Home Blog Page 1404

Lâm Trịnh Nguyệt Nga: ‘Tôi không phải bù nhìn của Bắc Kinh’

21 tháng 6 2017

Reuters

Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nghĩ bà ấy sẽ được lên thiên đường. “Vì tôi làm điều tốt,” bà nói.

Bà ấy nói với tôi bằng một vẻ mặt rất nghiêm túc.

Thực ra người có cả đời làm công chức 60 tuổi này rất nghiêm túc trong buổi phỏng vấn tại văn phòng trưởng đặc khu đắc cử, ngoài những điệu cười có phần gượng gạo, và cả cái liếc về phía cánh cửa và lời phàn nàn rằng những câu hỏi của tôi quá bất công.

Công bằng mà nói trong trường hợp bà Lâm, ít ra bà ấy vẫn lựa chọn đối mặt với những câu hỏi này, và thậm chí còn ngay cả trước khi nhậm chức. Người tiền nhiệm của bà, Lương Chấn Anh, đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn với BBC trong suốt 5 năm tại vị.

Bà Lâm là một tín đồ Công giáo La Mã. Có thể tinh thần trách nhiệm đã thôi thúc bà tranh cử vào vị lãnh đạo của Hồng Kông. Chắc chắn không phải là vì mong muốn được yêu mến.

Bà luôn kém hơn các đối thủ của mình trong các cuộc thăm dò ý kiến trong quá trình tranh cử, tránh né các cáo buộc rằng bà thiếu tiếp cận dân chúng.

Bà cuối cùng giành chiến thắng với chỉ 777 phiếu từ một ủy ban bầu cử toàn nhân vật thích kinh doanh và ủng hộ Bắc Kinh. Với chỉ 0.1% người dân thực sự bầu cho bà, tôi hỏi làm sao bà có thể lấy được sự tín nhiệm để lãnh đạo Hồng Kông.

“Tôi không nghĩ đó là chuyện về những con số. Vấn đề là về tính chính danh,” bà Lâm nói.

“Và cô cũng biết đấy, ủy ban bầu cử được thành lập từ các ủy ban cử tri đại diện cho mọi thành phần của xã hội Hồng Kông.”

Nhưng các ủy ban cử tri là một cái gai. Năm 2014, Hồng Kông xuất hiện hàng loạt các cuộc biểu tình dân chủ quy mô lớn vì người biểu tình muốn đòi quyền bầu cử cho lãnh đạo mà không cần ủy ban xét duyệt các ứng viên.

Phong trào Ô dù gần như làm Hồng Kông tê liệt trong gần ba tháng, nhưng vẫn không thể lay động Bắc Kinh. Bà Lâm, như những người tiền nhiệm trong 20 năm qua, cũng đang xoay xở với cáo buộc làm con rối cho Bắc Kinh.

“Để nói rằng tôi là một con rối, rằng tôi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này nhờ những thế lực ủng hộ Bắc Kinh, là phủ nhận những gì tôi đã cống hiến cho Hồng Kông hơn 36 năm qua cho người dân Hồng Kông.”

Reuters
Phong trào Ô dù năm 2014 đã khiến trái tim Hồng Kông gần như ngừng đập.

Nhưng sau hơn nửa tiếng đồng hồ với đặc khu trưởng đắc cử, tôi vẫn không thể không kết luận rằng mục đích của bà Lâm vẫn là làm sao để không làm Bắc Kinh phật lòng.

Vào 1/7, bà sẽ được tuyên thệ bởi Chủ tịch Tập Cận Bình và bắt đầu công cuộc phục vụ hai người chủ: người dân Hồng Kông và người dân Bắc Kinh.

Một số cho rằng việc hòa nhập hai người chủ trên không khả thi. Nhưng sau khi làm phó cho ông Lương Chấn Anh, bà Lâm ít nhất có kinh nghiệm trong chuyện nỗ lực. Còn về buổi phỏng vấn này, tôi rút ra rằng một trong những kỹ năng của bà là tránh né.

Thí dụ về những lời kêu gọi cho một nền độc lập, bà Lâm không cho rằng những lời kêu gọi đó được bảo hộ dưới quyền tự do ngôn luận của Hồng Kông.

“Chúng tôi sẽ thừa hành theo thượng tôn pháp luật.”

Còn hơn thế thì bà chưa chuẩn bị để cho biết thêm.

Thảo nào. Đây là một vấn đề gây bực mình. Kể từ sự thất bại của Phong trào Ô dù, một số người trẻ tuổi theo chủ nghĩa “địa phương” cho rằng nếu Trung Quốc không cho phép sự dân chủ, cách duy nhất để Hồng Kông đạt được nó là thông qua sự tự trị, tự quyết hoặc thậm chí độc lập.

Bắc Kinh không chấp nhận những điều này.

Ở một số nơi tại Trung Quốc, điều này thậm chí có thể dẫn đến lao tù. Và dù Hồng Kông được đảm bảo về sự tự trị và tự do ngôn luận, các quan chức cấp cao của Trung Quốc cho rằng lời kêu gọi độc lập là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.

Bà Lâm không muốn bị lôi kéo vào vấn đề này, chỉ nói rằng: “Tôi nghĩ Hồng Kông là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.”

“Bạn phải nhìn vào ‘một quốc gia, hai chế độ’ như một thực thể thống nhất. Tại sao phải có hai chế độ nếu không đặt vào bối cảnh của một quốc gia?”

EPA
Có nhiều cáo buộc bà Lâm giành chiến thắng nhờ hậu thuẫn của phe ủng hộ Trung Quốc

Bà Lâm đơn thuần đang thận trọng với một vấn đề nhạy cảm khác, về cáo buộc về việc bắt giữ các nhà xuất bản sách Hồng Kông tại đại lục vào cuối 2015. Về các mối quan tâm chung, bà Lâm nói rằng nhiệm vụ của bà là tạo cầu nối cho Hồng Kông và Bắc Kinh.

Nếu có những lo ngại về những bất ổn vượt tầm kiểm soát liên quan đến Hồng Kông, vốn có thể xảy ra dưới nền tự trị, khi đó người đứng đầu phải phản ánh được những quan điểm này và đại diện cho người dân.

Chính phủ Anh mô tả vụ việc nhà xuất bản sách là “một sự vi phạm nghiêm trọng” trong thỏa thuận hoàn trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng bà đã không muốn nói về việc này.

Liệu chúng ta có thể có được những thông tin và bằng chứng để khẳng định một cách không nghi ngờ rằng đã có một sự can thiệp, một động thái áp đặt luật pháp đại lục lên Hồng Kông?

Bà Lâm rất mất kiên nhẫn với những bức xúc về những mối đe dọa đến cuộc sống của Hồng Kông. Theo như thống đốc Anh cuối cùng của Hồng Kông, Lord Patten, Bắc Kinh đang thắt chặt Hồng Kông, nhưng trưởng đặc khu đắc cử nói rằng “một quốc gia, hai chế độ” đang “giàu mạnh chưa từng thấy”, và pháp quyền “tốt hơn trước 1997”.

Hai mươi năm sau khi tái thống nhất, hệ thống tư pháp vẫn đang vận hành độc lập.

Tuy có một vấn đề mà bà Lâm cho rằng vẫn chưa hoàn thiện.

“Tôi là một người rất trung thực và thẳng thắn, cho nên tôi sẽ thừa nhận là trong những năm gần đây, có tồn tại một khoảng cách. Một số người, nhất là những người trẻ, đang cảm thấy rằng họ không thể kết nối với chính quyền và với chính quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi cần phải gắn bó hơn với những người trẻ tuổi.”

Chỉ còn 10 ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc tuyên thệ bà Lâm vào chức trưởng đặc khu Hồng Kông, với các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra, bà ấy rồi sẽ nhận ra khoảng cách đó lớn đến đâu.

