Home Blog Page 1471

Giang hồ xông vào nhà ở TP.HCM: ‘Chạy thục mạng để còn đường sống!’

0
Hồ Hữu Hoành

Nãy đọc báo Thanh Niên, thấy có bài khuyên: khi giang hồ xông vào nhà thì nên bỏ chạy. Lời khuyên là của một võ sư.

Thật ra, lời khuyên đó không sai. Bởi qua vụ Phan Hùng, ngay ngày đầu y lên facebook thách thức, có clip kèm theo, thì người đứng đầu cơ quan cảnh sát của thành phố tuyên bố sẽ điều tra. Nhưng sau gần 1 tháng, mọi chuyện vẫn y nguyên, dù mỗi ngaỳ Phan Hùng dạy dỗ ” lồng yêu nước, đập chếch mẹ bọn phản lộng”, thì hôm nay y đường bệ tuyên bố ko tham gia, ko quay phim, clip do người ta gửi. Và quan trọng là một tháng qua, y ko hề hấn gì, vẫn vui vẻ live stream mỗi ngày.

Khi giang hồ xông vào nhà, nên bỏ chạy để bảo toàn thân thể là đúng.

Nhưng tôi thắc mắc, tiền thuế, tiền an ninh- quốc phòng mỗi năm phải đóng, nhà nước dùng làm gì, và lực lượng công an chỉ để chống phản động, còn an toàn trật tự xã hội cho người dân thì ko cần ưu tiên???

Link bài: https://thanhnien.vn/…/giang-ho-xong-vao-nha-o-tphcm-chay-th…

Ảnh chụp nạn nhân Lê Mỹ Hạnh, tối 3-5-2017, sau hơn một ngày bị côn đồ tấn công.

Gần đây, nhiều vụ giang hồ cầm hung khí xông vào nhà hành hung người và đập phá tài sản khiến nạn nhân phải sống trong nỗi ám ảnh và lo sợ suốt thời gian dài. Thậm chí, những người không gây thù chuốc oán với ai vẫn có thể bị “đánh nhầm” lúc nào không hay.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, võ sư Lê Hoàng Mai đưa ra một số lời khuyên cũng như cách xử trí khi rơi vào những tình huống nguy hiểm.

VIDEO: Bắt 3 nghi phạm vụ đâm chém tại cửa hàng quần áo

Gắn camera quan sát tại nhà

Việc gắn camera quan sát không chỉ giúp bạn trông coi nhà cửa, tài sản mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bạn mỗi khi có sự cố. Theo võ sư Mai, trong một số trường hợp, không bằng chứng nào có thể chính xác như camera quan sát.

Trường hợp bạn bị truy sát khi đang đứng trong nhà hay ngoài đường thì bỏ chạy đều là thượng sách nhưng cần lưu ý tuyệt đối không chạy thụt lùi. Bạn hãy cố gắng chạy vào các cơ quan chức năng hoặc ngân hàng có bảo vệ.

Khi bạn đang đứng hay ngồi ở đâu mà bỗng nhiên thấy một người hoặc một nhóm người hung hăng đi về phía mình thì tốt nhất không cần biết là chuyện gì bạn hãy bỏ chạy để bảo toàn tính mạng.

Ví dụ như trường hợp các em học sinh bị túm tóc đánh hội đồng, các em cứ ngồi ôm đầu gục mặt nên bị đánh rất nhiều, đó là bạn tự đưa mạng cho người ta.

Thường những người cầm hung khí đi tấn công người khác đã dùng chất kích thích hoặc nhậu say nên rất hung hăng. Khi chém bạn được một nhát, nhìn thấy máu họ càng say máu và trở nên dữ tợn hơn. Do vậy, lỡ bị chém hoặc bị đánh tuyệt đối không ngồi gục xuống mà bằng mọi giá phải ôm đầu tung chạy khỏi hiện trường.

Giang hồ xông vào nhà ở TP.HCM: ‘Chạy thục mạng để còn đường sống!’ - ảnh 3

Khi bị một người xông tới đối diện cầm theo vật nguy hiểm hãy bình tĩnh… Ảnh: Vũ Phượng

Giang hồ xông vào nhà ở TP.HCM: ‘Chạy thục mạng để còn đường sống!’ - ảnh 4

…tiến tới một tay bóp cổ, một tay giữ chặt khuỷu tay để khống chế Ảnh: Vũ Phượng

Khi bỏ chạy trong đầu bạn cũng đừng nghĩ rằng phải chống trả mà hãy chạy thục mạng, “chạy mất dép” thì mới có cơ hội giữ mạng sống. Khi bị bao vây bởi đám đông, bạn cũng hãy cố gắng bung ra để thoát thân, có thể sẽ bị chém một nhát, hai nhát nhưng còn hơn là cứ lùi vào chân tường hoặc nằm chịu trận.

Một số người biết võ cũng không nên ỷ lại mà cũng phải dồn hết sức để chạy vì lý thuyết trên sân và va chạm đường phố rất khác nhau. Người ta có hung khí thì bạn dù đông người hơn nhưng cũng khó có thể chống trả được.

