Home Blog Page 1398

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần I

RFA

Mấy hôm nay, mạng xã hội ồn ã với một quyết định của Công an Hà Nội: Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để điều tra về 2 tội danh.

Câu chuyện khởi tố và luật pháp Việt Nam

Việc công an khởi tố vụ án là chuyện thường ngày, bởi đây là công việc của họ. Thế nhưng, nếu chú ý đến những bất thường trong các vụ án, vụ việc khác nhau của hệ thống tố tụng ở Việt Nam thì có mà… cả năm không hết chuyện. Bởi việc khởi tố, bắt bớ hay xét xử nhiều khi chẳng theo bất cứ một nguyên tắc luật pháp nào ổn định. Thậm chí nhiều khi nó phụ thuộc vào sự ngẫu hứng hoặc ý định của một quan chức nào đó hay vụ việc ảnh hưởng đến những kẻ có chức có quyền đến đâu. Báo chí đã nêu vô vàn sự việc về bắt giữ, khởi tố, cho tự do… chẳng theo một nguyên tắc quy luật nào đã và đang lan tràn trong xã hội Việt Nam.

Thế nên mới có những câu chuyện, những ví dụ về hệ thống luật pháp VN đặc thù mà chắc ít nơi nào trên thế giới có thể tưởng tượng được.

Rằng thì là ở Việt Nam, hai thiếu niên đói quá cướp cái bánh mỳ ăn thì đã bị pháp luật nghiêm trị bằng 10 tháng tù. Mặc dù có những ông mang quân hàm tận Thiếu tướng như Nguyễn Văn Tuyên, đã tự bào chữa cho nạn trấn lột trên đường của CSGT thuộc hạ của ông rằng: “CSGT nhận dăm ba chục, một vài trăm ngàn thì sao có thể gọi là tham nhũng”.

Và rồi Đinh La Thăng, một người cũng chỉ 2 tay, 2 mắt và một cái đầu như người khác đã vi phạm “rất nghiêm trọng” với hàng ngàn tỷ đồng tiền của nhân dân tan biến bởi tham nhũng, bởi thất thoát, bởi nhiều lý do khác nữa… thì được chuyển làm Phó Ban kinh tế của đảng Cộng sản.

Thậm chí, có những cơ quan như Công an Quận Hoàng Mai, Hà Nội đã khởi tố vụ án chỉ vì… cho đủ chỉ tiêu(?) trong khi cũng thời điểm đó, việc tên Mai Xuân Toàn được bố là Mai Xuân Kỳ tổ chức vào chém người trong nhà người khác thì Công an Hoàng Mai đã bỏ qua không khởi tố vụ án tổ chức giết người và đột nhập trái phép chỗ ở công dân.

Ở Việt Nam, nơi mà “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, thì câu ca dao được đúc kết từ ngàn đời nay có dịp thể hiện khắp nơi: “Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hổ tha con lợn mắt coi trừng trừng”. Ở đó luật pháp chỉ là một trò chơi của những kẻ có chức có quyền nhằm phục vụ chính họ.

Vụ việc Đồng Tâm và dư luận xã hội

Vụ việc tại Đồng Tâm đã xảy ra cách đây 2 tháng. Ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, một toán cảnh sát cơ động và cán bộ Huyện Mỹ Đức đã bị bà con Đồng Tâm bắt giữ gần chục ngày khi họ đến nhằm mục đích trấn áp người dân nơi đây để cưỡng chế cướp đất đai của họ giao cho một doanh nghiệp mang danh nghĩa “Quốc phòng”.

Sự việc đã đẩy lên mức đỉnh điểm bởi trước đó, nhà cầm quyền đã lừa bà con đi chỉ ranh giới đất và sau đó là sự bội ước, trở mặt bắt đi mấy người của họ một cách trái luật pháp.

Khoảng một Trung đội cảnh sát cơ động đã hùng hổ kéo đến với súng đạn, quả nổ và nhiều thứ công cụ khác để trấn áp người dân. Kết quả là đã bị bà con bắt nhốt vào nhà văn hóa, nuôi cơm mất gần chục ngày.

Trước tình hình đó, nhà cầm quyền đã  dùng nhiều biện pháp để nhằm khuất phục họ nhưng không kết quả như bắt giữ một số người dân có tiếng nói đấu tranh. Một trong số họ là cụ Lê Đình Kình hơn 8o tuổi với mấy 55 tuổi đảng đã bị bắt và ném lên xe, bị đánh đến gãy xương chân. Tại khu vực dân cư Đồng Tâm, hàng đoàn hàng lũ các lực lượng cảnh sát, cán bộ, côn đồ bao vây. Nhiều trò khác được thi thố như thường làm là cắt điện, phá sóng, ngăn chặn sự đi lại thăm hỏi, cô lập… đối với người dân Đồng Tâm.

Tình hình căng thẳng và luôn luôn sẵn sàng bùng nổ tại Đồng Tâm, người dân rào làng canh gác và cảnh giác mọi thủ đoạn mà họ đã có kinh nghiệm qua mấy chục năm đã sống và trót tin tưởng vào người Cộng sản. Những thủ đoạn đưa ra đều bị vô hiệu hóa khi hàng chục ngàn người dân quyết tâm tử thủ nếu bị tấn công bằng bạo lực và nhóm con tin cũng cùng chung số phận với họ. Theo như lời cụ Lê Đình Kình kể lại, thì người  dân Đồng Tâm xác định là họ sẵn sàng cho một Thiên An môn thứ 2.

Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin, hình ảnh và những thái độ của người dân khắp nơi trên thế giới ủng hộ người dân nơi đây. Mặc dù sóng bị phá, điện chập chờn… nhưng những điều đó không ngăn được những hình ảnh, lời nói của người dân Đồng Tâm lan truyền đi khắp thế giới.

Một anh hùng của dân?

Trước tình hình đó, xuất hiện hình ảnh Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ông ta nguyên là Thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội.

Việc Chủ tịch UBND Tp Hà Nội đến UBND Huyện ngồi rồi cho xe đến kêu người dân lên UBND huyện gặp gấp rút đã không được người dân hưởng ứng và việc gặp dân tại nơi an toàn nhất đã bị vỡ trận.

Vài hôm sau, khi việc bắt giữ các con tin đã khá lâu, thì ông Nguyễn Đức Chung đã kéo theo một đoàn luật sư, công an, đại biểu Quốc hội và bầu đoàn thê tử  xuống Đồng Tâm, Mỹ Đức. Đoàn gồm có những nhân vật cộm cán như: Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương; Thiếu tướng Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Nguyễn Doãn Anh; Thiếu tướng Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an Hồ Sĩ Tiến; Đại diện Thanh tra Chính phủ; Ông Đỗ Văn Đương – Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hai ĐBQH Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng và một số luật sư…

Tại buổi gặp gỡ hôm đó, người ta chỉ thấy những hình ảnh tốt đẹp, nào hoa, nào cười, nào thăm hỏi cũng như các chiến sĩ CSCĐ bước ra về cúi đầu chắp tay vái tạ ơn những người dân Đồng Tâm đã cho họ ăn uống đầy đủ, chăm sóc cho họ những ngày qua.

