.
Chương trình huấn luyện tại Bangkok lập tức bị hủy bỏ. Mọi thành viên cuốn gói trở về nguyên quán. Vào năm sau, nhóm của GS Hoạt chuyển địa điểm họp mặt qua Mã Lai, nhưng bị chính quyền ở đây trục xuất vì sự phản đối của CSVN. Một thành viên tham gia khóa huấn luyện đã tiết lộ rằng chương trình huấn luyện bị CSVN xâm nhập và buộc phải chấm dứt.
TREO HAI LÁ CỜ LÀ MỘT GIẢI PHÁP HAI BÊN CÙNG THẮNG
Mở đống tài liệu cũ 20 năm trước, từ tháng 5, 2004, tôi tình cờ thấy những email trao đổi sau đây giữa GS Đoàn Việt Hoạt và những người cộng tác với ông về việc Fullerton College, California cho phép treo cả hai cờ VNCH và cờ VNXHCN. GS Hoạt ủng hộ việc treo hai lá cờ, xem đó là một bước tiến đến hòa giải hòa hợp. Nhiều người khác chống đối. Lập trường của ô. Hoạt đã gây tranh cãi một thời gian.
Dưới đây là nguyên văn một phần lá thư đề ngày 7-5-2004 của GS Hoạt gửi vào Hộp Thư Việt Nam, giải thích lý do ông ủng hộ treo hai lá cờ đỏ và vàng ở trường học và những nơi công cộng.
“Tôi được biết một giải pháp ‘compromise’ có thể sẽ đat được tại đại học Fullerton: Hai lá cờ cùng được treo. Nếu điều này xẩy ra thì đây sẽ là một ‘breakthrough’, và có thể sẽ trở thành phổ biến ở các đại học khác. Kết quả này, nếu thật sự đạt được, một lần nữa chứng tỏ sử ‘trưởng thành’ của cộng đồng người Việt hải ngoại (tiếp sau cuộc vận đồng thành công về lá cờ vàng), sẽ làm vô hiệu hóa các ý đồ chính trị cực đoan (nhất là của Hà Nội).”
“Theo tôi đây là một biến cố tích cực theo chiều hướng có lợi cho việc vận động thay đổi tâm thức (não trạng), từ ‘tiêu diệt’ nhau sang ‘chấp nhận’ nhau (win-win mentality – ‘cùng sống, giúp tiến’).”
“Tạo được tâm thức win-win này mới có thể thật sự đoàn kết được dân tộc. được người dân trong ngoài nước (mà quan trọng là thành phần trí thức, chuyên viên, sinh viên) không phải để ủng hộ nhà nước CS, mà là để hỗ trợ cho việc tạo được thế ‘độc lập’ của người dân (trong nước) với đảng và nhà nước CS, tạo áp lực từ quần chúng (trong nước) đối với đảng và nhà nước CS. Từ đó tiến đến tạo thế ‘đối trọng’ (trước) rồi sau đó tiến đến ‘đối lập’ giữa dân (trong-ngoài nước) với đảng và nhà nước CS.”
Ông Trần M. Dũng nhận xét về lập trường treo hai cờ của GS Đoàn Việt Hoạt.
“Đây không phải là lần đầu tiên GS Hoạt nói về chủ trương treo hai lá cờ. Trước đó đã xẩy ra cũng đã xẩy ra vụ cờ tương tự ở một trường ở Seatle, Washington, ông Hoạt cũng đưa ra ý kiến này.”
“Tôi tin rằng ô. Hoạt không phải là đảng viên CS, nhưng ông là một người theo chủ thuyết xã hội thiên tả. Nhưng oái ăm là bản chất của ông lại rất thủ cựu và phong kiến nặng.”
Cũng theo ông Trần M. Dũng, một số bạn bè của GS Hoạt, trong đó có LS Nguyễn Xuân Phước, bênh vực ông Hoạt, cho rằng đây là ý kiến của sinh viên Fullerton College, chứ không phải của GS Hoạt. Điều này trái ngược với nội dung của lá thư trên của ông Hoạt.
GS ĐOÀN VIẾT HOẠT BỊ TRỤC XUẤT RA KHỎI VIỆT NAM HAY TỰ Ý XIN ĐOÀN TỤ VỚI GIA ĐÌNH TẠI MỸ?
Một vài bài báo gần đây trích dẫn “Hồi Ký Đoàn Viết Hoạt: Đáy Tầng Vượt Sóng” rằng GS Hoạt bị trục xuất ra khỏi Việt Nam trái với ý muốn của ông. Nhưng sự thực là GS Hoạt đã làm đơn xin đoàn tụ gia đình vì chính ông đã xác nhận điều này với Robert F. Kennedy Human Rights Foundation khi đã qua Mỹ.
Số là GS Hoạt sau một thời gian đã định cư ở Mỹ, ông đã yêu cầu được quay trở về Việt Nam. RFK-HRF đã nêu vấn đề này với phái đoàn CSVN trong một buổi họp về nhân quyền Việt – Mỹ tai Washington DC và được phái đoàn CSVN cho biết là họ không trục xuất ông Hoạt mà chính ông Hoạt đã làm đơn xin đoàn tụ gia đình. GS Hoạt trở thành người tù lương tâm đầu tiên định cự tại Mỹ.
