Home Blog Page 1461

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân

Đinh Văn Hải

Theo điều 16 và 17 hiến định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân rằng:
HP 2013, chương 2 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công Dân. Nội dung Điều 16 và điều 17 hiến định:
Điều 16:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 17:
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Do đó, “chính quyền” tp. HCM không có bất cứ cơ sở pháp lý hay quyền hạn hoặc cơ sở nào để tước quốc tịch hoặc trục xuất thầy Phạm Minh Hoàng. Nếu việc tước quốc tịch và trục xuất thầy Hoàng vẫn xẩy ra thì đó là hành vi vi hiến nghiêm trọng và nó làm mất đi tính chính danh quyền lực của “chính quyền” hiện tại. Điều đó đồng nghĩa với việc công chúng hiểu rằng: tất cả mọi Công Dân Việt Nam đều sẽ bị/được đối xử bằng kiểu luật rừng rú man rợ.
Nếu việc tước quốc tịch và trục xuất thầy Hoàng vẫn xẩy ra thì chúng ta cần phải chất vấn về tính chính danh quyền lực, về lý do nào mà “chính quyền” hiện tại dám vi hiến ngay chính các điều khoản đã được hiến định trong Hiến Pháp.

TUYÊN BỐ TỪ BỎ QUỐC TỊCH PHÁP

Cập nhật sáng 3.6.

Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng (1955, Vũng Tàu) mang hai quốc tịch Pháp – Việt. Sau nhiều năm du học ngành Cơ Ứng Dụng tại ĐH Pierre & Marie Curie (Paris 6) và sinh sống tại Pháp, hồi 2000 thầy trở về Việt Nam thỉnh giảng tại Đại học Bách khoa, Tp.HCM.

Việc nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch của tôi nhằm trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam đồng thời tước đi quyền được sống trên quê hương mình là một hành vi cực kỳ vô nhân đạo.
Sở dĩ họ hành xử như thế vì đã biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi và tôi là người song tịch.
Tôi sẽ không ngồi yên để họ làm chuyện ấy.
Vì thế ngày hôm nay tôi tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp và kể từ giờ phút này tôi chỉ còn một quốc tịch, đó là quốc tịch Việt Nam.
Dưới đây là lá thư tôi sẽ gởi cho Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội để xin thôi quốc tịch Pháp.
Kính mong mọi người tiếp tục hậu thuẫn chúng tôi.
Xin vui lòng tiếp tục chia sẻ status này đến cho mọi người.
Chân thành cảm ơn,
Phạm Minh Hoàng
===========================
Monsieur l’Ambassadeur de France
57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
HaNoi, VietNam
Je soussigné Pham Minh Hoang né le 08-08-1955 à Phuoc-Tuy, VietNam; ayant la double nationalité française et vietnamienne; déclare vouloir exercer mon droit de répudiation conformément aux dispositions des articles 23 du Code civil.
En conséquence, je vous demande de bien vouloir considérer que je n’ai plus cette nationalité française et de ne conserver que la nationalité vietnamienne
Je vous adresse ci-joint :
– le document officiel attestant ma nouvelle nationalité,
– un justificatif de mon domicile actuel au Vietnam,
– une copie de ma carte d’identité,
En vous remerciant à l’avance, je vous prie d’agréer Monsieur l’Ambassadeur, l’expression de mes salutations distinguées.
Pham Minh Hoàng.
===========================================
(bản dịch)
Kính gởi Ông Đại Sứ Cộng Hòa Pháp,
Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội
57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Tôi ký tên dưới đây Pham Minh Hoang sinh ngày 08-08-1955 tại Phước-Tuy, VietNam; tôi có song tịch Pháp Việt. Tôi tuyên bố thực thi quyền từ bỏ quốc tịch chiếu theo điều 23 Bộ luật Dân Sự.
Vì lý do trên, tôi xin Ông vui lòng xem như tôi không còn quốc tịch Pháp và chỉ giữ lại quốc tịch Việt Nam.
Tôi xin gởi đến ông:
– văn bản chứng nhận quốc tịch Pháp
– chứng thực địa chỉ của tôi ở Việt Nam.
– thẻ căn cước Pháp.
Trân trọng kính chào Ông Đại Sứ.
Phạm MInh Hoàng

#songtich.

Thư của thầy Hoàng! GỬI BẠN BÈ

Lê Nguyễn Hương Trà — với Phạm Minh Hoàng.

Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng (1955, Vũng Tàu) mang hai quốc tịch Pháp – Việt. Sau nhiều năm du học ngành Cơ Ứng Dụng tại ĐH Pierre & Marie Curie (Paris 6) và sinh sống tại Pháp, hồi 2000 thầy trở về Việt Nam thỉnh giảng tại Đại học Bách khoa, Tp.HCM.

Với bút danh Phan Kiến Quốc, thầy Hoàng có nhiều bài trên blog và các trang nước ngoài phản đối vụ Trung Quốc khai thác Bauxite Tây Nguyên; cũng như kêu gọi các vấn đề dân chủ nhân quyền cho VN.

Tháng 8.2010, thầy Hoàng bị Cơ quan điều tra Công An Tp.HCM bắt giam và cáo buộc là thành viên Việt Tân; xét xử tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS, và tuyên án 3 năm tù giam.

Nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và Liên minh châu Âu lúc đó đã kêu gọi trả tự do cho thầy. Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng kháng án và được giảm còn 17 tháng, theo tui biết còn là do án có yếu tố song tịch.

Đầu năm 2012, thầy Hoàng ra tù và sống với vợ, con gái ở Quận 10, Tp.HCM đến nay.

Từ sau khi ra tù, thầy Hoàng thường xuyên bị gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt.. Năm ngoái 2016, thầy Hoàng bị công an Tp.HCM tạm giữ hành chánh, khi đang giảng dạy cho một số bạn trẻ tại một quán café quận 3, về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ – và đây được cho là một hoạt động dưới hình thức đào tạo kỹ năng mềm.