Không đánh trộm vào nhà

Trường hợp trộm vào nhà bạn cũng không nên xông vào vì trộm thường mang theo hung khí để phòng thân. Trộm chỉ muốn lấy tài sản và sợ bị phát hiện nên nếu bạn xông vào đường đột thì có thể trộm sẽ dùng hung khí tấn công bạn để thoát thân. Nếu có người ở nhà thì bạn hãy xông vào phòng có người rồi khóa chắc chắn, sau đó tạo tiếng vang như gọi điện thoại công an, hàng xóm để trộm tự bỏ đi; còn không thì chạy ra ngoài rồi gọi công an.

Việc dùng hung khí đánh trộm là không nên vì có thể tên trộm bị thương và bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Giang hồ xông vào nhà ở TP.HCM: ‘Chạy thục mạng để còn đường sống!’ - ảnh 5

Khi bị túm áo hãy giữ vững thế… Ảnh: Vũ Phượng

Giang hồ xông vào nhà ở TP.HCM: ‘Chạy thục mạng để còn đường sống!’ - ảnh 6

…lấy đà quay người theo hướng tay để người tấn công ngã nhào về phía sau lưng bạn Ảnh: Vũ Phượng

La lớn “Công an đến” khi giang hồ xông vào nhà

Khi giang hồ xông vào nhà, nếu chống trả thì hai bên đều bị thương, do vậy tốt nhất bạn nên bung cửa chạy ra ngoài hoặc vào phòng đóng cửa. Tâm lý của nhóm giang hồ thường chỉ “quậy” 5 phút 10 phút rồi đi chứ không ở lâu. Vậy nên bạn hãy la lớn “Công an đến” để nhóm giang hồ phân tâm và bỏ đi.

Không thủ hung khí phòng thân

Một số người dân có thói quen thủ hung khí ở đầu giường, trong cốp xe, ba lô để phòng chuyện bất trắc. Thế nhưng thực tế, khi có chuyện xảy ra bạn có chắc bạn dùng hung khí này sẽ chống trả lại được những người xấu? Chưa kể việc dùng hung khí thủ sẵn để tấn công người khác cũng có thể là hành vi vi phạm pháp luật.

Như đã nói ở trên, chạy là thượng sách, do đó việc luyện tập thể dục thể thao là vô cùng cần thiết. Luyện tập thể thao không chỉ giúp bạn có thêm sức bền mà còn có thêm sức mạnh để chạy thoát trong một số tình huống nguy hiểm.

Vũ Phượng – Phạm Hữu

Tòa phúc thẩm y án ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng

RFA

Cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim tại phiên xử ở Thái Bình trước đây. (Ảnh minh họa)
AFP

Tòa phúc thẩm hôm nay 26 tháng Năm, giữ y án 13 năm tù giam đối với cựu trung tá Trần Anh Kim và 12 năm tù giam đối với cựu chiến binh Lê Thanh Tùng mà tòa dưới đã tuyên hồi tháng  12 năm 2016.

Đây là hai nhà hoạt động bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Báo chí trong nước đưa tin là vụ xét xử diễn ra công khai theo đúng trình tự pháp luật, cả hai bị cáo đều có luật sư bào chữa.

Một trong các luật sư bào chữa cho hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng là luật sư Trần Thu Nam, sau phiên phúc thẩm cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Quan điểm của các luật sư tại phiên tòa cho rằng hai bị cáo Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng không có tội, đề nghị hủy án và đình chỉ tuy nhiên hội đồng xét xử đã không chấp nhận những quan điểm của luật sư cũng như không chấp nhận kháng cáo của hai bị cáo và đã tuyên y bản án sơ thẩm.”

Luật sư Trần Thu Nam còn cho biết thêm về qui trình tư pháp tại Việt Nam là theo nguyên tắc chỉ có hai cấp xét xử. Sau phiên phúc thẩm thì có hiệu lực ngay tuy nhiên bị cáo có quyền làm đơn khiếu nại bản án phúc thẩm này lên trên tòa án tối cao. Nếu tòa án tối cao ra quyết định kháng nghị thì họ sẽ xem xét lại bản án theo thủ tục giám phúc thẩm.

Tuy vậy theo luật sư Trần Thu Nam thì những vụ án liên quan đến an ninh quốc gia rất khó vì theo tiền lệ chưa có vụ án nào được xem xét giám phúc thẩm cả.

Luật sư Trần Thu Nam cũng cho biết về phản ứng của gia đình hai người phải ra tòa trong ngày 26 tháng năm mà theo ông là rất điềm tĩnh sau khi tuyên án.

Xin được nhắc lại theo cáo trạng của Viên Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Thái Bình, ông Trần Anh Kim đã chấp hành xong án tù 5 năm 6 tháng và cả hình phạt quản chế 3 năm từ tháng giêng năm 2015. Đến tháng 2  năm 2015 ông có ý định thành lập tổ chức có tên “Lực Lượng Quốc Gia Dựng Cờ Dân Chủ” đưa lên Internet và liên hệ với ông Lê Thanh Tùng ở Hà Nội . Cáo trạng cho biết ông Lê Anh Kim giữ chức chủ tịch Lực Lượng Quốc Gia Dựng Cờ Dân Chủ, ông Lê Thanh Tùng là người phát ngôn của tổ chức.

