Home Blog Page 1439

Giới Truyền Thông Việt Nam Tại Hải Ngoại (phần 2)

Khi nói về giới truyền thông tại hải ngoại mà chỉ nói giới làm chủ báo hoặc làm chủ đài phát thanh, phát hình thì vẫn còn thiếu sót. Những người chủ này sẽ không làm được công việc truyền thông nếu không có những người viết bài, thông dịch tin tức hoặc những xướng ngôn viên của đài phát thanh hoặc truyền hình.

Thành phần viết bài, xướng ngôn viên đông hơn thành phần làm chủ báo, chủ đài. Và thành phần này được chia ra làm hai loại: sử dụng báo chí để làm truyền thông và sử dụng đài (phát thanh hoặc truyền hình) để làm truyền thông.

Truyền Thông Qua Báo Chí

Khi nói về báo chí thì có nhiều thể loại. Từ chuyện săn tin, viết bình luận, làm tranh phiếm, truyện phiếm hoặc viết những đề tài phiếm. Ngoài ra tùy theo chủ trương của mỗi tờ báo, có báo sẽ đăng truyện ngắn của một số nhà văn để đem lại sự bớt khô khan của báo chí.

Giới viết cho báo chí Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng, và trên toàn thế giới nơi có người Việt sinh sống nói chung, thường đây là công việc để bảo tồn tiếng Việt, để chia sẻ những suy tư của mình đến cộng đồng Việt Nam nhằm mục đích tạo cho cộng đồng có một cái nhìn cởi mở hơn trên  nhiều lãnh vực. Những người cầm bút này đã có một nghề nghiệp khác để sống, để nuôi bản thân và gia đình. Cho nên cách làm báo, cách săn tin của những người này khác giới giới làm báo của người bản xứ nơi có người Việt cư ngụ. Những người viết báo này viết không được trả lương và như đã có nói trong phần 1 của đề tài này, các chủ báo, rất nhiều người đăng bài của người viết những hoàn toàn không gửi một khoản lệ phí tượng trưng để đáp lại tấm lòng của người viết bài, cho dù là một trăm, hai trăm một năm.

Trong số những người viết bình luận, đặc biệt là những người thuộc thế hệ thứ nhất đến Hoa Kỳ vào thời điểm 1975, những người này vẫn cầm viết cho những bình luận trên nhiều lãnh vực. Những người này có đủ khả năng, kinh nghiệm bản thân cũng như cuộc sống, đã giúp cho những bài bình luận thêm phần vững chắc, tạo sự thuyết phục với độc giả. Tuy nhiên, có một số nhỏ, vì vô tình hay cố ý, viết những bài bình luận chính trị, đưa ra những con số hay những dẫn chứng sai lầm, nhằm mục đích triệt hạ và đề cao một đảng phái chính trị tại địa phương mình đang cư ngụ (xem bài Cộng Hòa – Dân Chủ  và Giới Truyền Thông Việt Nam để thấy sự dẫn chứng cho điều này).

Một điểm đáng chú ý là có một số người khi viết bình luận, đặc biệt những loại bình luận về nhà cầm quyền Việt Nam, thường hay dùng những từ ngữ không hay lắm chẳng hạn như thằng, nó, hắn, con này hay con nọ. Những từ ngữ thấy rõ sự thù hằn của người viết dành cho những cá nhân, hay cho cả bộ máy cầm quyền tại Việt Nam.  Dĩ nhiên nếu viết truyện thì những từ ngữ, hoặc sự thù hằn của nhân vật dành cho cá nhân hay chế độ là điều rất là tự nhiên, chẳng cần nói đến. Nhưng viết bình luận thì thiết nghĩ, chúng ta nên viết trong một tinh thần trong sáng, mổ xẻ vấn đề để cùng nhau nhìn ra được sự thật của vấn đề. Khi mà sự thù hận nằm trong những bài bình luận thì sẽ không giải quyết được vấn đề cần phải giải quyết; chưa kể độc giả khó tính thấy tư cách của người viết quá tầm thường khi dùng những từ ngữ thuộc dạng hàng tôm, hàng cá.

Khi mà hệ thống mạng trở thành nơi để gửi những suy tư đến mọi người ở khắp mọi nơi, gồm cả người trong nước, thiết nghĩ, chúng ta nên viết trong một tinh thần trong sáng, mục đích để cùng nhau nhìn ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Dùng từ ngữ hàng tôm, hàng cá sẽ tạo phản ứng ngược lại, và tự người viết đã hạ phẩm cách của mình xuống qua những từ ngữ hàng tôm, hàng cá.

Người cầm bút luôn luôn tự kiểm duyệt với chính mình qua cách sử dụng từ ngữ trong bài viết bình luận. Nếu để nhắc lại câu nói của cá nhân nào đó và câu nói đó thuộc hạng hàng tôm, hàng cá thì người viết được quyền đưa ra để dẫn chứng cho những điều mình muốn nói. Đó là trường hợp duy nhất mà người viết bình luận có quyền dùng những từ ngữ không khiếm nhã.

Con số người cầm bút để làm truyền thông qua báo chí tại hải ngoại, trong tương lai có thể sẽ mất dần và đây cũng là một quan tâm lớn cho những người làm truyền thông qua dạng báo chí. Lớp trẻ sinh và lớn lên tại hải ngoại, nói và đọc được tiếng Việt là mừng lắm rồi. Đòi hỏi lớp trẻ này viết tiếng Việt, làm báo Việt thì không công bằng bởi nghề này sống không được trong cái cộng đồng quá nhỏ bé của người VN nơi xứ người. Lớp người rời Việt Nam ra nước ngoài qua dạng du học sinh và tìm được cách hợp pháp để ở lại quốc gia đang du học, hoặc ra nước ngoài qua dạng bảo lãnh, lập gia đình – có thể là một tầng lớp người mới sẽ thay thế giới cầm bút đang làm báo hiện giờ trong vài ba chục năm nữa. Liệu những người cầm bút tương lai này có đủ bản lãnh, kinh nghiệm để viết bài với lối lý luận không phải loại lý luận một chiều mà giới cầm bút trong nước đã làm từ mấy chục năm qua?

Truyền Thông Qua Đài (phát thanh và truyền hình)

Trên lãnh vực truyền thông qua đài thì lại có hai thành phần khác nhau với hai khả năng khác nhau. Xướng ngôn viên và người soạn bài (hoặc tin tức).

Cũng giống như giới cầm bút qua dạng báo chí, những người làm đài chỉ là công việc phụ, chứ không thể nào là công việc chính để nuôi sống bản thân. Chính vì thế, ai khó tính đòi hỏi cách làm đài của người Việt Nam phải giống dân bản xứ thì sẽ thất vọng.