Từ sau khi ra tù, thầy Hoàng thường xuyên bị gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt.. Năm ngoái 2016, thầy Hoàng bị công an Tp.HCM tạm giữ hành chánh, khi đang giảng dạy cho một số bạn trẻ tại một quán café quận 3, về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ – và đây được cho là một hoạt động dưới hình thức đào tạo kỹ năng mềm.

Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng vừa cho hay, ngày 1.6 Tổng lãnh sự Pháp tại Tp.HCM thông báo, BCA đề xuất và chủ tịch nước đã ký quyết định hôm 17.5 hủy bỏ quốc tịch Việt Nam; đồng nghĩa với việc trục xuất thầy về Pháp.

Phía Pháp cho biết, đó là quyền của Việt Nam và họ không thể can thiệp!

Quyết định hủy quốc tịch Việt Nam của thạc sĩ Phạm Minh Hoàng trục xuất về Pháp, diễn ra trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) – mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho Việt Nam đặc biệt về thương mại; dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Hiện vẫn còn phải chờ các bước rà soát pháp lý kỹ thuật trước khi chuyển sang thủ tục phê chuẩn bởi Quốc Hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu.

ngày 1.6 Tổng lãnh sự Pháp tại Tp.HCM thông báo, BCA đề xuất và chủ tịch nước đã ký quyết định hôm 17.5 hủy bỏ quốc tịch Việt Nam; đồng nghĩa với việc trục xuất thầy về Pháp.

——-// ——-

Thư của thầy Hoàng!

GỬI BẠN BÈ
Ngày 1/6/2017 vừa qua, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sàigòn đã mời tôi lên để thông báo một tin “rất xấu”: nhà nước Việt Nam ngày 17/5 đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của tôi, và điều này đưa đến việc trục xuất tôi về Pháp (tôi có song tịch Pháp Việt).

Khi tôi đặt bút xuống viết những dòng này, tôi có cảm tưởng như còn đang say rượu. Vợ và con tôi nghe tin này khóc ngất. Anh tôi (thương phế binh VNCH tật nguyền gần 100%) cũng bàng hoàng. Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán.

Tháng 11/1973…
nhưng tôi còn nhớ như ngày hôm qua, tôi cất bước sang Paris du học. Khi máy bay đang lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh. Hai năm sau, mọi suy tính của tôi sụp đổ và tôi bắt buộc phải bước vào một cuộc đời mới, nơi một phương trời mới với những suy nghĩ mới, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn canh cánh hướng về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Sau một thời gian sinh sống và làm việc, tư tưởng trở về Việt Nam lại nhem nhúm trở lại và tôi đã cắp sách đến trường để trang bị cho mình những kiến thức ích lợi cho công việc ở Việt Nam.

Trở về nước năm 2000, tôi trầy trật mới tìm được một công việc thích hợp trong Đại học Bách Khoa SG với đồng lương ít ỏi. Trong suốt 10 năm giảng dạy, tôi vẫn tự nhủ mình không phải là một người thầy giỏi, tôi chỉ được mỗi cái chăm chỉ và tận tâm. Tôi tự hài lòng với bản thân vì đã đem hết sinh lực và tâm trí của mình để truyền đạt kiến thức đến cho giới trẻ.

Khi tôi bị bắt vào năm 2010 vì đã lên tiếng về tình hình đất nước, tôi đang dạy cùng lúc 5 môn toán khác nhau và đó là lúc khả năng và óc sáng tạo của tôi đang ở mức sung mãn vượt bực.

Nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp và sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền cũng như sự đấu tranh của nhiều người trong, ngoài nước, án của tôi tương đối nhẹ, chỉ 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Có điều sau đó thì hoài bão đi dạy của tôi cũng sụp đổ.

Thỉnh thoảng tôi tính mở lớp Pháp văn nhưng họ vẫn rầy rà đủ thứ. Thậm chí vào năm 2016, khi cùng các bạn trẻ chia sẻ và trao đổi các kiến thức về quyền con người, về pháp luật Việt Nam, về kỹ năng sống cũng bị công an giải tán một cách thô bạo, máy móc bị tịch thu. Cho đến ngày hôm nay những khiếu kiện của tôi vẫn bay vào hư vô.

Cho dù khó khăn và đe dọa đủ điều, tôi vẫn cố gắng duy trì những phản ứng và những đóng góp của mình về các vấn đề của đất nước. Những bài viết của tôi mang tính phê bình nhưng bao giờ cũng chừng mực, ôn hòa và không thể kết luận là nguy hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dưới mắt nhà cầm quyền cộng sản, chừng ấy là chưa đủ. Qua các kênh thông tin, tôi biết tôi vẫn là một cái gì đó tiềm tàng đe dọa đến họ, và mặc dù đã duy trì phản ứng của mình một cách rất chừng mực và thận trọng, họ cũng không yên lòng, để sau cùng đi đến quyết định tước quốc tịch của tôi.

Việc tước quốc tịch đồng nghĩa với việc trục xuất, nghĩa là tôi không có quyền sống và chết trên quê hương của mình.

Tôi còn nhớ, khi tiếp xúc với TLS Pháp vào năm 2010-2011 khi còn ở trong tù, tôi có minh định rằng tôi chọn ở tù hơn bị trục xuất. Ngài TLS lúc ấy đã ghi nhận và nhắc đi nhắc lại nguyện vọng của tôi và hứa sẽ giúp tôi toại nguyện.

Ngày hôm nay tình hình có vẻ đã thay đổi. Việc bỏ tù một công dân Pháp có lẽ sẽ phức tạp cho cả hai chính phủ và cuối cùng họ đã chọn một giải pháp đỡ phiền phức nhất nhưng cũng vô nhân đạo nhất, vì hơn ai hết, họ biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi đơn chiếc như thế nào.