GS Hoạt đã không phủ nhận điều này và vì vậy RFK-HRF đã ngưng không theo đuổi vấn đề xin hồi hương của GS Hoạt nữa. Người viết bài tường thuật này có mặt với GS Hoạt tại buổi họp tại văn phòng RFK-HRF nên đã vô tình biết sự việc. Bà Trần Thị Thức, phu nhân của GS Hoạt cũng từng nói rằng bà sẵn sàng trở về Việt Nam với chồng để tiếp tục đấu tranh chống Cộng Sản một cách ôn hòa.
Trong cuộc phỏng vấn của của RFA với Nhà Báo Kính Hòa vào 2014 (“Làm thế nào để tiếp tục tranh đấu từ hải ngoại,” RFA, 10-4-2014) mà tình cờ tôi mới tìm thấy, đích thân GS Hoạt thừa nhận rằng ông muốn ở lại Việt Nam để đấu tranh, nhưng do lời thỉnh cầu của bà Thức từ Mỹ về, vào trại tù thuyết phục và vì lý do sức khỏe GS Hoạt đã đồng ý đi Mỹ. Hi vọng tài liệu này làm sáng tỏ vấn đề.
Đi hay ở của một cá nhân là một chuyện nhỏ, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, nhưng có thể mang một ý nghĩa lớn trên bình diện đại cuộc.
CUỐI ĐỜI
Từ ngày sang Mỹ GS Hoạt, đã gần 60 tuổi, may mắn được vợ con và chính phủ nuôi dưỡng chứ ông không phải đi làm kiếm tiền, bao gồm hai năm được trợ cấp của USIA. Với cấp bằng tiến sĩ giáo dục, ông cũng khó kiếm việc làm. Sức khỏe của GS Hoạt cũng không cho phép ông tích cực hoạt động vào lúc cuối đời. Ông từng bị sạn ở thận và gần đây mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Theo tin của gia đình, GS Hoạt chết vì lái xe golf đụng mạnh vào một xe khác. Xe không có “air bag”, nên ngực của ông đập mạnh vào tay lái và chết tại bệnh viện.
Theo cáo phó của gia đình, tang lễ của GS Hoạt sẽ được cử hành tại nhà quàn Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683, vào ngày 21/6/2025. Thời gian thăm viếng: 9 AM – 2 PM. Hỏa táng vào lúc 2:30 PM.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Rất tiếc việc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do dân chủ của GS Đoàn Viết Hoạt và bao nhiêu người khác chưa thành. Sự đóng góp ít nhiều của ông luôn luôn được trân trọng và là một kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau.
Kinh Tế Gia Amartya Sen, người được giải thưởng Nobel nhận định rằng “Dân Chủ không phải là kết quả của phát triển kinh tế, nhưng chính là một yếu tố giúp cho sự phát triển.” Dân chủ và kinh tế thị trường là hai yếu tố tất yếu, nếu Việt Nam muốn thoát khỏi sự chậm tiến để vươn lên thành một cường quốc Á châu như Nam Hàn, Đài Loan, và Singapore. Sự mê muội đã kéo dài nửa thế kỷ, phải được chấm dứt.

FALLUJAH BÊN BỜ THÁI BÌNH DƯƠNG: CUỘC TRÌNH DIỄN CỦA TRUMP TẠI LOS ANGELES

Tác giả: nhà văn Viet Thanh Nguyen
Hôm cuối tuần, ngày 8 tháng Sáu, khi tôi đang ở bãi biển Malibu thì những bản tin đầu tiên được phát đi. Trời xanh ngắt, nắng vừa phải, thời tiết lí tưởng đến mức khiến người ta có cảm giác như đang sống trong mơ ở California – những giấc mơ có sức quyến rũ ghê gớm với du khách, những người đào vàng và các đoàn di dân khai hoang đến Los Angeles từ rất nhiều thập kỉ trước. Cô con gái năm tuổi của tôi đang xây lâu đài cát, còn cậu con trai thì chạy dọc bờ biển; xung quanh là những gia đình đủ màu da sắc tộc: da trắng, da đen, gốc Latinh, gốc Á…
Thế đấy, khung cảnh chẳng khác nào cơn ác mộng đối với Donald Trump, một người không bao giờ giấu nổi sự căm ghét dành cho California và tất cả những gì mà tiểu bang này đại diện. Cũng có lẽ vì thế mà ông ấy đã điều cả một lực lượng hùng hậu gồm đặc vụ từ ICE (cơ quan thực thi di trú và hải quan), FBI, mặc áo chống đạn, đi xe bọc thép, ồ ạt đổ vào khu Fashion District, một trung tâm thời trang may mặc của Los Angeles, lặp lại một thói quen cố hữu của nước Mĩ: kéo quân vào một thành phố đông người da màu. Và rồi những tin tức tiếp theo lại cho thấy lực lượng biên phòng vừa tiến hành một cuộc đột kích vào cửa hàng Home Depot ở vùng ngoại ô Paramount, nơi đa số cư dân là người Mĩ gốc Latinh.