Đặc biệt, một bản ghi nhớ, cam kết của chính tay ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Thiếu tướng Giám đốc Công an đã ký và điểm chỉ với nội dung như sau:

1. Trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực, khách quan và đúng pháp luật việc “khu vực đất đồng Sênh đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân Đồng Tâm, theo quy định của pháp luật”.

2. Cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.

3. Cam kết chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm) theo quy định của pháp luật.

Không chỉ là chữ ký mà bản cam kết còn được chính ông Chung điểm chỉ, lăn tay và có xác nhận với đầy đủ con dấu quốc huy đỏ choét của UBND Xã Đồng Tâm.

Chắc chắn đến thế là cùng. Tin tưởng đến thế là cùng và chân thành đến thế là cùng.

Khỏi phải nói đến những tờ báo nhà nước, đến những lời lẽ của các cán bộ mang nặng tính bưng bô. Những lời hay ý đẹp được đưa lên hầu hết các mặt báo hết sức trịnh trọng. Ở đó, Nguyễn Đức Chung đã trở thành anh hùng, trở thành một nhân vật uy tín được lòng dân.

Những câu nói của Nguyễn Đức Chung được báo chí nhắc đi, nhắc lại không ngớt, rằng thì là “Chúng tôi kiên quyết đối thoại, không dùng biện pháp mạnh”, “Tôi sẽ giám sát thanh tra việc bắt cụ Lê Đình Kình”.

Hầu hết báo chí đều mở hết công suất nhằm đưa hình ảnh và việc làm của Nguyễn Đức Chung lên tận mây xanh.

Có lẽ ở thời điểm ấy, sự khao khát được đối thoại với một nhà nước luôn nắm chặt trong tay cây súng và chiếc dùi cui đã làm quá nhiều người háo hức mà không nhận thấy những âm mưu, những bước đi của ván bài định sẵn trong đó. Nói cách khác, họ đã mất cảnh giác và vội tin vào những lời đường mật của người cộng sản. Quan sát bản “Cam kết có chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung, kèm theo chữ ký, lăn tay và đóng dấu, nhiều người tỏ ra tin tưởng và hân hoan.

Ngay tại thời điểm đó, chúng tôi đã có băn khoăn và nghi ngờ về vụ “Cam kết” này. Trong một status viết trên Facebook chúng tôi đã nêu ý kiến như sau:

“… Tuy rằng theo quan sát của mình, thì việc Chủ tịch Thành phố cam kết nhiều điều, trong đó sẽ điều tra lại đất đai, không khởi tố người dân, cam kết điều tra lại ai đã đánh cụ Kình gãy xương… đã làm nức lòng nhiều người. Điều này, có một đảm bảo trước bàn dân thiên hạ là lời hứa đã công khai trước dân, họ có nghĩa vụ bảo vệ những nội dung đó.

Nhưng, điều đó cũng thể hiện một sự lộng hành hết sức ngang ngược của quan chức Cộng sản: Muốn bắt ai là bắt, thích thả ai là thả. Hệ thống luật pháp chỉ là đồ trang trí cho đẹp mà thôi.

Bởi theo suy nghĩ của mình, thì việc truy tố, chấm dứt truy tố… là việc của các cơ quan luật pháp chứ không phải là việc của Chủ tịch Tp.

Hay vì anh Chung con từ Giám đốc Công an sang, nay là chủ tịch trên cả GĐ Công an Tp nên anh nghĩ anh có quyền to hơn?

Theo mình thì anh Chung con chỉ cần xác nhận với tư cách Chủ tịch Tp và nguyên Gđ sở CAHN ông xác định rằng những hành vi của người dân Đồng Tâm vừa qua là chính đáng xuất phát từ lỗi của chính quyền. Do vậy ông sẽ đứng về phía người dân.

Chỉ cần vậy là đủ”.

Và chúng tôi nghi ngờ sự chân thực của nhà cầm quyền Hà Nội, mà ông Nguyễn Đức Chung là Phó bí thư Thành Ủy, Chủ tịch UBND Thành phố, Đại biểu Quốc hội…

Và diễn tiến sự việc cho thấy rằng điều chúng tôi nghi ngờ là có cơ sở.

(Còn nữa)

Hà Nội, Ngày 18/6/2017

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Vì sao ĐCSVN phải chủ động tiến hành đối thoại?

0
RFA

“Ở Bắc kinh đổ mưa, tại Hà nội giương ô” là câu nói tôi được nghe từ miệng một lãnh đạo trong ngành ngoại giao Việt Nam từ đã rất lâu. Điều ông ta nói với tôi có nghĩa rằng chính trị Việt Nam về cơ bản phụ thuộc vào quan điểm cũng như đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây có lẽ là nguyên nhân lâu nay đã khiến cho nhiều trí thức Việt nam hiện nay ghét cay ghét đắng đảng Cộng sản Vệt Nam vì họ đã quá lệ thuộc và dập khuôn từ Trung Quốc.

Hôm nay nhắc đến điều này vì gần đây sau việc ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, có tuyên bố rằng: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận …”, trong vấn đề đảng CSVN dự kiến sẽ tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của chính quyền hiện nay, tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi của người nhiều người quan tâm vấn đề chính trị.

Ngài Dalai Lama có tổng kết đại ý, Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực. Do vậy, với những người không nhẹ dạ, cả tin, thì với cộng sản thì họ càng không thể tin, vì theo họ khó có thể tìm thấy được cái gì mà những người cộng sản họ đã nói rồi họ làm đúng như thế. Tôi thuộc về những người đó, tuy nhiên theo kinh nghiệm và những diễn biến chính trị ở Việt Nam gần đây thì bản thân tôi tin rằng 60% sẽ có các cuộc đối thoại giữa đảng CSVN và các cá nhân bất đồng chính kiến. Tuy nhiên cũng xin được nhắc lại rằng, việc đối thoại vẫn chỉ trong khuôn khổ “nằm trong và chịu sự kiểm soát của đảng CCSVN”, nói cách khác dù sao nó vẫn chỉ là đối lập hình thức hay cánh tay nối dài của đảng CSVN. Vì thế không có chuyện sẽ hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tiến tới dân chủ đa đảng một cách toàn diện về thực chất như nhiều người mong muốn.