CIVICUS: Không gian dân sự Việt Nam thuộc nhóm tệ nhất thế giới

CIVICUS Monitor điểm danh Việt Nam trong số 20 quốc gia có không gian dân sự tệ nhất thế giới cùng với Bắc Triều Tiên, Lào, Iran và Cuba.

Danh sách này gồm 10 quốc gia ở Châu Á như Lào, Triều Tiên, Iran, Syria, Ả rập Saudi, Uzberkistan; Cuba ở châu Mỹ và nhiều quốc gia châu Phi.Trong báo cáo đầu tiên đưa ra vào ngày 4/4 vừa qua, Mạng lưới nhân quyền quốc tế CIVICUS đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 quốc gia có không gian dân sự kém nhất thế giới: “đóng kín”.

CIVICUS nhận xét chung về không gian dân sự của Việt Nam: “Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ và hạn chế nghiêm trọng các quyền con người cơ bản. Nhà nước dùng những rào cản pháp lý và quyền lực của mình để cản trở, kiểm soát gắt gao các hội, nhóm độc lập. Việc hội họp liên quan đến các vấn đề nhạy cảm bị cấm, phải xin phép trước hoặc bị sách nhiễu, người tổ chức và người tham gia bị giam giữ”.

CIVICUS là một liên minh thúc đẩy sự tham gia của công dân và xã hội dân sự trên toàn cầu trong hơn 20 năm qua. CIVICUS Mornitor là một nghiên cứu của tổ chức này cùng với các thành viên và đối tác. Nghiên cứu này tạo ra một nền tảng web để liên tục cập nhật và phân tích thông tin về không gian của xã hội dân sự ở các nước.

Báo cáo trên đây dựa trên những dữ liệu được thu thập từ tháng 06/2016 đến 03/2017. Dữ liệu này sẽ được cập nhật và phân tích hàng tuần. Các nhà hoạt động nhân quyền và các cá nhân có thể gửi thông tin qua website.

CIVICUS nhận xét về không gian dân sự Việt Nam

Đánh giá của CIVICUS dựa trên mức độ bảo vệ 3 quyền tự do dân sự cơ bản ở mỗi nước, bao gồm: tự do hiệp hội, tự do hội họp ôn hòa và tự do biểu đạt. Theo đó, từng nước được xếp vào 1 trong 5 nhóm: đóng kín (closed); bị đàn áp (repressed); bị cản trở (obstructed); bị thu hẹp (narrowed); và cởi mở (open).

Các quyền tự do hiệp hội bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam. Các tổ chức không thuộc Mặt trận Tổ quốc đều bị cấm, mặc dù có một số nhóm độc lập vẫn được chấp nhận. Các nhóm xã hội dân sự vấp phải những rào cản về thủ tục đăng ký phức tạp và bị hạn chế nhận tài trợ nước ngoài.

Chính phủ can thiệp quá sâu vào chức năng và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Ví dụ, quyết định 97 của Thủ tướng Chính phủ cấm các tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động liên quan đến chính sách kinh tế, chính sách công, chủ trương đường lối của Đảng và các vấn đề nhạy cảm.

Mặc dù quyền tự do hội họp được Hiến pháp bảo vệ, thực tế các quyền này lại bị giới hạn bởi các quy định pháp luật. Chính quyền luôn từ chối cấp phép hội họp cho những chủ đề nhạy cảm như tôn giáo hay chỉ trích hệ thống chính trị.

Chính quyền theo dõi chặt chẽ các cuộc tụ họp và biểu tình, người tham gia bị quấy nhiễu, hăm dọa và giam giữ. Tháng 5/2016, chính quyền Việt Nam bắt bớ, giam giữ và dùng vũ lực quá mức để trấn áp các cuộc biểu tình cá chết ở miền Trung.

Việt Nam không chấp nhận báo chí tư nhân. Chính phủ và đảng Cộng sản kiểm soát quá mức đối với báo in, phát thanh, truyền hình và Internet. Luật Báo chí năm 1999 quy định tất cả các phương tiện truyền thông là “cơ quan phát ngôn của Đảng”. Chính quyền đưa ra các chỉ thị cấm đưa tin về những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động, các phe phái trong đảng Cộng sản và các vấn đề nhân quyền.

Những người bất đồng chính kiến thường bị giám sát, hạn chế đi lại, bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện, thậm chí bị đánh.

Chính quyền sử dụng nhưng điều luật mơ hồ để cầm tù các nhà hoạt động ôn hòa. Nổi bật là các điều luật về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân” và “tuyên truyền chống nhà nước” (Bộ luật Hình sự 1999).

Tháng 10/2013, nhà nước đã kiểm duyệt mạng xã hội mà mục tiêu là các blogger. Ít nhất 6 người đã phải ngồi tù năm 2015.

Việt Nam và Lào kém nhất ASEAN

Không gian xã hội dân sự tại các nước ASEAN đều từ mức “bị cản trở” trở xuống. Nhóm quốc gia “bị cản trở” bao gồm: Vương quốc Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

CIVICUS đánh giá Singapore không cởi mở đối với xã hội dân sự, các hoạt động ở nước này này bị hạn chế và kìm kẹp. Phát triển kinh tế là trên hết. Đảng cầm quyền (đảng Hành động Nhân dân của Lý Hiển Long) gắn bó chặt chẽ với nhà nước. Những người bất đồng chính kiến với chính quyền ít có được kết cục tốt đẹp.

Không gian dân sự bị đàn áp ở Campuchia, Myanmar và Thái Lan.

CIVICUS đưa Myanmar vào nhóm 5 quốc gia bị giám sát (watch list), cùng với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Cameroon, và Macedonia. Do không gian dân sự ở các quốc gia này bị đe dọa và sụt giảm nhanh thời gian gần đây, CIVICUS sẽ quan sát và cập nhật thông tin liên tục ở các quốc gia này.

CIVICUS nói rằng những tháng gần đây quyền tự do ngôn luận ở Myanmar đã suy giảm. Các nhà báo hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Chính quyền đã cấm các nhà báo đi đến bang Rakhine để thu thập bằng chứng phân biệt đối xử đối với với hơn một triệu người Hồi giáo Rohingya và các nhóm thiểu số khác.

Việt Nam và Lào là hai nước đứng cuối khu vực ASEAN.

Tại Lào, hiếm có các cuộc biểu tình. Các nhà hoạt động phải chấp nhận nguy hiểm khi đấu tranh bảo vệ nhân quyền hay chống tham nhũng. Một số nhà hoạt động bị giam giữ, cưỡng bức đến mất tích hơn 10 năm qua. Truyền thông bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhà nước đã ra một luật mới để trừng phạt những người đăng thông tin “gây tổn hại đến nhà nước”.

Các tiêu chí xếp loại không gian dân sự của CIVICUSKhông gian dân sự bị đóng kín hoàn toàn trên luật pháp và thực tế. Không khí sợ hãi và bạo lực chiếm ưu thế, những người thực hành các quyền tự do hiệp hội, hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận bị giết, bị đánh nặng nề mà không hề được bảo vệ, hay không đòi được công lý. Bất kỳ ai chỉ trích chính quyền nào đều bị trừng phạt và không có tự do báo chí. Internet bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhiều trang web bị chặn.

Không gian dân sự bị hạn chế nghiêm trọng. Những ai chỉ trích chính quyền có thể bị theo dõi, quấy rối, đe dọa, bỏ tù, bị đánh, thậm chí bị giết. Mặc dù có tồn tại các tổ chức xã hội dân sự nhưng công việc liên quan đến vận động (advocacy) thường bị hạn chế. Chính quyền từ chối đăng ký hoặc đóng cửa những tổ chức này. Những người tổ chức hoặc tham gia biểu tình ôn hòa có thể bị chính quyền tấn công, bị bắt và giam giữ hàng loạt. Các phương tiện truyền thông chỉ phản ánh ý kiến của nhà nước, bất kỳ tiếng nói độc lập nào cũng bị trừng phạt. Các trang web và mạng xã hội bị chặn, những chiến dịch dân sự trên Internet bị giám sát chặt chẽ.