Trong hai lần xét xử tòa cho rằng tội trạng của ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Mỹ trao tàu tuần duyên trọng tải lớn cho Việt Nam

RFA

Hải quân Mỹ hôm thứ năm 25 tháng 5 chuyển giao một tàu tuần duyên trọng tải lớn cho Việt Nam tại một buổi lễ ở Honolulu, Hawai.

Đây là xuồng cao tốc được đặt tên lại là CSB 8020, nhằm giúp nâng cao khả năng tuần tra cũng như cảnh báo cho tuần duyên Việt Nam, đồng thời giúp những đợt tuần tra biển của Việt Nam hoàn chỉnh hơn, chưa kể những thao tác cấp cứu hoặc tiếp ứng trên biển.

Theo vị chỉ huy lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, đô đốc Michael Haycock, việc chuyển giao tàu cao tốc cho Việt Nam là một dấu hiệu tích cực của chiến lược tương quan Mỹ- Việt , rằng hải quân Hoa Kỳ vinh hạnh nhìn thấy tàu này góp phần vào sứ mạng gìn giữ hòa bình toàn cầu  cũng là nhiệm vụ của hải quân Việt Nam.

Được biết việc chuyễn giao tàu cáo tốc CSB 8020 nằm trong khuôn khổ chương trình phòng vệ chiến lược gọi tắt là EDA. Đây là chương trình cung cấp khí cụ quân sự của Hoa Kỳ đối với đồng minh trong mục đích nâng đỡ cũng như hỗ trợ chính sách an ninh và hiện đại hóa quân sự cho nước bạn.

Vào thứ hai ngày 22 tháng 5, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cũng thay mặt chính phủ Hoa Kỳ bàn giao 6 xuồng tuần tra Metal Shark cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Buổi bàn giao được diễn ra tại tỉnh Quảng Nam.

Tin cho biết mỗi chiếc xuồng Metal Shark dài 14 thước được sử dụng để hỗ trợ Cảnh sát Biển Việt Nam trong hoạt động tuần tra liên bờ biển và thực thi pháp luật về buôn lậu, cướp biển và các vụ cướp tàu có vũ trang cũng như đánh cá bất hợp pháp.

Vinatas bị xử phạt về vụ khảo sát nước mắm

RFA

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng vì vi phạm Luật An toàn Thực phẩm.

Văn bản do Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương đưa ra hôm thứ Sáu 26 tháng 5.

Theo đó, VINASTAS đã có hành vi vi phạm là phát hành tài liệu, ấn phẩm, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực 10 ngày kể từ ngày 23 tháng 5. Phó tổng thư ký VINASTAS, ông Vương Ngọc Tuấn, người tham gia trực tiếp vào quá trình khảo sát, cũng bị cách chức.

Xin nhắc lại, Vinatas đã có những công bố gây nhầm lẫn giữa asen hữu cơ, luôn có trong cá biển, không độc và asen vô cơ rất độc. Nội dung này không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Tin tặc liên quan Việt Nam tấn công phía Philippines

RFA

Tin tặc có mối quan hệ với chính quyền Việt Nam nhắm đến các công ty và cơ quan nhà nước Philippines để thu thập thông tin tình báo về tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông.

Công ty an toàn mạng FireEye cho biết như vừa nêu vào ngày 25 tháng 5. Theo đó những tin tặc được gọi là APT32 vào năm ngoái đã tiến hành tấn công một số công ty gồm một công ty sản phẩm tiêu dùng của Philippines, một công ty cơ sở hạ tầng công nghệ cùng những công ty khác; trong số này có một số có làm ăn tại Việt Nam.

APT là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh ‘advanced persistent threat’, tạm dịch ‘nguy cơ liên tục cấp cao’. Đây là thuật ngữ thường được dùng để chỉ những nhóm tin tặc được nhà nước hỗ trợ.

Viên chức trưởng công nghệ khu vực Á Châu Thái Bình Dương của FireEye, Bryce Boland, còn cho báo giới biết những tin tặc còn nhắm đến những cơ quan chính phủ Philippines.

Theo vị này thì có thể mục tiêu những cuộc tấn công mạng vào những nơi như thế nhằm thu thập thông tin về hoạt động chuẩn bị quân sự, cũng như cách thức hoạt động của các cơ quan trong chính phủ để có được chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Mới trong tháng này Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chính phủ Hà Nội không cho phép sử dụng bất cứ hình thức tấn công mạng nào nhắm đến tổ chức hay cá nhân.

Sau khi có tin từ FireEye như vừa nêu, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines Robespierre Bolivar vào ngày thứ năm 25 tháng 5 lên tiếng cho biết chính phủ Manila sẽ xem xét tất cả những cáo giác một cách nghiêm túc.

VN tiếp quan chức Google và yêu cầu gỡ bỏ video xấu

RFA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Eric Schmidt, chủ tịch điều hành tập đoàn Alpabet tức công ty mẹ của Google vào ngày 26 tháng 5 tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng Việt Nam hoan nghênh và tạo điều kiện cho Google đầu tư thành công tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên theo như báo chí trong nước thuật lại thì theo ông Nguyễn Xuân Phúc bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực ví dụ việc lợi dụng Youtube đề truyền tải những tin tức độc hại , vi phạm pháp  luật Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Google nên phối hợp làm việc chặt chẽ với Việt Nam nhằm đối phó xử lý các thông tin mà ông cho là xấu và bất lợi.