Ngày xưa, khi bị tù, tôi nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày đau khổ nhất của một con người, nhưng bây giờ tôi thấy còn một thứ kinh khủng hơn, đó là không được sống trên quê hương của mình.

Ngay trong lúc này, tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào về vụ tước quốc tịch, nên chỉ biết gởi đến bà con thân thương những dòng tâm sự này và mong được sự cảm thông và hậu thuẫn của mọi người bằng cách chia sẻ rộng rãi bức Tâm Thư này đến cho bạn bè. Gia đình chúng tôi cũng đã liên hệ với luật sư để tìm hiểu thêm và tôi được biết hành vi tước quốc tịch tôi là sai pháp luật Việt Nam (xin xem tài liệu dưới đây).

Cuối thư, tôi xin chép lại đây một câu nói của một người đấu tranh đã bị trục xuất: “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi.”

Phạm Minh Hoàng.

——

Thư của thầy giáo Phạm Minh Hoàng.(Bản tiếng Pháp)

Tháng 8.2010, thầy Hoàng bị Cơ quan điều tra Công An Tp.HCM bắt giam và cáo buộc là thành viên Việt Tân; xét xử tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS, và tuyên án 3 năm tù giam. Nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và Liên minh châu Âu lúc đó đã kêu gọi trả tự do cho thầy. Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng kháng án và được giảm còn 17 tháng, theo tui biết còn là do án có yếu tố song tịch. Đầu năm 2012, thầy Hoàng ra tù và sống với vợ, con gái ở Quận 10, Tp.HCM đến nay.

Phạm Minh Hoàng

Kính thưa các bạn,

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi công bố lá thư liên quan về vụ tước quốc tịch của tôi, tôi đã nhận được sự thông cảm của nhiều bạn bè khắp nơi.. Nhiều đài phát thanh cũng đã liên hệ để biết thêm chi tiết. Chúng tôi rất xúc động và chân thành cảm ơn.
Nhiều người cũng như nhiều tổ chức ngỏ ý muốn giúp đỡ để đưa thông báo này đến những cơ quan truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, các vị dân cử địa phương, vì thế tôi xin gởi đến mọi người bản dịch lá thư của tôi sang hai thứ tiếng Anh và Pháp. Đây là bản tiếng Pháp.

Xin chân thành cảm ơn và mong luôn nhận được hậu thuẫn của quý vị.

Phạm Minh Hoàng
========================================

Lettre à cœur ouvert
Chère communauté Facebook,
Chers amis proches et lointains,

Ce 1er juin 2017, le Consul de France à Saigon, m’a fait venir pour m’annoncer une « très mauvaise » nouvelle : Le gouvernement vietnamien a décidé, le 17 mai, de me déchoir de ma nationalité vietnamienne avec pour effet mon expulsion vers la France. (Je possède la double nationalité franco-vietnamienne)

Encore sous le choc et bouleversé, je vous écris ces quelques lignes. Mon épouse et ma fille sont en larmes depuis qu’elles ont appris la nouvelle. Mon frère (Invalide de guerre handicapé à près de 100% ) reste hébété. Notre situation familiale ne permettra pas à ma femme de m’accompagner, car elle doit continuer de soigner sa mère âgée et s’occuper de mon grand frère handicapé. Cela veut dire notre famille devra vivre séparée.

Novembre 1973…
Je me souviens encore comme si c’était hier, je partais étudier à Paris. Alors que l’avion s’élevait dans le ciel de Saigon, je regardais par le hublot me promettant revenir reconstruire notre patrie dévastée par la guerre. Deux ans après, mes aspirations se sont effondrées avec la chute de Saigon, m’obligeant d’embrasser une nouvelle vie, sous un nouveau ciel avec de nouvelles idées. Mais dans mon cœur, je me lancinais de ma Patrie où reste enterré mon cordon ombilical.

Après avoir vécu et travaillé en France, l’idée de revenir au pays a resurgi et j’ai repris mes livres et le chemin de la Faculté pour étudier et acquérir les connaissances utiles pour le Vietnam. De retour aupays en l’an 2000, j’ai lutté pour trouver un poste adapté à l’École Polytechnique de Saigon avec un petit salaire. Après 10 ans d’enseignement, je ne me considère pas comme un bon professeur, mais mon travail est reconnu et je suis perçu comme étant consciencieux et rigoureux. Je me satisfais d’avoir apporté toute mon énergie et ma volonté à transmettre mes connaissances aux étudiants. Lorsque je fus arrêté en 2010 pour avoir alerté sur la situation du pays, j’enseignais les mathématiques sur 5 domaines différents. À ce moment-là, mes capacités et ma créativité étaient exceptionnellement prolixes.

Grâce à l’intervention du gouvernement français, des organisations de défense des Droits de l’homme et du soutien de nombreuses personnes à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, ma peine fut relativement légère : seulement 17 mois d’emprisonnement et 3 ans de résidence surveillée. Seulement après cela, je ne pouvais plus enseigner. Parfois, je projetais d’ouvrir une classe de Français, mais on trouvait mille reproches pour m’en empêcher. Même en 2016, alors que je discutais et échangeais avec des jeunes sur les droits de l’homme, la législation vietnamienne et l’instruction civique, la police est intervenue violemment pour disperser les étudiants et confisquer le matériel électronique. Jusqu’à aujourd’hui, mes différentes plaintes ont fini dans le néant.

Malgré les difficultés et les multiples menaces, j’ai continué et me suis toujours efforcé d’alerter et de contribuer par la discussion à la résolution des problèmes du pays. Mes articles sont critiques, mais toujours modérés, pacifiques, et ne peuvent pas être accusés de nuire à la sécurité nationale. Mais cela ne semble pas suffisant aux autorités communistes. Par divers canaux d’information, je savais que je représentais toujours à leurs yeux une menace potentielle que ni mon attitude modérée et prudente n’ont suffi à calmer, au point de décider de me retirer ma nationalité.