Những nhà lập pháp ở các quốc gia này ban hành những quy định hạn chế về các quyền con người. Chính quyền làm suy yếu các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm giám sát bất hợp pháp, quấy rối hành chính và hạ thấp uy tín. Công dân có thể tổ chức và hội họp ôn hòa, đôi khi bị chính quyền sử dụng bạo lực quá mức như đạn cao su, hơi cay. Có không gian cho truyền thông ngoài nhà nước nhưng các nhà báo vẫn có thể bị tấn công và bị cáo buộc tội phỉ báng. Điều này khuyến khích sự kiểm duyệt.

Nhà nước ở những quốc gia này cho phép các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự thực hành các quyền tự do hiệp hội, hội họp ôn hòa và tự do biểu đạt, nhưng các quyền này cũng bị vi phạm. Ai cũng có thể thành lập các hội nhóm nhưng lại bị cản trở bằng cách sách nhiễu, bắt giữ hay hành hung bởi những người có quyền lực. Có thể biểu tình một cách ôn hòa, đôi khi chính quyền sẽ từ chối cấp phép do lo ngại về an ninh hoặc sẽ sử dụng vũ lực để chống lại người biểu tình ôn hòa như hơi cay, đạn cao su. Truyền thông được độc lập để phổ biến thông tin, mặc dù nhà nước có thể kiểm soát bằng những quy định nghiêm ngặt hoặc gây áp lực đối với chủ sở hữu.

Nhà nước cho phép và bảo vệ không gian dân sự cho tất cả mọi người. Công dân được tự do thành lập các hội, nhóm; biểu tình ở nơi công cộng; tiếp nhận và truyền đạt thông tin mà không có bất kỳ hạn chế nào trên luật pháp và thực tế. Chính quyền chấp nhận các chỉ trích từ các nhóm xã hội dân sự và xây dựng không gian đối thoại cởi mở với công chúng. Nguyên tắc là cảnh sát sẽ bảo vệ những người biểu tình và bảo vệ các quyền tự do theo chuẩn mực quốc tế. Truyền thông được tự do, không có kiểm duyệt và công dân có thể tiếp cận thông tin từ chính phủ rất dễ dàng.

Tài liệu tham khảo:

TRACKING CIVIC SPACE – CIVICUS Monitor
CIVICUS Monitor releases first-ever dataset on shrinking civic space worldwide – DefendDefenders

Bình luận

Freedom House: Xếp thứ 177/198, Việt Nam vẫn hơn Lào về tự do báo chí

Luật Khoa Tạp Chí

Báo cáo Tự do báo chí (Freedom of the Press) năm 2017 của tổ chức Freedom Houseđã liệt Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do báo chí, xếp thứ 177 trên thế giới và là một trong 5 nước có tự do báo chí tệ nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo này đánh giá mức độ cản trở báo chí của 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, dựa trên 3 yếu tố cản trở tự do báo chí: các quy định pháp lý; tác động của chính trị và môi trường kinh tế.

Điểm số của mỗi nước dao động từ 0 đến 100 điểm, điểm số càng cao thì mức độ cản trở tự do báo chí càng lớn. Các nước được xếp vào ba nhóm: tự do (từ 0 đến 30 điểm), tự do một phần (từ 31 đến 60 điểm) và không tự do (từ 61 đến 100 điểm).

Việt Nam đạt 84 điểm, được xếp vào nhóm nước không có tự do báo chí.

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 37 trên 40 nước, rơi vào nhóm 5 nước có tự do báo chí kém nhất cùng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Bên cạnh đó, Freedom House cũng liệt Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do (not free) trong hai báo cáo về Tự do mạng (Freedom on the Net) năm 2016 và Tự do trên thế giới (Freedom in the world) năm 2017.

Tự do báo chí Việt Nam tệ nhất châu Á

Freedom House bắt đầu đánh giá tự do báo chí từ năm 1980. Kể từ đó đến nay, chưa có năm nào báo chí Việt Nam được đánh giá là tự do hay tự do một phần.

Qua 37 năm, tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng đi xuống. Năm 1993, Việt Nam đạt 71 điểm, sau đó giảm dần trong khoảng thời gian 1994 – 1995, còn 68 điểm, sau đó mức độ cản trở báo chí bắt đầu tăng dần đều dao động từ 80 đến 86 điểm.

Trong khi đó, báo chí ở một số quốc gia ASEAN ngày càng tự do hơn. Từ năm 1995 – 2016, Indonesia giảm mức độ cản trở tự do báo chí từ 74 xuống còn 49 điểm, Myanmar giảm từ 99 xuống còn 73 điểm, Philippines giảm từ 46 xuống còn 44 điểm.

Thời kỳ báo chí Việt Nam ít bị cản trở nhất là 1994 – 1995, đạt 68 điểm, tức là còn tự do hơn Indonesia (74 điểm) và Myanmar (99 điểm).

Nhưng kể từ đó, tình hình tự do báo chí của Việt Nam ngày càng tệ đi. Đỉnh điểm là thời kỳ 2014 – 2015 với 86 điểm.

Biểu đồ dưới đây so sánh mức độ tự do báo chí ở Lào, Myanmar và Việt Nam từ 1994 – 2016, theo số liệu của Freedom House. Lào và Việt Nam liên tục đi xuống trong nhiều năm. Tuy nhiên, từ năm 1994 – 2002, đường đồ thị của Lào gần như song song và cao hơn hẳn so với Việt Nam.

Myanmar kém rất xa so với Lào và Việt Nam trong khoảng 1994-2010. Sau đó, nước này đã tiến hành nhiều cải cách và thúc đẩy tự do báo chí.

Chính trị là rào cản lớn nhất của tự do báo chí ở Việt Nam

Theo báo cáo này, Lào và Việt Nam là hai quốc gia bị môi trường chính trị cản trở nhiều nhất trong khu vực ASEAN, cũng là hai nước độc đảng duy nhất ở khu vực này.

Mức độ chính trị ảnh hưởng đến tự do báo chí ở Lào và Việt Nam lần lượt là 34 và 33 điểm trên 40, điểm tối đa của tiêu chí này.

Tiêu chí này đánh giá mức độ tác động của chính trị đến nội dung của báo chí, bao gồm: sự độc lập trong biên tập nội dung, tiếp cận thông tin và nguồn tin, bị kiểm duyệt và tự kiểm duyệt, sự sôi động của các phương tiện truyền thông và đa dạng tin tức, khả năng tự do tác nghiệp của phóng viên quốc tế và địa phương, khả năng phóng viên bị trả thù như bị bắt cóc, đánh đập và đe dọa.

Trong báo cáo Tự do báo chí 2016, Freedom House nhận xét đảng Cộng sản Việt Nam vẫn xem báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng và chính sách của nhà nước. Chính quyền thường can thiệp trực tiếp hoặc kiểm duyệt nội dung.

Những chủ đề liên quan đến kêu gọi về cải cách dân chủ, tôn giáo, tố cáo tham nhũng, chiếm dụng đất đai hay chỉ trích mối quan hệ với Trung Quốc bị chính quyền kiểm duyệt và trừng phạt nhiều nhất. Các nhà báo được phép tố cáo về tham nhũng nếu nó phục vụ lợi ích của đảng, những chỉ trích công khai về nhà nước đều bị cấm.

Để tránh bị sa thải hay gặp các rắc rối pháp lý, rất nhiều nhà báo Việt Nam đã phải tự kiểm duyệt nội dung của chính mình. Các chương trình nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt để Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép trước khi phát sóng.

Cảnh sát thường sử dụng bạo lực, đột nhập, hăm dọa nhà và văn phòng của phóng viên để cấm viết về những chủ đề nhạy cảm.