Những tin tức, những bài vở dành cho đài — đa số các nhân viên sử dụng mạng (internet) để tìm tài liệu, tin tức và gửi thông tin đến cho thính giả. Những sinh hoạt của cộng đồng đôi khi đài có gửi nhân viên xuống để lấy tin, hoặc dựa vào tin tức của báo Việt Nam để gửi thông tin cho những sinh hoạt của cộng đồng. Chuyện xem báo Việt Nam để gửi thông tin sinh hoạt của cộng đồng thường ít xảy ra bởi đa số xướng ngôn viên dùng mạng (internet) để tìm tin tức, mà nếu tin tức sinh hoạt của địa phương không qua mạng thì sự tìm tòi sinh hoạt của cộng đồng xem ra khó lắm. Thành ra có những tổ chức gọi là “đại diện cộng đồng” chọn lựa cơ quan truyền thông để gửi thông tin thì vô hình chung — cái gọi là “đại diện cộng đồng” đã mất đi ý nghĩa của nó — bởi nếu thực sự là đại diện cộng đồng thì sẽ không chọn cơ quan truyền thông để gửi thông tin. Còn bảo rằng cơ quan truyền thông phải đi săn tin thì xin thưa, các vị nào vẫn nghĩ như vậy – hãy loại bỏ suy nghĩ đó đi — bởi như đã nói bên trên, cơ quan truyền thông của người Việt tại hải ngoại có hình thức sinh hoạt hoàn toàn khác sinh hoạt của người địa phương bởì chúng ta không có đủ tiền để làm chuyện săn tin như người địa phương làm.

Trở về câu chuyện người làm đài thì xướng ngôn viên xem ra không phải dễ tìm. Xướng ngôn viên cần phải có hai khả năng căn bản đó là trình bày và khả năng lý luận cũng như viết lách. Tìm ra xướng ngôn viên có hai khả năng này xem ra khó lắm. Ngay cả tìm xướng ngôn viên trình bày thôi, nghĩa là người khác soạn tin, viết bình luận và mình cứ theo đó mà trình bày, cũng là một điều khó khăn chứ đừng nói chi đến chuyện tìm người có khả năng lý luận và viết lách.

Có một số ít xướng ngôn viên có khả năng trình bày nhưng lại không có khả năng lý luận hoặc viết lách. Cho nên khi giao phó cho một giờ hay nữa giờ để xướng ngôn viên đó tự tìm tài liệu hoặc đề tài trình bày trong giờ của chính mình – thì xướng ngôn viên đó tìm những tài liệu từ Việt Nam, đặc biệt những tài liệu mang tính chính trị. Đây là xướng ngôn viên làm cho có làm chứ không phải là một xướng ngôn viên quan tâm đến chương trình của chính mình. Bởi nếu thực sự quan tâm thì tài liệu chính trị phải tìm từ nguồn tin của những cơ quan báo chí độc lập tại các quốc gia tự do trên thế giới. Báo chí tại Việt Nam, ngay cả Thông Tấn Xã Việt Nam, chỉ là cánh tay nối dài của nhà cầm quyền Việt Nam. Cho nên chọn những nguồn tin mang tính chính trị từ cơ quan truyền thông tại Việt Nam là một sự sai lầm rất lớn cho những xướng ngôn viên như thế này. Thường thì những người thuộc dạng xướng ngôn viên này — sớm muộn cũng sẽ được mời đi chỗ khác bởi giám đốc đài hoặc thính giả của đài sẽ có những phản ứng mạnh mẽ cho những xướng ngôn viên như thế này.

Xướng ngôn viên cần có khả năng lý luận và để có khả năng này, xướng ngôn viên cần có sự hiểu biết rộng trên nhiều lãnh vực. Mà nếu không hiểu biết trên nhiều lãnh vực, công việc làm sẽ đẩy xướng ngôn viên phải tự tìm hiểu để hầu có đủ kiến thức khi thực hiện một cuộc phỏng vấn, hoặc một buổi nói chuyện với bất cứ ai cho một đề tài nào đó. Đây là dạng xướng ngôn viên mà giám đốc đài và thính giả rất là yêu mến bởi đây là những con người yêu nghề, dù rằng cái nghề xướng ngôn viên không phải là nghề chính để nuôi sống bản thân.

Có những xướng ngôn viên là từ truyền thông báo chí mà ra. Đây là xướng ngôn viên lý tưởng bởi vừa có khả năng viết, nói, và lý luận. Tuy nhiên, con số xướng ngôn viên thuộc dạng này rất khó kiếm và thường là những người thuộc thế hệ thứ nhất đến các quốc gia đang cư ngụ trên thế giới. Và một số ít trong số này, khi có những bình luận về chính trị, lại dùng những từ ngữ không khiếm nhã mà đã có nói ở bên trên (truyền thông qua báo chí). Xướng ngôn viên loại này vẫn hay đưa ra những thông tin không chính xác để bênh vực một đảng phái nào đó hay một chủ trương nào đó nơi chính mình cư ngụ. Làm truyền thông kiểu này xem ra cũng giống như truyền thông trong nước, chẳng có gì khác biệt. May là con số loại xướng ngôn viên này có rất ít.

Thành phần làm đài cũng sẽ gặp một trở ngại lớn trong tương lai, liệu sẽ có một tầng lớp mới nối tiếp để các đài được hiện hữu và liệu những người nối tiếp có đủ khả năng để chuyên chở một nội dung, một lý luận toàn hoàn khác xa lối lý luận của người làm truyền thông trong nước? Liệu thành phần nối tiếp này thực hiện cạnh tranh trong một tinh thần mới chứ không phải cạnh tranh để giết hại đài bạn; hoặc cướp giựt đài bạn để mình độc quyền trong quảng cáo lẫn trong lý luận (xem bài Câu Chuyện Cạnh Tranh Của Người Việt để hiểu rõ sự cạnh tranh của người Việt tại hải ngoại ra sao)?

Vũ Hoàng Nguyên

Metairie, LA

Tháng 11 năm 2013

 

 

 

Advertisements

Giới Truyền Thông Việt Nam Tại Hải Ngoại (phần 1)

Khi nói về giới truyền thông ở trong nước mà không nói về giới truyền thông ở hải ngoại thì là một điều thiếu sót. Chính vì thế mà bài viết này dành riêng cho giới truyền thông ở hải ngoại.

Giới truyền thông tại hải ngoại hoàn toàn đứng một vị thế khác xa giới truyền thông trong nước. Vị thế này là được quyền nói, diễn đạt suy nghĩ của mình mà không sợ sự bắt bớt của chính quyền nơi mình cư ngụ. Cho dù có chửi, dùng những từ thiếu văn hóa đối với những vị lãnh đạo tại nơi mình cư ngụ, cá nhân đó hoàn toàn không bị đi tù bởi cái quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến ghi rõ trong bản hiến pháp và chính quyền phải tôn trọng chứ không thể dùng bất cứ điều luật nào để cản trở quyền tự do ngôn luận trên.

Và chính ở vị thế khác biệt này, giới truyền thông tại hải ngoại thông tin trung thực hơn, nhận xét vấn đề tương đối độc lập trong các bài viết của mình. Khi dùng từ tương đối độc lập phải hiểu là có những người làm truyền thông tại hải ngoại, trong lúc phân tích những đề tài chính trị tại địa phương mình cư ngụ, đặc biệt tại Hoa Kỳ, thường hay có những dẫn chứng sai lệch để ủng hộ hay để bài kích một đảng phái nào đó giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa tại Hoa Kỳ (xem bài Cộng Hòa, Dân Chủ Và Giới Truyền Thông Người Việt để thấy rõ sự sai lệch này).

Giới truyền thông tại hải ngoại thuộc thế hệ thứ nhất, vẫn mang tư tưởng đảng phái và chính vì thế — giới truyền thông này luôn luôn xem đảng Cộng Hòa là chống cộng nhất — mà không hề quan tâm đến chính sách thực sự của đảng Cộng Hòa trong việc chống cộng ra sao, không hề quan tâm là chính sách của đảng Cộng Hòa có giúp người dân nghèo — trong đó có người Việt Nam đang cư ngụ. Và chính vì tư tưởng đảng phái này, lối nhận định vấn đề đôi khi không được công bằng lắm.