La privation de nationalité va de pair avec mon expulsion. Ce qui veut dire que je n’ai plus le droit de vivre et de mourir dans mon pays natal.

Je me souviens de mes discussions avec le Consul de France, en 2010-2011, alors que j’étais en prison. Je lui avais alors précisé que je préférais rester en prison plutôt que d’être expulsé. Il en a pris bonne note et m’a promis de m’aider à obtenir satisfaction.

Aujourd’hui la situation semble avoir changé. L’emprisonnement d’un citoyen français serait mal vu pour les deux gouvernements, aussi ils ont choisi la solution la moins gênante pour les deux parties, mais aussi la plus inhumaine, car plus que quiconque, ils connaissent très bien l’isolation de ma famille.

Avant, derrière les murs de la prison, je pensais que je vivais les heures les plus sombres de la vie d’homme, mais maintenant, je vois qu’il y a une chose encore plus horrible, c’est de ne pas pouvoir vivre dans le pays où tu es né.

À l’heure actuelle, je n’ai reçu aucun papier me signifiant la déchéance de ma nationalité. Je ne peux donc que vous adresser ces quelques lignes en espérant votre compréhension et soutien. Et que vous relayerez cet appel à l’aide à vos amis. Ma famille a aussi contacté un avocat pour chercher à comprendre les motivations de ce jugement. Je viens d’apprendre que la privation de la nationalité est contraire à la législation vietnamienne (voir le document ci-dessous).

Pour conclure cette lettre, je voudrais citer les paroles d’un autre militant qui fut aussi expulsé : « On peut m’obliger de sortir du Vietnam, mais personne ne pourra sortir le Vietnam de moi »

Pham Minh Hoang

ANH PHẢI SỐNG …

Giao Thanh Pham

(Ai chưa đọc tuyệt tác phẩm Anh Phải Sống của nhà văn Khái Hưng, thì khoan hãy đọc bài viết này. Hãy đọc câu chuyện ngắn ấy trước, ở link đính kèm)

Thuở còn học Trung Học, trong chương trình Việt Văn ở lớp 8, chúng tôi phải đọc và bình phẩm những áng văn chương hay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, trong đó câu chuyện ngắn “Anh Phải Sống” của Nhà văn Khái Hưng là câu chuyện mà nó vẫn luôn đậm nét trong tim tôi đến mãi bây giờ.

***

“Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:
– Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không?
– Không!… Sao?
– Không. Thôi đành chết cả đôi.
Bỗng Lạc run run khẽ nói:
– Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!… Không!… Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ”.

***

Cuộc sống của đất nước ngày hôm nay cũng chẳng mấy gì khác thời ấy. Phần đông dân chúng ngày nay không còn phải đói khát chạy ăn từng bữa. Thế nhưng những khoản nợ nần khủng khiếp nó vẫn đè nặng lên đôi vai của người dân như những gông cùm không bao giờ thoát ra khỏi.

Dân Việt Nam vẫn phải làm cật lực để trả những khoản nợ công, để sống qua ngày, qua bàn tay nhám nhúa của đảng cộng sản cai trị tàn bạo với những mưu mô làm giàu bất chính của nhóm lãnh đạo. Những khoản nợ nần mà tiền vốn tiền lời, nợ cha nợ con cứ ngày một gia tăng chồng chất mãi lên, qua cái danh xưng mỹ miều NỢ CÔNG, và CÁI GIÁ PHẢI TRẢ LÀ VIỆC BÁN NƯỚC TIẾP TAY CHO GIẶC TÀU TIÊU DIỆT DÂN VIỆT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN.

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy thì nhà nước trả, không dính dáng gì đến mình chắc?

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy và khi nhà nước dọng thuế trên đầu thằng dân với danh nghĩa trả nợ công, thì họ đem trả hết, không tơ vương, không chấm mút vào trong đó chắc?

Bạn tưởng rằng những món nợ nhà nước vay ấy, không trả hôm nay thì ngày mai, năm sau, chục năm sau trả chắc?

KHÔNG ĐÂU BẠN Ạ.

HỌ ĐÃ NGÃ GIÁ CẢ RỒI ĐẤY – CÁI GIÁ LÀ SINH MẠNG CỦA HƠN 90 TRIỆU DÂN VIỆT VÀ GIẢI ĐẤT MANG HÌNH CHỮ S.

PHẢI TRẢ CẢ VỐN LẪN LỜI CHO NHÀ CẦM QUYỀN BẮC KINH VÀO 3 NĂM TỚI ĐÂY THÔI.
Trong câu chuyện ngắn “Anh Phải Sống” của Khái Hưng ấy, tôi nhìn ra được cái ý thức tranh đấu sống còn, vô cùng gay go trong tư tưởng của chị Lạc, vợ anh Phó Thức nhân vật chính trong câu chuyện. Chị tranh đấu ghê gớm lắm, trong cái sống còn của chính mình, của chồng mình trước khi đi đến cái quyết định khủng khiếp là:

ĐÁNH ĐỔI CÁI SINH MẠNG CỦA MÌNH CHO TƯƠNG LAI CỦA THẰNG BÒ, CÁI NHỚN, CÁI BÉ …

Đã có không ít những bà mẹ trẻ Việt Nam đã và đang làm cái quyết định ấy cho gia đình họ nói riêng và cho cả quê hương dân tộc nói chung. Họ chẳng quản ngại hi sinh, sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình cho tương lai của con cái qua những làn sóng vùi dập tàn bạo từ tay tà quyền cộng sản.

Ngày nay sự trao đổi đó không còn là để kiếm từng bữa ăn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng là sự đối đầu với những tật bịnh gieo rắc kinh hoàng từ những nhà máy, những xí nghiệp, những công xưởng của Tàu cộng ở khắp nơi trên đất nước.