Việt Nam và Lào là hai nước cản trở tự do báo chí nhiều nhất ở khối ASEAN.

Việt Nam “thành thạo” về sử dụng pháp luật để cản trở tự do báo chí

Việt Nam là một trong 8 nước “thành thạo” nhất thế giới về việc dùng pháp luật để cản trở tự do báo chí, đạt 30 trên 30 điểm, điểm tối đa của tiêu chí này. Các nước này bao gồm: Trung Quốc, bán đảo Crimea, Eritrea, Iran, Triều Tiên, Turkmenistan và Uzbekistan.

Tiêu chí này đánh giá mức độ mà các điều luật và quy định pháp lý ảnh hưởng đến nội dung báo chí và mức độ mà chính quyền sử dụng chúng để cản trở tự do báo chí.

Freedom House đã dẫn ra hàng loạt các quy định mà chính quyền Việt Nam ban hành để hạn chế tự do báo chí.

Chính quyền thường xuyên sử dụng các điều luật trong Bộ luật Hình sự (BLHS) để cản trở tự do báo chí: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (điều 79), tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88) và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ nhằm xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân (điều 258)

Tháng 3/2015, Tổng biên tập báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa bị cách chức và khởi tố hình sự theo điều 258. Do trước đó báo Người cao tuổi đã tiết lộ bí mật nhà nước về hồ sơ kê khai tài sản cá nhân của Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh, làm ảnh hưởng đến uy tín của một số cá nhân, tổ chức.

Người dùng mạng xã hội bị cấm chia sẻ các bài viết nhằm mục đích chống phá nhà nước, gây hại an ninh trật tự, an ninh quốc gia theo Nghị định 72/2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Luật Khoa Tạp Chí

Tài liệu tham khảo

Lính Bỉ bắn chết nghi phạm khủng bố

0

Nghi phạm được cho là kích hoạt một thiết bị để gây sự chú ý của binh lính đang có mặt tại nhà ga.AFP
Nghi phạm được cho là kích hoạt một thiết bị để gây sự chú ý của binh lính đang có mặt tại nhà ga.

Binh lính Bỉ đã bắn chết một người đàn ông tình nghi đánh bom liều chết tại Nhà ga Trung tâm Brussels.

Bỉ bắt năm người sau vụ cháy nổ

Bỉ bắt hai đối tượng ‘chuẩn bị tấn công’

Bỉ truy tố ba nghi phạm khủng bố

Người này bị bắn sau khi dường như đã gây nổ nhẹ nhưng không ai hề hấn gì.

Giới công tố nói nghi phạm này đã chết và họ đang điều tra vụ việc theo hướng đây là một vụ tấn công khủng bố.

Vào tháng Ba 2016, 32 người chết trong các vụ tấn công tại Brussels. Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công này.

Báo La Libre Belgique dẫn lời giới công tố nói người đàn ông bị bắn đeo một ba lô và quấn băng cài bom vào người.

Người này kích hoạt một thiết bị để gây sự chú ý của binh lính đang có mặt tại nhà ga, báo này nói.

Ảnh chụp trong nhà ga cho thấy có đám cháy.REUTERS/REMY BONNAFFE
Ảnh chụp trong nhà ga cho thấy có đám cháy.
Lính đã phong tỏa khu vực nhà ga.Getty Images
Lính đã phong tỏa khu vực nhà ga.

Vì sao thủ đô nước Bỉ bị tấn công-

Quốc tang 3 ngày tại Bỉ

Mỹ buộc tội nghi can Nigeria trong đường dây lừa qua email

0
TTO – Công tố viên Mỹ cho biết một người Nigeria 29 tuổi đã nhận tội tham gia lừa đảo qua thư điện tử để thu về hàng triệu USD.

Quyền công tố viên Mỹ Joon Kim cho biết thẩm phán quận Manhattan Paul Crotty đã buộc bị cáo người Nigeria David Chukwuneke Adindu hai tội danh về âm mưu lừa đảo.

Công tố viên cho biết Adindu đã tham gia vào đường dây lừa đảo, tạo nhiều email giả gởi cho các cấp điều hành hoặc nhà cung cấp của các công ty, để họ chỉ đạo nhân viên tiến hành các vụ chuyển khoản ngân hàng lớn.

Bị cáo Adindu, bị bắt tại sân bay Houston hồi năm ngoái, sẽ bị tuyên án vào ngày 26-9 tới. Với 2 tội danh trên, y có thể đối mặt với bản án tối đa là 20 năm tù giam.

Adindu đã tham gia cùng những người khác trong đường dây tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) và Lagos (Nigeria) để thực hiện các âm mưu lừa đảo nhắm vào giới kinh doanh trong giai đoạn từ 2014 đến 2016.

Trong số các mục tiêu của kẻ lừa đảo này có một công ty đầu tư ở New York. Nhân viên công ty này được chỉ đạo phải chuyển 25.200 USD cho một công ty cố vấn đầu tư giả mạo hồi tháng 6-2015.

Sau đó nhân viên này nhận ra email không có thực nên đã trình báo và không chuyển khoản ngân hàng lần thứ hai theo yêu cầu của kẻ lừa đảo. Lần này khoản tiền lên đến 75.100 USD.

ANH THƯ

Tuổi trẻ

Đất Quốc phòng và các nhóm địa-tặc quân sự

Vấn đề đất đai đang là một vấn đề căng thẳng gay cấn trong xã hội khi quyền sở hữu cá nhân phổ biến và tồn tại từ ngàn xưa bị xóa bỏ để thay bằng chính sách “đất đai ruộng đất là thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước thay mặt thống nhất quản lý”, một chính sách do Ðảng Cộng sản cưỡng ép nhân dân phải chịu đựng. Biết bao nhiêu đảng viên có chức có quyền đã qua đó cướp đất của nhân dân một cách trắng trợn với những cuộc cưỡng chế tàn bạo, tạo nên hàng chục vạn, hàng triệu dân oan khắp cả nước.

Sau chiến tranh kéo dài chấm dứt gần 40 năm nay, xuất hiện một cuộc cướp đất không kém phần bạo ngược nhưng chưa được phát hiện một cách rõ ràng. Đó là một cuộc chiếm đoạt đất đai quy mô rộng khắp bởi những “nhóm lợi ích quân sự” chia chác nhau vô vàn đất đai vốn được quy định là đất Quốc phòng thời chiến tranh.

Đất Quốc phòng bao gồm các diện tích đất đai của đất nước dành cho các nhu cầu của quốc phòng, của quân đội. Đó là các mảnh đất lớn nhỏ dành để xây dựng doanh trại, bài tập quân sự, trường tập bắn, cơ sở hậu cần, nhà máy của quân đội, các học viện, trường quân sự, các bệnh viện, cơ sở y tế quân y, sân bay lớn, nhỏ của không quân, bến cảng của hải quân, các trận địa, ụ súng pháo phòng không, tên lửa rải rộng khắp của binh chủng phòng không.

Từ năm 1962 chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc, nhiều sân bay như Nội Bài, Kép, Hòa Lạc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An được mở rộng, nhiều sân bay nhỏ cho thực thăng được xây dựng thêm. Sân bay Miếu Môn thuộc huyện Mỹ Đức là sân bay nhỏ gần Chợ Bến được tạo nên lúc ấy. Riêng về các ụ tên lửa được nhân lên gấp 4 lần, mỗi ụ rộng bàng nửa sân vận động, gồm có ụ tên lửa, vị trí xe chỉ huy, nơi lắp ráp tên lửa, dàn radar, kho đạn, nhà tạm hay lều cho pháo thủ, sở chỉ huy, nhà nghỉ cho chuyên gia Nga, nhà cấp cứu… Tôi đã sống hàng tháng tại các sân bay và trận địa như thế để theo dõi các cuộc chiến đấu, từ năm 1962 đến năm 1973.