Trong chuyến đến Việt Nam lần này ông Eric Schmidt cũng dự một lễ khai trương dự án do Google hỗ trợ cho Hội Nông Dân Việt Nam trong mục đích đào tạo kiến thức về kỹ thuật số cho nhà nông Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nhằm nâng cao trính độ sử dụng vi tính và kỹ thuật cao cho nông dân vùng sâu vùng xa trong lao động sản xuất.

Việt Nam giữ chính sách theo dõi, kiểm soát internet nghiêm ngặt. Trước đó Hà Nội từng đề nghi Yahoo giúp loại bỏ những kênh thông tin bị cho là xấu và độc hại cho người truy cập cũng như cho xã hội.

Mỹ trông chờ gì ở chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

RFA

Vào ngày 31 tháng 5 tới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa vị Tổng thống mới của nước Mỹ với một lãnh đạo Việt Nam và cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Trump với một lãnh đạo ASEAN. Giới phân tích quốc tế cho rằng đây có thể là một dấu hiệu cho thấy chính quyền mới của Mỹ tỏ ra quan tâm tới Việt Nam. Nhưng điều mà Mỹ quan tâm nhất nhân chuyến thăm này có thể là vấn đề kinh tế.

Không còn đa phương chỉ còn song phương

Ngay khi mới nhậm chức vào tháng 1 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) bao gồm 12 nước trong đó có Việt Nam. Tuyên bố rút khỏi TPP của nước có GDP chiếm đến hơn 60% tổng GDP của cả 12 nước trong khối đã khiến TPP vừa được ký kết vào năm 2016 đi vào bế tắc, và có những lo ngại cho rằng Việt Nam sẽ bị thiệt hại rất nhiều vì mất đi sự tiếp cận dễ dàng hơn vào một thị trường lớn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó lên tiếng rằng mất TPP Việt Nam vẫn còn những thỏa thuận thương mại khác với các nước khác. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn muốn thuyết phục Hoa Kỳ xem xét để quay lại TPP. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên của Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp quốc cho biết:

Tôi nghĩ là Việt Nam vẫn tiếp tục quan tâm đến TPP vì TPP là một tập hợp 12 nước và xuyên Thái Bình Dương và đặc biệt là TPP đã đạt được những thỏa thuận rất sâu rộng về cải thiện môi trường kinh doanh, công khai minh bạch lẫn giảm thuế, xác định thống nhất các quy trình của các cơ quan nhà nước và đặc biệt là nếu như 12 nước thực hiện TPP thì đây là sự tập hợp có tính chiến lược về mặt kinh tế và điều này có lợi cho Việt Nam vì kinh tế Việt Nam và kinh tế Hoa Kỳ hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, hai bên cùng có lợi cho nên Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục quan tâm và có thể Việt Nam ngầm mong mỏi rằng có một ngày nào đó Hoa Kỳ sẽ lại quay trở lại TPP.

Trong cuộc gặp các quan chức APEC tại Hà Nội trong tháng năm, đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer cho biết sẽ không có khả năng Hoa Kỳ quay trở lại với TPP và Hoa Kỳ muốn có các thỏa thuận song phương hơn là đa phương. Ông Lighthizer cũng cho biết ông hy vọng sắp tới Hoa kỳ sẽ có một loạt những thỏa thuận như vậy với các nước trong khu vực.

Hiện Việt Nam đã có thỏa thuận thương mại song phương BTA ký với Mỹ vào năm 2001 và Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (FITA) ký vào năm 2007. Những hiệp định này dù đã giúp thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước nhưng đây chỉ là những nền tảng ban đầu cho quan hệ thương mại song phương, trong khi TPP được coi là sẽ thúc đẩy hơn nữa kim ngạch buôn bán không chỉ giữa Việt Nam với Mỹ mà còn nhiều nước khác. Các chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng với thị trường xuất khẩu rộng lớn của TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm hơn 35 tỷ đô la tới năm 2025.

Mỹ mong chờ gì?

Tôi nghĩ nhìn chung thì phía Mỹ muốn chờ xem Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ít nhất có đưa ra được một kế hoạch giải quyết một số vấn đề mà các công ty Mỹ đang phải đối mặt khi buôn bán và đầu tư ở Việt Nam.
-Murray Hiebert

Sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ hiện là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bên cạnh Trung Quốc và EU. Theo số liệu của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, năm 2016, kim ngạch hàng hóa hai chiều đạt hơn 52 tỷ đô la. Số liệu của Bộ Công thương Việt Nam cho biết năm 2016, Mỹ đã nhập siêu từ Việt Nam là hơn 29 tỷ đô la.

Với chính sách tập trung vào đối nội, thúc đẩy xuất khẩu, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày trong vòng 100 ngày đầu nhậm chức đã ban hành một sắc lệnh điều tra 16 nước được cho là có thặng dư thương mại với Mỹ. Việt Nam xếp thứ 6 trong danh sách này. Nhận xét về những gì Hoa Kỳ trông đợi trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ lần này, chuyên gia Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington DC nói:

Tôi nghĩ nhìn chung thì phía Mỹ muốn chờ xem Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ít nhất có đưa ra được một kế hoạch giải quyết một số vấn đề mà các công ty Mỹ đang phải đối mặt khi buôn bán và đầu tư ở Việt Nam. Với việc nhiều công ty Mỹ được làm ăn với Việt Nam thì thâm hụt cán cân thương mại sẽ giảm xuống.