Nhìn lại trong thời gian qua, chúng ta sẽ thấy có hàng loạt các sự vận động trong việc muốn có cải cách chính trị trong nội bộ đảng CSVN là có thật. Trước hết là chủ trương nhất thể hóa, nhằm tinh giản bộ máy sát nhập cơ quan đảng nằm trong lòng nhà nước hoặc ngược lại, đây là điều đã và đang xảy ra. Thêm nữa, chuyện trước đây ít lâu báo CAND, tiếng nói của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho đăng bài phỏng vấn của ông Nguyễn Kiên Thành là con trai của cố Tổng BT Lê Duẩn kêu gọi đảng cầm quyền tiến hành cải cách lần 2. Rồi một bước tiến xa hơn, mới nhất là ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa Học Công nghệ đã cho đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng – cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Bài viết đã đề cập một cách không tránh né về vấn đề lựa chọn mô hình thể chế chính trị cho Việt nam trong lúc này, “Chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?”. Đây là điều được cho là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên, đó chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài.

Vấn đề quan trọng hơn cả là sức ép từ tập thể cựu lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, một nhân tố hết sức quan trọng tạo nên sức ép với ban lãnh đạo hiện nay, để buộc họ phải tự sửa đổi đến thay đổi để cứu con đò nát Việt Nam vốn đã quá tròng trành. Trên thực tế, mọi cá nhân lãnh đạo Việt Nam ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương đều giàu có và dư giả, họ có đất đai, nhà cửa, tiền gửi nhà bank, con cái du học phương Tây. Nhiều người còn là chủ các doanh nghiệp lớn nhỏ. Do vậy, nhu cầu bức bách của họ hiện nay duy nhất chỉ là sự an toàn cho bản thân, gia đình và con cái. Nghe các bộc bạch của các cựu lãnh đạo trong đám giỗ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gần đây sẽ rõ hơn.

Trong thời đại hiện nay, có thể có tới 90% các lãnh đạo cao cấp đảng CSVN đã hiểu rằng thực chất cái Chủ nghĩa Xã hội mà họ theo đuổi hàng chục năm nay chỉ là hình thức, là bình phong để che đậy và lừa gạt nhân dân để nắm quyền lãnh đạo. Và đến lúc này họ đã cảm thấy bức màn che đó sớm muộn sẽ được vạch trần cho toàn thể nhân dân hiểu. Cộng với sự biến chất của giai tầng lãnh đạo trong bộ máy đảng ở mọi cấp, đã vơ vét không chừa một thứ gì của dân thì cái gì đến sẽ tất phải đến. Hơn ai hết, họ hiểu được sự căm giận của những tầng lớp dân chúng nghèo nàn bị lừa dối trong hàng chục năm qua, những hình ảnh trên mạng internet về những tấm gương của các nhà độc tài như Nicolae Ceaușescu, Gaddafi… bị dân chúng hành hình có lẽ tất cả họ đều đã từng xem qua không ít lần. Hơn nữa, thành phần xuất thân của cá nhân bọn họ cũng tự cho họ hiểu sự cuồng nộ của dân chúng khi thế thời thay đổi. Chính vì thế việc chuyển đổi dần dần, từ từ song chắc chắn để tránh đổ vỡ là yêu cầu buộc ban lãnh đạo đảng CSVN hiện nay phải xem xét và xúc tiến để đổi lấy sự an toàn. Vụ việc 3 quan chức cấp cao tại Yên Bái bị bắn dẫ đến nhiều nơi đề xuất Bí thư, Chủ tịch tỉnh được cảnh vệ là bằng chứng cho thấy điều đó.

Tuy nhiên đó chỉ là vấn đề trong nước, còn vấn đề đối ngoại đối với nhà nước Việt Nam hiện nay cũng là một thách thức vô cùng lớn để buộc đảng CSVN phải thay đổi. Bỏ qua phát biểu với những lời nói có cánh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) trong chuyến thăm Hoa Ky cuối tháng 5 vừa qua, vì đối ngoại đu dây thì họ đâu có tiếc lời. Mà chúng ta hãy ngoảnh mặt sang Bắc Kinh sẽ thấy có những chuyển biến không ngờ, nên nhớ Trung quốc hiện vẫn có các đảng chính trị khác cùng tồn tại.

Trên trang Bauxite Việt Nam gần đây có bài viết “Những chính sách mới của chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu thi hành từ 18/6/2017” (goo.gl/bGWqW8), vì tầm quan trọng xin được trích đầy đủ:

1. Từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách trên 50% dùng vào dân sinh, giảm chi tiêu hành chính xuống còn dưới 20%, khống chế nghiêm ngặt việc chi hành chính.

2. Thực hiện miến phí y tế và học phí toàn dân.

3. Khống chế vật giá, mạnh mẽ gia tăng thu nhập nhân dân và lương tối thiểu.

4. Giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân lên 10.000 NDT.

5. Khai đao với độc quyền, loại bỏ mọi hình thức độc quyền, kể cả lĩnh vực vũ khí đạn dược.

6. Học tập Đông Âu, dân doanh hóa toàn bộ xí nghiệp QD, chia cổ phần cho toàn dân; đình chỉ kết toán ngoại hối bắt buộc, thực hiện gửi ngoại hối trong nhân dân.

7. Không nâng đỡ thị trường nhà đất, dù chỉ mảy may tơ hào; triệt để cải cách thị trường chứng khoán.

8. Bỏ hẳn sinh đẻ có kế hoạch, giải tán UBKHHGĐ.

9. Loại bỏ mọi đặc quyền cũng như chế độ cung cấp đặc biệt.

10. Trừ các cơ quan đầu nảo nhà nước, loại bỏ tất cả trạm gác tại các cơ quan đảng và chính phủ.

11. Bãi bỏ mọi cơ cấu mang tính chất đoàn văn công, giải tán tán tất cả nhân viên.

12. Ngừng tuyển công chức, tài giảm công chức hằng năm, mạnh tay đốn bỏ các cơ cấu na ná như cơ quan hành chánh nhưng không thuộc các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, quạn sự, ngưng đài thọ họ bằng ngân sách.

13. Vào thời điểm thích hợp, giảm cấp hành chánh từ 5 cấp xuống còn 3 cấp, tức trung ương, tỉnh, huyện (dưới cấp huyện bỏ hết, thực hiện chế độ nhân dân tự trị).

14. Tài sản quan chức công khai, nhân dân được phép kiểm tra trên mạng bất cứ lúc nào.

15. Tách bạch quốc khố và đảng khố, quốc khố thuộc nhà nước, đảng khố thuộc đảng.

16. Từng bước ngưng viện trợ nước ngoài, chi tiêu từng đồng cũng phải được nhân dân hoặc đại biểu nhân dân đồng ý.

17. Phúc lợi xã hội phải tuân thủ cùng 1 pháp quy, quan và dân như nhàu, toàn dân bình đẳng.

18. Từng bước loại bỏ hết toàn bộ xe công, các quan chức phải đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc tự lái xe. Muốn làm giàu thì đừng “làm quan”.

19. Xây dựng “Luật chống hủ bại”. Lập pháp quy định: dù tham ô 1 xu cũng có tội; nhận hối lộ phạm tôi, đưa hối lộ vô tôi.