Từ sau 1975 dần dần các mảnh đất quân sự được quy họach trong chiến tranh được trả về cho các địa phương. Đây là dịp để các vị tướng tá địa phương tìm cách xin xỏ, tư túi với nhau để biến công thành tư, chiếm nhiều diện tích lớn nhỏ, từ vài hécta đến vài chục hécta hay hơn nữa. Lúc ấy nhận thức phổ biến trong quân đội và trong xã hội cho đó là đất của chung, vô chủ, chủ cũ thời xưa không còn, theo chính sách “đất đai, ruộng dồng là thuộc sở hữu toàn dân”, nghĩa là không của ai cả, tha hồ chia nhau. Thêm nữa; tinh thần công thần thời chiến nổi lên, nhất là các vị tướng tá đã đến tuổi hưu. Họ nghĩ rằng cả đời hy sinh cống hiến, nay được hưởng chút ít cũng là chuyện bình thường. Tổng cục Chính trị, trong đó có Cục Chính sách, Cục Cán bộ cũng chung ý nghĩ như thế.

Tôi biết khá rõ tại Quân Khu IX ở Cần Thơ, Quân Khu VII ở Sài Gòn có chánh sách rộng rãi nhất. Anh Hai A, anh Ba B, anh Tư C vốn là Tư lệnh , Chính ủy, Tham mưu trưởng Quân khu về hưu đều được biếu tặng vài chục hécta đất quốc phòng để xây nhà, làm vườn trồng dừa, xoài, bưởi, nhãn, sầu riêng, rau… để an dưỡng tuổi già. Theo gương Quân khu, các Bộ chỉ huy các tỉnh đội phụ trách các đơn vị địa phương, trong đó có nhiều ụ súng phòng không cũng thực hiện những kiểu như chia quả thực thời cải cách Ruộng đất. Tôi có những bạn cũ cấp đại tá về hưu tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thanh Hóa có nhà mới xây, có vườn khá rộng theo chính sách chia sẻ đất Quốc phòng như thế.

Gần đây vấn đề xử dụng tùy tiện đất Quốc phòng nổi lên qua sự kiện Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel vốn nổi tiếng về làm ăn bất chính và tham nhũng, lấn át các Cục Bưu điện và Cục Viễn thông của Nhà nước, đòi độc chiếm đất quân sự của sân bay dã chiến Miếu Môn / huyện Mỹ Đức, đã đóng cửa bỏ hoang từ lâu mà không trả lại cho địa phương theo quy định, tiêu biểu cho sự lộng hành của “nhóm lợi ích tư bản đỏ quân sự”.

Nghiêm trọng hơn nữa là mấy tháng nay vấn đề độc chiếm diện tích của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nổi lên dữ dội trong dư luận xã hội cả nước. Đó là sau năm 1975, các đơn vị mang danh Quân đội Nhân dân vào chiếm lĩnh sân bay này và tự cho mình quyền xử dụng không coi gì kỷ luật và luật pháp quốc gia. Họ ngang nhiên tự cắt hẳn một diện tích 157 hécta để làm sân golf, xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, sân bóng đá để kiếm lợi. Sân bay do đó bị chia cắt, không thể mở rộng kéo dài đường băng cũ, bị nghẽn tắc cả trên trời và dưới đất. Dư luận cực kỳ phẫn nộ khi được biết đại tướng Phùng Quang Thanh và con trai là đại tá Phùng Quang Hải đỡ đầu cho kế hoạch cướp đất – địa tặc này. Nhiều bloger tự do thuộc Cục Hàng không tố cáo nhà tỷ phú Dương Công Minh – trùm bất động sản giàu nhất phía Nam, đã mua đứt các quan chức trong Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân khu VII trong ý đồ chiếm lĩnh đất quý vùng Tân Sơn Nhất. Dương Công Minh là Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đòan Hin Lam có quan hệ chặt chẽ ăn chia với Phùng Quang Hải.

Nay Phùng Quang Thanh mất chức Bộ trưởng Quốc phòng, ra khỏi Bộ Chính trị, Phùng Quang Hải cũng thất thế theo, Dương Công Minh và em ruột là Dương Công Tòan vẫn ngang nhiên tung hòanh. Anh ta còn nhìn xa, mặc cả với lãnh đạo Cục Hàng không là Tập đoàn chỉ tạm giao lại 21 hécta đất quân sự cho sân bay nhằm mở rộng đường băng, nhưng khi sân bay lớn Long Thành xây dựng xong (vào khoảng năm 2025), khi Tân Sơn Nhất thu hẹp thành sân bay nội địa, sân bay phải “trả lại” cho Tập đoàn Him Lam 800 hécta vốn là đất quốc phòng. Chính nguyên Cục trưởng Hàng không Phan Tương phàn nàn công khai do lũng đọan của Tập dòan bất động sản Him Lam mà sân bay Tân Sơn Nhất không xây dựng nổi hệ thống thoát nước đàng hoàng, cứ mưa là sân bay bị ngập lụt, nước ứ đọng kéo dài.

Trong phiên họp Quốc hội chiều 1/6, đại biểu Nguyễn Phước Lộc và Phan Nguyễn Như Khuê của Sài Gòn đã đặt vấn đề về bế tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất do sân golf, khách sạn, nhà hàng của các nhóm lợi ích một mực độc chiếm một diện tích lớn để trục lợi gây nên ùn tắc giao thông kéo dài, uy hiếp an ninh trên không cũng như trên bộ, cần giải quyết gấp. Không một đại diện chính quyền nào trả lời cho vấn nạn này.

Thêm một quốc nạn của đất nước thời suy thoái. Đó là nạn chiếm đất của những nhóm lợi ích quân sự kiêu binh và quân phiệt. Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải đều bất lực, im lìm, không động đậy.

Mong rằng các tổ chức xã hội dân sự ra công điều tra và phơi bày sự thật đen tối trong quốc nạn này để toàn dân ta lên tiếng bảo vệ mọi tài nguyên thiêng liêng của đất nước, vì cuộc sống an bình hạnh phúc lâu bền của toàn dân.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Trung thành’ có ‘tiêu chuẩn kép’

Trân Văn

Chuyện ông Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ, gợi ý để ông James Comey, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) hứa trung thành, đang làm chính trường Hoa Kỳ chao đảo.

Sở dĩ gợi ý của ông Trump với ông Comey gây sốc vì chẳng riêng với Hoa Kỳ mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ có thể trung thành với Hiến pháp. Nếu ông Comey cam kết trung thành với cá nhân ông Trump, rộng hơn là với Đảng Cộng hòa, FBI sẽ “chệch hướng”, các giá trị phổ quát ở Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa, lợi ích hợp pháp và các quyền chính đáng của dân chúng Hoa Kỳ có thể bị tổn thương.

***

Trong vài ngày vừa qua, gần như tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đều bám rất sát, tường thuật cặn kẽ, gần như ngay lập tức những diễn biến mới xoay quanh sự kiện ông Comey, nay là cựu Giám đốc FBI, điều trần trước Ủy ban tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ.

Độc đáo nhất có lẽ là tờ Sài Gòn Giải phóng – cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM. Theo tường thuật của tờ báo này thì buổi điều trần do Ủy ban tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức là một “bộ phim chính trị cao cấp”, một “Super Bowl của Washington” và hàng loạt nhà hàng, quán rượu trên khắp Hoa Kỳ đồng loạt thông báo sẽ mở cửa sớm để phục vụ thực khách muốn theo dõi buổi điều trần.