Trump tuyên bố muốn “giải phóng” Los Angeles khỏi “cuộc xâm lược của di dân”, những người đến từ Mexico, El Salvador, Venezuela… và còn nhiều nơi nữa. Tôi tự hỏi: liệu chính tôi, một người tị nạn gốc Việt, đặt chân đến nước Mĩ khi mới lên bốn tuổi, có nằm trong số những kẻ xâm lược ấy không? Tôi đoán là có.
Tôi hiểu rất rõ: người châu Á từ lâu đã bị lợi dụng như một công cụ chính trị. Họ gán cho chúng tôi cái vai “người nhập cư mẫu mực”. Chính vì thế, với chính quyền Trump, người châu Á xuất hiện khá nổi bật: như Kash Patel ở FBI, hay Usha Vance, vợ của phó tổng thống. Nhưng bạn ơi, xin đừng để cái lớp vỏ ấy che lấp một thực tế khác: người châu Á cũng từng bị trục xuất hàng loạt mỗi khi sự hiện diện của họ bị xem là mối đe dọa cho nền kinh tế.
Người Việt có mặt khắp vùng đô thị Los Angeles, nhất là ở Quận Cam, nơi giờ đây được gọi là “Little Saigon”. Los Angeles là một thành phố nhiều lớp, nó giống như chiếc bánh pâté-chaud nướng giòn. Trong quận Los Angeles, thung lũng San Gabriel chủ yếu là người châu Á. Xuống phía nam một chút là khu Little India. Ngay trong lòng thành phố có Little Tokyo, Koreatown, Little Ethiopia, Little Bangladesh, và cả Chinatown. Ở Glendale, 40% dân số là người Armenia. Còn tại Westwood, có một khu dân cư được gọi là… “Tehrangeles”, nơi những người Iran tị nạn và con cháu họ đã đến đây định cư từ lâu.
Tất cả những cộng đồng ấy đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo – một sự hòa trộn đầy năng lượng giữa ngôn ngữ, ẩm thực và tư tưởng – đến từ những quốc gia khác nhau từng bị chiến tranh tàn phá, buộc họ phải rời bỏ quê hương, mà không ít cuộc chiến trong số đó, chính Mĩ là kẻ châm ngòi.
• Trump, một hình tượng phản diện của truyện tranh Mĩ và bi kịch Shakespeare
Khác với những người tiền nhiệm, như Richard Nixon, người California, và cố vấn của ông ấy là Henry Kissinger. Kissinger, chí ít, cũng là một trí thức; thế giới quan của ông ta dù tàn nhẫn nhưng người ta vẫn có thể học hỏi được từ đấy một điều gì đó, dù rốt cuộc, tất cả đều dẫn đến những trận oanh tạc dữ dội ở Campuchia, mở đường cho cuộc diệt chủng Khmer. Còn Nixon, ông ấy dường như vẫn giữ cho mình một khái niệm nào đó biểu thị phẩm giá: chọn từ chức thay vì để bị luận tội.
Trump ở bên kia lằn ranh của những giá trị ấy. Ông ta không biết xấu hổ, không cảm thấy tội lỗi; ông ta hành xử thô bạo, tục tằn, chẳng hề có bất kì sự tiết chế nào. Ông ta không đủ tầm để làm nhân vật chính trong một vở bi kịch của Shakespeare; nếu có vai, thì cũng chỉ là một Iago, một kẻ giật dây đẩy người anh hùng đến chỗ bị hủy diệt. Và trong bi kịch này, người anh hùng bị lôi vào vòng xoáy sụp đổ chính là đất nước Mĩ này.
Một đất nước bị chia rẽ, bị giằng xé bởi chính lịch sử và lương tri của mình, giống như Richard đệ tam hay những vị vua trong bi kịch Shakespeare: những kẻ quyền lực nhưng mong manh, luôn đứng bên bờ vực sụp đổ vì ảo tưởng do chính họ tạo ra. Mà ảo tưởng lớn nhất, cũng là tai họa lớn nhất, chính là niềm tin mù quáng rằng họ vô tội.
Nhưng đó chính là nước Mĩ, một quốc gia được tạo dựng với lịch sử của bạo lực, và từ lâu đã quen với việc lảng tránh kí ức về bạo lực ấy. Chính vì thế mà mỗi lần thảm kịch lặp lại, chúng ta lại sửng sốt như thể điều đó chưa từng xảy ra. Gì cơ, lại nữa à? Nước Mĩ lại vừa châm ngòi một cuộc chiến nữa sao? Lại kéo quân chiếm đóng một vùng lãnh thổ xa lạ? Đáng ra, sau từng ấy lần, chúng ta phải biết rõ kịch bản này rồi chứ.