20. Từng bước loại bỏ hạn chế ngôn luân, cho phép nhân dân tự do làm báo, tự do ăn nói. Chỉ khi nhân dân có quyền giám sát, hiện tượng tham ô hủ bại mới không nơi lẩn trốn.

21. Cho phép nông dân thành lập nông hội, cho phép cọng nhân thành lạp công đoàn tự do, cho phép các ngành nghề thành lập tổ chức tương trợ và tử quản. Mao chủ tịch từng nói: mọi quyền lực ở nông thôn thuộc về nông hội; Lưu Thiếu Kỳ từng nói: mọi quyền lực ở nhà máy thuộc về công đoàn. Đảng Cộng Sản không quên những lới nói đó của Mao chủ tịch và Lưu Thiếu Kỳ.

22. Khôi phục toàn diện truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa, khôi phục tín ngưỡng, hãy để cho linh hồn của mọi người TQ đều có nơi nơi nương tựa.

Bài báo còn cho biết thêm, chủ trương trên của ông Tập Cận Bình đã được thông qua trong hội nghị TW lần thứ 4 (Đại hội 18) từ tháng 10/2014. Theo phân tích của học giả Singapore Trịnh Vĩnh Niên, ông Tập không chỉ lo cho 2 nhiệm kỳ của mình, còn lo cho 30 năm sau.

Một trong các tiêu chuẩn của tổ chức chính trị đối lập là phải được tồn tại một cách hợp pháp, vì thế cũng có thể lạc quan một chút rằng, một hệ thống chính trị đối lập cần thiết phải có đang dần được hình thành, để thực thi cái trọng trách của nó, đó là giám sát các hoạt động của nhà nước và đưa ra các giải pháp buộc chính quyền phải tự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp vì lợi ích của đất nước. Đó là lý do vì sao bản thân tôi tin rằng 60% sẽ có các cuộc đối thoại giữa đảng CSVN và các cá nhân bất đồng chính kiến, dẫu rằng chỉ trong khuôn khổ “vẫn nằm trong và chịu sự kiểm soát của đảng CSVN”. Còn về thời gian xảy ra vào lúc nào thì ít ra cũng phải chờ tới lúc ông Nguyễn Phú Trọng về vườn để làm người tử tế.

Ngày 08 tháng 06 năm 2017

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Phát hiện trại nghi là của người Rohingya nổi dậy

0
RFA

Lực lượng an ninh Miến Điện hạ sát ba người được cho là thuộc lực lượng nổi dậy người Rohingya, trong một trại huấn luyện trên miền núi ở bang Rakhine khu vực tây bắc Miến Điện.

Tin này được một tờ báo của nhà nước Global New Light of Myanmar loan tải.

Theo thông tin của nhà cầm quyền thì họ đã phát hiện ra tại trại này các loại vũ khí tự tạo, lương thực, lều bạt và một đường hầm.

Vào tháng 10 năm ngoái, lực lượng nổi dậy đã tấn công lính biên phòng Miến Điện tại vùng biên giới với Bangladesh, và quân đội đã trả đủa giết chết hàng trăm người, thiêu cháy cả ngàn ngôi nhà và khiến 75 ngàn người bỏ chạy lánh nạn sang Bangladesh.

Cuộc tấn công này của quân đội đã bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích là vi phạm các tội ác chống lại nhân loại, nhưng cáo buộc này bị chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, khôi nguyên Nobel hòa bình, phủ nhận.

Người Rohyngia là một cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi tại Miến Điện, một quốc gia có đa số Phật giáo.

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?

0
BBC

Phạm Trường Long
Lintao Zhang/Getty Images Thượng tướng Phạm Trường Long (trái) là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Giải Phóng Quân

Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc bị hủy bỏ.

Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.

Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì “sự sắp xếp công việc”.

Rút ngắn hay bị mời về?

“Phía Trung Quốc quyết định hủy cuộc gặp quốc phòng ở biên giới vì nguyên do liên quan sự sắp xếp công việc,” tờ báo dẫn lời một viên chức thông tin của bộ quốc phòng Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo nói phái đoàn Thượng tướng Phạm Trường Long, rời Bắc Kinh hôm 12/6, thăm Tây Ban Nha, Phần Lan rồi đến Việt Nam.

Tờ báo hoàn toàn không nhắc có mâu thuẫn gì dẫn đến việc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội
Xinhua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18/06

Trả lời thảo luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt hôm 22/06, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu người Việt ở Singapore nói theo ông biết thì “phía Việt Nam đã mời Thượng tướng Trung Quốc về” vì các phát biểu của ông ta.

Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng nói tuyên bố của Tướng Phạm “như một lời đe dọa quân sự” đối với Việt Nam.

Ông cũng cho hay so với chuyến thăm lần trước (03/2016) của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn thì chuyến thăm này còn cao cấp hơn vì ông Phạm Trường Long là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và Ủy viên Trung ương Đảng CSTQ.

 

Trong khi đó, ngày 22/6, tờ báo lớn đặt tại Hong Kong, South China Morning Post, cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về sự việc.

Theo giới quan sát Trung Quốc, việc hủy giao lưu dường như thể hiện bất mãn của Bắc Kinh về việc Việt Nam định khai thác dầu khí ở Biển Đông, và nỗ lực gần hơn với Nhật.

Hồi tháng Giêng, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.

Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Nhân dân không thích nhau

Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Trung Quốc, nói với South China Morning Post:

“Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải.”

Ông này nói: “Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật.”

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã thăm liên tiếp Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong khi đó, GS Ngô Vĩnh Long nói với Diễn đàn Bàn tròn của BBC hôm 22/06:

“Điểm khai thác ExxonMobil ký với Việt Nam nằm trong thềm lục địa của Việt Nam nên không phải là vùng tranh chấp.”

Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia từ Đại học Tế Nam, nói quan hệ hai nước có thể sẽ xấu đi.

“Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong thế nghịch lý.”

“Về chính thức, hai chính phủ nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn nhưng ở phía không chính thức, nhân dân hai nước đang có thái độ ngày càng tiêu cực về nhau.”

Phái đoàn Trung QuốcXinhua
Phái đoàn quân sự Trung Quốc gồm các tư lệnh, phó tư lệnh của Tham mưu, Hải lục không quân đến Hà Nội hội đàm với Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/06. Người mặc đồ dân sự là đại sứ Hồng Tiểu Dũng.

Indonesia đã bắt hơn 40 nghi phạm vụ tấn công tháng 5

0
RFA
2017-06-22
Đám tang cảnh sát Imam Gilang Adinata thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở Jakarta hôm 24/5/2017. Ảnh chụp ngày 25/5/2017.
Đám tang cảnh sát Imam Gilang Adinata thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở Jakarta hôm 24/5/2017. Ảnh chụp ngày 25/5/2017. AFP photo

Cảnh sát Indonesia bắt giữ 41 người tình nghi có liên quan đến vụ đánh bom tự sát tại thủ đô Jakarta hồi tháng Năm, làm thiệt mạng ba cảnh sát.