Họ sẵn sàng đánh đổi sinh mạng mình, ngõ hầu đem đất nước ra khỏi cuộc diệt vong trước mắt, do đảng và nhà nước tiếp tay cho quan thầy Trung Quốc gây ra.

Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé của ngày nay không phải lo vì đói khát, tuy vậy, cái chết cũng vẫn đến sớm với chúng một cách thê thảm hơn, với các căn bệnh ung thư quái ác hiện đang gieo rắc khắp nơi, nếu họ ngừng tranh đấu …

Gió vẫn to vù vù, gầm hét dữ dội hơn bao giờ hết. Cuộc chiến dai dẳng gần như tuyệt vọng ấy đã cướp đi sức lực của họ. Sức đã gần cùng. Lực đã gần kiệt.

***

“Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động:
– Sao mình khóc?
– Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ:
– Mình không đi được… Nguy hiểm lắm!
Lạc cười:
– Nguy hiểm thời nguy hiểm cả… Nhưng không sợ, em biết bơi.
– Được!
Tiếng “được” lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời một lúc một đen. Thức hỏi:
– Mình sợ?
– Không”.

***

Chị Lạc thuở ấy, ít ra còn có được sự an ủi vô cùng to lớn ở anh Phó Thức chồng mình, khi cùng nhau gánh vác: “Không. Thôi đành chết cả đôi”.

CÒN CHỊ LẠC NGÀY NAY THÌ SAO?

VIỆT NAM ƠI, CÓ CÒN ANH PHÓ THỨC NÀO ĐẤY KHÔNG?

(Viết cho Mẹ Nấm, cho những bà mẹ Việt Nam đang chiến đấu kiên trì – 06/01/2017 gtp)

NGHỆ AN: CHUYỆN GÌ XẢY RA Ở MỘT GIÁO XỨ? (TIN BBC)

Nguyễn Hưng

Trong hai ngày 30-31/5, một số giáo dân thuộc giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nói có xảy ra sự việc họ bị người lạ “tấn công, gây thương tích và hư hỏng tài sản”.

Các vụ việc này, vẫn theo những nguồn tin trên, xảy ra ngay sau khi chính quyền Sơn Hải tổ chức một cuộc diễn tập quân sự (27-28/05) mà theo một số người dân địa phương thì đã có xảy ra xô xát.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu phủ nhận các thông tin trên và khẳng định cuộc diễn tập diễn ra suôn sẻ và cuộc sống người dân ở đây luôn ổn định bình thường.

Chuyện gì đã xảy ra?

Trong hai đêm 30- 31/5, sau khi linh mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân làm lễ tại giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, thì xảy ra các vụ việc, linh mục nói với BBC.

Linh mục Nguyễn Đình Thục, người phụ trách giáo họ Văn Thai, thuộc giáo xứ Song Ngọc, nói “có người đến rất đông cầm theo gậy gộc, vũ khí, uy hiếp và ném đá vào nhà giáo dân”.

Ông cho biết, gia đình của một giáo dân phải di tản, ba chiếc xe máy, cửa kính, tivi đều bị đập nát và người vợ phải đi bệnh viện điều trị vì bị thương.

Một giáo dân khác sở hữu cửa hàng nhôm kính cơ khí thì tài sản cũng bị đập phá nặng nề.

Theo linh mục, giáo dân nhận ra một số người trong nhóm tấn công là các “thành phần nghiện hút, ma tuý và cờ bạc trong xã nhưng cũng có một số người là ở xã khác đến.”

Có ít nhất 7-8 hộ bị hư hại nặng nề, còn lại bị bể ngói, bể cửa. Một số giáo dân đi di tản vẫn chưa dám quay về, nên vẫn chưa thống kê được thiệt hại, linh mục cho biết.

Ông nói có rất nhiều cán bộ công an xuất hiện trong hai đêm vừa rồi nhưng họ lại không ngăn cản người dân mà chỉ đứng nhìn.
Trước tình trạng căng thẳng, linh mục nói ông có yêu cầu lực lượng công an can thiệp,

“Vài cán bộ công an nói tôi nên lên xe họ đưa về vì ở ngoài dân rất đông và rất nguy hiểm. Tôi hỏi vì sao họ không ổn định trật mà cứ muốn đưa tôi về thì họ im lặng,” linh mục Thục kể lại.

Xung đột từ cuộc diễn tập?

Chủ nhật tuần trước, hôm 28/5, chính quyền tổ chức một cuộc diễn tập tại xã Sơn Hải mà địa điểm diễn tập lại ngay sát nhà thờ giáo họ Văn Thai.

Theo sơ Liêm, một nữ tu tại nhà thờ Văn Thai cho biết tầm 9 giờ kém sáng 28/5 “có hơn chục tiếng nổ ở bên sông cạnh nhà thờ”.
“Một người nằm trước nòng súng nói là ‘không thà bắn tôi chết, còn hơn đụng đến chỗ linh thiêng này,'” Sơ Liêm thuật lại.

Bà Nguyễn Thị Trà một giáo dân từ giáo xứ Phú Yên đi ngang qua, định quay phim lại vụ việc thì đột nhiên bị tấn công và bị đưa lên UBND xã Sơn Hải.

Bà Trà cũng nói có một thanh niên bị đánh vào đầu chảy máu mũi và tai, trên đường đi bệnh viện thì có hiện tượng nôn mửa.

Trước những thông tin trên, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huyện Quỳnh Lưu, ông Nguyễn Hữu Viên hoàn toàn phủ nhận các vụ việc tấn công, bất ổn tại xã Sơn Hải.

Linh mục cho biết giáo họ có khoảng 700 giáo dân tuy nhiên nằm tách biệt khỏi giáo xứ, và xung quanh là lương dân.

Diễn tập ‘chống biểu tình của giáo dân’

Trước đó, báo Nghệ An nhiều lần mô tả Linh mục Thục và Linh mục Đặng Hữu Nam là những phần tử “gây kích động, phản động trong cộng đồng”.