Sài Gòn Giải phóng kể rằng, một bar ở Washington đưa vào thực đơn món “FBI” bao gồm một bánh mì nướng kiểu Pháp, thịt xông khói và kem trị giá 10 Mỹ kim. Một nhà hàng ở Texas đưa vào thực đơn món cocktail có tên “Impeachment” (luận tội) với vodka Nga giá 5 Mỹ kim…

Đối với phần còn lại của thế giới, sự quan tâm cũng như thái độ trước sự kiện vừa kể vốn hết sức bình thường, song tại Việt Nam, sự hào hứng này lại đặc biệt khó hiểu. Trước nay, cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông Việt Nam đều cho rằng, quân đội và công an phải “trung thành và bảo vệ Đảng CSVN”. Những đề nghị “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” (Quân đội và công an chỉ bảo vệ quốc gia, trật tự xã hội. Cấm quân đội và công an tham gia các sinh hoạt chính trị cũng như can dự vào các tranh chấp chính trị,…) như đa số quốc gia khác bị xem là luận điệu của thế lực thù địch, phản động.

***

Bạn cảm thấy ra sao nếu có một ngày, Tổng thống nào đó của Hoa Kỳ tuyên bố: Cả FBI lẫn quân đội Hoa Kỳ phải trung thành và bảo vệ đảng cầm quyền bằng mọi giá? Phi chính trị hóa FBI và quân đội Hoa Kỳ như trước kia là “một sự lừa bịp về chính trị”, “một chiêu bài hết sức nguy hiểm và thâm độc”! Nếu không được đảng cầm quyền lãnh đạo “quân đội Hoa Kỳ và FBI sẽ mất phương hướng chiến đấu”, Hoa Kỳ sẽ “lâm vào tình cảnh rối ren, mất ổn định, lệ thuộc ngoại quốc”.

Cũng vào ngày cả thế giới bàng hoàng đó, hãy mường tượng dân chúng Hoa Kỳ phản ứng ra sao khi một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ viết như thế này và nhiều tờ báo ở Hoa Kỳ đồng tình quảng bá: “Không bao giờ và không ở đâu có lực lượng vũ trang ‘phi giai cấp’, ‘phi chính trị’, ‘đứng ngoài chính trị’ như các thế lực thù địch đã và đang rao giảng, tung hô, cổ súy”?

Tương tự một sĩ quan cao cấp khác của quân đội Hoa Kỳ khẳng định, quân đội, FBI, các lực lượng cảnh sát trên toàn Hoa Kỳ là “lực lượng đặc biệt của một giai cấp”, là “công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhằm thực hiện mục đích chính trị và cuối cùng là mục đích kinh tế của giai cấp”. Quân đội và các lực lượng thực thi pháp luật từ liên bang đến địa phương là “công cụ thực hiện mục tiêu chính trị ấy”.

***

Dù diễn đạt bằng ngôn ngữ nào thì “trung thành” cũng chỉ có một nghĩa nhưng cách tường thuật sự kiện ông Comey điều trần trước Ủy ban tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam cho thấy, với Việt Nam, “trung thành” có tới hai tiêu chuẩn: Một dành cho thiên hạ và một chỉ có ở Việt Nam. Đó cũng là lý do mà tôi rất mong bạn chia sẻ suy nghĩ của mình về tiêu chuẩn kép này.

Trước khi cuộc thảo luận bắt đầu, xin hỏi thêm một câu, nếu ngày mai, ở Việt Nam có quán ăn, nhà hàng nào đó đưa vào thực đơn món rượu ngâm theo công thức “tuyệt đối trung thành”, nhắm với món mắm “còn đảng, còn mình” thì việc quảng bá thực đơn này ở xứ sở “dân chủ đến thế là cùng” liệu có suôn sẻ không?

Tự kể điều mình biết, tự nói điều mình nghĩ với hàng triệu người đã trở thành chuyện đơn giản và bình thường. Khi một người nói, nhiều người có thể cùng nghe, bất kể người nói là ai, làm gì, ở đâu thì vai trò, vị trí của cá nhân trong tương tác với xã hội đã khác trước và chắc chắn sẽ càng ngày càng khác.

Theo Blog VOA.

Có đảng là có tất cả?

Một facebooker là Anh Nam chia sẻ một câu chuyện thật đáng suy ngẫm: trước khi báo chí thông tin về vụ Công an Hà Nội bất ngờ khởi tố người Đồng Tâm vào ngày 13/6/2017, anh có đi xe Uber của một tài xế gốc Đồng Tâm. Anh tài xế đã tự hào kể: “Làng em đã đấu tranh thành công buộc ông Chung chủ tịch phải cam kết không khởi tố hình sự dân làng”. Khi được hỏi là vì sao thành công, anh tài xế nói: “Vì làng em không theo bọn phản động, không tiếp xúc với bọn phản động. Vẫn treo cờ đỏ sao vàng, cờ đảng và sáng chiều đều phát Quốc ca”.

Không thể phủ nhận rằng đoạn tự bạch là một tin vui cho đảng, nhưng lại khiến cho những người đi tiên phong tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền có phần thất vọng: nẻo đường đưa Việt Nam đến một chỉnh thể về dân chủ vẫn còn xa vời vợi.

“Dân vẫn tin đảng” đã bị bội phản như thế nào?

Nhìn lại càng thấm thía: “Nhân dân xã Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng và chính sách và đường lối của đảng và nhà nước” – một trong những khẩu hiệu tiêu biểu mà người dân thôn Hoành của xã Đồng Tâm trương lên vào giữa tháng Tư năm 2017, dù bầu không khí khi đó không khác gì “rào làng chiến đấu” và sẵn sàng một mất một còn với chính quyền.

Sao lại thế?

Vì sao ngay cả sau khi phải thức trắng đêm vì lệnh khởi tố ngày 13/6 của Công an Hà Nội, ông Lê Đình Kình – một trong những “lãnh đạo” của thôn Hoành – vẫn một lòng trung trinh khi trả lời đài BBC: “Đến giờ phút này, tôi vẫn tin vào Đảng, có Đảng là có tất cả, nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo”?

“Tâm lý học nhân dân” lại càng trở nên mâu thuẫn khi ông Lê Đình Kình lại là nạn nhân đã 82 tuổi của một vụ công an hành hung làm gãy xương hông và sau đó còn bắt cóc ông mang về đồn giam giữ.

Lại có một thực tế không thể bỏ qua là tại “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”, cho đến nay những cựu binh đã trải qua ba cuộc kháng chiến như ông Kình vẫn còn hiện diện và vẫn còn ảnh hưởng đối với cộng đồng xung quanh. Ở khu vực cộng đồng làng xã nông thôn, thông thường giới cựu binh sinh hoạt xã hội như nhiều người dân khác. Nhưng khi “có biến”, nghĩa là có một vụ đụng độ giữa người dân địa phương với chính quyền mà người dân hoặc là nạn nhân của trưng thu đất đai vô lối, hoặc nạn nhân về môi trường, vai trò và ảnh hưởng của những cựu binh lại bất thần xuất hiện. Thậm chí kinh nghiệm tổ chức tác chiến, dân vận, binh vận, phòng gian bảo mật và hậu cần kỹ thuật của họ đã lập tức khiến cộng đồng người dân địa phương tự nguyện tôn họ làm thủ lĩnh của “phong trào khởi nghĩa”.

Trong cuộc “Cách mạng Thái Bình 1997”, vai trò dẫn dắt và lãnh đạo như thế đã thuộc về giới cựu chiến binh: cũng là việc dân bắt giữ nhân viên công lực, rào làng, tạm thiết lập “chính quyền nhân dân”, sau đó phong trào còn lan ra một số tỉnh…

Cho tới nay, số cựu binh như thế vẫn còn rải rác ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Khủng hoảng Đồng Tâm đã chứng minh một thực tế là ở những địa phương có số đảng viên cao, thậm chí ở những nơi đảng viên chỉ sinh hoạt chiếu lệ hoặc đa phần đã thoái đảng, vẫn chưa có thành phần nào khác có thể thay thế vai trò dẫn dắt, định hướng của giới cựu binh nhiều kinh nghiệm và đã quá hiểu những mưu tính và hành vi của đảng.