Trong số những người này có vợ của những tay đánh bom tự sát, nhưng những người phụ nữ này đã được trả tự do vì không có đủ chứng cớ.

Theo cảnh sát thì những tay khủng bố trong vụ đánh bom đó thuộc tổ chức Jemaah Anshorut Daulah, một tổ chức cực đoan trung thành với nhà nước Hồi giáo ISIS ở Trung Đông.

Indonesia là một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, đã từng chứng kiến một vụ tấn công khủng bố lớn nhằm vào một khu du lịch tại đảo Bali hồi năm 2002, giết chết 202 người. Và người ta đang lo ngại rằng quốc gia này đang là nơi mà nhà nước Hồi giáo ISIS nhắm đến để tuyển dụng các phần tử khủng bố.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc mạnh tay hơn với Bắc Hàn

0
RFA

Cuộc thảo luận mang tên Đối Thoại Ngoại Giao Và An Ninh Mỹ-Trung đã kết thúc hồi chiều ngày 21 tháng 6 tại Washington, với sự tham dự của các viên chức điều khiển ngành ngoại giao và quốc phòng hai nước.

Trong cuộc họp báo diễn ra ngay sau khi cuộc thảo luận hoàn tất, Tổng Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Rex Tillerson cho hay đề tài quan trọng nhất vẫn là thúc đẩy Trung Quốc phải gia tăng sức ép ngoại giao lẫn kinh tế với Bắc Hàn, buộc Bình Nhưỡng phải ngưng ngay chương trình chế tạo võ khí hạt nhân và tên lửa.

Cũng trong cuộc họp báo, Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis nhắc lại Hoa Kỳ cam kết bảo vệ an ninh cho những nước đồng mình trong khu vực, trước nguy cơ có thể bị Bắc Hàn tấn công.

Bên cạnh chuyện Bắc Hàn, phía Mỹ cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây dựng, cải tạo các đảo và bãi đá mà Bắc Kinh tự chiếm đóng ở Biển Đông, phản đối các hành động mang tính quân sự hóa mà Trung Quốc đang làm khiến tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng hơn.

Đối Thoại Ngoại Giao Và An Ninh Mỹ-Trung thành hình sau cuộc gặp đầu tiên hồi tháng Tư vừa rồi tại bang Florida, Hoa Kỳ, giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Vẫn liên quan đến Bắc Hàn, tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng áp lực với Bình Nhưỡng.

Trả lời phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Reuters, Tổng Thống Nam Hàn cho hay chính phủ nước ông sẽ có biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Hàn, nếu quốc gia thù nghịch anh em này phóng thử tên lửa xuyên lục địa hoặc nổ thử nghiệm hạt nhân.

Tổng Thống Moon cũng nói rằng Trung Quốc không chỉ là đồng minh của Bắc Hàn, mà còn là quốc gia hỗ trợ cho Bình Nhưỡng về kinh tế, bảo thêm là mọi biện pháp chế tài, cấm vận đều không hiệu quả nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục giúp đỡ Bình Nhưỡng.

Tuần tới, Tổng Thống Nam Hàn sẽ sang Washington để hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donlad Trump. Đây là cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa 2 ông, và cuộc thảo luận sẽ xoay quanh để tài làm sao giảm bớt căng thẳng do Bắc Hàn gây nên.

Dân số thế giới dự kiến đạt mốc 9.8 tỷ người vào năm 2050

0
RFA

Dân số thế giới dự kiến đạt mốc 9 tỷ 8 trăm triệu người  vào năm 2050 mặc dù tỷ lệ sinh trên toàn thế giới đang giảm.

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết như vậy vào ngày 21/6. Theo đó, dân số thế giới năm 2015 chỉ có 7,4 tỷ người nhưng hiện đã tăng lên 7,6 tỷ do tỷ lệ sinh tương đối cao ở các nước đang phát triển.

Vụ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc nói trong báo cáo rằng mỗi năm dân số thế giới tăng khoảng 83 triệu người thì dù có giả định là tỷ lệ sinh giảm đi chăng nữa thì  quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.

Với tốc độ này, dân số thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 8,6 tỷ vào năm 2030;  9,8 tỷ năm 2050 và vượt qua 11,2 tỷ năm 2100.

Nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​này một phần đến từ 47 nước kém phát triển nhất, nơi tỷ lệ sinh khoảng 4.3 lần mỗi phụ nữ, và từ 26 nước châu Phi, nơi dân số có khả năng tăng ít nhất là gấp đôi vào năm 2050.

Dân Đồng Tâm vẫn muốn tin vào đảng và chính quyền Hà Nội

RFA

Cụ Lê Đình Kình, người đại diện dân chúng xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội cho biết ông mong muốn chính quyền Hà Nội giải quyết vụ tranh chấp đất giữa người dân với chính quyền địa phương trước khi tiến hành khởi tố điều tra người dân xã Đồng Tâm. Ông đồng thời cũng cho biết bất chấp quyết định khởi tố mới đây của công an Hà Nội, người dân xã Đồng Tâm vẫn tin vào đảng và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Giải quyết đất đai trước

“Tôi muốn nói với đồng chí Nguyễn Đức Chung là có kết luận thanh tra trước, xong rồi khởi tố vụ án sau. Bởi vì khi khởi tố vụ án thì đầu tiên phải tìm hiểu nguyên nhân, chứ không bao giờ lại khởi tố vụ án lưng chừng hoặc phần cuối.”

Lời chia sẻ vừa rồi không chỉ là mong muốn của riêng cụ Lê Đình Kình, người đại diện người dân xã Đồng Tâm, sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Công an Hà Nội ra thông báo khởi tố vụ án hình sự “bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản” ở xã Đồng Tâm.

Qua cuộc trao đổi giữa cụ Lê Đình Kình với facebooker Hồng Thái Hoàng được chia sẻ trực tiếp trên trang mạng xã hội vào ngày 16/6, cụ Kình, 82 tuổi, nói rõ:

“Chúng tôi rất thông hiểu rằng việc ‘khởi tố vụ án’ còn cách xa với việc ‘khởi tố bị can’. Sự việc này xảy ra rất nghiêm trọng. Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức làm rất nhiều việc trái chiều, đi ngược lại quan điểm, đường lối chống tham nhũng của Đảng và thậm chí tập trung vào trù dập những anh em chúng tôi là những người tố cáo. Thế nên, tôi có đầy đủ bằng chứng để nói lên việc này.”