Khi nói đến giới truyền thông ở hải ngoại thì phải chia ra làm hai loại. Những ông chủ báo, chủ đài truyền thanh — truyền hình; và những người làm truyền thông tức là những người xướng ngôn viên, săn tin, viết bài thuộc đủ thể loại. Sự phân biệt này rất là cần thiết bởi không hẳn bất cứ ông chủ báo, chủ đài (phát thanh và truyền hình) đều có khả năng viết, săn tin và bình luận. Và những ông chủ không có khả năng này thường thì luôn luôn tự nhận mình nằm trong giới truyền thông.

Những người chủ báo, chủ đài (truyền thông và truyền hình)

Đối với những cá nhân làm chủ báo, chủ đài thường là mang mục đích thương mại. Rất ít có tờ báo nào hiện giờ, không mang mục đích thương mại. Hai mươi năm về trước có rất nhiều tờ báo không phải sống vì thương mại mà vì muốn bảo tồn văn hoá, cho nên những tờ báo loại này có rất ít quảng cáo và bài vở thì rất có giá trị. Những tờ báo thuộc dạng này nếu còn sống ngày hôm nay thì cũng rất là ít, đếm trên đầu ngón tay.

Các cá nhân chủ báo thường là chủ báo lẫn chủ bút. Đa số có khả năng viết lách, lý luận. Một số khác không có  khả năng này, những vẫn có thể làm báo bởi miễn sao có tiền và mướn người trình bày cho in ấn là đủ. Bài vở thì hệ thống internet, chủ báo vào các mạng của người Việt Nam hay tại Việt Nam, lấy bài vở xuống, sửa một tí rồi đưa vào báo mình.  Có những trang mạng của người Việt Nam tại hải ngoại cho phép mọi người đăng bài của mình mà không cần xin phép, miễn sao ghi rõ xuất xứ. Thế là các chủ báo không có khả năng hoặc có khả năng,  lấy xuống đưa vào báo của mình và ghi rõ tên của tác giả mà không cần phải trả tiền nhuận bút.

Người viết có quen biết anh Tưởng Năng Tiến. Đi đến thành phố nào, lấy một tờ báo Việt Nam lên xem thì thấy có bài viết của anh. Tháng 6 năm 2013, trong chuyến đi Washington D.C. người viết thấy có  tờ báo ở D.C đăng bài của anh Tưởng Năng Tiến và người viết gửi thư hỏi anh Tiến là các tờ báo có gửi tiền nhuận bút hay không. Câu trả lời của anh Tiến là họ đăng bài của mình là mình mừng rồi. Miễn sao nhiều người đọc, đó là điều mình muốn.

Vấn đề ở đây không phải chỉ là  người viết (anh Tưởng Năng Tiến) muốn có nhiều người đọc để truyền đạt những điều mình muốn chia sẻ với số đông . Vấn đề ở đây là một tờ báo thương mại, nếu đăng bài viết của cá nhân nào đó mỗi tháng, mỗi tuần thì cái lịch sự tối thiếu cần phải làm là (1) xin phép tác giả cho mình đăng trên tờ báo của mình (2) đồng thời cuối năm gửi vài trăm (200) đô la cho tác giả gọi là sự cảm ơn.

Có thể nói rằng, có rất nhiều tờ báo đăng bài viết của tác giả mà không xin phép. Đành rằng tác giả có trang mạng hay blog,  đồng thời tác giả cho phép đăng bài của mình. Nhưng là một người làm báo có trách nhiệm, luôn luôn liên lạc với người viết để tạo sự chính danh và cũng để tác giả biết bài của mình đang lưu lạc ở thành phố nào.  Còn vấn đề tài chính thì ai cũng hiểu là làm báo Việt tại nước ngoài khó sống lắm.  Nhưng nếu mình có cơm hay cháo thì cũng nên nhịn vài ba bữa cà phê, cuối năm gửi một trăm, hai trăm (số tiền quá nhỏ nhưng cũng nói lên được tấm lòng quan tâm đến những sản phẩm trí tuệ) đến những cây viết mà mình đăng bài thường xuyên. Đó gọi là kính mến, biết cách ứng xử (tuy nhỏ nhưng vẫn còn hơn không) với những sản phẩm của trí tuệ của người viết.  Điều này xem ra không xảy ra ở nhiều tờ báo của người Việt Nam tại hải ngoại.

Nói về những cá nhân làm chủ các đài phát thanh và truyền hình. Cũng giống như các chủ báo, những cá nhân này đôi khi không có khả năng, nhưng có tiền. Làm báo rẻ tiền hơn đài phát thanh và truyền hình. Cho nên một người thất nghiệp có thể bỏ một số vốn nhỏ ra làm báo. Còn đối với đài phát thanh và truyền hình phải là thành phần có tiền. Mà nếu làm truyền thông, đặc biệt là truyền thông Việt trong cộng đồng Việt, sẽ không bao giờ giàu, đủ tiền để làm chủ một đài truyền thanh hay truyền hình. Cho nên thường những người làm chủ đài truyền thanh, truyền hình thường là những người thuộc dạng khá giả, đôi khi không có khả năng truyền thông.

Có một số không có khả năng truyền thông,  nhưng nhờ có tiền để thành lập ra đài phát thanh hoặc truyền hình và mướn người để thực hiện chương trình cho đài.  Những cá nhân chủ đài này, có một số người, dù không có khả năng, nhưng lại muốn lấn át trong việc soạn bài, tài liệu cho chương trình. Xướng ngôn viên phải làm theo đúng chỉ thị của người chủ. Nếu ông chủ thuộc thành phần ủng hộ đảng Cộng Hòa mà nói “xấu” (cho dù cái “xấu” đó là sự thật) thì sẽ bị cấm đoán (kiểm duyệt).  Làm việc kiểu này sẽ đưa đến những ai có khả năng làm truyền thông qua dạng phát thanh hay truyền hình sẽ bỏ đi.

Đây là xứ tự do. Những ai làm công việc truyền thông bởi chuyện này đã nằm trong máu của họ. Có tiền bỏ ra để bắt họ viết bài theo đúng ý của mình xem ra khó lắm. Ở tại VN thì chuyện này rất bình thường bởi giới truyền thông tại Việt Nam quen sống nghề viết mướn, ông chủ bảo gì thì sẽ làm theo lời chủ muốn. Tại hải ngoại thì hoàn toàn khác. Chủ đài có tiền không có nghĩa là sai khiến được những cây bút có khả năng lý luận sâu sắc, những xướng ngôn viên giỏi trong việc ăn nói và điều khiển chương trình.

Có những đài phát thanh, truyền hình, dù đang ở xứ tự do, nhưng vẫn chơi trò chơi không được tử tế lắm. Nghĩa là giam giữ lương của nhân viên từ một tháng, rồi hai tháng, rồi hơn hai tháng. Khổ nổi người Việt với nhau, các nhân viên làm cho đài, nếu đây chỉ là nghề duy nhất cho cuộc sống thì sớm muộn gì cũng phải bỏ đi để tìm một việc làm khác để có tiền sống hằng ngày. Đa số những người làm cho các đài phát thanh và truyền hình của người Việt tại hải ngoại là những người đã có một nghề chính để sinh sống. Thời gian còn lại thì đóng góp một vài tiếng cho các đài phát thanh và truyền hình thuộc dạng cộng tác viên không lương, mục đích phục vụ cộng đồng chứ không phải làm vì đồng lương.

