Home Blog Page 1363

Việt Nam đàm phán đóng thêm tàu do Nga thiết kế

0
RFA

Việt Nam đang đàm phán với công ty của Nga để đóng thêm 4 tàu tên lửa Molniya do Nga thiết kế tại nhà máy Ba Son. Báo Dân Việt trích báo cáo thường niên của nhà máy đóng tàu Vympel, Nga, cho biết như vậy vào hôm 29 tháng 6.

Các tàu mới sẽ có khả năng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Yakhont thay thế hệ thống Uran-E cũ. Tên lửa mới sẽ bay nhanh hơn và xa hơn tên lửa cũ, đồng thời cũng có sức công phá mạnh hơn.

Trước đó nhà máy Ba Son của Việt Nam cũng đã hoàn tất việc chế tạo 6 tàu tên lửa Molniya khác với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nhà máy Vympel. Số tàu này nằm trong gói hợp đồng trị giá 1 tỷ đô la cho 8 chiếc tàu Molnyia, trong đó 6 cái được đóng tại Việt Nam và 2 chiếc được đóng tại Nga.

Nga cũng là nước cung cấp 6 tàu ngầm lớp kilo cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 trị giá 2 tỷ đô la. 2 chiếc tàu ngầm thứ 5 và 6 vừa được thượng cờ ở cảng quốc tế Cam Ranh hôm 28 tháng 2 vừa qua.

Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga cũng đang đóng cho Việt Nam hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 theo một hợp đồng trị giá khoảng 700 triệu đô la. Dự kiến hai tàu này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào khoảng tháng 9 hay 10 năm nay.

Hoa Kỳ lại đưa chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

0
RFA

Hoa Kỳ vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 cho chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Hãng Fox News của Mỹ dẫn lời hai quan chức quốc phòng Hoa Kỳ như vừa nêu. Theo đó khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Stethem thực hiện chuyến ‘tự do hải hành’ vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 đi qua vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn.

Có một chiến hạm của Trung Quốc đi theo chiếc USS Stethem của Hoa Kỳ khi làm nhiệm vụ này.

Như vậy đây là lần thứ hai kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nhậm chức, Ngũ Giác Đài cho tàu chiến thực hiện hoạt động ‘tự do hàng hải’, tiếng Anh viết tắt là FONOPs tại khu vực Biển Đông. Chuyến đầu tiên do chiến hạm USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý của đá Vành Khăn thuộc Trường Sa vào cuối tháng 5 vừa qua.

Tàu chiến Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn lần thứ nhất vào tháng 10 năm ngoái, dưới thời của tổng thống Barack Obama.

Hoạt động thực thi chiến dịch tự do hàng hải mới nhất của chiến hạm Mỹ như vừa nêu diễn ra vào khi Hoa Kỳ tỏ ra mất kiên nhẫn với Trung Quốc về việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng khả năng quân sự tại khu vực Biển Đông.

Một phát ngôn nhân của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, thiếu tá Matt Knight, trong văn bản gửi cho hãng Fox News viết rõ là Mỹ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải như thông lệ; trong quá khứ đã thực hiện và tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Mới hôm thứ tư ngày 28 tháng 6, đô đốc Harry Harris chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, lên tiếng tại Brisbane, Úc rằng những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lắp nên tại khu vực Biển Đông là những đảo giả. Vị đô đốc này nói Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên căn bản luật pháp.

Fox News nhắc lại vào ngày 30 tháng 6, Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington DC công bố những ảnh vệ tinh cho thấy các cơ sở quân sự mới có cả những hệ thống radar được Trung Quốc bố trí trên ba đá Vành Khăn, Chữ Thập và Subi thuộc quần đảo Trường Sa.

Những cơ sở quân sự như thế khiến phía Hoa Kỳ thêm quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ cho bố trí tên lửa đất đối không tại những đảo nhân tạo; từ đó thách thức các chuyến bay quân sự của Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông nơi có tuyến hàng hải quan trọng với lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua mỗi năm.