Tôi muốn nói với đồng chí Nguyễn Đức Chung là có kết luận thanh tra trước, xong rồi khởi tố vụ án sau.
– Cụ Lê Đình Kình

Trong nội dung cuộc trò chuyện giữa cụ Kình với facebooker Hồng Thái Hoàng, mà Đài Á Châu Tự Do được sự đồng ý của facebooker này để trích dẫn lại, nhiều người quan tâm vụ việc Đồng Tâm hiểu rõ ngọn ngành vì sao những người nông dân ở đây luôn thượng tôn pháp luật nhưng buộc phải bắt giữ 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động hồi trung tuần tháng 4 để được đối thoại với chính quyền Hà Nội.

Câu chuyện liên quan đất đai của người dân Đồng Tâm khởi nguồn từ năm đầu tiên của thập niên 60 hồi thế kỷ 20, nhà nước ra quyết định thu hồi 300 héc-ta đất để xây dựng trường học và dân chúng vui lòng cống hiến vì lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội. Đất của gười dân Đồng Tâm bị thu hồi 47, 36 héc-ta lần thứ hai để phục vụ cho việc xây dựng sân bay Miếu Môn có tổng diện tích 208 héc-ta, do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký vào tháng 4/1980,

Vì dự án xây sân bay Miếu Môn bị treo trong gần bốn thập niên qua, Bộ Tổng Tham mưu, hồi cuối tháng 3 năm 2015, ra Quyết định 551TM lấy 50, 3 héc-ta đất trong tổng diện tích 208 héc-ta của sân bay Miếu Môn giao cho Viettel. Đến đầu năm 2016, chính quyền huyện Mỹ Đức lại lấy thêm 59 héc-ta đất canh tác nông nghiệp của người dân ở Đồng Tâm để thực hiện Quyết định 551TM mà theo cụ Kình là hoàn toàn sai.

“Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức ra quyết định lấy 59 héc-ta đất ở xã Đồng Tâm để giao cho Viettel. Số đất này là hoàn toàn không có quyết định thu hồi và nhân dân Đồng Tâm từ xưa đến nay vẫn lao động trên mảnh đất này. Ngược lại, cán bộ tham nhũng của xã phân thành 56 lô để bán. Cho nên nhân dân xã Đồng Tâm kiên quyết giữ lại đất nông nghiệp của mình. Bởi vì nó là tư liệu sản xuất để làm ra của cải vật chất nuôi sống con người.”

Cụ Kình cũng cho biết người dân Đồng Tâm tốn rất nhiều tiền của đi khiếu nại quyết định thu hồi đất phi lý của chính quyền huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên:

“Tất cả huyện Mỹ Đức và một số cơ quan thông tin cứ đưa trái chiều. Nghĩa là, nhân dân Đồng Tâm vào tranh chấp đất quốc phòng trong khu vực 47, 36 héc-ta là không đúng sự thật.”

le-dinh-kinh-nguyen-phu-trong-400.jpg
Cụ Lê Đình Kình. Ảnh chụp lại từ video clip

Vào đầu tháng 4/2017, ba cán bộ của Bộ Quốc Phòng đến xã Đồng Tâm để điều tra vụ việc. Trong lúc tiến hành đo đạc, chiếu chụp mốc giới phần đất nào thuộc quốc phòng và phần đất nào là đất nông nghiệp với sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương và dân chúng Đồng Tâm, cụ Kình khẳng định với nhân viên của Bộ Quốc Phòng:

“Đây là đất nông nghiệp Đồng Tâm. Các anh có đưa máy chém để chém ngay đầu tôi rơi xuống đất thì tôi vẫn giữ quan điểm rằng đây là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.”

Bởi tin tưởng vào chính quyền địa phương và đại diện của Bộ Quốc Phòng, cụ Kình nói với bà con đang có mặt rằng ai về nhà nấy, theo như yêu cầu của họ và ngay sau đó cụ Kình đã bị cán bộ huyện Mỹ Đức đá gãy xương đùi:

“Lúc bây giờ họ không chiếu chụp ngay mốc nữa mà Trần Thanh Tùng đá tôi gãy xương đùi. Họ mở xe lên. Hai anh đứng hai bên, mỗi anh cầm một chân một tay thảy tôi lên ô tô như một con vật. Khi bị thảy lên xe, tôi đã nói ‘các anh đánh đá tôi gãy chân rồi’ nhưng họ phớt lờ. Họ lấy còng số 8 ra còng tay tôi lại và đút giẻ vào mồm tôi. Mục đích của họ là bịt đầu mối và thủ tiêu tôi. Bởi vì tôi là người đứng đầu ký tên trong đơn tố cáo, khiếu nại việc này.”

Mặc dù cụ Kình được đưa vào bệnh việc chữa trị và được đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung tận tình thăm hỏi, nhưng cán bộ của chính quyền địa phương huyện Mỹ Đức luôn miệng gọi cụ là “thành phần gây rối trật tự công cộng”.

Vững tin vào công lý

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung vào chiều 22/4 đã đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để đối thoại với người dân Đồng Tâm. Ông Nguyễn Đức Chung ký giấy cam kết thực hiện 3 điều theo nguyện vọng của người dân ở đây, bao gồm: trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo đoàn thanh tra đất đai ở Đồng Tâm và thông báo kết quả sau 45 ngày, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm, tiến hành xác minh và xử lý vụ việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình.

Mục đích của họ là bịt đầu mối và thủ tiêu tôi. Bởi vì tôi là người đứng đầu ký tên trong đơn tố cáo, khiếu nại việc này.
– Cụ Lê Đình Kình

Bản cam kết được thiết lập trước sự chứng kiến của dân chúng Đồng Tâm, chính quyền địa phương, ba Đại biểu Quốc Quốc hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng và luật sư đại diện của bà con xã Đồng Tâm với tư cách làm chứng. Cụ Kình nói:

“Có một điều là từ trước đến nay chưa từng có Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã lại được ký xác nhận chữ ký của đồng chí Chủ tịch thành phố.”

Tuy nhiên sau quyết định khởi tố của công an Hà Nội vào hôm 13 tháng 6 đã có nhiều lo ngại cho rằng Chủ tịch Hà nội đã bội ước và người dân Đồng Tâm có thể mất lòng tin vào chính quyền.

Thế nhưng, trong đoạn video mới nhất, cụ Kình khẳng định rằng dân chúng Đồng Tâm vẫn luôn tin vào thiện chí của ông Nguyễn Đức Chung, đồng thời cũng cảm thông cho việc ông Nguyễn Đức Chung không giữ được cam kết “không truy tố” người dân Đồng Tâm trong vụ việc bắt giữ người hồi đầu tháng 4 vì theo họ có thể một cá nhân ông không đủ thẩm quyền để quyết định.

Và với thông báo của Chính quyền Hà Nội kéo dài thời gian thanh tra 59 héc-ta đất nông nghiệp đến ngày 23/7 thay vì thời hạn công bố vào ngày 23/6, theo như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung, cụ Kình xác nhận người dân Đồng Tâm tin tưởng vụ việc Đồng Tâm sẽ được thanh tra tận tường và giải quyết một cách công minh.