Sau BTA và FITA ký với Mỹ, Việt Nam đã loại bỏ rất nhiều những hàng rào phi thuế quan nhưng các công ty Mỹ làm ăn với Việt Nam hiện vẫn còn gặp những  khó khăn trong quá trình khai hải quan và tình trạng quan liêu. Nạn tham nhũng cũng bị coi là yếu tố gây quan ngại phổ biến với các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam. Theo trang export của Mỹ, một trang cập nhật thông tin về các thị trường xuất khẩu cho các công ty Mỹ, xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam vẫn phải chịu thuế cao. Bên cạnh đó là những rào cản khác như hạn chế thông tin trên internet, các quy định giới hạn đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, sự bất bình đẳng trong đối xử giữa công ty tư nhân và các công ty nhà nước.

Thủ tướng Việt Nam mang gì đến Washington

OTS_2017_FRAME.jpg
Ảnh ghép Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. AFP PHOTO

Trong bất cứ chuyến thăm cấp cao nào giữa hai nước từ trước đến nay, giới chức hai bên đều cố gắng thu xếp để có thể đạt được một số những thỏa thuận nào đó cho thấy sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ. Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ vào năm 2005, Việt Nam đã ký hợp đồng mua máy bay Boeing của Mỹ được nói có trị giá đến 500 triệu đô la. Chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ năm 2007 cũng mang đến một loạt các thỏa thuận giữa các công ty được ước tính đến gần 5 tỷ đô la.

Chuyên gia Murray Hierbert cho rằng có khả năng Việt Nam cũng có thể sẽ ký thỏa thuận mua máy bay Boeing lần này. Bên cạnh đó cũng có những tin đồn về khả năng Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ.

Đề cập đến vấn đề thâm hụt cán cân thương mại với Mỹ, chuyên gia Murray Hierbert cho rằng rất có thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ít nhất cũng phải mang đến Washington những lời hứa giảm rào cản cho các công ty Mỹ:

Theo tôi thì ít nhất ông ấy cũng có thể thừa nhận rằng có những rào cản và hứa là trong một khoảng thời gian, ví dụ như 3 tháng chẳng hạn thì giới chức Việt Nam sẽ làm việc với đại diện thương mại Mỹ để cố gắng giảm một số rào cản cho các công ty Mỹ.
-Murray Hierbert

Theo tôi thì ít nhất ông ấy cũng có thể thừa nhận rằng có những rào cản và hứa là trong một khoảng thời gian, ví dụ như 3 tháng chẳng hạn thì giới chức Việt Nam sẽ làm việc với đại diện thương mại Mỹ để cố gắng giảm một số rào cản cho các công ty Mỹ. Thời gian bây giờ không còn nhiều để có thể giải quyết được vấn đề nhưng lời hứa là ông ấy sẽ làm thì có thể được coi là tốt.

Với chính sách hướng tới các thỏa thuận song phương nhiều hơn đa phương, còn một câu hỏi nữa có thể đặt ra trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ là liệu hai bên có thể đề cập đến một hiệp định thương mại tự do FTA như Việt Nam đã có với nhiều quốc gia khác hay không? Chuyên gia Murray Hierbert nhận định:

Đó có thể là một lựa chọn mà hai nước xem xét. Nhìn chung thì thỏa thuận thương mại song phương giữa một nền kinh tế lớn với một nền kinh tế nhỏ rất khó, trong khi thỏa thuận thương mại đa phương thì dễ hơn vì một nước có thể buôn bán một lúc với nhiều nước. Nếu nước này không có thứ anh muốn thì anh có thể tìm ở nước khác và sản phẩm cuối cùng anh có được là điều anh muốn. Nhưng với thỏa thuận song phương thì rất khó. Hoặc là anh mở cửa hoặc là không. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ rất cẩn trọng đối với một FTA với Mỹ. Họ sẽ phải xem các điều kiện mà Mỹ đòi hỏi là gì và Việt Nam phải chờ xem họ có được lợi gì từ đó hay họ chỉ cần TPP 11 nước và FTA với EU là đủ.

FTA giữa Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán nhưng hiện vẫn phải chờ quốc hội các nước thuộc EU phê chuẩn trước khi hiệp định có hiệu lực.

Cho đến lúc này chính phủ mới của Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có thông tin cụ thể về những yêu cầu mà Mỹ muốn trong các FTA song phương với các nước khác là gì. Hiện Mỹ đã có FTA với 20 nước. Việt Nam đã và đang tham gia 16 FTA bao gồm cả FTA đang chờ duyệt với EU.

Bôi nhọ lãnh đạo, một điều luật thời phong kiến

RFA

Vào ngày 24 tháng 5, năm 2017, tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân, đại biểu tỉnh Dak Lak đề nghị bổ sung vào hai điều luật số 155 và 156 của bộ Luật Hình sự Việt Nam tội danh bôi nhọ cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam.

Sau đây là bình luận của một số luật sư, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam về lời đề nghị vừa nêu.

Điều 155 và 156

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam được Quốc hội chuẩn thuận vào năm 2015 có điều 155 về tội làm nhục người khác, qui định rằng người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt từ 10 triệu đồng đến 3 năm tù giam.