Ngoài Trung Quốc, còn Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ, Trung Quốc rượt đuổi trên Hoàng Sa

0
Tuổi trẻ
Tàu chiến Mỹ, Trung Quốc rượt đuổi trên Hoàng Sa
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem của Hải quân Mỹ – Ảnh chụp màn hình

Sự việc xảy ra ngay trong ngày hôm nay (2-7) và dường như đã kết thúc. Đài Fox News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem đã tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ Matt Knight không xác nhận nhưng cũng chẳng phủ nhận sự việc.

Ông Knight lấp lửng: “Chúng tôi luôn tiến hành các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải theo kế hoạch và lộ trình, giống như những gì đã và sẽ làm”, theo Fox News.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần thứ hai tàu chiến Mỹ áp sát các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Chưa rõ tàu chiến Mỹ có tiến hành các hoạt động gì trong lần áp sát này.

Hồi tháng 5, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Mỹ là USS Dewey đã áp sát đá Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo trái phép.

Tàu chiến Mỹ khi đó đã tiến vào vùng nước 12 hải lý, tiến hành diễn tập cứu người bất chấp những cảnh báo và xua đuổi của hai tàu chiến Trung Quốc.

Động thái mới nhất của Hải quân Mỹ ở Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện sự thất vọng với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên và bắt đầu hành động.

Như dự đoán trước đó của giới quan sát, Washington đã bắt đầu phản ứng bằng các động thái nhắm trực tiếp vào lợi ích của Trung Quốc như Đài Loan, thương mại và Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa phản ứng trước sự việc.

Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền vô lý, đòi hơn 80% diện tích Biển Đông và khẳng định có chủ quyền lịch sử đối với vùng biển này.

Thế nhưng, điều này đã vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tòa trọng tài thường trực quốc tế về Biển Đông ở The Hague hồi năm ngoái đã bác bỏ những điều vô lý đó của Trung Quốc.

Bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, Bắc Kinh đã ngang nghiên tôn tạo và xây dựng trái phép các công trình ở đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ hồi cuối tuần này đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng thêm các nhà chứa và hầm phóng tên lửa trên đá Chữ Thập của Việt Nam.

BẢO DUY

​Lứa 20 tuổi Hong Kong nghĩ gì về Trung Quốc?

Tuổi trẻ
​Lứa 20 tuổi Hong Kong nghĩ gì về Trung Quốc?
Kalok Leung, sinh ra 4 tháng sau khi Hong Kong được giao trả lại cho Trung Quốc năm 1997 – Ảnh: Reuters

Tròn 20 năm kể từ lúc người Anh trả Hong Kong lại cho Trung Quốc đại lục quản lý năm 1997, một lứa trẻ sinh ra trong thời điểm đó giờ đã lớn và có những suy nghĩ về bản sắc của mình.

Tuổi 20 của Hong Kong

Hãng tin Reuters ngày 25-6 cho biết, họ đã phỏng vấn 10 bạn trẻ Hong Kong thuộc lứa 1997, và họ đều ít dành cảm tình cho Trung Quốc. Thực trạng trên phản ánh đúng những gì từng làm dậy sóng đặc khu kinh tế này trong năm 2014: người trẻ Hong Kong muốn tất cả biết họ là người Hong Kong, không phải Trung Quốc.

Chau Ho-oi, một trong những người sinh ra vào thời điểm Hong Kong được giao trả cho Trung Quốc, nói rằng cảm giác của mình lúc còn nhỏ và hiện tại khác xa nhau.

Năm 2008, khi Chau 11 tuổi, cô đã xem Thế vận hội Bắc Kinh trên truyền hình và rất ngưỡng mộ thành tích của các vận động viên Trung Quốc (khi ấy giành 48 huy chương vàng, xếp nhất toàn giải).

“Tôi đã nghĩ rằng Trung Quốc thật vĩ đại. Nếu thời điểm đó bạn hỏi tôi có phải người Trung Quốc không, tôi sẽ nói có”, Chau trả lời Reuters.