Hồi tháng Hai, tôi đến El Salvador. Cùng thời điểm đó, ngoại trưởng Marco Rubio cũng có mặt tại đây. Ông là con trai của người tị nạn Cuba, sinh năm 1971 như tôi, và trở thành công dân Mĩ nhờ quyền quốc tịch theo nơi sinh – một quyền mà Donald Trump hiện đang muốn xóa bỏ. Trong chuyến công du này, Rubio đã kí với tổng thống Nayib Bukele một thỏa thuận cho phép chính phủ Mĩ sử dụng một nhà tù tại El Salvador để giam giữ những người bị Mĩ gắn mác “tội phạm”, tức là bất kì ai mà Mĩ muốn trục xuất, kể cả khi họ chưa hề qua xét xử. Giữa Bukele và Trump là một mối quan hệ đang nồng ấm như tuần trăng mật. Cảnh tượng ấy gợi tôi nhớ đến bài phát biểu của Ronald Reagan cách đây bốn mươi năm, khi Chiến tranh Lạnh đang lên đến đỉnh điểm. Reagan từng khẳng định “El Salvador đang trở thành mục tiêu của cộng sản quốc tế”. Thuyết domino, từng gieo rắc thảm họa khắp Đông Dương và đẩy Việt Nam vào một cuộc chiến tàn khốc, lại được mang ra sử dụng, lần này là tại Trung Mỹ. Sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng Tư năm 1975 và nước Mĩ tháo chạy, họ cần một chiến trường mới. Và El Salvador trở thành lựa chọn.
Reagan thường nói: “Chúng ta có một di sản chung, cùng thờ một Thượng đế”. Một tuyên bố gợi về hình thái giấc mộng Mĩ cũ kĩ, nơi nước Mĩ được hình dung không có biên giới, không có giới hạn và có thể bao trùm toàn thế giới. Ngày nay, Trump đang đánh thức lại giấc mộng đế quốc ấy, khi ông kêu gọi sát nhập Canada, Greenland hay Panama vào bản đồ của nước Mĩ. Trong giấc mơ ấy, chinh phục và tiêu diệt không phải là ngẫu nhiên mà là điều cấu thành bản chất. Nó là ADN của nước Mĩ. Nhưng điều nguy hiểm nhất mà nước Mĩ đang mắc phải lại nằm ở điều mà Graham Greene từng gọi là “tội lỗi của sự ngây thơ”. Chính sự ngây thơ đó khiến người Mĩ gieo rắc tai họa lên các quốc gia khác đồng thời kéo chính họ đến bến bờ tan rã.
Trump, với sự ngạo mạn trâng tráo của mình, lại trở thành công cụ lí tưởng để thúc đẩy quá trình tan rã đó. Ông ta căm ghét gương mặt hiện đại của nước Mĩ – gương mặt của những thành phố đa chủng tộc như Los Angeles, nơi một tầng lớp trung lưu đa văn hóa đang tạo dựng một lối sống cởi mở. Trump muốn xóa bỏ điều đó. Ông ta mong tái dựng một phiên bản nước Mĩ thuần chủng, chỉ gồm những “người Mĩ đích thực”. Nhưng loại bỏ phần này tức là phá hủy phần kia. Loại bỏ California chẳng khác nào cắt đi trái tim kinh tế và văn hóa của cả quốc gia. Một nước Mĩ không có California thì không thể tồn tại.
Trump không phải là một nhân vật bi kịch theo nghĩa của Shakespeare. Ông hợp hơn với một chương trình truyền hình thực tế. Hoặc một bộ phim siêu anh hùng hạng B, nơi ông sánh vai cùng Stephen Miller, người cộng sự mang dáng vẻ hoạt hình, luôn gầm lên những câu khẩu hiệu cộc lốc như thể bước ra từ một trang truyện tranh. Khẩu hiệu của họ là: “Chúng tôi chỉ trục xuất tội phạm!”. Nhưng bộ mặt thật nhanh chóng lộ ra. Trong một cuộc họp với Cơ quan di trú và hải quan Mỹ, Miller đã mắng nhiếc các viên chức vì không bắt giữ đủ người. Một người kể lại: “Stephen Miller muốn bắt tất cả. Ông ta hỏi: Sao các người không đến Home Depot? Sao không đến 7-Eleven?”
Bắt tất cả có nghĩa là bắt bất kì ai không mang gương mặt của người da trắng. Latino, người da đen, người gốc Á… không ai an toàn cả. Một người cha ở Little Saigon bị ICE tóm gọn ngay giữa đường, bị trục xuất tức khắc về Việt Nam. Không có xét xử. Không có luật sư. Không có cả lời từ biệt.
• Trump, chứ không ai khác, kẻ khuấy lên sự hỗn loạn này
Từ xa nhìn lại, bạn có thể tưởng như cả thành phố đang bốc cháy. Nhưng thực ra không phải vậy. Los Angeles vẫn giữ được sự yên bình tương đối. Chỉ có vài vụ đụng độ lẻ tẻ. Cuối tuần, ngày 14 tháng Sáu, trung tâm thành phố bị phong tỏa, ban hành lệnh giới nghiêm. Nhưng cần nhớ rằng: Los Angeles có gần 4 triệu dân, và toàn quận Los Angeles lên đến gần 10 triệu người. Vậy mà trên màn hình điện thoại, tôi thấy những đoạn video khiến thành phố trông như một vùng chiến sự. Khói cay mù mịt, cảnh sát dùng dùi cui xông vào người biểu tình.
