Home Blog Page 1460

Xe van tông người đi bộ trên Cầu London, báo động khủng bố

VOA

Một chiếc xe van không mang bảng số đã lao vào người đi bộ trên Cầu London ở thủ đô Anh vào tối ngày thứ Bảy, tông vào một số người. Tin tức cũng cho hay những kẻ tấn công đâm dao vào những người ở gần nơi xảy ra vụ tông xe.

Cảnh sát Anh ồ ạt ập tới phản ứng trước điều mà họ mô tả là một “sự cố an ninh lớn,” đóng cầu và chặn hết những tuyến đường gần đó không cho xe qua lại. Dịch vụ tàu điện ngầm tới ga Cầu London cũng bị giới chức đường sắt chặn lại, và cảnh sát vũ trang đang tuần tra khu vực này.

Thủ tướng Theresa May đã được giới chức an ninh báo cáo về vụ việc và đang theo dõi tình hình, văn phòng của bà tại Số 10 Phố Downing cho biết. Tại Washington, phát ngôn viên của Tổng thống Donald Trump, Sean Spicer, nói các quan chức an ninh Mỹ đang theo dõi sát các sự kiện ở London và rằng ông Trump đã được cập nhật thông tin chi tiết.

Vụ việc xảy ra gần phía nam Cầu London bắc qua sông Thames giữa trung tâm London và một khu phố ở nam London được gọi là Borough Market.

Nhiều người chứng kiến ​ thuật lại diễn biến vụ việc cho cảnh sát và phóng viên. Hầu hết nói rằng họ nhìn thấy một chiếc xe van màu trắng hướng tới Borough Market chệch khỏi đường ở tốc độ cao và lao vào người đi bộ; khoảng năm đến tám người đang băng qua cầu bị tông văng lên vỉa hè.

Những người mục kích khác nói rằng họ nhìn thấy những người bị đâm dao trong một nhà hàng gần Borough Market.

Nhà chức trách vẫn chưa xác nhận bất cứ chi tiết nào về vụ việc có vẻ như là một vụ tấn công chứ không phải là tai nạn.

Không rõ liệu có bất kỳ kẻ tấn công nào khác bị bắt hay không. Một người lái xe taxi băng qua cây cầu vào thời điểm đó nói với Đài phát thanh LBC ở London rằng ông ta tin rằng chiếc xe van trắng lái vào đường trở lại sau khi tông người đi bộ, rồi sau đó phóng về phía nam London.

Vụ việc xảy ra hôm thứ Bảy chưa đầy hai tuần sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Manchester ở Anh, làm thiệt mạng 23 người sau một buổi nhạc hội của ngôi sao nhạc pop người Mỹ Ariana Grande.

Kinh tế kiểu … CNCS !

0
Tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH.
Nam Tran

 

Một thương gia Mỹ tới thăm xưởng gạch Bát Tràng Hà Nội. Ông ta săm soi các hòn gạch một lúc rồi hỏi:

– Các ông sản xuất được nhiều gạch tốt thế này, chắc mai kia thế nào cũng xây nhà to lắm?

Chủ nhiệm sản xuất đáp:

– Không, thưa ngài. Chúng tôi gởi gạch sang giúp Cuba.

– Thế chắc Cuba gởi đường sang biếu các ông?

– Không Cuba gởi đường sang giúp Bắc Triều Tiên.

– Rồi Bắc Triều Tiên gởi nhân sâm sang biếu các ông?

– Không, Bắc Triều Tiên gởi nhân sâm sang biếu Trung Quốc.

– Rồi Trung quốc gởi gạo sang cho các ông?

– Không. Trung quốc gởi đất sét sang cho chúng tôi … làm gạch.
Sưu tầm

KIỆN BỘ? HAY TỐ CÁO?

Quốc Ấn Mai

(Tôi mong các bạn chia sê bài viết này! Cảm ơn rất nhiều!)Bây giờ là 1h22 phút ngày 4/6/2017- thời điểm tôi viết những dòng này. Lý do viết rất đơn giản: cần phải bảo vệ một người tử tế- ông Huỳnh Tấn Vinh- Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng.

cần phải bảo vệ một người tử tế- ông Huỳnh Tấn Vinh- Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng. Ảnh : PLO.