​Lứa 20 tuổi Hong Kong nghĩ gì về Trung Quốc?
JoJo Wong, được sinh ra 6 tháng trước cuộc chuyển giao 1997 – Ảnh: Reuters

Nhưng cũng như nhiều người trẻ khác tại Hong Kong có suy nghĩ về vấn đề tự chủ, dân chủ, Chau cảm thấy mình không giữ được sự ngưỡng mộ đó. Cô nói tiếp: “Hiện giờ… tôi không muốn nói tôi là người Trung Quốc. Nó tạo cho tôi cảm giác rất tiêu cực. Thậm chí bạn có hỏi 100 lần thì tôi vẫn sẽ nói như thế thôi”.

Không ai xa lạ, chính cô gái trẻ này cũng từng bị bắt trong cuộc biểu tình đòi thúc đẩy dân chủ của thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong năm 2014. Sự kiện ấy đã có phần rơi vào quên lãng sau 3 năm, nhưng nó ít nhiều đã tạo ra hoặc ảnh hưởng tới một khuynh hướng, tư tưởng trong giới trẻ Hong Kong.

Khảo sát của Đại học Hong Kong đưa ra tuần trước cho thấy trong 120 người trẻ được hỏi, chỉ 3,1% ở độ tuổi 18 – 29 cho rằng họ nhận diện bản thân là một người Trung Quốc. Trước đó, con số này giữ ổn định ở mức 31% trong các cuộc khảo sát đều đặn nửa năm một lần, bắt đầu từ cách đây 20 năm, theo Reuters.

Trong cuộc phỏng vấn 10 người trẻ Hong Kong sinh năm 1997, bao gồm Chau và một người chuyển đến từ Trung Quốc sang, tất cả đều nói với hãng tin Reuters rằng mình tự nhận diện bản thân như một người Hong Kong (Hongkonger), và nguyện gắn chặt với đặc khu kinh tế này.

Tư duy về bản sắc

Từ khi tiếp quản Hong Kong năm 1997, Trung Quốc áp dụng hình thức “một quốc gia, hai chế độ”, bảo đảm sự tự trị dưới quyền đặc khu trưởng, có bầu cử riêng và tự do ngôn luận trong vòng 50 năm (tới 2047). Tuy nhiên giới trẻ, như lứa 20 tuổi tại Hong Kong, lại cảm thấy chưa thực sự được tự do.

​Lứa 20 tuổi Hong Kong nghĩ gì về Trung Quốc?
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), thủ lĩnh sinh viên tại cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2014 – Ảnh: Reuters

Năm 2012, Hoàng Chi Phong khi đó là cậu học sinh 15 tuổi, đã dẫn đầu hàng ngàn người Hong Kong biểu tình phản đối chương trình giáo dục khuyến khích học sinh yêu đất nước Trung Quốc, và sau đó chương trình ấy phải khép lại.

Hai năm sau, lại là Hoàng Chi Phong lãnh đạo phong trào “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” dài 79 ngày, tạo dấu ấn đậm nét đối với dư luận quốc tế.

Vào lúc này, những thanh thiếu niên Hong Kong ngày càng thúc đẩy tư tưởng giành quyền tự quyết, hoặc thậm chí là cả độc lập – điều mà Trung Quốc rất lo ngại.

Hồi tháng 5 vừa qua, nhân vật phụ trách vấn đề Hong Kong, được cho là cao cấp thứ ba trong chính quyền Trung Quốc, ông Trương Đức Giang đã nhấn mạnh việc cần thiết phải “thúc đẩy giáo dục pháp luật và quốc gia cho giới trẻ Hong Kong, và định hướng phát triển cho lứa này khi còn trẻ” để có “lòng yêu nước”.

Tân trưởng đặc khu Carrie Lam, người lên thay ông Lương Chấn Anh, nói với Tân Hoa xã rằng bà sẽ tìm cách đưa khái niệm “tôi là người Trung Quốc” từ cấp độ mẫu giáo ở Hong Kong, theo Reuters.

Nhưng những cách làm ấy có vẻ chưa cho thấy tác dụng. Nói như Jojo Wong, một người 20 tuổi, thì “làm thế nào mà chính quyền không hiểu được rằng càng thúc ép người Hong Kong yêu Trung Quốc, thì mọi người chỉ càng tránh xa điều đó mà thôi?”.