“Việc diễn tập là hoàn toàn diễn ra theo kế hoạch đầu năm của huyện. Các xã có trách nhiệm báo cáo cho nhân dân về các kế hoạch của xã,” ông Viên nói với BBC hôm 1/6.

Khi được hỏi về các vụ tấn công, các vụ bạo động thì ông Viên liên tục nhấn mạnh là “mọi chuyện bình thường, không có vấn đề gì cả.”

Về địa điểm của buổi diễn tập, ngay gần nhà thờ Văn Thai, vốn tập trung đông đúc dân cư, ông Viên nói “Nó nằm ở trong kế hoạch nên không có vấn đề gì đâu!”

Ông cũng phủ nhận thông tin sử dụng súng đạn và mìn tại buổi diễn tập. Tuy nhiên các hình ảnh lan tràn trên mạng cho thấy một người đàn ông cầm một khẩu súng trường và có vỏ đạn vương vãi trong khuôn viên nhà thờ.

“Các xã khác thì tôi không rõ, chứ xã Sơn Hải không vấn đề cả. Mối quan hệ lương dân với giáo dân bình thường. Anh em mới đi lễ dâng hoa Đức mẹ về đây.” ông Viên cho biết.

BBC đã cố gắng liên lạc với với chủ tịch và phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, và chủ tịch xã Sơn Hải nhưng máy bận trong ngày 01/06.

Trang web của Đài Truyền hình Nghệ An viết:

“Trong diễn tập thực binh, trung đội dân quân cơ động xã thực hành tình huống giả định đó là giải tán một cuộc kích động, biểu tình của bà con giáo dân về sự cố gây ô nhiễm môi trường biển của Formosa tại trụ sở UBND xã.”

Xã Sơn Hải là đơn vị điểm tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017 của huyện Quỳnh Lưu, theo trang web này.

“Cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ bao gồm các nội dung: chuyển xã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao; xử lý A2 theo kế hoạch bắt con tin; điều chỉnh kế hoạch phòng không nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến; đưa địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và điều chỉnh kế hoạch chiến đấu phòng thủ.”

Truyền thông Việt Nam cho hay hồi tháng 4 vừa qua đã có các vụ va chạm giữa giáo dân và lực lượng công an tại Quỳnh Lưu.

Đài truyền hình Nghệ An có phóng sự hôm 26/04 nói Linh mục quản xứ Song Ngọc Nguyễn Đình Thục đã lên loa thông tin cho bà con giáo dân và kéo tới trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu để đòi lại số hàng hóa “bị công an đạp đổ”.

Còn theo báo Nghệ An hồi tháng 2/2017, “một số giáo dân ở Quỳnh Lưu bị kích động tụ tập gây mất an ninh trật tự”

Được biết, căng thẳng tại khu vục này đã xảy ra một thời gian qua.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một hội nghị trực tuyến ngày 15/5, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Hữu Cầu nói thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng có sự “câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo”, báo Nghệ An viết, đồng thời đề xuất chính phủ cho áp dụng các ‘chiến lược nhằm sớm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn’.

Đáp lại, linh mục Đặng Hữu Nam nói với BBC Tiếng Việt gần đây rằng những ‘hành vi sai trái’ mà giới chức cáo buộc đã xảy ra tại Nghệ An trong năm tháng đầu năm 2017 đều bắt nguồn từ việc các linh mục sát cánh, dẫn dắt người dân đấu tranh phản đối Formosa.

(NGUỒN: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40116170)
HÌNH: Tài sản của tại tư gia của một giáo dân bị hư hại sau vụ việc họ nói là xảy ra đêm 31/5

Một tháng bất đắc dĩ (02/05/2017-02/06/2017)

Võ Hồng Ly với Lê Mỹ Hạnh và Nguyen Huong.

Lê Mỹ Hạnh

02.06.2017

 

Vậy là đã tròn đúng một tháng kể từ khi vụ tấn công khủng bố ba người phụ nữ xảy ra ngay tại phòng riêng của họ ở quận 2 nhưng cho đến bây giờ cơ quan điều tra vẫn chưa đưa ra được một kết quả cụ thể nào cho vụ việc trên.

Mặc dù hai trên ba nạn nhân là chị Lê Mỹ Hạnh và em Nguyên Hương đã đệ đơn khởi tố vụ án dựa trên những chứng cứ rõ ràng thu được tại hiện trường và qua clip phát tán trên mạng, thì thay vì bắt nhóm côn đồ, nhà cầm quyền vẫn để chúng rong chơi một cách bình yên ngoài vòng pháp luật. Chẳng những thế, chúng còn ngang nhiên livestream, viết những comment mang tính thách thức nhắm vào các nạn nhân. Trong khi nhà cầm quyền luôn kêu gọi “Sống và làm việc theo pháp luật” thì trên thực tế, việc im lặng và việc cố tình kéo dài thời gian thụ lý hồ sơ một cách khó hiểu của nhà cầm quyền trước những dấu hiệu vi phạm pháp luật trắng trợn của nhóm côn đồ chính là một hành vi bao che và dung túng cho cái ác tồn tại.

Một tháng trôi qua là bao nhiêu công việc, bao nhiêu kế hoạch của chị Lê Mỹ Hạnh và em Nguyên Hương phải bị treo lại dang dở. Vừa lo điều trị sức khỏe, vừa lo hồi phục tâm lý, lại vừa lo chạy theo các buổi làm việc với an ninh điều tra trong khi luật sư thì vẫn chưa được cơ quan an ninh đồng ý cho làm việc để bảo vệ các thân chủ của mình.

Chị Lê Mỹ Hạnh và Nguyên Hương cũng đã gửi đơn cho bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, báo Thanh Niên,Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Phụ Nữ… Dự tính tuần sau chị Lê Mỹ Hạnh sẽ còn có lịch làm việc với nhiều nơi khác nữa với quyết tâm không để chìm xuồng vụ việc cho đến khi công lý phải được thực thi.