Bộ VH-TT&DL ngày 2/6/2017 đã có văn bản gửi Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh (Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng) nên đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VH-TT&DL trước ngày 15-6-2017 để Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Văn bản nêu rõ: Tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời tham dự và trình bày các ý kiến kiến nghị liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Bộ VH-TT&DL cho rằng ông Vinh phát ngôn thiếu chính xác vì đã dẫn ra Quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…

“Việc phát ngôn như trên của ông Huỳnh Tấn Vinh là chủ quan, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề”, Bộ VH-TT&DL kết luận như vậy.

Tôi tin rằng người ra văn bản này… không hiểu luật. Cơ cấu của Hội và Hiệp hội (tổ chức xã hội) không phải là một cơ quan con của Bộ (tổ chức hành chính). Việc yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng “có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VH-TT&DL” là chuyện… khôi hài.

Ông Vinh mà làm văn bản giải trình thì chính ông này vi phạm điều 3 nghị định 45/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiệp hội du lịch Đà Nẵng mà ra văn bản yêu cầu ông Vinh giải trình không những vi phạm luật mà còn vi Hiến.

Nếu Bộ VH-TT&DL ép một tổ chức xã hội vừa vi Hiến, vừa vi phạm luật lẫn vi phạm nghị định thì bất kỳ công dân nào chứ không chỉ ông Vinh đều có quyền kiện Bộ ra tòa.

Kiện Bộ ra tòa là chuyện xưa nay hiếm. Nhưng nó không phải là việc bất khả. Trừ khi hệ thống chính trị và hệ thống pháp luật Việt Nam coi Hiến pháp, pháp luật chỉ là hình thức cho vui và thách thức toàn dân như cách Bộ VH-TT& DL vừa làm.

Với Bộ VH-TT&DL, có lẽ đơn tố cáo đơn vị hành chính này hợp hơn là đơn kiện!

Vì không lẽ Bộ VH-TT&DL to hơn Hiến pháp và pháp luật?

Vì không lẽ Bộ VH-TT&DL coi thường chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước?

Hay Bộ VH-TT&DL là “một quốc gia riêng”?

P/s: Ông Huỳnh Tấn Vinh từng phát biểu: “Hiện Đã Nẵng đã có 22.000 phòng, nếu cộng thêm 30.000 phòng dạng cho thuê gia đình nữa thì khách cũng chỉ lấp hết 1/3 số phòng đó. Chúng tôi chọn Sơn Trà giữ nguyên, để báu vật đó cho con cháu chúng ta.”

P/s+: Với tôi, ai tận tâm bảo vệ môi trường thì đó là người tử tế thật sự!

Chú ý: Nghị định 45/2010 ghi rõ:

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội

Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự nguyện; tự quản;

2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;

4. Không vì mục đích lợi nhuận;

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

Công văn của bộ Văn Hoá Thể Du (Thể hiện Văn Hoá Du đãng)

Mẹ ơi, hôm nay mẹ có bị các chú canh không ạ?

0
Nguyễn Thúy Hạnh với Trần Thị Thảo

Đi học về, quẳng cặp sách xuống bàn, con bé hỏi ngay mẹ:
– Mẹ ơi, hôm nay mẹ có bị các chú canh không ạ?
– Có
– Thế thì để con xuống nói cho một trận. Con bé chạy luôn xuống.

– Các chú công an! Tại sao lại canh mẹ cháu? Quát lên.
– Vì mẹ mày đi biểu tình. Còn mày nữa đấy, cứ liệu hồn, còn theo mẹ mày đi biểu tình thì chúng tao mách nhà trường đuổi học!
Trời trưa nắng vã mồ hôi, nhóm AN ngồi vật vờ mệt nhọc bên cầu thang, lại bị con bé chất vấn nên nổi điên.
– Ơ, thế các chú có biết trường cháu ở đâu, cô hiệu trưởng tên là gì không? Con bé hỏi, (ngờ nghệch đến phì cười).
– Cút, cút về với con mẹ già nhà mày, cút! AN rít lên.
– Ơ, thế ông Trọng Lú còn già hơn mẹ cháu, sao các chú không bảo cút?