Thậm chí đối với những người không quan tâm tới chính trị như Felix Wu, cũng khẳng định về kinh tế thì nên hội nhập, còn chính trị thì Trung Quốc cần thực hiện đúng cam kết duy trì hiện trạng Hong Kong trong 50 năm. Còn với Ludovic Chan, anh tự nhận là người Hong Kong, dù nghĩ rằng việc có là người ở đâu thì cũng chẳng mâu thuẫn gì với Trung Quốc cả.

Những suy nghĩ của người trẻ Hong Kong như trên, có thể sẽ tạo ra một thách thức cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông chuẩn bị có chuyến đi Hong Kong đầu tiên nhân kỷ niệm 20 năm tiếp quản đặc khu này từ người Anh.

NHẬT ĐĂNG

Hong Kong bắt Hoàng Chi Phong trước chuyến thăm của ông Tập

Tuổi trẻ

Đài CNN cho biết từ tối 28-6 các cuộc biểu tình đã nổ ra tại quảng trường Golden Bauhinia – nơi diễn ra nghi lễ kéo cờ chính thức vào cuối tuần này. Những người biểu tình đã chiếm giữ quảng trường trong vài giờ trước khi cảnh sát giải tán.

Các cựu lãnh đạo phong trào Dù là Hoàng Chi Phong và Nathan Law đã dẫn dắt cuộc biểu tình. Cảnh sát đã đến bắt cả hai vì tội gây rối trật tự công cộng.

Khoảng 20 người biểu tình đã diễu hành quanh quảng trường Golden Bauhinia – nơi có tượng đài bông hoa Bauhinia (dương tử kinh) bằng vàng mà Bắc Kinh đã trao tặng cho đặc khu Hong Kong.

Những người biểu tình đã leo lên bức tượng và treo một tấm banner kêu gọi công lý cho nhà hoạt động Trung Quốc đã giành giải Nobel hòa bình Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) và cho nền dân chủ của Hong Kong.

Hong Kong bắt Hoàng Chi Phong trước chuyến thăm của ông Tập
Nhà hoạt động vì dân chủ Hoàng Chi Phong (thứ ba từ phải sang) hô vang khẩu hiệu tại tượng đài Golden Bauhinia – Ảnh: Reuters

“Người dân Hong Kong sẽ tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ cho đến ngày chúng tôi có được các quyền của mình” – Hoàng Chi Phong khẳng định. Sau đó những người biểu tình khác hô vang “thế giới đang dõi theo, chỉ Tập Cận Bình là không biết”.

Sau 3 giờ biểu tình, cảnh sát đã đọc cho những người biểu tình nghe quyền lợi của họ trước khi dẫn họ đi khỏi quảng trường.

Đảng chính trị của hai nhà dân chủ trẻ Hoàng Chi Phong và Nathan Law là Demosisto cho biết tất cả các nhà hoạt động đều bị bắt vì tội vi phạm trật tự nơi công cộng sau khi họ liên tục bỏ qua yêu cầu rời khỏi quảng trường của cảnh sát.

Trong khi đó công tác an ninh đã chuẩn bị kỹ càng cho chuyến thăm của ông Tập diễn ra tại Wan Chai. Đây là quận kinh doanh nhộn nhịp mà ông Tập sẽ ngụ lại.

Cảnh sát đã đóng cửa một phần Wan Chai với hàng dãy rào chắn bao quanh các con đường vòng quanh Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hong Hong.

Dự kiến sẽ có thêm những cuộc biểu tình khác diễn ra bên ngoài trung tâm trên. Ngoài ra người biểu tình cũng chuẩn bị cho một cuộc diễu hành riêng của những nhà hoạt động độc lập ở đặc khu này.

Báo South China Morning Post cho biết khoảng 11.000 trên tổng 29.000 cảnh sát của đặc khu sẽ tham gia công tác bảo vệ an ninh cho chuyến thăm của ông Tập.