Dân oan ở Dương Nội, anh Trịnh Bá Phương, lên tiếng với RFA sau khi nghe chia sẻ của cụ Lê Đình Kình, người đại diện của bà con xã Đồng Tâm:

“Lực lượng Cơ động của Hà Nội đã về để đàn áp người dân và cả người trong Quân đội cùng Công an huyện Mỹ Đức đánh cụ Kình gãy xương đùi. Những đối tượng đó mới là những kẻ vi phạm pháp luật và những kẻ đó cần phải được đưa ra để khởi tố thì mới đảm bảo được công bằng.”

Một nhóm luật sư hỗ trợ cho người dân xã Đồng Tâm hôm 19 tháng 6 công bố Kiến nghị số 01 với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội đề nghị cùng hợp tác nhằm giải quyết khiếu nại đất đai ở Đồng Tâm theo đúng pháp luật để bà con nơi đây được nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Thảm họa Formosa: Quan chức nói an toàn, nhà khoa học vẫn nghi ngờ

RFA

Nghi ngại tuyên bố từ phía chính quyền

Ngày 22 tháng sáu, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường công bố tại Diễn đàn Nhà báo và môi trường biển đảo, rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản.

Dư luận, và một số nhà khoa học vẫn nghi ngờ công bố này.

Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về công bố của Tổng cục môi trường vào hôm 22 tháng sáu:

Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa. Chưa đủ mẫu, chưa đủ số liệu để chứng tỏ rằng nó đã an toàn, từ 20 km trở vào ven biển. Trầm tích kim loại nặng ở tầng đáy khó lòng mà khắc phục. Khả năng tự làm sạch của biển đối với kim loại nặng là rất khó.”

Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa.
– Giáo sư Lê Huy Bá

Cách đây chỉ hơn 1 tháng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lại nói rằng ngư dân không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy, trong khu vực từ 20 hải lý trở vào, dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung.

Giáo sư Bá cho rằng khuyến cáo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là cẩn trọng và cần thiết.

Vào ngày 18 tháng 5, khi trao đổi với đài RFA về chuyện ô nhiễm tầng đáy của vùng biển miền Trung, Tiến Sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang có nói:

“Nó phụ thuộc vào các chất độc bị thải ra, điều kiện động lực học ở đó và khả năng tự làm sạch của vùng biển đó. Nhưng thông thường các nước như Nhật Bản chẳng hạn họ bị ô nhiễm công nghiệp 60 năm nay họ vẫn chưa giải quyết xong.

Những sự cố sinh thái này giống như chén nước mình đã đổ ra đất rồi, đến bao giờ mới lấy lại được. Nhưng vì thiên nhiên có cơ chế tái phục hồi, nhưng đòi hỏi thời gian lâu. Vùng biển Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa.”

Cho đến nay trên trang web của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam người ta vẫn không thấy công bố các số liệu về ô nhiễm tại vùng biển bốn tỉnh miền Trung.

Nghiên cứu độc lập và minh bạch thông tin

Ngay sau khi thảm họa môi trường biển Vũng Áng xảy ra, một số chuyên viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức một nhóm nghiên cứu tên là Generosity cử người đến vùng biển Vũng Áng lấy mẩu để đo chất ô nhiễm vào tháng năm và tháng bảy năm 2016. Các mẩu này được phân tích tại các phòng thí nghiệm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi liên lạc được với kỹ sư Trần Việt Hùng, người sáng lập nhóm này và ông cho rằng kết luận của ông Hoàng Văn Thức là phù hợp với kết quả phân tích của nhóm:

Kết luận của mình đi từ kết luận của ba anh Tiến sĩ và nghiên cứu sinh lấy mẫu ở Việt Nam ba lần. Ba mẫu này cho thấy là nhận định của ông quan chức này là không sai. Cả ba lần lấy mẫu này đều lấy một là nước biển, thứ hai là bùn, thứ ba là sinh vật dưới tầng đáy. Thì tất cả các mẫu này cho thấy là không có dấu hiệu của kim loại nặng ở tầng đáy bùn, loại kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.”

Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.
– Giáo sư Lê Huy Bá

Nhóm Generosity đã cho công bố các kết quả này trên trang web của mình.

Chúng tôi cũng đã liên lạc với Thạc sĩ Hoàng Trung Du, chuyên gia khoa học về biển hiện làm việc tại Viện hải dương học Nha Trang, ông cho biết:

“Xin lỗi là tôi không có tham gia công việc này nên tôi không thể trả lời được. Về nguyên tắc mình muốn nói cái gì an toàn thì mình phải có dẫn chứng. Nhưng tôi không tham gia nên tôi không trả lời được.”

Như vậy là cơ sở khoa học hàng đầu về biển của Việt Nam là Hải học viện Nha Trang, không tham gia vào việc nghiên cứu tác động của thảm họa môi trường biển Vũng Áng.

Giáo sư Lê Huy Bá cũng cho biết là ông không nắm được các số liệu về ô nhiễm, và việc nghiên cứu thảm họa Vũng Áng lẽ ra phải tập hợp nhiều hơn các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, mà trong đó Hải học viện Nha Trang là cơ quan không thể thiếu:

Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.”

Riêng nhóm nghiên cứu độc lập của kỹ sư Trần Việt Hùng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi đến Vũng Áng lấy mẫu thử độ ô nhiễm, ông nói:

Khó khăn này không phải của chỉ riêng nhóm, mà là của vùng Vũng Áng lúc đó, vào tháng năm tháng bảy năm ngoái. Tại vì tại Vũng Áng lúc đó lực lượng an ninh xuất hiện rất là nhiều, có người muốn ra biển thì người ta hỏi là ra biển để làm gì. Đợt đó phải tìm người quen biết rồi nói là ra biển làm này làm nọ thôi chứ không thể nói với họ mình làm cái mục đích của mình được.”

Trả lời câu hỏi là tại sao bây giờ khi nhà nước công bố biển đã an toàn thì vẫn còn nhiều nghi ngại, kỹ sư Hùng cho rằng tâm lý đó bắt nguồn từ những ngày đầu tiên thảm họa xảy ra, việc chậm trễ công bố thông tin, trong khi mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, làm cho người ta nghi ngờ là chính quyền đang che giấu một điều gì đó.

Giáo sư Lê Huy Bá nói rằng chuyện nghiên cứu thảm họa môi trường, ngoài việc phải huy động nhiều nhà khoa học, còn cần phải tiến hành một cách công khai minh bạch để cho người dân có thể tin vào các kết quả nghiên cứu.

Tiến thoái lưỡng nan khi xuất khẩu sang Trung Quốc

0
RFA

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 22 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù Trung Quốc lâu nay là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng khi xuất khẩu sang nước này Việt Nam thường xuyên phải chấp nhận giá bán rẻ mạt hơn khi xuất sang các quốc gia khác.