Chả là trước đó con bé nghe lỏm mẹ nó đối đáp với an ninh:
– “Cô già rồi sao không ở nhà cho mát mà đi biểu tình làm gì cho nắng nôi khổ sở?”.
Đáp:
– “Ông Trọng lú còn già hơn tôi cả chục tuổi sao các anh không khuyên ông ấy nghỉ ngơi đi cho khỏe?”.

Thế nên hôm nay nghe nói “con mẹ già”, con bé nhớ ngay ra “ông Trọng lú”, và áp dụng luôn câu của mẹ nó.

(Nghe mẹ nó kể lại mà cười đau cả bụng. Ha ha.. =D )

Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố nguyên Phó chủ tịch TP.Hà Nội

0
Thanh Niên Online

Ông Phí Thái Bình nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố về hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinaconex. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng một số người khác bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, hồi tháng 11.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND tối cao. Viện này đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can và chuyển hồ sơ sang TAND TP.Hà Nội để xét xử. Đến ngày 31.5.2016, TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hồi tháng 7.2016 xác định, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó là các ông: Phí Thái Bình – Chủ tịch; Nguyễn Văn Tuân – Tổng giám đốc; Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác. Cơ quan tố tụng xác định cả 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành tư pháp T.Ư thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.

Theo kết luận điều tra, từ khi công trình đưa vào sử dụng đến khi khởi tố vụ án (tháng 7.2014) đã có 9 lần vỡ ống và đến thời điểm có kết luận điều tra là 14 lần. Việc tuyến ống không đảm bảo chất lượng buộc doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền lớn hơn 1.000 tỉ đồng để khẩn cấp xây dựng thêm tuyến ống mới.

Qua điều tra xác định 14 lần vỡ ống đã có 18 ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp quản lý khai thác dự án sau đầu tư là Công ty CP nước sạch Vinaconex. Số tiền doanh nghiệp đã chi để khắc phục, sửa chữa thay thế các lần vỡ tuyến ống là hơn 13,458 tỉ đồng. Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ phải dừng cấp nước sinh hoạt đã gây ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân với lượng nước ngừng cấp hơn 1,5 triệu m3, thời gian ngừng cấp là 343 giờ.
Tuy nhiên ngay sau đó, Viện KSND tối cao yêu cầu Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) phải kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện vụ việc này. Cơ quan này cho rằng: “Việc không khởi tố các đối tượng này không được dư luận đồng tình và tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự”.

Theo nguồn tin của Thanh Niên, đến nay, các quyết định khởi tố bị can và hồ sơ vụ án nêu trên đã được Cơ quan cảnh sát điều tra gửi sang Viện KSND một thời gian nhưng cơ quan này vẫn chưa có quyết định phê chuẩn.

Thái Sơn

Nghệ An: Người dân bức xúc vì sinh con thứ 3 phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng

0
Lao Động
Người dân xã Khánh Sơn, Nam Đàn đang khốn đốn vì khoản nộp “ít nhất 2 triệu đồng” do sinh con thứ 3 (ảnh Hồng Quân).

Nhiều năm qua người dân trên địa bàn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An bức xúc về việc bị “ép” nộp 2 triệu đồng trên tinh thần tự nguyện khi sinh con thứ 3.

Dân nghèo xin giảm tiền “tự nguyện” cũng không được

Xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn có đại đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Vị trí địa lý trắc trở, cuộc sống người dân gặp vô vàn khó khăn. Thế nhưng, những năm qua, người dân nơi này phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng vào khoản kế hoạch hóa dân số… khi sinh con thứ 3, khiến cuộc sống gặp khó khăn hơn.