Hong Kong bắt Hoàng Chi Phong trước chuyến thăm của ông Tập
Cảnh sát dựng rào chắn ở trung tâm Hong Kong trước chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Ảnh: AFP
ANH THƯ

Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản

Tuổi trẻ
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Sự xuất hiện của người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh đã khiến một số người biểu tình tức giận – Ảnh: Reuters

Thủ lĩnh của cuộc biểu tình sinh viên năm 2014, Hoàng Chi Phong, cũng xuất hiện. Anh này trước đó bị bắt với lý do “tổ chức biểu tình không phép” và không đúng nơi quy định nhưng được trả tự do sau hơn 1 ngày.

Nhiều thông điệp và yêu cầu đã được chuyển tải thông qua khẩu hiệu, biểu ngữ trong cuộc biểu tình. Cảnh sát Hong Kong ước tính có khoảng 14.500 người tham gia biến nó trở thành cuộc biểu tình nhỏ nhất ở đặc khu này kể từ năm 2003, theo báo South China Morning Post.

Trong khi đó, những người tổ chức khẳng định có hơn 66.000 người đã xuống đường thể hiện sự ủng hộ và mong muốn dân chủ cho Hong Kong. Họ đổ lỗi cho các biện pháp an ninh hà khắc của cảnh sát sau cuộc biểu tình sinh viên năm 2014 và mưa lớn khiến số người tham gia sụt giảm.

Một cuộc khảo sát hỏi ý kiến nhanh do Đại học Hong Kong tiến hành ước tính có từ 27.000 tới 35.000 người đã tham gia biểu tình ngày 1-7.

Hong Kong đang trải qua những ngày căng thẳng và cảm xúc lẫn lộn trong dịp kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc. Biểu tình, những cuộc tranh cãi hay chạm mặt giữa hai phe ủng hộ chính phủ trung ương Bắc Kinh và đòi Hong Kong độc lập không còn là chuyện hiếm ở đặc khu này, nhất là trong những dịp đặc biệt như năm nay.

Tối 1-7, khu vực cảng Victoria của Hong Kong đã được thắp sáng bởi màn pháo hoa rực rỡ và được xem là tốn kém nhất kể từ năm 1997.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện kỷ niệm ngày hôm qua ở Hong Kong đã lên sân khấu hát đồng ca bài ca ái quốc.

Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình ngày 1-7 – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Người biểu tình hóa trang thành các tầng lớp trong xã hội Hong Kong – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Hoàng Chi Phong xuất hiện trong cuộc biểu tình ngày 1-7 – Ảnh: Reuters

Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Người biểu tình giơ biển hiệu đòi Hong Kong độc lập. Theo thỏa thuận ban đầu giữa Anh và Trung Quốc, Hong Kong có quyền duy trì hiện trạng tự trị như hiện nay ít nhất tới năm 2047 – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Hình ảnh ông Tập cầm dù xuất hiện trong cuộc biểu tình. Chiếc dù màu vàng được xem là biểu tượng của cuộc biểu tình chiếm khu Trung Hoàn cách đây 3 năm – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Cảnh sát ngăn cản một người ủng hộ chính quyền Trung Quốc đại lục tiến vào khu vực những người biểu tình ủng hộ Hong Kong độc lập, dân chủ – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Sự xuất hiện của người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh đã khiến một số người biểu tình đòi dân chủ lập tức thể hiện sự tức giận – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Người biểu tình hai phe ủng hộ Hong Kong độc lập (đám đông bên phải) và ủng hộ chính quyền trung ương (khoanh tròn lớn bên trái) đối mặt nhau trên đường. Khoảng cách đôi khi chỉ là một rào chắn và cảnh sát (các khoanh tròn nhỏ) – Ảnh chụp màn hình
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Cảnh sát Hong Kong trong những ngày vừa qua đang phải căng mình vừa đảm bảo an ninh cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, vừa đối phó với các cuộc biểu tình và tụ tập – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bất chấp bị ngăn cản
Người biểu tình cầm chiếc dù màu vàng, biểu tượng của cuộc biểu tình năm 2014, trước màn trình diễn pháo hoa kỷ niệm 20 năm Hong Kong được thu hồi về Trung Quốc vào tối 1-7 – Ảnh: Reuters
Hong Kong đang trải qua những ngày cảm xúc lẫn lộn – Nguồn: Youtube
BẢO DUY

Về cách sử dụng từ VN thời CNXH.