Có một cuộc khủng hoảng thực sự đang diễn ra, đúng vậy. Nhưng không phải do những người phản đối trục xuất gây ra. Cuộc khủng hoảng này được dàn dựng ngay từ Nhà Trắng. Chính họ đã gán cho những người biểu tình ôn hòa cái nhãn “bạo loạn”. Họ gọi đó là “nổi dậy”. Stephen Miller còn tuyên bố: “Đây là một âm mưu lật đổ chính quyền”. Nghe quen không? Như thể ta đang sống trong tiểu thuyết 1984 của Orwell: “Đảng yêu cầu anh phải chối bỏ điều mắt thấy tai nghe. Và yêu cầu ấy là mệnh lệnh tối thượng”. Chúng tôi, những cư dân Los Angeles cũng cảm nhận được điều đó, nhất là khi nghe bộ trưởng An ninh nội địa Kristi Noem tuyên bố rằng “Los Angeles không phải là thành phố của người nhập cư, mà là thành phố của tội phạm!”
Và thật trớ trêu, chính những người từng lớn tiếng bảo vệ quyền tự trị của các bang, như đảng Cộng hòa, lại cổ vũ khi chính quyền liên bang đưa quân đến trấn áp người dân ở các bang cấp tiến.
Đảng Dân chủ cũng không thể vô can. Trump không phải người đầu tiên phát động chính sách trục xuất người nhập cư. Dưới thời Obama, hơn ba triệu người đã bị trục xuất. Dưới thời Biden, con số đó vượt quá bốn triệu, còn nhiều hơn cả nhiệm kì đầu của Trump. Khác biệt nằm ở chỗ: dưới tay Trump, việc trục xuất được biến thành một màn trình diễn. Như một chương trình truyền hình. Một trò hành hạ công khai.
Điều đáng buồn nhất là không ai lên tiếng phản đối một cách đủ mạnh. Không phải đảng Dân chủ. Cũng không phải Hollywood. Los Angeles, thủ phủ của ngành điện ảnh, lại hoàn toàn im lặng. Đây là nơi đã phát minh ra truyền hình thực tế. Là nơi khai sinh ra The Apprentice, chương trình đã tạo ra chính Trump. Dù sinh ra ở New York, Trump mới thật sự là sản phẩm mang đậm chất California: một con người sống bằng những biểu tượng rỗng tuếch, của mạng xã hội, của sân khấu truyền hình, của hào quang vô hồn.
• Thành phố của những cuộc trình diễn
Tấm biển “Hollywood” nhìn xuống thành phố, nhắc mọi người đừng quên rằng Los Angeles là thủ đô của ngành biểu diễn. Vào đúng ngày Vệ binh quốc gia tiến vào Los Angeles, tôi đưa các con ra công viên. Tôi thấy mình có lỗi vì không tham gia biểu tình. Trước đây, tôi từng dắt các con đi cùng. Nhưng lần này tôi sợ, không phải sợ người biểu tình, mà sợ cảnh sát.
Cảm giác ấy – vừa là người trong cuộc, vừa là kẻ đứng ngoài – không xa lạ với tôi. Nó giống như khi tôi nhìn những hình ảnh đẫm máu từ Gaza. Một cảm giác bất lực. Biết rằng mình là một phần của hệ thống đã tiếp tay cho bi kịch đó – nước Mĩ bán vũ khí cho Israel. Biết rằng trong lúc tôi đưa con đi dạo giữa nắng chiều, ở một nơi nào đó, những đứa trẻ khác đang bị bom dội xuống, bị giật khỏi vòng tay cha mẹ ngay ở biên giới.
Trump gọi những người nhập cư là “kẻ xâm lược”. Và để ứng phó với cái gọi là “xâm lược” ấy, ông điều động 4000 lính Vệ binh quốc gia và 700 lính thủy đánh bộ đến Los Angeles. Không có cuộc xâm lược nào cả. Chỉ là một màn trình diễn. Một vở kịch, nơi thành phố Thiên thần được biến thành “Fallujah của bờ Tây”, một chiến trường ngay trên đất Mĩ. Nhưng chính sự trình diễn ấy lại phơi bày sự suy tàn. Một thứ ngạo mạn trước khi sụp đổ – từ Việt Nam đến Iraq, từ Afghanistan đến ngay trong lòng nước Mĩ.
“Chúng tôi buộc phải phá hủy thành phố để cứu lấy nó”. Một sĩ quan Mĩ từng nói thế ở Bến Tre năm 1968. Giờ đây, câu nói đó lại được lặp lại ở Los Angeles. Phá để cứu? Đó là logic của Trump. Nếu một quốc gia nào khác làm như vậy – bắt người không qua xét xử, can thiệp vào đại học, điều quân đàn áp dân – thì nước Mĩ sẽ lập tức lên án đó là chế độ độc tài.
Nhưng màn trình diễn của Trump chưa dừng lại. Còn một cảnh cuối: cuộc diễu binh. Một màn phô trương để gây ấn tượng, để đe dọa, để khuất phục. Đồng hành với ông là lực lượng ủng hộ MAGA, một đám đông vừa sùng bái, vừa khát máu.
Một số đã ra tay. Melissa Hortman, dân biểu bang Minnesota, và chồng bà bị sát hại chỉ vài giờ trước lễ diễu binh.
Dù vậy, tôi từ chối buông xuôi niềm hi vọng. Tôi nhớ đến con tàu Madleen chở các nhà hoạt động bị chặn lại ở Gaza, và họ đã bị bắt khi đang cố gắng mang hàng cứu trợ nhân đạo. Tôi nghĩ đến những người biểu tình ở Los Angeles cuối tuần rồi – những người đã dám đứng lên vì hàng xóm láng giềng, vì cộng đồng của mình. Dưới nắng gắt của Los Angeles, họ đồng thanh hô vang: No Kings! – Không vua chúa nào cả!