Theo phản ánh của người dân, khi sinh con thứ 3, gia đình muốn nhận được giấy khai sinh thì phải lên phòng tư pháp xã, trạm y tế rồi tự nguyện nộp 2 triệu đồng, sau đó mới “suôn sẻ” giấy tờ. Còn không, sẽ không được cấp các loại giấy trong đó có giấy khai sinh.

Anh Võ Văn Hà (SN 1970, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) điện thoại đến báo Lao Động phản ánh: “Nói là tự nguyện, nhưng cũng phải nộp 2 triệu đồng mới có giấy khai sinh, gia đình tôi thuộc diện khó khăn xin xã bớt một ít tiền tự nguyện mà họ cũng không cho, họ bảo theo chủ trương cứ nộp ít nhất 2 triệu. Nhiều lần bức xúc vì lên xin giấy khai sinh không được, tôi đã tranh luận gay gắt, to tiếng với cán bộ… nhưng vẫn phải ngậm ngùi nộp 2 triệu đồng”.

Anh Hà bức xúc: “Tự nguyện” mà phải nộp ít nhất 2 triệu không, phải chăng đây là chủ trương bắt buộc mang mác tự nguyện? Để kiếm được 2 triệu đồng nộp phí sinh con thứ 3, dân nghèo như chúng tôi nhiều khi phải đi vay đi mượn, khốn khổ thế là cùng”.

Cũng tình cảnh, anh Nguyễn Đức Tuyến (SN 1977, trú tại xóm 11, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) bức xúc nói: “Không có tiền nộp hoặc xin khất tiền nộp tự nguyện 2 triệu khi sinh con thứ 3, thì cán bộ tư pháp tỏ thái độ rất bức xúc, tôi và nhiều người đã tìm hiểu trên mạng, hỏi luật sư rồi, nhà nước ta đâu có nội dung trên, đâu có chủ trương nộp tự nguyện ít nhất 2 triệu vào chương trình kế hoạch hóa. Thế mà các bác tư pháp bảo theo chủ trương của tỉnh, theo bản cam kết để “tự nguyện” thì vô lý quá. Tôi bằng lòng với việc sinh con thứ 3 là gia tăng dân số chung… nhưng nên tự nguyện nộp phí trên tinh thần đúng là tự nguyện.

Trong khi đó, chính quyền xã vẫn nhất quán thu ít nhất 2 triệu đồng “tự nguyện” của người vi phạm theo bản cam kết đã kí trước đó khi xã đi vận động.

Nghệ An: Người dân bức xúc vì sinh con thứ 3 phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng ảnh 1
Hóa đơn thu 2.000.000 đồng tiền “tự nguyện” khi sinh con thứ 3 (ảnh Hồng Quân).

Bản cam kết tự nguyện có hợp lòng dân?

Trao đổi với báo Lao Động, ông Tô Bá Thắng – Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn – cho biết: “Năm 2016, trên địa bàn xã có 33 trường hợp sinh con thứ 3 chiếm 19,3%. Để giảm tỉ lệ sinh con thứ 3, xã thực hiện quyết định 43/2015/QĐ-UBND ngày 21.8.2015 của tỉnh Nghệ An, vận động các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ kí cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Nếu sinh con thứ 3 trở lên, sẽ phải tự nguyện đóng ít nhất 2 triệu đồng”.

Đồng thời ông Thắng khẳng định, trên tinh thần vận động bà con nhân dân tự nguyện nộp 2 triệu đồng vào chương trình dân số, kế hoạch hóa địa phương chứ không ép buộc dân, dù thế nào cũng phải cấp giấy khai sinh cho dân.

Nghệ An: Người dân bức xúc vì sinh con thứ 3 phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng ảnh 2
Bản cam kết tự nguyện nộp ít nhất 2.000.000 đồng cho Ban dân số (ảnh Hồng Quân)

Ông Thắng nói: “Thật sự khoản phí áp dụng “ít nhất 2 triệu đồng” cho người nông thôn là quá cao, nông thôn mà bằng thành phố như thế thì gánh sao nổi”.