0
Nhân Tuấn Trương

Vài ngày qua cánh “học giả” trong nước bàn luận sôi nổi (và thú vị) chung quanh cách sử dụng và ý nghĩa của từ (ghép) “thấu cảm”. Từ này xuất hiện trong đề thi “ngữ văn” của kỳ thi Trung học phổ thông 2017.

Theo tôi, đề thi nhằm mục đích kiểm soát khả năng “đọc và hiểu” của thí sinh. Ý nghĩa của từ “thấu cảm” thế nào thì tác giả đã giải thích khá tường tận (qua đoạn văn trích dẫn), dĩ nhiên theo “cách” của tác giả.

Nếu giới hạn ở việc “đọc và hiểu”, đoạn văn khá hữu ích để khảo sát khả năng của thí sinh.

Nhưng nếu soi rọi sâu xa, như khi hiểu ý nghĩa từ nguyên của “thấu-透” và “cảm-感”, vốn từ Hán-Việt, ta thấy ngay rằng cách giải thích từ “thấu cảm” của tác giả (qua đoạn văn) là “có vấn đề”.

Nhưng đây không phải là chủ đề tôi muốn nói trong status ngắn hôm nay. Tôi chỉ nhân việc này đặt giả sử rằng, nếu “học giả” VN chí tình bàn luận về ngôn từ của VN, mới hay cũ, như đã bàn luận về đề thi “thấu cảm”, thì tiếng Việt phong phú và chính xác biết bao nhiêu.

Một vài thí dụ.

Một số từ ngữ, mỗi miền Nam, Trung, Bắc có cách viết và phát âm khác nhau.

Về tiếng Hán-Việt, như các từ nhứt-nhất, trường-tràng, bản-bổn, vũ-võ… trước 75, VNCH nhìn nhận tất cả các cách viết.
Dân miền Nam đặt tên, thí dụ Trần Văn Nhựt, Nguyễn Đình Bổn, Tân Sơn Nhứt…

Đã là cái tên thì làm sao có thể thay đổi ?

Vậy mà cái tên Tân Sơn Nhứt lần hồi biến mất trong kho tàng ngôn ngữ Việt.

Về từ mới.

Gần đây các nhà khoa học khám phá ra cái gọi là “onde gravitationnelle – gravitational wave”. Từ này được dịch ra tiếng Việt là “sóng hấp dẫn”.

Theo tôi, dịch vậy là sai.

Người dịch không hiểu được nguồn gốc của từ “gravitation” là gì, cũng (chưa chắc) nắm vững được ý nghĩa vật lý của hiện tượng “gravitational wave”.

Từ “hấp dẫn” được các nhà “khoa học VN” sử dụng hôm nay, vốn nguyên thủy là “luật vạn vật hấp dẫn” (loi attraction universelle – universal attraction law).

Không biết từ khi nào “attraction” được “đồng hóa” với “gravitation” ?

“Luật vạn vật hấp dẫn” chỉ ứng dụng khi hiện hữu ít nhứt hai “vật thể”. Hai vật thể (có trọng lượng) “hút-attire-attract” lẫn nhau, gọi là “hấp dẫn-attraction”.

Trong khi “onde gravitationnelle – gravitation wave” thể hiện lên mọi thứ. Sóng này làm cho không gian “méo mó” và thời gian “thun giãn” (vì vậy VN mới có giờ giây thun. Tức là dân VN đã khám phá ra loại sóng này từ rất lâu rồi!).

Làm thế nào không gian, hay thời gian, một thứ “vô hình tướng”, “hút” lẫn nhau, theo quan điểm thuyết vạn vật hấp dẫn ? Không thể! Nhưng không gian – thời gian bị “co giãn, méo mó” vì “sự nặng”, tức trọng lượng của một vật có khối lượng cực lớn.

Từ nguyên của “gravitational” là “gravis”, tiếng La tinh, có nghĩa là “nặng”.