Họ đã chọn không cúi đầu. Họ đã chọn kháng cự. Họ tin vào sức mạnh của tình liên đới. Và chính điều đó mới là thứ khiến độc tài sợ hãi nhất: tình liên đới. Một chế độ độc tài chỉ có thể tồn tại nếu nó chia rẽ được chúng ta. Nếu có điều gì còn sáng rõ giữa làn sương xám mù mờ bao trùm Los Angeles, thì đó là sự thật giản dị này: chúng ta chỉ có thể sống sót nếu còn biết đứng bên nhau.
– Tác giả: Viet Thanh Nguyen, Tino Cao dịch –

DI SẢN CHO CHÚNG TA – MỘT NỤ CƯỜI

Khi một điều gì đó không còn nữa, cái đớn đau khôn cùng của vĩnh viễn mất mát dễ khiến cuộc sống thường ngày trở nên đơn sắc, đơn âm. Như một cảnh trắng đen lặp đi lặp lại trong một thước phim câm, nhàm chán và đơn điệu. Trong cõi lặng ấy, ký ức lại dễ tìm về rực rỡ, người ta dễ nhìn thấu, thấy suốt một cuộc sinh. Nên tôi vẫn tâm niệm, người thầy vĩ đại nhất của cuộc sống, trớ trêu thay, lại là cái chết. Sự Chết dạy cho chúng ta về cách sống. Nhiều người “sống như thể họ sẽ chẳng bao giờ phải chết, để rồi chết như thể họ chưa từng được sống.”
Xin nói ngay, tôi không viết về Duy Dân. Tôi cảm thấy không cần thiết nữa, vì những bài viết về GS Đoàn Viết Hoạt, tôi đọc đến đã không còn đếm nổi bao nhiêu, và hầu như tất cả đều nói về một cán bộ Duy Dân Đoàn Viết Hoạt.
Với tôi, GS Hoạt đã sống một cuộc đời lừng lẫy. Học cao, đi xa, lên thiên đàng, xuống địa ngục, sống thoả cái chí của người ôm mối nợ tang bồng trong những năm tháng đất nước oằn mình chịu nỗi đau thay tên đổi chủ.
Kiếp sống lẫy lừng ấy nhắc nhở tôi một điều đôi khi tôi sao nhãng giữa bộn bề sinh nhai, là giá trị của một đời người không nằm ở chỗ bạn đã có được những gì, nhưng là ở chỗ bạn đã làm được những gì, không nằm ở chỗ bạn đã tích góp được bao nhiêu của cải, nhưng là ở chỗ bạn đã hy sinh ra sao cho những giá trị lớn lao hơn một cuộc đời.
Và, với tôi, sự hy sinh lớn lao nhất, cái giá đắt nhất mà GS Hoạt phải trả không chỉ là hai mươi năm tù đằng đẵng, mà là thời gian bên vợ hiền, con thơ. Hai mươi năm, ba người con trưởng thành hầu như không có cha bên cạnh, chỉ một hiền mẫu cặm cụi suốt tháng suốt ngày. Sự vắng mặt trong cuộc đời của chính gia đình mình, với tôi, là cái giá đớn đau nhất mà những người như GS Hoạt phải trả.
Thứ di sản lớn nhất mà GS Hoạt để lại cho chúng ta, với tôi, không chỉ là Thắng Nghĩa, là Duy Dân, nhưng còn là nụ cười ấy. Cái nụ cười rất Đoàn Viết Hoạt, cái nụ cười của một nhân cách sống: hoà nhã, bao dung. Ba mươi hai năm án, hai mươi năm tù, bao nhiêu xích mích, bao nhiêu xung khắc, bao nhiêu va đập, không dập tắt nổi ở con người ấy một nụ cười.
Khi còn sống, tôi chưa bao giờ thấy bác Hoạt giữ lòng ghét hận ai, dẫu bạn, dẫu thù. Người ta dễ dạy nhau phải bao dung, nhất là trong cuộc nhiễu nhương của chính trường Hoa Kỳ ngày nay nơi chỉ cần ủng hộ sai người cũng có thể vĩnh viễn không nhìn mặt nhau, dễ nhắc phải thứ tha, phải mở lòng. Nhưng sống trọn vẹn được như thế, đời này, tôi mới thấy chỉ có một Đoàn Viết Hoạt.
Dễ thấy tôi không còn viết nhiều như ngày trước. Trong vòng thân mật, khi được hỏi, tôi cũng không ngại nói thực là tôi buồn phiền vì chúng ta dễ đấu đá, dễ bất hoà vì những chuyện đôi khi là quá tủn mủn, lại đôi khi là quá xa xôi.
Giữa chúng ta, dù là trước đây, dù là sau này, với tôi, vẫn là đại đồng tiểu dị. Những điều chúng ta có thể đồng tình, đồng ý, đồng lòng với nhau quá nhiều, còn những dị biệt thì quá ít ỏi. Trong khi thế giới cố gắng gạt qua vô vàn dị biệt để tìm ra những điều có thể đồng thuận với nhau, thì chúng ta lại bới tìm trong vô vàn đồng thuận cho ra chút dị biệt nhỏ nhoi mà hằn học, mà chấp nhất, thậm chí thù ghét nhau.