Ngày 1.6, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1987), có vợ là Nguyễn Thị Mơ (1989) trú xóm 4 xã Khánh Sơn, Nam Đàn tiếp tục phản ánh: “Nếu là chủ trương của cả nước mà được lòng dân tôi xin nộp để ổn định quỹ dân số, an sinh xã hội… nhưng nếu là của riêng tỉnh Nghệ An thì tôi đề nghị cấp trên nên xem xét lại để hợp lòng dân. Tại sao người nông thôn nộp ít nhất 2 triệu, mà người thành phố cũng ít nhất 2 triệu. Dân đang nghèo lại gánh quá nhiều khoản”.

Ông Dương Đỉnh Sơn – GĐ Trung tâm Dân số huyện Nam Đàn – trao đổi với báo chí rằng: “Việc thu tiền tự nguyện không quy định nhiều hay ít và không ép buộc ai. Số tiền này sẽ được chi vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em. Việc thu tiền tự nguyện, cũng không liên quan đến làm giấy khai sinh cho trẻ. Việc có khai sinh cho trẻ là quyền của trẻ em. Để người dân tự nguyện đóng góp, chúng tôi thường xuyên vận động, tuyên truyền, nhắc nhở, thuyết phục để tư vấn tạo sự đồng thuận”.

HỒNG QUÂN

Bắt đầu cho chuỗi sự kiện thanh trừng những ai chống lại việc triệt hạ Sơn Trà

2
Trương Quang Thi

Bọn này quyết tâm tàn phá môi trường Đà Nẵng, tụi nó đang quy chụp ông Vinh và sẽ bằng mọi giá thực hiện những cam kết với đám con buôn đã lòn tiền vô trước. Đây chỉ là bắt đầu cho chuỗi sự kiện thanh trừng những ai chống lại việc triệt hạ Sơn Trà.
Thế nên khi đám này còn cầm quyền thì sẽ không có nơi nào đáng sống và Đà Nẵng là một ví dụ điển hình.

Yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Vinh về Sơn Trà

Bộ VH-TT&DL ngày 2-6 đã có văn bản gửi Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh (Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng) tại một buổi tọa đàm.

Theo đó, văn bản nêu rõ: Tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời tham dự và trình bày các ý kiến kiến nghị liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

“Mặc dù đã được chủ trị tọa đàm nhắc nhở về việc cân nhắc kỹ nội dung phát ngôn, đảm bảo chuẩn xác nhưng ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn cố tình phát biểu tại tọa đàm những nội dung thiếu chính xác”, văn bản cho hay.

Yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Vinh về Sơn Trà - ảnh 1
Ông Vinh phát biểu tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Ảnh VIẾT THỊNH.

Văn bản cũng trích dẫn ý kiến của ông Vinh được Bộ cho là thiếu chính xác, cụ thể ông Vinh trong phát biểu của mình đã dẫn ra Quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…

“Việc phát ngôn như trên của ông Huỳnh Tấn Vinh là chủ quan, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề”, văn bản kết luận.

Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT&DL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VH-TT&DL trước ngày 15-6-2017 để Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Trước đó, tại buổi tọa đàm  ông Vinh đã khẳng định Sơn Trà là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng, đồng thời nhấn mạnh: “Nếu chúng ta làm cho lá phổi ung thư đi thì chúng ta thở bằng gì?”.

Tiếp đến, ông Vinh đặt vấn đề: “Chúng ta chọn thế nào? Chọn khai thác Sơn Trà để xây khách sạn trên đó hay giữ gìn Sơn Trà để khách đến tham quan?”. Rồi ông tự đưa ra quan điểm của mình: “Nếu Đà Nẵng giữ được Sơn Trà với vẻ hoang dã quý hiếm như vậy bên cạnh một TP hiện đại của Đà Nẵng thì đó là một điểm đến độc nhất vô nhị của Đà Nẵng và Việt Nam. Nó sẽ làm tăng thu nhập của cộng đồng dân cư, tăng kinh tế-xã hội của Đà Nẵng nói chung chứ không phải một vài doanh nghiệp, một vài người có tiền của”.