Bản thân chị Lê Mỹ Hạnh đã vì theo đuổi vụ kiện đến cùng mà chị đã phải lưu lại Sài Gòn một cách bất đắc dĩ từ một tháng nay. Mặc dù nơi ở bấp bênh, sinh hoạt không ổn định nhưng chị Lê Mỹ Hạnh đã lấy lại được tinh thần mạnh mẽ cùng với nghị lực đáng nể để tiếp tục con đường đi tìm chính nghĩa.

Chị Lê Mỹ Hạnh tâm sự với tôi rằng : “Chúng ta đang đấu tranh cho những giá trị tốt đẹp của xã hội mà lại không thể đấu tranh bảo vệ được chính bản thân mình thì làm sao chúng ta có thể đấu tranh cho người khác được ! Dù thế nào thì chị cũng sẽ phải theo đến cùng vụ việc này !”

Vâng, có nhiều ý kiến cho rằng khởi kiện cũng chẳng để làm gì vì “CS muôn đời là CS ! “. Dù biết vậy nhưng trách nhiệm của chúng ta vẫn là phải lên tiếng trước mọi sự áp bức, bất công thay vì im lặng cúi đầu cam chịu. Khởi kiện vẫn được coi là sự lựa chọn văn minh nhất để chứng minh tính chính nghĩa của chúng ta. Dù kết quả có ra sao đi chăng nữa thì ít nhất chúng ta không những sẽ chỉ ra được cái xấu xa, tàn ác của chế độ này cho công luận trong nước và quốc tế được biết, mà còn giúp ngăn chặn phần nào sự lặp lại của sự việc trong tương lai đối với những người dân khác. Chính vì vậy mà chúng ta lại càng phải cần đi đến cái đích cuối cùng của cuộc chiến này bằng mọi giá !

Trân trọng.

TNS McCain thăm cảng Cam Ranh, gặp các nhà tranh đấu

Thượng nghị sĩ John McCain cùng các nhà lập pháp thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đi thăm Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, và đồng thời, khẳng định lập trường bênh vực nhân quyền.

Thượng nghị sĩ McCain hôm 1/6 viết trên trang Twitter: “Rất vinh hạnh gặp gỡ các giới chức Việt Nam, cũng như giới lãnh đạo xã hội dân sự vào thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Việt.”

Rất vinh hạnh gặp gỡ các giới chức Việt Nam, cũng như giới lãnh đạo xã hội dân sự vào thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Việt.

Đoàn quốc hội Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đã đến thăm các thủy thủ Mỹ trên tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG 56), khi tàu neo ở Cảng Quốc tế Cam Ranh hôm 2/6, theo lịch trình bảo trì thường lệ ở Việt Nam.

Từ Sài gòn, giáo sư Tương Lai bàn về ý nghĩa của chuyến thăm Việt Nam “có tính biểu tượng” của đoàn quốc hội Mỹ trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ:

“Ông John McCain đang phát huy mối quan hệ thân tình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tính biểu tượng của sự hiện diện của ông John McCain – hôm nay ông đến thăm tàu John McCain đang sửa chữa ở quân cảng Cam Ranh – càng làm cho mối quan hệ tốt đẹp ấy của những người Mỹ thiện chí như John McCain, có tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Giáo sư Tương Lai nhận định chuyến đi Việt Nam của ông John Mccain, cùng với tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc hồi trong tuần, cho thấy hợp tác quân sự – quốc phòng giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục là mối đe dọa an ninh trên Biển Đông:

“Mối đe dọa lớn nhất là mối đe dọa xâm lược trên Biển Đông. Vấn đề hợp tác quân sự – việc quân đội Mỹ lưu trữ thiết bị vật tư trên lãnh thổ Việt Nam để sử dụng ngay khi cần thiết, trước nhất là các thiết bị nhân đạo – nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động bất ổn, mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.”

Vấn đề hợp tác quân sự – việc quân đội Mỹ lưu trữ thiết bị vật tư trên lãnh thổ Việt Nam để sử dụng ngay khi cần thiết, trước nhất là các thiết bị nhân đạo – nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động bất ổn, mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Báo Người Lao động hôm 2/6 viết: “Chặng dừng kỹ thuật của tàu USS John McCain tại Cảng Quốc tế Cam Ranh là biểu tượng mạnh mẽ thể hiện hướng đi tích cực của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”

Tàu USS John S. McCain, thuộc hải đội tàu khu trục (DESRON) 15, đang thực hiện tuần tra để hỗ trợ an ninh và sự ổn định của khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Trong hơn 70 năm qua, Hải quân Mỹ vẫn tuần tra đều đặn khu vực Ấn Độ – Châu Á -Thái Bình Dương nhằm củng cố an ninh và hòa bình trong khu vực.

Tháp tùng Thượng nghị sĩ McCain trong chuyến thăm Việt Nam, có các nghị sĩ John Barrasso, Chris Coons, Dân biểu Mac Thornberry và nữ Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy.

Thông Tấn Xã Việt Nam trích lời Thượng nghị sĩ McCain trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm 1/6/2017 nói: “Hoa Kỳ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực; hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn những nguy cơ về an ninh đối với sự phát triển, ổn định.”

Báo chí Việt Nam ngày 31/ 5 cho biết, phái đoàn Ủy Ban Quân Vụ Quốc hội Hoa Kỳ cũng đến thăm Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch được báo chí trong nước trích lời nói rằng, “chính Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain góp phần quan trọng, trong nỗ lực thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ.”

Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết Việt Nam và Hoa Kỳ đã có hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, hợp tác đào tạo cán bộ, tham vấn đối thoại, bảo đảm an ninh trên biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin và gần đây nhất, Hoa Kỳ đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hôm 1/6, trang quochoi.gov đăng tin: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thượng Nghị sĩ John McCain đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế.”