Dĩ nhiên cũng có lúc phải thông cảm chủ đài. Làm đài phát thanh hay truyền hình tại hải ngoại sống không dễ đâu. Bởi nếu dễ thì ai cũng mở đài như các tờ báo tại những thành phố có đông người Việt.  Nhưng mà nếu chủ đài là những người thực sự có tiền (thuộc dạng bác sĩ, tiến sĩ, kỷ sư, hay nhà thương mại), nhưng vẫn chơi trò giam giữ lương của nhân viên.  Xem ra điều này khốn nạn thật (không được tử tế lắm).

Lý luận là tiền quảng cáo thu vào không đủ để chi phí cho nên giam giữ tiền lương của nhân viên. Cho dù lý luận này có đúng đi nữa, và nếu cứ giam lương từ một tuần —  đến một tháng — rồi đến hai tháng thì thôi đóng cửa đài cho rồi. Tại sao cố bám víu trong khi đó mình bắt người khác làm không công, giam giữ lương hai ba tháng?  Và khi quyết định đóng cửa, liệu các chủ đài có thanh toán số tiền lương của nhân viên hay chơi theo đúng luật pháp là khai phá sản để giựt luôn tiền nợ của nhân viên?

Có những ông chủ đài phát thanh hay truyền hình, khai phá sản nhưng vẫn cố gắng giữ đài bằng cách làm đài với một cái tên khác nhưng vẫn nhân viên cũ. Đồng thời năn nỉ nhân viên cố gắng giúp trong lúc hoạn nạn.  Người Việt Nam, những người yêu nghề truyền thông,  luôn luôn sẵn sàng hy sinh dù rằng đồng lương của mình, trên mặt pháp lý, ông chủ đó đã huỵch nợ bởi khai phá sản.  Nhưng do sự hứa hẹn, những nhân viên truyền thông này tiếp tục làm với hy vọng là ông chủ Việt Nam giữ lời hứa. Nhưng rồi lời hứa cũng thôi theo mây nước. Tiền lương của công ty phá  sản bị giựt và tiền lương của công ty mới cũng bị giựt luôn bởi ông chủ này bỏ chạy và giao luôn cho giám đốc đài.

Một số đài phát thanh người Việt tại các quốc gia trên thế giới, tiếp vận chương trình của đài phát thanh của người VN, nhưng lại không xin phép. Cái lịch sự tối thiểu trong việc liên lạc đài phát thanh của người Việt trước khi thực hiện chuyện tiếp vận cho đài của mình không xảy ra. Dĩ nhiên có một số đài phát thanh người Việt sẵn sàng cho mọi người tiếp vận chương trình của mình mà không cần xin phép. Tuy nhiên, đã làm trong ngành phát thanh, chúng ta nên hiểu cái lịch sự tối thiểu là thông báo trước khi tiếp vận.  Có bao nhiêu đài phát thanh Việt Nam tại hải ngoại tiếp vận đài Đáp Lời Sông Núi (hay bất cứ đài nào đó của người Việt Nam) và xin phép hoặc thông báo trước khi tiếp vận?

Phần trình bày bên trên để người Việt Nam thấy rõ thực tế và cách làm việc của các chủ báo, chủ đài phát thanh và truyền hình. Từ đó có thể hình dung được những người làm truyền thông thuộc hạng là chủ ra sao trong cộng đồng Việt Nam.

Còn đối với thành phần cầm bút đóng góp cho báo chí và thành phần xướng ngôn viên làm việc tại các đài phát thanh và truyền hình tại hải ngoại ra sao, người viết sẽ phân tích chi tiết trong bài viết tháng tới.

Vũ Hoàng Nguyên

Tháng 10 năm 2013

Dallas, TX

 

 

 

Advertisements

Viết Cho Ai?

0

Làm công việc truyền thông tại Hoa Kỳ, trong cộng đồng Việt Nam, xem ra rất là khó khăn.

Khó khăn phải được hiểu là — nếu phải sống bằng nghề truyền thông tại Hoa Kỳ, trong cộng đồng Việt Nam, thì điều chắc chắn sẽ chết đói dài dài và khai phá sản mỗi năm — bởi tiền thu vào và tiền in ấn chẳng đủ vào đâu.  Chưa kể, nếu là một chủ báo, chủ đài (phát thanh hay truyền hình), nếu có tấm lòng và biết điều, phải thanh toán thù lao cho những người đóng góp bài. Tiền quảng cáo đôi khi không đủ để trả tiền in hoặc trả lương cho chính mình thì làm gì có chuyện trả tiền thù lao cho những người viết bài. Chưa kể người đọc chỉ muốn đọc báo bỏ chợ thôi (báo chùa, báo biếu). Còn báo thuộc loại phải mua thì rất ít độc giả mua báo.

Khó khăn phải được hiểu là nếu người viết bài, nói thẳng – nói thật, thì đôi khi chẳng có một tờ báo nào dám đăng. Bởi báo sống bằng quảng cáo, mà những bài viết có vẻ hơi “thiên cộng”, hoặc đi ngược lại tiếng nói của “cộng đồng Việt Nam”, thì sẽ không bao giờ được đăng. Ngay cả tờ báo không sống vì quảng cáo, họ đôi khi cũng chẳng muốn chọn bài mà theo họ nghĩ – là hách, là tự cao, là không kính lão đắc thọ.

Khó khăn phải được hiểu là — người đọc càng ngày càng ít tại hải ngoại. Những trẻ lớn lên tại hải ngoại, cho dù biết đọc tiếng Việt, vẫn ít khi cầm tờ báo lên để đọc. Còn những đọc giả lớn tuổi thì lần lượt đi qua bên kia thế giới. Cho nên người đọc và người viết tại hải ngoại lần lần sẽ nhỏ dần.

Khi mà hệ thống mạng (internet) trở thành thông dụng; khi mà có những mạng sẵn sàng cho bất cứ cá nhân nào thành lập một blog (tạm dịch là nơi giải bài) để gửi những suy tư của mình đến những người khác — thì người viết đã không còn phải phụ thuộc vào giới truyền thông tại nơi mình sinh sống, hoặc phụ thuộc vào nhà cầm quyền.  Người viết không còn bị giới hạn là phải viết trong khuôn khổ nào đó mà các ông chủ truyền thông đưa ra hoặc viết theo những điều nhà cầm quyền muốn nghe.

Những blog (nơi giải bày) lần lượt ra đời và tạo ra một cảnh chợ muôn màu muôn vẻ. Khi nói về chợ thì phải hiểu là có rất nhiều món hàng giống nhau và do nhiều người bán. Dĩ nhiên phẩm lượng của những món hàng này cũng khác nhau nhiều. Đi chợ mua một món hàng đắt tiền từ ông Tám chưa chắc là món hàng đó tốt so với món hàng của chị Năm bán giá rẻ hơn.