Cũng trong bộ luật này, điều 156 về tội vu khống qui định những người phạm tội này có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 1 năm tù giam. Trong điều luật này những hành động được gọi là vu khống là bịa đặt về người khác, tố cáo sai sự thật người khác.

Theo tôi hiểu thì cái chuyện bôi nhọ ấy nó cũng giống như vu khống thôi, thì nó đã có cái tội vu khống rồi. Theo tôi cái đề xuất thêm tội bôi nhọ cán bộ đảng với nhà nước thì nó trùng lặp, nó hơi bị thừa.
-LS Hà Huy Sơn

Bình luận về lời đề nghị của bà đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân, Luật sư Hà Huy Sơn, sống tại Hà Nội, đề cập đến tội vu khống đã có trong luật hình sự Việt Nam:

“Theo tôi hiểu thì cái chuyện bôi nhọ ấy nó cũng giống như vu khống thôi, thì nó đã có cái tội vu khống rồi. Theo tôi cái đề xuất thêm tội bôi nhọ cán bộ đảng với nhà nước thì nó trùng lặp, nó hơi bị thừa. Mà cái nguyên tắc của pháp luật thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Cán bộ đảng với nhà nước thì cũng là công dân thôi. Nên tôi nghĩ đặt cái điều khoản ấy thì nó hơi bị thừa và vi phạm nguyên tắc bình đẳng.”

Nhà hoạt động xã hội dân sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, hiện sống ở Hà Nội, làm rõ thêm điều mà Luật sư Hà Huy Sơn nói về nguyên tắc bình đẳng của pháp luật:

“Luật pháp phải bình đẳng không có chuyện phân biệt lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam với một người dân bình thường. Trước pháp luật thì một người lao động bình thường, một bà buôn thúng bán mẹt ở ngoài đường, với ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, hay ông Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là phải ngang nhau trước pháp luật.”

Theo lý lẽ của bà Nguyễn Thị Xuân trình bày trước Quốc hội vào ngày 24 tháng năm, bà nói rằng việc xúc phạm danh dự của các lãnh đạo đảng và nhà nước không những làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào các vị lãnh đạo ấy, mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A không đồng ý như vậy, ông nói rằng nguyên tắc vẫn phải là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật:

“Vậy thì vô hình chung cái bà này bà ấy nghĩ rằng có những người cao quí hơn, là những người lãnh đạo của bà ấy, phải được hưởng thêm quyền được bảo vệ chống lại sự bôi nhọ. Đấy là một điều không thể chấp nhận được.”

Điều 258

Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng nội dung mà bà Nguyễn Thị Xuân đề nghị lại liên quan đến điều luật 258 của Bộ luật hình sự ban hành năm 1999.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói về lời đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân:

“Trước diễn đàn Quốc hội thì người ta cũng có quyền phát biểu nhiều ý kiến. Nhưng mà đúng ra khi đại biểu Quốc hội cho rằng cần có một điều để xử những người bôi nhọ lãnh đạo, thì cái câu đó, trong bộ luật hình sự hiện giờ cũng có cái tội là lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, của cá nhân, và tổ chức.”

Điều luật 258 này thường bị giới bất đồng chính kiến, và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế chỉ trích là có nội dung mù mờ dễ tạo điều kiện cho công an Việt Nam bắt giữ những nhà hoạt động xã hội dân sự.

Trong lời đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân, cũng có nhắc đến những thời điểm mà bà gọi là chính trị nhạy cảm, như là trước các kỳ bầu cử Quốc hội, đại hội đảng cộng sản Việt Nam, có những thông tin tạo dư luận xấu.

Theo dõi dòng thời sự Việt Nam trong mấy năm qua, vào những lúc sắp sửa diễn ra các sự kiện quan trọng như hội nghị trung ương đảng, hay là đại hội đảng toàn quốc, đã xuất hiện các trang web như là Quan làm báo, Chân dung quyền lực… trong đó có những câu chuyện đời tư của các quan chức cao cấp của đảng cộng sản, cũng như những tố giác tham nhũng lớn.

Bình luận về chuyện này, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

“Trước đây trong các trang Quan làm báo, Dân làm báo, rồi Chân dung quyền lực… thì cũng có nhiều người có ý kiến đề nghị là đóng cửa các trang mạng đó đi, nhưng các cơ quan chức năng cũng nói là các trang mạng này có server ở nước ngoài nên không làm được. Dĩ nhiên người ta nói trên những trang mạng nước ngoài, thì đó là thông tin trên thế giới ảo, thì hơi sức nào mà đi chiến đấu với thế giới ảo.”