Cuối cùng, ông Vinh khẳng định sẽ “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ Sơn Trà.

TẠI SAO QUÊ HƯƠNG TÔI NGHÈO ?

0
Đồng quê thanh bình ở Phú Yên Ảnh : Internet.

Phú Yên quê tôi có cánh đồng lúa lớn nhất miền trung, phía nam giáp Khánh Hòa, bắc giáp Bình Định, tây giáp Gia Lai và Đắk Lắk. Có bến cảng, sân bay, đường sắt và quốc lộ 1A đi qua.

Người xứ Nẫu. Ảnh : st internet.

Người xứ Nẫu quê tôi rất hiền hòa, cần cù chịu khó; là tỉnh nhỏ nhưng hàng năm có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học rất cao. Có nhiều tri thức nổi danh trong nước và nước ngoài.

Cao Nguyên Vân Hòa Phú Yên.
Ảnh : st internet.
Và nói đến cảnh đẹp của Phú Yên cũng không thể không kể đến Tháp Nhạn, di tích Chămpa còn sót lại nguyên vẹn nhất, mang giá trị cao về mặt lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật ở tỉnh Phú Yên. Tháp được chạm khắc khá hài hoà, đường nét tinh xảo, mềm mại. Ngọn tháp tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc độc đáo của người Chăm, vừa cổ kính vừa thanh thoát, góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp nên thơ của thành phố Tuy Hòa.
Ảnh : Hotdeal.vn

Dù có lợi thế về thiên nhiên và con người, lẽ ra Phú Yên phải phát triển mạnh hơn các tỉnh lân cận, nhưng hiện nay vẫn là tỉnh nghèo nhất nước. Nguyên nhân quê tôi nghèo dù không nói ra nhưng ai cũng biết, vì lãnh đạo tỉnh là một đám cục bộ và ngu dốt, chỉ biết đưa người thân lên làm lãnh đạo và vơ vét của cải nhân dân làm giàu.

Khung cảnh đồng quê Phú Yên đẹp bình dị trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Nơi tôi sống từ nhỏ đến lớn chỉ thấy 2 gia đình thay nhau làm Chủ tịch và Bí thư xã. Trên tỉnh thì nhiệm kỳ trước có một người họ Đào làm Bí thư tỉnh đã đưa cả dòng họ lên làm quan. Người này trước khi về hưu còn muốn đưa con gái của mình lên kế ngôi cha, nhưng bị đám công thần đánh cho tơi tả.

Người họ Đào này mang danh là giai cấp nông dân nhưng chưa một ngày làm ruộng, là đại diện của giai cấp vô sản nhưng tài sản có trên chục triệu Đô La, miệng lúc nào cũng nói là chống tư bản nhưng tay đeo đồng hộ Thụy Sĩ, chân mang giày Ý, đi xe Toyota Nhật, con cái thì cho đi học nước ngoài.

Lãnh đạo tỉnh hiện tại là một người bụng to, đầu nhỏ, cân nặng khoảng 100kg. Người này xuất thân từ một gia đình đốt lò gạch, nhưng tài sản của 3 anh em người này cộng lại không dưới 100 triệu Đô La.

Quê tôi có con đường Trần Dư, dù không phải là tên chính thức nhưng nói ra ai cũng biết, con đường này hình thành từ khi tách tỉnh, lấy ruộng lúa của người dân làm con đường này chia cho cán bộ xây nhà. Nó mang tên Trần Dư (Nghĩa là trừ dân), vì con đường này không có nhà dân.

Đến khi nào thì quê hương tôi giàu có và bình yên như đúng tên gọi của nó ?

Facebook Đôn An Võ
tức luật sư Võ An Đôn

Trần Anh Kim

Wikipedia tiếng Việt.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Anh_Kim

Trần Anh Kim là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam, cựu Trung táQuân đội Nhân dân Việt Nam.

Ông đã hai lần bị xử tù giam theo điều 79 BLHS, lần đầu tiên 5 năm 6 tháng tù, lần thứ hai 13 năm.