Đó chính là nguồn cơn để những cựu binh Đồng Tâm đưa ra chủ trương “chỉ chống tham nhũng, không chống đảng”. Đây cũng là một lá chắn mà những người lãnh đạo của “khởi nghĩa Đồng Tâm” hy vọng vẫn giữ được một “ranh an toàn”, hy vọng đảng vẫn ghi nhận truyền thống thượng tôn kỷ luật của mình mà không đến nỗi đối xử cạn tàu ráo máng với “toàn thể nhân dân Đồng Tâm”. Tâm lý này khác hẳn với đặc thù xã hội học ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An – những nơi chỉ có ít đảng viên nhưng tập trung số đông người Công giáo ngoài đảng, trong phong trào phản kháng Formosa. Rất nhiều cuộc biểu tình của giáo dân và ngư dân đã thẳng tay giương biểu ngữ “Phản đối đảng Cộng sản…”, thậm chí “Đả đảo đảng Cộng sản…”.

Thế nhưng cái hậu của vụ Đồng Tâm lại đã hiện hình phản trắc chưa từng có: nhân vật từng được báo đảng vinh danh “người hùng”, “bản lĩnh Nguyễn Đức Chung”, sau việc ký bản cam kết và lăn tay trước dân đã quay ngoắt phủ nhận hành động ấy, để mặc cho Công an Hà Nội muốn làm gì thì làm.

Vấn đề giờ đây chỉ là có dám “làm” hay không.

Chua chát thay, chủ trương ngoài miệng “dân vẫn tin đảng” của những cựu binh như ông Lê Đình Kình đã bị thất bại, bị bội phản, hoặc gần như thế, bởi thói đổi trắng thay đen quá nhanh từ chính những đại diện của đảng.

Khởi tố dân để đấu đá nội bộ?

Ngay khi lệnh khởi tố Đồng Tâm được Công an Hà Nội phát ra, không chỉ người dân xã này mà rất nhiều người lo lắng hiện tình đất nước đã choáng váng.

Nhưng sau đó là ngạc nhiên, kinh ngạc. Tại sao vụ Đồng Tâm đã được tháo ngòi nổ”, từ cuối tháng Tư đến nay không có bất kỳ biểu hiện “nguy hiểm” nào từ phía người Đồng Tâm, thậm chí Đồng Tâm còn được báo đảng quảng bá là “yên vui và tin đảng”, Thanh tra Hà Nội đang tiến hành thanh tra đất đai, lại đang diễn ra kỳ họp quốc hội…, mà công an lại tung ra một lệnh khởi tố khiến xáo động đời sống người dân, khiến ông Lê Đình Kình phải thốt lên “Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng!”?

Cứ như thể có một bàn tay quyền lực từ bóng tối thò ra khuấy động trở lại vụ Đồng Tâm, biến người dân nơi đây thành vật hy sinh cho một âm mưu sâu hiểm nào đó.

Âm mưu đó là gì?

Vài ngày sau, đã tràn đầy giả thiết – những giả thiết không những không hoang đường mà còn gần gũi với thực tế.

Ông David Brown, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng: “Cũng không có gì khó hiểu nếu bước đi táo bạo của ông Chung có thể đã khiến một số người trong Bộ Công an không hài lòng, và chính vì thế, họ tìm cách khôi phục kỷ cương bằng cách điều tra và truy tố các dân làng. Nói tóm lại, vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”.

Một cư dân Hà Nội và đặc biệt quan tâm chính sự là Giáo sư Nguyễn Đình Cống cũng nêu ra một giả thiết: “Vài lời với ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Phú Trọng. Sự việc Đồng Tâm vừa qua và gần đây các ông biết cả chứ. Quan điểm của các ông thế nào khi việc này trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Phải chăng các ông làm ngơ, kệ cho ông Chung và CA Hà Nội làm gì thì làm. Không được. Các ông chủ trương Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Trong việc này tôi thấy lờ mờ bóng của các ông đàng sau lưng CA. Có thế nào các ông nên có ý kiến công khai để dân còn biết đường xoay xở”.

Nhiều người trong nhiều giới, khi bàn về lệnh khởi tố Đồng Tâm, cũng xoáy vào nguyên nhân “nội bộ”.

Cần nhắc lại, tình trạng an nguy chính trị của Nguyễn Đức Chung đã râm ran từ khi nổ ra vụ Đồng Tâm. Khi đó có dư luận cho biết nếu ông Chung không giải quyết “êm” vụ này thì ông ta tất phải chịu trách nhiệm về điều hành yếu kém và phải bị thay thế tại Hội nghị trung ương 5 của đảng – diễn ra vào tháng 5/2017.

Nhưng cho dù đã phải cúi đầu cam kết với dân, hoạn lộ của Nguyễn Đức Chung vẫn chưa kết thúc. Hình như vẫn âm thầm đâu đó một thế lực chính trị muốn “bế” ông Chung khỏi cái ghế chủ tịch Hà Nội ngồn ngộn quyền và lợi. Rất có thể, đây chính là nguyên nhân mà đã khiến người dân Đồng Tâm một lần nữa phải mất ngủ vì sôi sục, trong khi lẽ ra chính quyền có thể tạm yên tâm trong không khí hoàn toàn ôn hòa và “tạm tin đảng” của nông dân thôn Hoành.

Nói cách khác, lệnh khởi tố Đồng Tâm đã lộ thẳng thừng một sự thật: đảng chẳng hề quan tâm đến số phận của người Đồng Tâm. Nói cách khác, cái đảng ấy cùng lý tưởng của nó đã trở nên quá trừu tượng, trong khi vẫn để mặc những đại diện của đảng lợi dụng vụ Đồng Tâm thành vật mặc cả, hoặc sống mái hơn thì có thể tạo ra một vụ khủng hoảng “Hậu Đồng Tâm” để tranh giành quyền lực và lợi ích vương bá.

Đã “sáng mắt, sáng lòng”?

Cùng với tâm trạng thất thần của người Đồng Tâm trước lệnh khởi tố ngày 13/6 của Công an Hà Nội, dư luận xã hội cũng bùng nổ. Một trong những luồng dư luận là “Nhân dân Đồng Tâm sẽ “sáng mắt, sáng lòng” sau vụ này”.

Quả vậy, đã có chút “cải cách dân chủ” từ phía người dân Đồng Tâm. Nếu trong và cả sau cuộc khủng hoảng tháng Tư năm 2017, hầu như không có người nào trong Đồng Tâm có mối liên hệ đáng kể nào với các tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho dân oan đất đai và quyền sở hữu tư nhân đất đai, cũng không chịu trả lời phỏng vấn và thông tin cho các trang mạng lề dân và báo đài quốc tế, thậm chí chỉ hãn hữu tiếp xúc và trả lời báo chí nhà nước…, thì sau ngày 13/6, chính đảng viên 56 tuổi đảng Lê Đình Kình đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ với độ bức xúc chưa từng có, trong đó ông Kình thẳng miệng gọi Chủ tịch Hà Nội, ủy viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung là “phản bội”.

Dường như người dân và đặc biệt là những đảng viên hưu trí Đồng Tâm đã bắt đầu nhận ra sự thật về những tổ chức xã hội muốn giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh không mạnh thì chỉ có nước chết này.

Trong chiến dịch “rào làng chiến đấu” vào tháng 4/2017, Đồng Tâm đã trở nên mạnh mẽ với tinh thần đồng lòng và được dẫn dắt bởi giới cựu binh vốn đã quá quen với việc xây dựng “thế trận nhân dân”. Nhưng nếu không có các trang mạng xã hội cùng nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước và ngoài nước, kể cả báo chí quốc tế cũng phải quan tâm và đưa tin liên tục, liệu Bộ Chính trị chóp bu của đảng có chịu “xuống nước” nhanh đến thế với một bản cam kết không chỉ ký sống mà còn lăn tay của Nguyễn Đức Chung?