Trở lại thời phong kiến

Trên trang web của Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân hiện đang có chức vụ đại tá công an, Phó giám đốc công an tỉnh Dak Lak, Ủy viên Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Việt Nam. Tiểu sử chính thức của bà cũng có ghi rằng bà là thạc sĩ an ninh nhân dân chuyên ngành an ninh điều tra, và có trình độ cao cấp lý luận chính trị cho rằng với chức vụ và trình độ như vậy, thì ông không hiểu tại sao bà Nguyễn Thị Xuân lại có lời đề nghị mà ông cho rằng đi ngược lại với chủ trương của đảng cộng sản:

Cái điều này chẳng khác gì cái tội khi quân thời xa xưa của chế độ phong kiến, mà mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là phải xóa bỏ cái chế độ phong kiến ấy.-LS Hà Huy Sơn

Cái điều này chẳng khác gì cái tội khi quân thời xa xưa của chế độ phong kiến, mà mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là phải xóa bỏ cái chế độ phong kiến ấy. Thế thì hỏi rằng cái bà đại tá công an, đại biểu quốc hội, không biết là ai bầu bà ấy lên, và chắc chắn bà ấy phải là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam, thì bà ấy lại đi ngược dòng lịch sử, muốn đi ngược những cái giáo điều mà đảng cộng sản Việt Nam đã rao giảng suốt bảy tám chục năm nay về cái chuyện xóa bỏ những cái chuyện của chế độ phong kiến hay sao?”

Theo Luật sư Hà Huy Sơn thì cũng có thể do nghề nghiệp là công an nên bà Nguyễn Thị Xuân có cái nhìn phân biệt dân và lãnh đạo giống như dân và vua quan ngày xưa như vậy, nhưng trên hết, ông cho là bà Xuân thiếu kiến thức luật pháp:

“Theo quan điểm của tôi thì các vị đại biểu Quốc hội hiện nay thiếu kiến thức cơ bản về pháp luật, để làm cái vai trò đại biểu Quốc hội của mình. Đó là một điều cơ bản mà họ thiếu.”

Cũng tại diễn đàn Quốc hội, vào ngày 24 tháng 5, có hai đại biểu là Nguyễn Chiến của Hà Nội, và Trương Trọng Nghĩa của thành phố Hồ Chí Minh đề nghị rằng cần miễn trừ cho các luật sư trách nhiệm tố giác thân chủ của mình trong những trường hợp nghi án xâm phạm lợi ích quốc gia, vì hai ông cho rằng nếu bắt buộc luật sư tố giác thân chủ của họ thì điều đó làm đảo lộn giá trị nghề nghiệp của luật sư.

Một đại biểu của tỉnh Bắc Cạn là bà Nguyễn Thị Thủy không đồng ý vì bà nói rằng ở thời phong kiến của Việt Nam các tội như vậy là bất trung và đại nghịch, cho nên Việt Nam không thể bảo vệ những người phạm tội đó được.

Khi được hỏi là liệu điều đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân có được Quốc hội thông qua hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận trả lời:

“Theo ý kiến của cá nhân tôi thì không có cơ sở để thông qua. Nhưng cũng không biết là họ có chủ trương gì để thông qua hay không, mà nếu thông qua thì cũng khó giải thích. Nếu nói là nói xấu cán bộ thì là ông nào, cán bộ nào? Mà ông nào thì đảng cũng đã nói là một bộ phận không nhỏ, tức là lớn đấy,  suy thoái biến chất, tham ô tham nhũng, mà bây giờ không có quyền nói tới cái ông đó thì đấu tranh với ai.”

Luật sư Hà Huy Sơn cũng đồng ý là Quốc hội sẽ không thông qua lời đề nghị của bà Xuân, bởi vì nếu như muốn truy tố những tội danh mang tính chính trị thì đã có điều luật 258, mà ông gọi là khá mơ hồ rồi.

Nhà Trắng gặp gỡ các nhà hoạt động người Việt trước chuyến thăm của TT Phúc

RFA

Vào ngày thứ Sáu 26 tháng 5 đại diện Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSC) có cuộc gặp với một số nhà hoạt động thuộc các tổ chức chính trị người Mỹ gốc Việt trước khi thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ và sẽ được tổng thống Donald Trump tiếp kiến. Nội dung chính trong cuộc gặp là gì?

Được lắng nghe, được trao đổi

Chủ trì cuộc gặp tại Nhà Trắng là ông Matt Pottinger, cố vấn cao cấp của tổng thống Trump về Châu Á Sự Vụ trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Phía được mời có 5 người Việt và một đại diện của Amnesty International Ân Xá Quốc Tế. Đây là những cá nhân hoặc tổ chức ở Mỹ thường có những hoạt động liên quan đến các vấn đề tôn giáo, nhân quyền, chính trị và tự do dân chủ cho Việt Nam.

Tất cả chúng tôi đều nêu những vấn đề dân chủ, nhân quyền, riêng chúng tôi thì tập trung vấn đề tự do tôn giáo bởi chúng tôi biết hành pháp Trump rất chú trọng đến tự do tôn giáo.
-TS Nguyễn Đình Thắng

Chia sẻ với đài Á Châu Tự Do khi cuộc họp kết thúc, anh Nguyễn Văn Thống, người từng tham gia nhóm sinh viên Công Giáo thuộc Giáo phận Vinh cũng như lên tiếng đòi tự do tôn giáo tại những nơi như Tam Tòa, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, cho biết:

Trong cuộc gặp tôi đã trình bày 3 vấn đề, thứ nhất là thảm họa môi trường do Formosa gây nên, thứ hai là Giáo xứ Đông Yên đang bị bách hại, thứ ba là việc 2 linh mục Đăng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục đang bị nhà cầm quyền sách nhiễu cũng như tổ chức các cuộc biểu tình nhằm đe dọa 2 linh mục này. Ông Matk Pottinger nói chính quyền của tổng thống Donald Trump hết sức quan tâm về tự do tôn giáo và nhân quyền trước khi bang giao với các quốc gia về kinh tế và thương mại cũng như các lãnh vực khác.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS Cứu Người Vượt Biển, trình bày những điểm mà ông được cơ hội đề nghị với vị cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong cuộc họp trước ngày thủ tướng Việt Nam tới Mỹ:

Tất cả chúng tôi đều nêu những vấn đề dân chủ, nhân quyền, riêng chúng tôi thì tập trung vấn đề tự do tôn giáo bởi chúng tôi biết hành pháp Trump rất chú trọng đến tự do tôn giáo. Chúng tôi có đưa cho ông Matt Pottinger danh sách gần 100 tù nhân tôn giáo để yêu cầu hành pháp Trump đưa trực tiếp cho ông Nguyễn Xuân Phúc hoặc các giới chức cao cấp của pháo đoàn Việt Nam, yêu cầu phải cứu xét những trường hợp này.

Thứ hai, chúng tôi nêu lên tình trạng của Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nêu quan ngại về thượng đỉnh APEC tháng Mười Một này mà tổng thống Trump sẽ tham gia, thì phần lớn các sinh hoạt của thượng đinh này sẽ diễn ra tại một khu nghỉ mát 5 sao của tập đoàn Mặt Trời là công ty đã lấy đất của Cồn Dầu, xé nhỏ ra và bán cho những nhà đầu tư tư nhân với ước lượng 1 tỳ 200 triệu Mỹ kim. Chúng tôi kêu gọi tổng thống Trump phải nêu lên. Ngoài ra chẳng hạn luật Magnitsky toàn cầu nên áp dụng như thế nào thì tổng thống Trump nên giải thích cho ông Phúc biết.

Đặt nhiều kỳ vọng

Cuộc gặp ngày thứ Sáu là phiên họp mà người tham dự có cảm giác được lắng nghe, được cơ hội trao đổi để có thể tin rằng nguyện vọng của mình được đáp ứng và được đề đạt lên tổng thống, là ý kiến của bác sĩ Thể Bình, chủ tịch Vietnam For Progress, tổ chức vận động và tranh đấu chống thảm họa môi trường do Formosa gây ra:

Đại diện cho Vietnam For Progress chúng tôi trình bày một số vấn đề như Việt Nam cần có chính sách rõ ràng để thay đổi chính trị, xã hội, thí dụ những xã hội dân sự, những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do sử dụng Internet vì đó là những điều căn bản để xây dụng đất nước Việt Nam cho ngày mai.

Buôn bán, thương mại, đầu tư hoặc quốc phòng như thế nào thì nhân quyền của con người vẫn phải được bảo đảm. Buổi nói chuyện rất cởi mở, rất nhiều câu gỏi được đặt ra từ phía Nhà Trắng và phía Bộ Ngoại Giao.
-BS Thể Bình

Song song với đó thì chúng tôi hiểu được rằng tổng thống Trump rất quan ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền nên chúng tôi muốn lồng vấn đề vài khung cảnh những gì đem lại lợi ích cho hai bên cùng có lợi nhưng đều phải trong khuôn khổ là tôn trọng nhân quyền, không thể để vấn đề business lên trên vấn đề nhân quyền.

Hơn thế nữa, chúng tôi cũng nhắc đến vấn đề quan trọng nữa là Biển Đông, nêu một số lợi điểm để chính quyền Việt Nam cũng như chính quyền của tổng thống Trump có thể làm việc trong chiều hướng bảo vệ quyền lợi cho Việt Nam trong vùng Biển Đông này. Buôn bán, thương mại, đầu tư hoặc quốc phòng như thế nào thì nhân quyền của con người vẫn phải được bảo đảm. Buổi nói chuyện rất cởi mở, rất nhiều câu gỏi được đặt ra từ phía Nhà Trắng và phía Bộ Ngoại Giao.

Cũng như bác sĩ Thể Bình, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói ông đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu mà ông gọi là rất xây dựng:

Ông Matt Pottinger là người đã có kinh nghiệm về vấn đề nhân quyền, cho biết rằng có cuộc họp bàn tròn bởi vì ông muốn biết ý kiến, quan điểm cũng như một số các đề nghị thực tế từ phía những người chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền của Việt Nam để đệ trình lên cho tổng thống Trump trước khi tổng thống tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ngoài kinh nghiệm đấu tranh về nhân quyền, ông Matt Pottinger từng là một ký giả độc lập, từng bị Trung Quốc bắt giam khi đang phanh phui một vụ án tham những lớn bên Hoa Lục trước đây.

Google ‘hợp tác’ với Việt Nam, xóa thông tin xấu

VOA

Lãnh đạo công ty mẹ của Google hôm 26/5 “khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Truyền hình Việt Nam dẫn lời ông Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành tập đoàn Alphabet, nói như vậy trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó, ông Phúc đã “đề nghị Google phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam để xử lý, loại bỏ các thông tin xấu độc cho giới trẻ” trên YouTube, một công ty con thuộc Alphabet.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tập đoàn này “sớm mở văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo Reuters, Google cho biết rằng chưa có ngay kế hoạch về việc mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.

Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.
Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.

Theo hãng tin của Anh, Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.

Trong một thông cáo gửi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.

“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp.

Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này.