Xuất thân binh nghiệp

Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949, quê tại xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Sau khi nhập ngũ, trong thời gian từ năm 1966 đến năm 1987, ông công tác tại các đơn vị thuộc Sư đoàn 3, Quân khu I và Sư đoàn 3, Quân khu V. Tháng 4 năm 1988, ông được chuyển công tác về Ban Quân sự thị xã Thái Bình (nay là Thành phố Thái Bình), tỉnh Thái Bình. Tháng 4 năm 1989, ông được đề bạt giữ cương vị Chỉ huy Phó chính trị – Ban Quân sự thị xã Thái Bình, hàm Trung tá.

Trong thời gian Chỉ huy Phó chính trị, ông được giao phụ trách tổ kinh tế. Ngày 1 tháng 12 năm 1990, Quân khu III đã ra quyết định cho ông nghỉ công tác với lý do “để khắc phục sai phạm về kinh tế”. Chín tháng sau đó, Phòng Điều tra hình sự Quân khu III ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Trần Anh Kim với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”, bắt tạm giam ngày 9 tháng 9 năm 1991. Ngày 6 tháng 10 năm 1994, Tòa án Quân sự Quân khu III xét xử và tuyên phạt ông 24 tháng tù giam với tội danh “Cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế”.

Ngày 2 tháng 9 năm 1995, do được giảm án 4 tháng 28 ngày nên ông ra tù trước thời hạn. Tiếp đó, Quân khu III ra quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm và Bảo hiểm xã hội Quân đội, đồng thời cũng ra quyết định về chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp thương tật cho ông, nhưng ông không nhận vì cho rằng việc xử lý đối với ông là oan sai. Ông đã gửi đơn kháng cáo lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, tuy nhiên cả hai nơi đều bác đơn. Không chấp nhận quyết định này, ông tiếp tục gửi đơn đến các vị lãnh đạo cao với giọng điệu ngày càng gay gắt. Đồng thời, ông cũng gửi các kháng nghị của mình đến các diễn đàn và các tổ chức bất đồng chính kiến để can thiệp tạo áp lực với chính quyền Việt Nam.[1]

Hoạt động bất đồng chính kiến

Trong thời gian từ 1995 đến 2005, Trần Anh Kim tham gia tích cực với các nhóm khiếu kiện quần chúng kéo về Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong những người tích cực vận động thành lập các “Hội chống tham nhũng”, “Hội dân oan”… và quan trọng nhất là Khối 8406[2]. Từ đó, ông chính thức bước vào hoạt động chính trị. Tháng 6 năm 2006, ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam và được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở Thái Bình. Ngày 10 tháng 9 năm 2007, Tổng thư ký Hoàng Minh Chính ra quyết định bổ nhiệm ông làm Ủy viên trung ương đảng Dân chủ Việt Nam. Sau khi Hoàng Minh Chính chết, ngày 13 tháng 6 năm 2009, ông được Nguyễn Sĩ Bình bổ nhiệm làm Phó tổng thư ký của đảng Dân chủ Việt Nam[3]. Ông dự định sẽ trương biển công khai Văn phòng tại nhà riêng ở thành phố Thái Bình, tuy nhiên bị chính quyền ngăn chặn.[4]

Do quá trình hoạt động của Trần Anh Kim, chính quyền Việt Nam đã ra lệnh bắt giam ông vào ngày 7 tháng 7 năm 2009 cùng với Nguyễn Tiến Trung.

Tù lần 1

Ngày 28 tháng 12 năm 2009, ông bị đưa ra tòa án tỉnh Thái Bình[5]. Theo cáo trạng, ông bị cho rằng đã soạn thảo, phát tán trên mạng 85 bài viết, trong đó đã thừa nhận viết và phát tán hơn 60 đầu tài liệu có nội dung chống chính quyền Việt Nam [2]. Tòa đã tuyên án xử phạt Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, và ra tù vào ngày 7.01.2015[6].

Trần Anh Kim được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.[6]

Một nhóm gồm 12 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi, tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man họ vào sáng ngày 21/1/2015, khi họ đến thăm ông Trần Anh Kim mới được ra tù.[7].