Chợ của những trang blog (nơi giải bày) hay những trang mạng (web) khác chợ thường là không cần phải mua. Và thường những đồ không mua đôi khi phẩm lượng không được tốt. Tốt ở đây phải hiểu là chất lượng. Có những trang mạng (web), và blog (nơi giải bày), những tin tức nói một chiều, nói một cách không biết ngượng. Chẳng hạn một trang mạng (web) cho rằng Hoa Kỳ, trong thời kỳ của Obama, ngày 11 tháng 9 (ngày mà lực lượng khủng bố tấn công Hoa Kỳ bằng bốn chiếc máy bay dân sự) chẳng có ai dám nói đến. Điều buồn cười là điều này hoàn toàn không đúng sự thật, thế mà người viết, vẫn cố gắng nói lên điều trái sự thật đó. Mục đích của người viết thuộc thể loại này, mục đích chính – có lẽ — chỉ để mình trút tất cả những bực tức cá nhân, chứ không phải tôn trọng độc giả. Bởi nếu tôn trọng độc giả, người viết cần phải có sự đạo đức của người cầm viết.

Người cầm viết cần phải viết sự thật nếu bài viết thuộc loại thông tin. Còn nếu bài viết thuộc thể loại lý luận thì phải có tính chất hệ thống (nhận định sự kiện và đưa ra cách giải quyết). Còn bài viết thuộc thể loại nghiên cứu thì dựa vào sự kiện thật đã xảy ra và từ đó đưa ra những ý kiến cá nhân với những lập luận vững chắc để chia sẻ với độc giả. Độc giả đồng ý hay không đồng  ý là quyền của độc giả. Nhưng ít nhất, người viết tôn trọng đôc giả qua những tài liệu và lý luận có hệ thống của chính mình. Điều đó gọi là đạo đức của người cầm bút.

Trở về câu hỏi chính của bài viết này — Viết Cho Ai Đọc?

Câu hỏi này xem ra không dễ trả lời và tùy theo quan niệm của người viết.  Có những bài viết dành cho đồng nghiệp của mình. Có những bài viết dành cho bạn của mình. Có những bài viết dành cho giới thường dân. Có những bài viết dành cho giới làm chính trị. Và có những bài viết dành cho độc giả ở tương lai, sau khi người viết bài nằm xuống.

Cách đây hơn mấy tháng, người viết bài này nói chuyện với một anh bạn mà đã hơn 20 năm chưa gặp mặt. Anh than phiền là bài viết của tụi mình chẳng ai đọc. Tuy rằng anh than phiền, nhưng anh vẫn viết bài. Có lẽ anh nghĩ rằng – những bài viết của anh, tuy không có giá trị cho độc giả hôm nay, nhưng có giá trị cho độc giả của tương lai. Cũng có thể anh nghĩ rằng, để cho đầu óc mình được tiếp tục minh mẫn, mình cần phải đọc và diễn đạt tư tưởng qua cây viết, một hình thức tìm niềm vui cho chính bản thân.

Nói đến đây, thì những người cầm bút cần phải đặt câu hỏi cho chính mình là viết gì và viết cho ai? Nếu những đề tài mang tính Con Người — Đất Nước, phải hiểu rằng độc giả không những của hôm nay mà là của ngày mai. Ngày mai đó có thể là ngày mà người viết đã nằm xuống hoặc ở một thế kỷ khác. Dĩ nhiên trong đề tài Con Người — Đất Nước luôn luôn là khô khan và chỉ thích hợp với một số ít độc giả hôm nay. Và không vì số ít độc giả đó, người viết không tiếp tục cầm bút;  trái lại, số độc giả của tương lai,  thế hệ có những suy nghĩ phải – trái;  đạo đức – phi đạo đức, biết đặt lợi ích của dân tộc — đất nước lên trên lợi ích của cá nhân là động cơ thúc đẩy người cầm viết tiếp tục đưa ra những trăn trở, những suy tư, và những đề nghị cho một Con Người — Đất Nước Việt Nam ở một thời gian sắp đến.

Có người nghĩ rằng công việc làm của những người cầm bút hôm nay, những người quan tâm đến Con Người — Đất Nước Việt Nam hôm nay và ngày mai, là công việc của dã tràng. Đối với người cầm bút, họ không nghĩ việc đang làm là việc dã tràng. Họ có thể không vẽ trọn bức tranh của một Việt Nam tương lai, nhưng họ tiếp tục vẽ bức tranh đang dang dỡ từ thế hệ trước đưa lại. Họ tiếp tục nhiệm vụ vẽ bức tranh Việt Nam tương lai — với hy vọng — thế hệ sau họ, khi có cơ hội nằm trong vị thế lãnh đạo, có đầy đủ tri thức, tâm thức về con người và xã hội để từ đó phục vụ xã hội và con người tốt hơn.

Trong tinh thần đó, những cá nhân viết cho trang mạng (web) Ngàn Lau này viết những đề tài cho hôm nay và ngày mai. Những đề tài có thể không thích hợp cho thời điểm hôm nay, nhưng sẽ thích hợp cho thời điểm tương lai. Những đề tài có thể là điều cấm kỵ của hôm nay, nhưng không phải là điều cấm kỵ của tương lai.

Tất cả những đề tài đang viết, sẽ viết là cung cấp cho độc giả hôm nay và ngày mai những món ăn tinh thần trong một cuộc sống có quá nhiều dối trá — cho dù sống ở bất cứ nơi đâu.  Hy vọng trang mạng (web) này sẽ mang lại một niềm tin, một sức sống ở tương lai cho một dân tộc vốn đã có quá nhiều đau khổ.

Vũ Hoàng Nguyên

New Orleans tháng 12 năm 2012.

Advertisements

Bahrain orders independent outlet Al-Wasat to cease publication

June 5, 2017 5:19 PM ET

New York, June 5, 2017–Bahraini authorities should revoke an order barring the independent news outlet Al-Wasat from publishing and stop harassing the newspaper and its journalists, the Committee to Protect Journalists said today. The Ministry of Information Affairs yesterday ordered Al-Wasat to cease publishing in print and online indefinitely, the outlet’s editor-in-chief Mansoor al-Jamri, told CPJ.

Al-Jamri said that an official from the ministry called an Al-Wasat employee to notify the outlet of the ban and did not offer any reason for the closure. An articleabout the ban by the official Bahrain News Agency refers to an editorial published in Al-Wasat yesterday that “included the defamation of a sisterly Arab country.” Al-Jamri told CPJ that the Bahrain News Agency article may be referring to an op-ed about protests in Morocco’s Rif region.

Al-Wasat has long been the scapegoat for a government fearful of allowing a free press,” said CPJ Deputy Executive Director Robert Mahoney. “This ban should be lifted immediately.”

Al-Jamri said that the outlet received a letter from the Bahraini authorities confirming that the newspaper was barred from publishing until further notice. The letter did not provide a reason for the ban. The lack of any recourse or communication channel with authorities has left the newspaper unsure of how to proceed, he added, saying that the lack of due process left them “in the dark.”

The Embassy of Bahrain in Washington, D.C. did not immediately respond to CPJ’s emailed request for comment.

Al-Wasat, which is Bahrain’s only independent publication, was ordered to suspend publication in January of this year, and has repeatedly been shut down in the past, CPJ has found. CPJ honored Al-Jamri with an International Press Freedom Award in 2011.

Last month, CPJ joined several news agencies and press freedom organizations in calling on King Hamad bin Isa al-Khalifa to allow journalists to operate freely in the country. The call is in response to Bahraini authorities denying entry to a German journalist involved in a documentary critical of the country’s human rights record and authorities questioning three Bahraini journalists, including an Al-Wasat staff writer, about social media posts and a protest.