Giá bán rẻ mạt

Một trong những mặt hàng được Việt Nam xuất mạnh nhất sang Trung Quốc là khoáng sản. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục hải quan, trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường Trung Quốc là bến đỗ của hơn 3/4 lượng quặng xuất khẩu nhưng lại có mức giá rẻ gần gấp đôi mức giá mà Việt Nam bán cho các thị trường khác.

Một doanh nghiệp xuất khẩu quặng cho Trung Quốc, xin giấu tên, cho Đài Á Châu Tự Do biết:

Bên khoáng sản bọn tôi thì thường khi Trung Quốc dôi nguồn hàng của các nước khác thì sẽ đẩy Việt Nam xuống. Khi mà các nước khác không có thì mới chấp nhận giá Việt Nam ngang với giá thị trường. Ví dụ ở châu Phi rẻ thì họ lấy hàng của châu Phi. Mà khi châu Phi rẻ thì họ ép Việt Nam xuống. Mặt hàng quặng cũng vậy, nó mua được của Sri Lanka nhiều thì sẽ cắt Việt Nam.

Thứ hai là chính sách vĩ mô, người ta không cho xuất khẩu quặng thô nữa mà bắt phải chế biến sâu, mà Trung Quốc có cần hàng chế biến sâu của Việt Nam đâu.

Mặc dù giá rẻ như vậy nhưng hiện tại Việt Nam vẫn đang xuất 11.000 tấn quặng sang Trung Quốc mỗi ngày.

Theo dữ liệu của Cục Thuế xuất nhập khẩu, thuộc Tổng cục Hải quan, hiện xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu vẫn là quặng nhôm, quặng sắt, apatit và một số loại quặng khoáng phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng, xi măng.

Ngoài xuất khẩu quặng và khoáng sản, hiện Việt Nam cũng xuất một lượng lớn dầu thô sang Trung Quốc. Trong 5 tháng đầu năm, lượng dầu thô mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm 40% lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên giá bán cũng đang giảm so với các thị trường khác.

Đồ gỗ và thủy sản cũng là những mặt hàng thường phải chấp nhận xuất sang Trung Quốc với giá rẻ hơn thị trường. Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho chúng tôi biết nguyên nhân tình trạng này:

Thường thường yêu cầu chất lượng của Trung Quốc thấp hơn yêu cầu của các thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật Bản,…Ngoài ra cự ly vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng gần hơn rất nhiều, cho nên chi phí vận tải thấp hơn. Tiếp theo là số lượng Việt Nam có thể xuất sang Trung Quốc thường là lớn hơn.

Một số nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng đến giá cả khi xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc, theo ông Hoài, là do sản xuất quá nhiều, gây lượng hàng tồn đọng lớn nên các doanh nghiệp phải “bán tống bán tháo” với giá rẻ hơn. Đôi khi, các doanh nghiệp cũng phải xuất khẩu để thăm dò thị trường, chào hàng hoặc có các mặt hàng gỗ quý nhưng Trung Quốc đột ngột dừng mua nên cần bán giá rẻ hơn để tiêu thụ.

Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2017 tiếp tục là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 32,76 tỷ USD.

Tuy nhiên cũng trong năm nay, thị trường Trung Quốc đã cho người nông dân Việt Nam một “cú đấm đau” khi đột ngột ngừng mua heo, khiến giá thành heo ở Việt Nam xuống mức thấp kỷ lục trên toàn thế giới. Trong khi đó người dân vẫn phải vay ngân hàng để mua thức ăn cho heo vì không bán được. Hàng loạt các chương trình “giải cứu người nuôi heo” được chính người dân và chính phủ xây dựng lên để giúp đỡ bà con trong cảnh khốn cùng. Cuối tháng 4 vừa rồi, bộ Nông nghiệp Việt Nam đã phải sang Trung Quốc để “cầu cứu” xuất khẩu thịt heo sang nước này.

Trước đó, những người dân trồng chuối ở Đồng Nai, hay trồng chanh dây ở Gia Lai nói với chúng tôi rằng họ lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười khi bị thương lái Trung Quốc ép giá, thậm chí là ngừng mua. Chanh leo có thời kỳ lên đến 52.000 đồng/kg nhưng đã giảm chỉ còn 10.000 đồng/kg.

Vẫn phải bán!

Đáp lại câu hỏi của chúng tôi rằng vì sao thị trường Trung Quốc thường xuyên nhập hàng của Việt Nam với giá rẻ như vậy nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu một lượng rất lớn, chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết:

Là vì hiện nay nó mang lại lợi nhuận rất lớn cho những người xuất khẩu mà thị trường trong nước khả năng không tiêu thụ được thì người ta phải đưa sang bên kia thôi.

Ông đánh giá nguyên nhân chính khiến Việt Nam mặc dù rất muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác như khối EU chẳng hạn để được giá thành cao hơn nhưng không thể là do chất lượng sản phẩm Việt Nam không đảm bảo tiêu chuẩn của họ.

Chỉ tính riêng mặt hàng gạo, năm ngoái Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết chỉ trong vòng 4 năm qua Việt Nam đã bị Mỹ trả về khoảng 10.000 tấn gạo vì dư lượng chất bảo vệ thực vật. Cũng tính từ năm 2014 đến giữa năm 2015 đã có gần 32.000 tấn thủy sản bị các nước bạn hàng trả về do nhiễm bệnh và dư lượng kháng sinh.

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng về lâu dài, việc tiếp tục xuất khẩu với giá rẻ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam:

Nếu mà là tài nguyên thì sẽ khiến nguồn tài nguyên cạn kiện đi do xuất khẩu thô. Thứ hai là chất lượng sản phẩm kém và giá thấp như vậy sẽ làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ông Ngô Sỹ Hoài Phó tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, cho rằng riêng đối với mặt hàng gỗ Việt Nam vẫn cần phải tận dụng thị trường Trung Quốc là vì họ giải quyết một số lượng hàng lớn cho Việt Nam:

Nói chung chúng ta cũng đang đa dạng hóa thị trường. Thực sự Việt Nam cũng đang xuất khẩu nhiều đồ mộc sang châu Âu nhưng thị trường châu Âu có rất nhiều rào cản và cũng không thể tiêu thụ hết các mặt hàng gỗ Việt Nam làm ra. Ngoài ra thị trường Trung Quốc có một đặc điểm là họ tiêu thụ rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng từ các loại gỗ quý hiếm mà giá trị cao. Cho nên chúng ta phải tận dụng thế mạnh của từng thị trường.

Hàng Việt đưa sang Trung Quốc hiện đang được hưởng thuế suất ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, nhưng Bắc Kinh vẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng 13%-17% với Việt Nam, và đó cũng là một nguyên do khiến sức cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt giảm đi.