Mặt khác, đoàn quốc hội Hoa Kỳ đã đến gặp các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Hà Nội.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Tổng giám đốc của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, và là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho VOA – Việt Ngữ biết về cuộc gặp này:

“Ông John McCain và hai thượng nghị sĩ nữa đến Việt Nam, họ mời một số nhà hoạt động xã hội đến để nắm bắt tình hình nhân quyền Việt Nam – trong đó có anh Lê Quốc Quân và tôi, và hai người nữa. Trong buổi gặp mặt chúng tôi cho họ biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay là rất tồi tệ – bắt bớ, đàn áp những người biểu tình ôn hòa, đánh đập những người bất đồng chính kiến, cộng đồng công giáo miền Trung bị đàn áp khi họ muốn bồi thường chính đáng do Formosa gây ra.”

Từ trái sang, TNS Chris Coons, nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ, TNS John McCain, luật sư Lê Quốc Quân, và TNS John Barrasso tại Hà Nội. (Ảnh Facebook Vũ Quốc Ngữ)

Các nhà tranh đấu còn lưu ý với thượng nghị sĩ McCain về việc Hoa Kỳ bán các thiết bị, vũ khí cho Việt Nam nên giám sát mục đích sử dụng, vì có nguồn tin gần đây cho biết dường như chính quyền tỉnh Nghệ An vào ngày 15/5 có sử dụng thiết bị LRAD dành cho cảnh sát biển – loại thiết bị loa âm thanh gây hại tai – để đối phó với những người biểu tình ôn hòa.

Trong buổi gặp mặt chúng tôi cho họ biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay là rất tồi tệ.

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân viết trên Facebook sau cuộc gặp hôm 30/5 với các nghị sĩ Hoa Kỳ rằng: “Mong hãy tác động với chính phủ Việt Nam để họ thả Luật sư Nguyễn Văn Đài và Anh Trần Huỳnh Duy Thức. Ông John McCain hứa sẽ cố gắng hết sức. Mình hy vọng với những gì mà Ông John McCain đã vượt qua và làm cho quan hệ Việt Mỹ được đến như ngày hôm nay, thì Chính phủ nên biết lắng nghe.”

Nữ dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy chia sẻ bức ảnh của bà và thượng McCain tại nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội trên Facebook nói rằng: “Chụp ảnh cùng với Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain ở Việt Nam, bên ngoài nhà tù nơi ông từng bị giam cầm hơn 5 năm. Ông thật sự là một vị anh hùng của Hoa Kỳ, hết lòng phụng sự quốc gia trong thời bình cũng như trong thời chiến.”

Thượng nghị sĩ bang Azrizon đã nhiều lần đến thăm Hà Nội, nơi ông từng bị giam cầm từ năm 1967 đến 1973 trong chiến tranh Việt Nam.

Vụ ám sát thủ lãnh đối lập Điện Kremlin: Công tố đòi kết tội 5 người

VOA

Công tố viên tại phiên tòa xét xử 5 người đàn ông bị truy tố về tội giết hại ông Boris Nemtsov ở Moscow hồi năm 2015 đã yêu cầu bồi thẩm đoàn kết tội các bị cáo.

Ông Nemtsov là người thường xuyên chỉ trích Điện Kremlin.

Phát biểu vào cuối phiên tòa hôm thứ Năm, bà Maria Semenenko nói không ai tranh cãi về tội trạng của các đương sự.

Nhưng luật sư bên bị lập luận rằng không ai có thể chứng minh động cơ dẫn tới vụ giết người.

Ông Nemtsov bị bắn chết cách Điện Kremlin chỉ vài bước vào tháng Hai năm 2015. Ông là một lãnh đạo đối lập được nhiều người ủng hộ, và là một người mạnh mẽ chỉ trích chính sách của Nga hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.

Năm nghi can từ Chechnya và Ingushetia đã bị bắt. Một người đã nhận tội, nhưng sau đó rút lại lời nhận tội và nói rằng anh đã bị tra tấn.

Ruslan Mukhudinov, cựu quan chức an ninh Chechnya, bị tố cáo đã trả tiền cho các nghi phạm để ám sát ông Nemtsov. Hiện ông Mukhudinov vẫn đang tại đào.

Đức hủy hòa nhạc vì cảnh báo khủng bố

0

Cảnh sát Đức ngày 2/6 quyết định ngưng một buổi trình diễn ngoài trời có chủ đề ‘Rock am Ring’ gần đường đua Nuerburgring vì nguy cơ đe dọa khủng bố.

“Vì nguy cơ khủng bố, chúng tôi đã yêu cầu ban tổ chức tạm ngưng buổi hòa nhạc để đề phòng,” cảnh sát ở thành phố Koblenz kế cận cho biết.

Tạp chí Der Spiegel cho hay tất cả những ai tham dự đều được yêu cầu phải rời sự kiện này di chuyển sang các khu đất cắm trại gần đó ‘trong trật tự.’

Cảnh sát cho hay “Ban tổ chức Rock am Ring, hợp tác chặt chẽ với giới hữu trách an ninh, đã kết thúc buổi liên hoan hôm nay trước hạn định” và rằng cơ sở của quyết định này là “một cảnh báo cụ thể khiến khó loại trừ mối đe dọa khủng bố.”

Vụ đánh bom tự sát tại buổi trình diễn nhạc pop ở Manchester, Anh quốc, hôm 26/5, khiến kế hoạch an ninh cho buổi hòa nhạc tại Đức thay đổi và số nhân viên an ninh cũng được tăng cường đáng kể lên thành 1200 người.

Cảnh sát Đức cho biết thêm rằng họ cân nhắc hết sức nghiêm túc và điều tra chặt chẽ mọi sự cố hay cảnh báo.