Tù lần 2

AFP ngày 5/10/2015 tường thuật rằng ông Trần Anh Kim, 66 tuổi, lại bị bắt hôm 21/9. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn hoạt động tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa, cho biết ông Trần Anh Kim bị bắt vì đã lập ra một tổ chức quy tụ một số quân nhân của cả hai miền Nam, Bắc mang tên là “Quân nhân Dựng cờ Dân chủ”, nhưng ông Nghĩa cho rằng điều đó không có gì sai trái. [8].

Ngày 16/12/2016, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị tuyên phạt 13 và 12 năm tù giam trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự.[9].

Ngày 26/5/2017, tại tỉnh Thái Bình, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị Tòa án nhân dân cấp cao tuyên phạt giữ nguyên án tù sơ thẩm.

Tham khảo

Vụ truất quốc tịch của GS Phạm Minh Hoàng.

Nhân Tuấn Trương với Phạm Minh Hoàng.
 

 

Vụ truất quốc tịch Việt Nam của GS Phạm Minh Hoàng, theo tôi, là vấn đề phức tạp về luật.

Một người như ông Hoàng, sinh ra và lớn lên ở VN, cha mẹ là người Việt. Ông Hoàng hiển nhiên có “quyền quốc tịch Việt” vì vừa có quyền “liên hệ máu mủ – droit du sang”, vừa có quyền (đến từ việc) “sinh ra trên đất nước này” – “droit du sol”.

Cha mẹ, ông bà, tổ tiên của tôi sinh ra trên mảnh đất nay gọi là Việt Nam. Tổ tiên của tôi là những thành tố cấu tạo thành “quốc gia Việt Nam”. Quốc gia này được cộng đồng quốc tế nhìn nhận hôm nay.

Hiển nhiên tổ tiên, ông bà tôi “là người Việt Nam” đồng thời với nước Việt Nam được thành hình.

Là người thừa kế chính thống, hiển nhiên đất nước này của tôi và tôi là “người Việt Nam”.

“Quốc tịch Việt Nam” chỉ là một “thủ tục hành chánh”, được “nhà nước CHXHCNVN” đặt ra sau này để gắn vào mỗi cá nhân thuộc gia đình, giòng tộc của tôi.

Luật do con người đặt ra sau, thì làm sao luật có thể “hồi tố” để truất quyền “trời cho”, của “định mạng” bản thân tôi ?

Cho dầu nhà nước CHXHCN Việt Nam tước bỏ cái mà họ đã gắn vào bản thân tôi, “quốc tịch Việt Nam”, nhưng họ không thể bỏ “người Việt Nam” ra khỏi tôi.

Việt Nam là “bản chất thuộc về tôi” và tôi là một “thành tố bất khả phân” của Việt Nam.

Luật Quốc tịch VN qui định một người có thể “bị tước quốc tịch”, theo điều 31. Chủ tịch nước là người có thẩm quyền ký nghị định tước quốc tịch.

Nhưng trường hợp tước quốc tịch của GS Phạm Minh Hoàng, nhà nước VN vi phạm trầm trọng các nguyên tắc cơ bản của “nhân quyền”.

Xét lại gia cảnh của GS Phạm Minh Hoàng, việc ký giấy quyết định tước quốc tịch ông chủ tịch nước Trần Đại Quang lại là một hành vi “tội ác”.

Tôi, một người Việt Nam, cực lực phản đối quyết định vô nhân của nhà nước CHXHCNVN đối với GS Phạm Minh Hoàng.

Xét hoàn cảnh gia đình GS Phạm Minh Hoàng, tôi cực lực lên án chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhúng tay vào “tội ác”.

Tôi trân trọng kêu gọi giới giáo chức, những cựu du học sinh VN, giới trí thức, “Việt kiều”, luật sư… cùng đứng về phía GS Phạm Minh Hoàng, cương quyết chống lại quyết định “truất quốc tịch VN” phi lý của nhà nước CHXHCN Việt Nam.