Tôi vẫn nghĩ, trí thông tuệ là do trời ban, nhưng lòng bao dung là do rèn giũa. Nói với chúng ta, nhưng cũng là để căn dặn chính tôi rằng nếu chúng ta không thể học hết được cái trí tuệ của người xưa, thì ít nhất nên tu dưỡng lấy cái đức bao dung của họ. Của những Đoàn Viết Hoạt, những Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Mậu Trinh (bác Trinh Nguyen, rất mừng, còn ở với chúng ta).
Hiền hậu không phải là thờ ơ, là mặc kệ nó, ai sao cũng được. Các vị ấy sống cả cuộc đời đau đáu cho thời cuộc chứ không hề thờ ơ. Hiền hậu, lại càng không phải là nhu nhược, nhưng là sự thấu hiểu cái khiếm khuyết ở chính con người mình mà tu dưỡng nên đức khiêm nhường, khiêm cung trước cái khiếm khuyết hay sai lầm của người khác.
Vị tha không phải là yếu đuối, nhưng ngược lại, chính là mạnh mẽ. Mẹ tôi từng dạy “khoẻ không phải là nhấc nặng, nhưng là đặt xuống nhẹ nhàng”. Sức mạnh của một con người, cả thể chất lẫn tâm hồn, không nằm ở chỗ nhấc nặng, nhưng là ở chỗ có thể để xuống nhẹ nhàng. Về thể chất, đó là bền bỉ tập luyện, về tâm hồn đó là kiên trì tu dưỡng, để có thể đặt xuống nhẹ nhàng những sân si, những đều không vừa ý, chẳng vẹn lòng, để có thể luôn mỉm cười, dù số phận có đẩy mình vào bản án ba mươi hai năm tù giam ở cái nơi mà Nguyễn Chí Thiện từng phải thốt lên “con người gần con vật nhất!” đi chăng nữa. Chứ không phải hùng hục nghiến răng nhấc những thứ vốn dĩ là nhẹ tênh.
Và bác Hoạt là người đã sống một đời “để xuống nhẹ nhàng” như thế.
Con tiễn bác, người cán bộ Duy Dân Nhiên Hoà.

VÌ SAO DONALD TRUMP KHÔNG XỨNG ĐÁNG VỚI GIẢI NOBEL HÒA BÌNH?

Gần đây, tên ông Donald Trump lại xuất hiện trong các đề cử Nobel Hòa bình. Một số người ca ngợi ông với các hiệp định Abraham ở Trung Đông. Nhưng nếu nhìn vào toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống, câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu những gì ông làm có thực sự góp phần vào hòa bình thế giới không?
Câu trả lời là không – và dưới đây là 5 lý do rõ ràng:
1. Phá vỡ các nền tảng hòa bình toàn cầu
Trump rút khỏi Hiệp định hạt nhân Iran (JCPOA) – đẩy Trung Đông vào nguy cơ chiến tranh mới.
Ông cũng rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, làm tổn hại nghiêm trọng đến nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu – một mối đe dọa an ninh toàn cầu không thể phủ nhận.
2. Tăng nguy cơ chiến tranh
Năm 2020, ông ra lệnh giết tướng Iran Qasem Soleimani, khiến khu vực Trung Đông bùng nổ căng thẳng. Liên Hợp Quốc gọi đây là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Chiến dịch bỏ bom Iran mới đây đã làm rõ rằng, Trump chọn vũ lực thay vì giải pháp hòa bình, gây tổn hại đến tiêu chí bền vững, nhân bản, hòa giải của Nobel Hòa bình. Ông không chỉ gây bất ổn khu vực, mà còn vi phạm luật nội bộ nước Mỹ khi không thông qua quốc hội, và quốc tế khi tấn công một quốc gia có chủ quyền, đặt dấu hỏi về vai trò “người xây dựng hòa bình” – đặc biệt khi sự can thiệp có thể kéo theo chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo.
3. Tiếp tay cho chiến tranh gây thảm họa nhân đạo
Mỹ dưới thời Trump tiếp tục bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út và UAE dù họ đang tiến hành chiến tranh ở Yemen – nơi hàng trăm ngàn người đã chết, hàng triệu người rơi vào nạn đói. Quốc hội muốn ngăn, Trump phủ quyết.
4. Chính sách vô nhân đạo với con người
Chính sách “Zero Tolerance” tại biên giới khiến trẻ em bị tách khỏi cha mẹ, bị giam giữ trong điều kiện tồi tệ. Một số trẻ chưa bao giờ đoàn tụ với gia đình. Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền lên án đây là vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và quyền trẻ em.
5. Gây chia rẽ và kích động bạo lực chính trị
Trump kích động cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 vào Quốc hội Mỹ – dẫn đến chết người, đe dọa nền dân chủ Mỹ, và khiến thế giới hoài nghi về tính ổn định của một quốc gia từng được xem là biểu tượng dân chủ.
***
Một người góp phần gây bất ổn toàn cầu, ủng hộ chiến tranh, phá bỏ hợp tác quốc tế, vi phạm nhân quyền, và đe dọa nền dân chủ không thể đại diện cho tinh thần của Nobel Hòa bình. Giải thưởng này cần được bảo vệ khỏi những biểu tượng chính trị gây chia rẽ như Donald Trump.