Bài học gần nhất là phong trào biểu tình phản kháng Formosa. Đó là một sự kết nối hoàn hảo giữa phong trào này và mạng xã hội, các cộng đồng trong nước và quốc tế. Thậm chí còn có một chuyến đi châu Âu để tố cáo Formosa và quốc tế vận của Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Chính quyền Việt Nam đã không thể che tai bịt mắt…

Trước đó nữa, nếu không có mạng xã hội thì liệu những vụ đình đám nội bộ như Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, nợ công, nợ xấu, sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất… có được đảng “chủ động thông tin” cho dư luận xã hội?

Hãy cùng suy nghĩ: Đồng Tâm hiện thời, và có thể những Đồng Tâm khác trong tương lai, sẽ mạnh mẽ cứng cỏi hơn, tự bảo vệ mình hiệu quả hơn nếu biết gác lại tư tưởng – lá chắn “có đảng là có tất cả”, để ít nhất cũng làm cho tin tức xung đột dân – quan không còn thuộc về thói sở hữu độc tài của đảng.

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

Chính sách của Nga tại Syria và Afghanistan xung đột với Mỹ

0
VOA

Những cuộc thảo luận đa quốc gia về viễn ảnh an ninh của Afghanistan và hòa giải quốc gia, vòng thứ ba kể từ tháng 12 năm ngoái, đã bắt đầu vào ngày thứ Sáu 14 tháng 4 tại Moscow.

Có 11 nước tham gia thảo luận trong đó có Afghanistan, Trung Quốc, Iran, Pakistan và Ấn Độ. Các quốc gia thuộc Liên bang Sô Viết cũ tại Trung Á được mời tham dự lần đầu tiên.

Hoa Kỳ cũng được mời tham gia các cuộc thảo luận tại Moscow nhưng Washington không tham dự cho rằng Hoa Kỳ không được thông báo trước về nghị trình và không rõ về động cơ của hội nghị.

Chỉ vài ngày sau vụ đón tiếp lạnh nhạt Ngoại trưởng Rex Tillerson tại điện Kremlin theo đó Nga từ chối ngưng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, hai nước Nga Mỹ cũng xung đột về cách thức chống lại Nhà nước Hồi Giáo tại Afghanistan.

Chính sách ngày càng hung hăng của Nga tại Syria và Afghanistan xung đột với những mục tiêu của Mỹ, nhưng các nhà phân tích nói cả hai nước đều cần có mặt trong một cuộc thương thuyết hòa bình.

Ông Victor Mizin thuộc Viện Quốc gia Moscow về Quan hệ Đối ngoại nói với Đài VOA “tôi nghĩ rõ ràng là ngay cả đối với chính quyền của tổng thống Trump, nếu không có sự hợp tác của Nga thì không thể tiến tới hay đạt được kết quả có ý nghĩa nào cả- dù tại Syria hay Afghanistan.”

Tuy nhiên một số nhà phân tích khác nhấn mạnh là sự hợp tác có thể xảy ra ngay cả khi Hoa Kỳ và Nga vẫn giữ vững lập trường riêng về một số vấn đề.

Ông Dmitry Verkhoturov thuộc Trung tâm Nghiên cứu Afghanistan Hiện đại nói với Đài VOA “Chắc chắn là luôn luôn có chỗ cho sự hợp tác tại Syria lẫn Afghanistan. Nhưng theo quan điểm của tôi, yếu tố chính của sự hợp tác này là cả hai bên Nga và Mỹ nên công nhận hỗ tương quyền của một quan điểm độc lập, lập trường độc lập, và một chính sách độc lập.”

Ông Charles Kupchan, cựu giám đốc về châu Âu Sự vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Obama nói Tòa Bạch Ốc của ông Trump vẫn còn tìm kiếm chỗ đứng liên quan đến các mối quan hệ với Nga.

Với kinh nghiệm 3 năm phục vụ trong tư cách là một phụ tá đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, ông Kupchan nói ổn định các mối quan hệ với Nga là một việc khó khăn.

Ngày thứ Năm 13 tháng 4 Hoa Kỳ đã thả một quả bom khổng lồ không phải bom hạt nhân xuống một khu vực phức hợp của Nhà nước Hồi Giáo tại tỉnh Nangarhar miền đông Afghanistan.

Mỹ, Nga, Iran ‘phân ranh giới’ sau vụ Mỹ bắn rơi máy bay quân sự Syria

0
VOA

Nga, Iran và Hoa Kỳ đang tìm cách vạch ranh giới với nhau ở Syria, sau khi Moscow hôm 19/6 cảnh báo Washington sẽ coi bất kỳ máy bay nào của liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu bay trong khu vực hoạt động của Nga như những mục tiêu tiềm năng. Lời cảnh báo của Nga được đưa ra sau khi không lực Mỹ bắn rơi một máy bay của Syria.

Căng thẳng leo thang vào ngày Chủ nhật (18/6) khi quân đội Hoa Kỳ bắn hạ một chiếc máy bay gần Raqqa và Iran phóng tên lửa vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo ở miền đông Syria. Đây là lần đầu tiên các quốc gia trên thực hiện các hành động như vậy trong cuộc chiến tranh đa diện của Syria.

Một viên chỉ huy ủng hộ Damascus nói với Reuters rằng Tehran và Washington đang “vẽ ranh giới”.

Nga, cũng như Iran, là đồng minh của Tổng thống Bashar al-Assad, đã đưa ra cảnh báo riêng cho Hoa Kỳ để đáp trả lại vụ bắn hạ máy bay Syria.

Hôm thứ Hai, Moscow nói sẽ xem bất kỳ máy bay nào bay về phía tây sông Euphrates đều là các mục tiêu, nhưng không nói tiếp rằng sẽ bắn hạ các máy bay này.

Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong các khu vực ở Syria, nơi mà các phần tử Nhà nước Hồi giáo (IS) đang rút lui, để lại một vùng lãnh thổ rộng lớn chờ chiếm cứ, đồng thời đặt ra câu hỏi về hướng sắp tới trong chính sách của Hoa Kỳ, vốn được hình thành với ưu tiên trước và trên hết là đánh bại các phần tử thánh chiến.

Hoa Kỳ cho biết máy bay quân đội Syria bị bắn rơi hôm Chủ nhật đã thả bom gần các chiến đấu cơ của Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh người Kurd và các chiến binh Ả Rập do Mỹ hậu thuẫn đang chiến đấu để chiếm thành phố Raqqa từ tay IS.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đáp trả bằng cách ngừng hợp tác với Hoa Kỳ nhằm tránh các sự cố trên không ở Syria, nơi mà không lực Nga đang ném bom để ủng hộ các chiến dịch của ông Assad chống lại quân nổi dậy và IS.

Quân đội Syria nói máy bay này bị bắn rơi trong khi đang thực hiện một sứ mệnh chống Nhà nước Hồi giáo.

Tuy nhiên SDF, cũng trong ngày thứ Hai, cáo buộc chính phủ Syria dùng máy bay, pháo binh và xe tăng, tấn công các vị trí của họ.

Phát ngôn viên SDF Talal Silo nói: “Nếu nhà cầm quyền vẫn tiếp tục tấn công các vị trí của chúng tôi ở tỉnh Raqqa, chúng tôi sẽ buộc phải trả đũa”.

Trong tháng này, chính phủ Syria đã tiến vào tỉnh Raqqa từ hướng tây, nhưng đã tránh được xung đột với SDF do Mỹ hậu thuẫn cho đến vụ việc mới nhất này.

Một chỉ huy quân đội ủng hộ Damascus, không phải người Syria, nói với Reuters với điều kiện giấu tên, rằng: “SDF đang ngày càng tự cao tự đại”.

“Có thể có vấn đề giữa họ và Soheil Hassan”, viên chỉ huy nói về giới chức Syria dẫn đầu cuộc tấn công của chính phủ ở tỉnh Raqqa.