Hợp lý thì “gravitational wave” phải dịch là “sóng trọng”.
Thí dụ khác, về việc sử dụng từ “đặc quyền-exclusive”, trong thuật từ “vùng đặc quyền kinh tế – zone economique exclusive – exclusive economic zone”, viết tắt là EEZ.

Cách dịch này hoàn toàn sai. “Exclusive” là “độc quyền” chớ không phải “đặc quyền”. Đặc quyền là “droit spécial – special right”.

Nếu ta hiểu ý nghĩa luật học của hai thuật từ, ta thấy cách dịch của VN có thể gây ngộ nhận “chết người”.

Đại khái, thuật từ EEZ trong bộ Luật Quốc tế về Biển thoát thai từ “quyền lịch sử – droit historique”, nhưng nó hạn chế quyền lịch sử trên nguyên tắc “bình đẳng về chủ quyền”.

Mọi quốc gia ven biển có bề rộng vùng EEZ là 200 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền “độc quyền” khai thác kinh tế tài nguyên ở mặt nước, trong cột nước, trên mặt thềm lục địa cũng như dưới thềm lục địa. Những quốc gia khác chỉ có thể khai thác vùng EEZ của quốc gia kia với điều kiện được sự “nhượng quyền” khai thác của quốc gia kia. Ta gọi đó là “đặc quyền khai thác”.

Lý do nào VN gọi vùng EEZ của mình là “vùng đặc quyền kinh tế” ? Không lẽ vùng EEZ của VN đã thuộc về TQ. TQ “nhượng quyền” cho VN để VN có “đặc quyền” khai thác trên vùng EEZ của TQ ?
Thí dụ khác. Về ý nghĩa và cách sử dụng từ “pháp quyền”.

Đến nay chưa có học giả VN nào giải thích ổn thỏa “pháp” là gì ? và “quyền” là gì ?

Có người thì xem “pháp quyền” như là “rule of law”, người thì xem là “état de droit”. Nhưng hầu hết các học giả VN đều sử dụng “pháp quyền” trong bài viết của mình với ý nghĩa của “pháp luật”. Một số thì sử dụng như là “pháp chế”.

Trong một bài thuyết trình về “pháp quyền hay pháp trị” của LS Trần Thanh Hiệp tại Viện Việt Học năm 2011, ông có dẫn lại ý kiến của một học giả Trung Hoa, ông TSIEN Tche Hao, tiến sĩ luật khoa.

Theo đó TQ dùng chữ “faquan” (pháp quyền) với nghĩa của chữ “droit”, như khi họ dịch chữ “droit bourgeois” là “zichan faquan, tư sản pháp quyền“. Theo ông Tsien, “pháp quyền” hiểu theo ngữ nghĩa là quyền do luật định (pouvoir légal).

Nếu hiểu theo ý nghĩa của TS Tsien (mà LS Hiệp đã dân lại), “pháp quyền” như vậy có nghĩa là “pháp chế – législation”. Tức là nói về luật lệ của một quốc gia nào đó, hay luật lệ của quốc gia về một “giai cấp” hay một lãnh vực xã hội, về y tế, giáo dục, nghiệp đoàn, nghề nghiệp…. nào đó.

Nhiều người cũng sử dụng “pháp quyền” như là “droit-law”.

Điều này kiểm chứng dễ dàng nếu ta chịu khó thay thế chữ “pháp quyền” trong bài viết bằng chưc “pháp luật”, nếu không sai nghĩa, thì tác giả đã hiểu sai “rule of law” hay “état de droit”.

“Pháp quyền” là gì ? Ngày xưa VN (và các nước có nền tảng Hán ngữ) đều sử dụng từ này để chuyển ngữ từ “juridiction – jurisdiction” của u, Mỹ. Ý nghĩa của nó là “quyền được xét xử”. Các tự điển VN trước 45, hay của VNCH trước 75, đều dịch như vậy.

“Rule of law” hay “état de droit” là những “mô hình xây dựng nhà nước bằng pháp luật”. Các nước như TQ, Đài loan, Nhật, Hàn… đều sử dụng “nhà nước pháp trị” khi nói tới các thuật ngữ “rule of law” và “etat de droit”.