NGUYỄN VĂN CHẤT

Trump bỏ khẩu hiệu “Made in USA” cho mẫu điện thoại mới, và một cuộc tranh cãi nổ ra: “Thế nào là ‘sản xuất’?”

NEW YORK – Khi gia đình Trump ra mắt chiếc điện thoại mới dưới lá cờ Mỹ khổng lồ tại trụ sở của họ hồi đầu tháng, lời giới thiệu ngắn gọn và đầy chất yêu nước: “Made in the U.S.A.” (Sản xuất tại Mỹ).
Nhưng giờ đây, có vẻ như họ đã đổi ý. Thay vì “Sản xuất tại Mỹ”, khẩu hiệu giờ là “Proudly American” (Tự hào là sản phẩm Mỹ).
Đây chính là cụm từ mới thay thế cho dòng “Made in the USA” từng xuất hiện trên trang web bán mẫu điện thoại mạ vàng T-1 — sản phẩm có hình quốc kỳ Mỹ khắc ở mặt lưng. Ở các phần khác của trang web, nhiều cụm từ mơ hồ hơn được sử dụng, mô tả mẫu điện thoại giá 499 USD là mang “Thiết kế Đậm Chất Mỹ” và “Được tạo ra ngay tại Mỹ”.
Theo quy định của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), những sản phẩm được gắn nhãn “Made in USA” phải “toàn bộ hoặc gần như toàn bộ” được sản xuất tại Mỹ. Đã từng có nhiều công ty bị kiện vì sử dụng sai thuật ngữ này.
Tổ chức Trump chưa đưa ra lời giải thích chính thức nào về việc thay đổi ngôn từ và cũng không trả lời các yêu cầu bình luận. Ngay cả công ty truyền thông đại diện cho mảng điện thoại di động của Trump cũng không xác nhận hay phủ nhận một tuyên bố đã được gửi đến một tờ báo khác.
“Điện thoại T1 đang được sản xuất tại Mỹ một cách đầy tự hào,” người phát ngôn của Trump Mobile, ông Chris Walker, nói với USA Today. “Những suy đoán ngược lại là không chính xác.”
Việc thay đổi từ ngữ trên trang web được đưa tin đầu tiên bởi The Verge.
Một chuyên gia công nghệ di động, Francisco Jeronimo của hãng phân tích IDC, nói rằng ông không ngạc nhiên khi gia đình Trump rút lại tuyên bố “Made in USA”, bởi điều này gần như không khả thi do chi phí quá cao và Mỹ thiếu cơ sở hạ tầng để sản xuất điện thoại hoàn chỉnh.
“Liệu việc sản xuất điện thoại ở Mỹ có khả thi hay không phụ thuộc vào việc bạn định nghĩa từ ‘sản xuất’ như thế nào,” Jeronimo nói. “Nếu chỉ là lắp ráp linh kiện với số lượng nhỏ, thì tôi đoán là cũng có thể. Bạn luôn có thể nhập linh kiện từ Trung Quốc và lắp ráp thủ công ở đâu đó.”
“Chúng tôi sẽ sản xuất những chiếc điện thoại ngay tại Hoa Kỳ,” con trai ông Trump, Eric Trump, tuyên bố trên đài Fox News gần đây. “Đã đến lúc mang sản phẩm trở lại với đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Tuy nhiên, gia đình Trump từng vẫy cờ Mỹ trên nhiều sản phẩm mang thương hiệu Trump có nguồn gốc đáng ngờ — ví dụ như cuốn Kinh Thánh “God Bless the USA”, mà một cuộc điều tra của Associated Press năm ngoái cho thấy được in tại Trung Quốc.
Chiếc điện thoại Trump là một phần trong kế hoạch kinh doanh viễn thông lớn hơn của gia đình nhằm khai thác sự ủng hộ cuồng nhiệt của phong trào MAGA đối với cựu Tổng thống. Hai người con trai, Eric và Don Jr., đã công bố kế hoạch cung cấp gói điện thoại di động 47,45 USD/tháng, ám chỉ ông Trump là Tổng thống thứ 45 và 47 của Hoa Kỳ.
Họ cho biết trung tâm chăm sóc khách hàng sẽ đặt tại Hoa Kỳ.
“Bạn sẽ không phải gọi sang tổng đài ở Bangladesh,” Eric Trump nói trên Fox News. “Chúng tôi sẽ thực hiện ở St. Louis, Missouri.”
Tuy nhiên, dịch vụ mới này đang bị các chuyên gia đạo đức chính phủ chỉ trích gay gắt vì xung đột lợi ích rõ ràng — khi mà Donald Trump đang giữ cương vị Tổng thống, đồng thời trực tiếp kiểm soát Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý ngành viễn thông và đang điều tra các đối thủ cạnh tranh của Trump Mobile.
Trump cũng từng đe dọa sẽ trừng phạt hãng Apple – nay là đối thủ trực tiếp – bằng cách đánh thuế 25% đối với iPhone, vì công ty này có kế hoạch chuyển sản xuất iPhone “Mỹ” sang Ấn Độ.