Also last month, a Bahraini court convicted in absentia Nazeeha Saeed, a journalist for Monte Carlo Douliya and France24, of working without a license. Saeed, who lives in exile, told CPJ the court fined her 1,000 Bahraini dinars (US$2,650)

source : https://cpj.org/2017/06/bahrain-orders-independent-outlet-al-wasat-to-ceas.php

Phản pháo Comey, Trump tuyên bố sẵn sàng khai chứng hữu thệ

0

Tổng thống Donald Trump ngày 9/6 khẳng định không hề tìm cách ngăn trở cuộc điều tra của FBI đối với cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, tố cáo cựu Giám đốc FBI James Comey khai gian phản lại lời thề trước Quốc hội.

Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 8/6, ông Comey khai rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu ông ngưng điều tra ông Flynn và mối liên hệ giữa ông này với Nga.

Tổng thống Trump nói những lời khai chứng của ông Comey cũng giúp làm rõ là không hề có sự thông đồng nào giữa ông với Nga trong cáo giác Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016.

“Ông James Comey đã xác nhận phần lớn những gì tôi đã nói. Và có một vài điều ông ấy nói không đúng sự thật,” Tổng thống Trump tuyên bố tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc.

Khi một phóng viên hỏi ông Trump rằng ông ấy có yêu cầu ông Comey ngưng điều tra ông Flynn hay không, ông Trump khẳng định “Tôi không hề nói chuyện đó.”

Tuy nhiên, khi ký giả này tiếp tục hỏi “Vậy ông Comey đã khai gian chuyện này phải không?”, Tổng thống Trump đáp “Cái đó không phải tôi nói. Ý tôi là tôi không hề nói chuyện đó.”

Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng dù không có gì sai nếu như ông mở lời như thế, nhưng ông không hề phát ngôn như vậy.

Tại buổi điều trần hôm qua, cựu Giám đốc FBI nói Tổng thống Trump hồi tháng Giêng có yêu cầu ông cam kết trung thành với Tổng thống, một đề nghị bất thường khiến gây nghi ngại về tính độc lập của cơ quan FBI.

“Tôi sẽ không bảo tôi muốn anh thề trung thành. Ai mà làm thế?” Tổng thống Trump tuyên bố tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Romani hôm 9/6.

Khi được hỏi liệu ông có sẵn lòng có phản hồi hữu thệ với những gì ông Comey đã trình bày trước Quốc hội hay không, Tổng thống Trump nói ông sẵn sàng “100%.”

Ông Trump đồng ý ra khai chứng hữu thệ, như vậy những phát ngôn của ông lẫn của ông Comey sẽ trở thành cơ sở làm việc của các nhà điều tra liên bang.

Nếu điều tra cho thấy lời khai chứng của ông Trump hoặc những ghi chú của ông Comey về những gì đôi bên trao đổi không đúng sự thật thì một trong hai người có thể bị buộc tội khai gian với các nhà điều tra liên bang.

Hiến pháp Mỹ không nêu thẳng liệu một Tổng thống có thể bị truy tố hình sự hay không và đây cũng là đề tài gây tranh cãi pháp lý. Tổng thống có thể bị truy tố sau khi hết nhiệm kỳ.

Thống Đốc California ký thỏa thuận về khí hậu với Trung Quốc

Thống Đốc California ký thỏa thuận về khí hậu với Trung Quốc

By admin June 7, 2017 14:54

CALIFORNIA (AP) – Thống Đốc California Jerry Brown (Dân chủ) đã ký một thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc để giảm khí thải nhà kính vào hôm thứ Ba, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước về Khí Hậu Paris.

Thỏa thuận này, mặc dù không bắt buộc, nhưng nhằm mở rộng sự hợp tác giữa Trung Quốc và tiểu bang California về năng lượng tái tạo: giảm lượng khí thải từ các loại xe xuống mức thấp nhất, giảm thiểu tối đa lượng “carbon” ở các vùng đô thị. Văn phòng của ông Brown cho biết sẽ thành lập một nhóm gồm viên chức Trung Quốc và California để tìm ra phương cách làm việc chung trong vấn đề đầu tư vào các chương trình cắt giảm khí thải carbon.

Ông Brown đã ký hiệp định với ông Vạn Cương, Bộ Trưởng Khoa Học và Kỹ Thuật Trung Quốc, trước khi gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Vị Thống Đốc nói, “California là một trong những tiểu bang có nền kinh tế mạnh hàng đầu ởMỹ và chúng tôi cũng tiên phong trong các ngành thương mại Kỹ thuật làm sạch môi trường, như xe chạy bằng điện và bình điện, tuy nhiên chúng tôi không thể làm điều đó một mình. Chúng tôi cần có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, với các doanh nghiệp của họ, với các địa hạt, và các trường đại học của họ.”

Ông Brown đang trong chuyến công du một tuần đến Trung Quốc, nơi ông đã ký các thoảthuận tương tự với các nhà lãnh đạo từ các tỉnh Tứ Xuyên và Giang Tô. Thống Đốc Brown sẽ nhắm vào chủ đề của diễn đàn Làm Sạch Năng Lượng vào ngày thứ Tư tại Bắc Kinh, một cuộc họp của 170 các thành phố, tiểu bang và quốc gia đang làm việc để giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá hai độ Celsius.

Thống Đốc California Jerry Brown (trái) ký thoả thuận với Trung Quốc về cắt giảm khí thải. Photo Credit: AP

Perry, cựu thống đốc Texas, cũng tham dự cuộc họp ở Bắc Kinh cho biết vào hôm thứ Ba chính quyền của TT Trump sẽ theo đuổi một chiến lược “ Ưu tiên tất cả cho năng lượng,” theo Associated Press.

Ông Brown đã chỉ trích gay gắt quyết định của TT Trump về việc rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris. Thống Đốc Brown, Thống Đốc New York, Andrew Cuomo và Thống Đốc Washington, Jay Inslee đã thành lập Liên Minh Khí Hậu Hoa Kỳ để thúc đẩy các tiểu bang thi hành các mục tiêu của Hiệp định khí hậu Paris, ngay cả sau quyết định của Trump.

Hôm thứ Hai, ba đảng viên Dân chủ cho biết 9 tiểu bang khác và Puerto Rico đã tham gia cam kết của họ để duy trì thỏa thuận khí hậu Paris, gồm có: Connecticut, Delaware, Hawaii, Massachusetts, Minnesota, Oregon, Rhode Island, Vermont và Virginia.

Các tiểu bang đều đồng ý cắt giảm lượng khí thải “carbon” từ 26 đến 28 phần trăm dưới mức năm 2005, để đạt được các mục tiêu của Kế Hoạch Làm Sạch. Đây là điều lệ dưới thời cựu TT Obama mà nội các TT Trump đã thu hồi.

7 trong số 9 tiểu bang được lãnh đạo bởi các thống đốc thuộc đảng dân chủ. Vermont và Massachusetts do các đảng viên Cộng hòa chỉ đạo.

Thống Đốc Tiểu Bang Massachusetts, Charlie Baker, tuyên bố, “Chính quyền của chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với lưỡng đảng của các tiểu bang khác để bảo vệ môi trường trong sạch song song với sự phát triển kinh tế và mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ kế tiếp”.

Thống Đốc Vermont, Phil Scott cho biết: “Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong sạch có thể cùng đi với nhau và nếu quốc gia của chúng ta không sẵn lòng dẫn dắt trong khu vực này, các quốc gia khác đang chuẩn bị để bước lên và lãnh đạo.”

 

 

Ngọc Thạch (Theo AP)

Những Trăn Trở Của Con Người Việt Hôm Nay

1

Ghi Chú NL: Một lần nữa xin giới thiệu với các bạn bài viết của người phụ nữ Việt, sinh sống tại VN, nói lên những trăn trở mà biết chắc rằng, không phải chỉ duy nhất Võ Hồng Ly ưu tư mà là trăn trở của nhiều người Việt khác, sống trong nước hay sống ngoài nước. Tình người hôm nay xem ra không đáng quan tâm mà những vật chất thì đáng quan tâm hơn. Chính vì thế mà người ta sẵn sàng bán quê hương đất nước này để đạt được những vật chất đang có, sẽ có. Văn Hóa Việt đã bị phá sản thì cho dù có tưởng nhớ vua Hùng thì cũng chỉ là hình thức. Cái nội dung phải làm gì quan trọng hơn cái hình thức chọn một ngày nghỉ. Biết, Hiểu xem ra khó quá. Võ Hồng Ly cho rằng những người bạn đã từng thành công trong xã hội Việt đáng lẽ ra có đủ trí tuệ để đón nhận thông tin đa chiều nhưng khi họ đã bị cuốn vào trong cái cơ chế làm tiền thì họ chẳng còn là họ. Vậy thì cái Hiểu và Biết của họ chỉ là cái Hiểu và Biết phiến diện, không có chiều sâu, không nhìn vào tương lai mà chỉ nhìn vào hiện tại. Phải chăng đó là truyền thống Việt là Gần Mực Thì Đen Gần Đèn thì sáng? Không! Câu nói đó là sự ngụy biện cho những hành động không phải là Người. Tại sao phải chọn câu nói ngụy biện đó thay vì chọn câu Gần Bùn Mà Chẳng Hôi Tanh Mùi Bùn khi người ta diễn tả hoa sen? Mong rằng nhiều người thức tỉnh để dân tộc này được sống còn. Nếu không, 4 ngàn năm lịch sử dân tộc Hồng Bàng sẽ bị xóa sổ trong thế kỷ của hôm nay.

Một đêm trắng với biết bao trăn trở. Có quá nhiều chuyện đã diễn ra chỉ trong một ngày. Tình yêu đất nước, tình con người, tình đồng bào, tình làng nghĩa xóm… Ôi, những giá trị tốt đẹp ẩn chứa trong những tâm hồn thánh thiện vốn đã được hun đúc trong văn hóa, trong giáo dục nhân văn của một Việt Nam ngày xưa bây giờ đã đi đâu cả rồi?

Cuộc sống như con tạo xoay vần cứ kéo theo chúng ta hối hả với những vòng quay đầy vướng bận của cơm áo đời thường. Nhưng nếu chỉ là để có ăn và có mặc thôi thì chắc con người chúng ta cũng không đến mức phải bất hạnh như thế. Cuộc sống hiện đại đã làm cho chúng ta có thêm nhiều giấc mơ lớn và có thêm nhiều phương tiện để biến những giấc mơ lớn ấy thành hiện thực, chỉ cần chúng ta có niềm tin, nỗ lực và không lùi bước trước những thử thách gặp phải trên chặng hành trình. Vì mải mê đuổi theo những giấc mơ lớn ấy của riêng mình mà chúng ta vô tình quên đi những điều tưởng bình thường nhưng lại vô cùng cần thiết: tình con người và tình yêu quê hương đất nước.

Trong môi trường làm việc của mình, tôi thường có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều người có hoàn cảnh khác nhau, trình độ khác nhau và địa vị xã hội cũng rất khác nhau trong đó có rất nhiều người được coi là thành đạt khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ là những người nắm bắt xu hướng vận động và phát triển của thế giới. Kiến thức của họ vô cùng phong phú và rộng lớn. Họ đã từng khiến cho tôi tự hào khi có những tên tuổi đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và bắt đầu vươn ra tầm quốc tế. Những buổi nói chuyện với họ luôn luôn thú vị vì tôi học hỏi được nhiều điều từ họ. Nhưng sau mỗi buổi trao đổi như thế, tôi vẫn thấy có một cái gì đó thật thiếu và có thể cái thiếu này lại là mẫu số chung của phần lớn chúng ta trong xã hội này chứ không phải chỉ riêng mình họ. Dường như đồng tiền càng kiếm được dễ dàng thì tình con người cũng vì thế mà càng trở nên tuột dốc!

Đất nước ư? Chúng ta vẫn đang sinh sống ở Việt Nam đó thôi! Tình con người ư? Phù phiếm quá! Đói dài mắt ra thì lúc đó có lấy tình ra mà ăn được không? Họ nói đúng! Nhưng vấn đề tôi đặt ra ở đây không phải chỉ là sống, không phải chỉ là ăn, mà là ăn như thế nào và sống ra sao? Nếu sống chỉ là tồn tại, là ăn nhờ ở đậu, là ký sinh trùng ăn bám xã hội, thờ ơ trước những bất công của thời cuộc và lãnh đạm trước tình trạng bi thảm của đất nước, của dân tộc thì cái sống đó chỉ là sống thực vật, cái ăn đó chỉ là giúp cơ thể được tồn tại và sống sót chứ không phải là sống theo đúng nghĩa đầy đủ của nó nữa!

Hôm nay là ngày Giỗ Tổ Vua Hùng 10 tháng 3 âm lịch, ngày tưởng nhớ đến những vị Vua đã có công lập quốc xây dựng nên đất nước tươi đẹp của chúng ta. Dù rất mong muốn được đến dâng hương tưởng niệm để hướng về nguồn cội nhưng có lẽ cái tình con người đã xuống quá thấp, cái lợi ích cá nhân của một nhóm, một đảng phái đã che mờ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cả một dân tộc đáng lẽ ra cần phải thổi lửa, gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau. Họ đặt ra ngày này là ngày mà toàn dân Việt Nam được nghỉ lễ nhân dịp Giỗ Tổ Vua Hùng, nhưng có những con người đã không thể thực hiện được việc tưởng nhớ tri ân đó. Vậy ngày này thực sự là ngày gì? Đặt ra ngày quốc lễ này để làm gì khi một việc nhỏ bé nhất là đi dâng hương tri ân những vì tiền nhân lập quốc đều bị cấm cản bằng những thủ đoạn và hành vi trả đũa hèn hạ? Chắc họ sợ những tội ác của họ và sự phản bội lại tổ quốc của họ sẽ bị tiền nhân biết được và trừng phạt họ ư? Chắc là không đâu, bởi nếu biết sợ thì họ đã không làm! Có lẽ họ sợ quan thầy của họ thì đúng hơn! Công nhận các vị vua lập quốc ra nước Đại Việt có khác nào phủ nhận sự cai trị của các bậc quan thầy, phải không?

Nghĩ đến công lao lập quốc của tiền nhân mà nước mắt lại muốn tuôn rơi. Nếu họ có thực sự linh thiêng để có thể quay về nhìn lại thảm trạng của dân tộc chúng ta ngày hôm nay thì họ có còn phải xả thân quên mình để có được đất nước này nữa không? Nếu là những người dân lao động bình thường, tất bật tối mắt tối mũi để có được cơm ăn áo mặc và một chút dư dả phòng thân mà bỏ qua thời cuộc thì tôi còn có thể hiểu được. Nhưng có những con người tri thức có trình độ, có trí tuệ, họ có khả năng cập nhận những thông tin sắc bén từ bên kia địa cầu chỉ sau vài cú nhấp chuột thì họ không thể không biết về hiện trạng thực sự của đất nước chúng ta hôm nay ra sao! Càng tự hỏi thì lại càng đau đớn!

Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, trên cột đá thề đã được dựng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đã ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Đến khi nào những con người mang đại họa cho dân tộc Việt ngày hôm nay sẽ bị linh ứng bởi lời nguyền này của tiền nhân ? Đến khi nào công lý mới được thực thi trên quê hương ? Dù có vô thần thì cũng vẫn còn có thuyết nhân quả mà ai gieo gió ắt sẽ phải có ngày gặp bão! Nhất là khi biển đã chết và tình người thì đang chết…

Võ Hồng Ly

Ngày 6 tháng 4 năm 2017

Nguồn FB: https://www.facebook.com/hongly.vo.35/posts/10155181304889520

‘Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp hiện đang làm việc và nghiên cứu tại Singapore
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp hiện đang làm việc và nghiên cứu tại Singapore

Một học giả nói vai trò Tổng Bí thư Trọng ‘ngày càng được củng cố’ và có tình trạng ‘cạnh tranh nội bộ’.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với BBC về điều ông gọi là một số diễn biến mà chúng ta nên xem xét và lưu tâm trong tình hình chính trị Việt Nam hậu Đại hội Đảng 12.

Tiến sỹ Hiệp cho rằng vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được củng cố rất nhiều.

Các hãng tư vấn đánh giá vụ Đinh La Thăng

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘xem xét đề án SkyViet’

“Trong Đại hội thì vai trò đó còn chưa được rõ nét và còn bị thách thức. Tuy nhiên sau khi kết thúc Đại hội và ông Trọng tiếp tục cương vị tổng bí thư thì kể từ đó tới nay có những dấu hiệu cho thấy ông càng ngày càng củng cố vai trò của mình.”

“Chẳng hạn ông tham gia vào Đảng ủy Công an. Ngoài vai trò Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, ông tiến hành các chiến dịch chống tham nhũng.”

“Trong các hoạt động sắp tới chúng ta thấy có vẻ như xu hướng này nó sẽ tiếp diễn. Trước đây người ta cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ nghỉ ở giữa nhiệm kỳ và nhường ghế của mình cho một nhân vật khác.”

“Tuy nhiên cho tới nay tôi thấy rất ít khả năng là điều đó sẽ xảy ra và có nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại tới cuối nhiệm kỳ tức là tới 2021. Điều đấy rõ ràng cho thấy là vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng được củng cố và có nhà quan sát bình luận rằng ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư nhiều quyền lực nhất kể từ sau thời cố Tổng Bí thư Lê Duẩn chẳng hạn”.

Cải cách sau Đại hội 12

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp mô tả kể từ sau Đại hội Đảng 12 bộ máy của Việt Nam về mặt Đảng và chính quyền đã có một số cải cách để giúp nâng cao hiệu quả về mặt quản lý cũng như giúp thúc đẩy về mặt kinh tế.

“Phải kể tới vai trò của chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngGetty Images
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng khẳng định vai trò nổi bật

“Bản thân tôi cảm thấy tương đối ấn tượng với các biện pháp cải cách và các hành động thiết thực và cụ thể để thúc đẩy cải cách và phát triển trong nước.”

Nhà nghiên cứu và quan sát chính trị Việt Nam nói những biện pháp cải cách này đang giúp củng cố niềm tin của các nhà kinh doanh cũng như một số bộ phận người dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sóng ngầm

Tuy nhiên ông Lê Hồng Hiệp cho rằng bên cạnh những mặt mà ông gọi là tích cực đấy thì đã có dấu hiệu cho thấy là không gian chính trị trong nước ít nhiều có những cái mà ông gọi là “sóng ngầm” hay vẫn có tình trạng vẫn có những “cạnh tranh nội bộ”.

“Tôi nghĩ chuyện này cũng là bình thường nhưng chúng ta thấy rằng đằng sau chiến dịch chống tham nhũng cũng có ý kiến cho rằng nó cũng giúp các nhà lãnh đạo hiện tại loại bỏ một số đối thủ chính trị, đặc biệt là những nhân vật gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hạn.”

“Rồi cũng có việc các nhà hoạt động vì môi trường hay nhân quyền cũng gặp phải một số biện pháp kiểm soát khá mạnh tay của chính quyền thì đấy cũng là điểm chúng ta nên lưu ý.”

“Tức là song song những cải cách tích cực thì bản thân các nhà lãnh đạo Việt Nam họ cũng có thể tìm cách củng cố kiểm soát của Đảng Cộng sản mạnh tay hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới,” Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC.

Thanh tra “siêu dinh cơ” giám đốc Sở TN-MT Yên Bái

0

RFA

Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ra quyết định hôm 9/6 về việc thanh tra đất đai, việc cấp phép và xây dựng ‘siêu dinh cơ’ đối với gia đình bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái.

Báo trong nước cùng ngày loan tin cho biết các đối tượng bị thanh tra bao gồm UBND TP. Yên Bái, bà Hoàng Thị Huệ và các cơ quan liên quan. Thời gian thanh tra được nói là từ năm 2015 trở lại đây, thời hạn là 45 ngày và nội dung thanh tra không giới hạn trong quyết định.

Cũng theo quyết định, UBND tỉnh Yên Bái đề nghị các cơ quan báo chí không đưa tin về vụ việc trên trong thời gian này để việc thanh tra được hiệu quả, nói thêm rằng sẽ được công bố với báo chí khi có kết quả.

Xin được nhắc lại, mấy ngày nay dư luận xôn xao về quần thể biệt thự sang trọng trên khu đất rộng 13.000 m2 vốn là đất rừng và nuôi trồng thủy sản thuộc gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Yên Bái.

Trong một diễn biến khác có liên quan, đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Sơn ngày 9/6 đã yêu cầu Chính phủ giải trình vấn đề các lô đất được gọi là ‘vàng’ thế nhưng bị định giá thấp rồi sau đó bán ra với giá cao ngất ngưởng mà không rõ nguyên nhân.

Ngày 9 tháng 6 cũng là hạn chót 45 ngày điều tra vụ đất đai ở Đồng Tâm mà chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hứa với dân địa phương. Vụ việc được nhiều người biết đến khi dân làng Đồng Tâm bắt giữ cán bộ, cảnh sát cơ động và đến khi chủ tịch Nguyễn Đức Chung trực tiếp về làng đối thoại thì dân mới thả người bị giữ ra.

Đại biểu Quốc hội nêu 6 bất an của người dân

RFA

Thực trạng chạy chỗ sinh đẻ, chạy trường, chạy lớp, chạy chỗ, chạy chức, chạy án, và đặc biệt là chạy khỏi tổ quốc để đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân khi vi phạm pháp luật đang diễn ra gây quan ngại.

Quan ngại đó được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội, ông Đặng Thuần Phong nêu ra tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng ngày 9 tháng 6.

Vấn đề được nêu là một trong 6 bất an mà ông Đặng Thuần Phong cho biết người dân bức xúc và đề nghị QH, Chính phủ chú trọng thêm.

Một số ĐBQH khác bày tỏ đồng ý với báo cáo của Chính phủ về chỉ số phát triển khả quan và nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững như: Đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp, quy hoạch, phát triển nông sản thế mạnh, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, cả nước giải cứu nông sản…