Tư tưởng về “nhà nước pháp quyền” là do ông Đỗ Mười đề xuất ra, năm 1992. Làm sao ông Đổ Mười, xuất thân thiến heo, có khả năng để hiểu “Rule of Law” và “Etat de Droit”, các khái niệm luật học trừu tượng của Tây phương ? Ở các xứ dân chủ tự do, người ta có cả một ngành học đào tạo chuyên gia chuyên về nó.

Đến nay nhà nước CHXHCNVN đã được xây dựng ra sao ? Rõ ràng là một chế độ chuyên chính phong kiến, độc tài toàn trị. Ông “vua” tập thể là đảng CSVN, cha truyền con nối, cai trị đất nước bằng hệ thống công an và phương pháp “đấu tranh giai cấp”.

Vậy mà gọi là “pháp quyền” với ý nghĩa của “rule of law – etat de droit” hay sao ?

Quân đội Philippines giao tranh với lực lượng Hồi Giáo tại Marawi

0
VOA

Nằm xấp trên một bao lơn bằng gỗ của một căn nhà hai tầng, họng súng ló ra ngoài một lỗ hổng được khoét trên gỗ, tay súng bắn sẻ của quân đội Philippines yêu cầu im lặng trước khi nổ súng.

Ông nói “Bắn,” trước khi tiếng súng của khẩu đại liên 50 nổ dồn, làm cho tòa nhà rung chuyển. Ông bắn vào một căn nhà cách xa chưa đầy 1 kilômét mà ông tin là nơi các phần tử hiếu chiến Hồi Giáo đóng chốt tại thành phố Marawi trong hơn 5 tuần lễ.

Một người lính quan sát nằm cạnh ông, ống nhòm được đặt trong một lỗ khác. Cả hai lặng lẽ nói chuyện với nhau khi tay súng bắn tẻ bắn thêm 3 phát nữa ngang qua sông Agus vào một khu buôn bán của Marawi do các phần tử hiếu chiến kiểm soát. Khu này đã trở thành một bãi chiến trường đầy dẫy những mãnh vở từ các tòa nhà đổ nát. Nhiều xác chết thối rữa nằm rải rác trong khu vực với mùi hôi thối xen lẫn mùi thuốc súng.

Hàng ngàn binh sĩ đang chiến đấu để chiếm lại thành phố miền nam Philippines nơi các phần tử hiếu chiến trung thành với Nhà nước Hồi Giáo mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào ngày 23/5 vừa qua.

Miền nam Philippines bị tàn phá trong nhiều thập niên do phe nổi dậy và băng đảng gây nên. Tuy nhiên giao tranh quyết liệt tại Marawi và sự có mặt của các chiến binh nước ngoài đến từ Indonesia, Malaysia, Yemen và Chechnya chiến đấu bên cạnh các phần tử hiếu chiến địa phương gây nên những quan ngại là vùng này có thể trở thành một trung tâm Đông Nam Á của Nhà nước Hồi Giáo khi tổ chức này đang mất dần đất đai tại Iraq và Syria.

Vào lúc binh sĩ được đổ đến để tăng cường việc bao vây, một số ít người hy vọng một trận chiến trong thành phố chậm, khó khăm và không quen thuộc.

“Chúng tôi quen với những cuộc nổi dậy…nhưng việc điều động binh sĩ nhiều đến mức này, loại xung đột này là một thách thức đối với binh sĩ của chúng tôi,” Trung tá Christopher Tampus, một trong các cấp chỉ huy trên bộ tại Marawi nói.

Trung tá Tampus nói tiến trình giải phóng thành phố bị chậm lại vì hỏa lực của các phần tử hiếu chiến và cạm bẫy như các thùng xăng gài lựu đạn.

Sau nhiều tuần lễ không kích và pháo kích, Marawi, một thành phố cạnh hồ với khoảng 200.000 dân hiện trở thành một thành phố ma. Trung tâm thành phố chỉ còn là những đống cháy đen và những kiến trúc trống rỗng. Các tòa nhà trong khu vực quân đội kiểm soát vẫn còn đứng vững nhưng hoang vắng sau khi cư dân di tản.

Nhà cầm quyền ước lượng có khoảng từ 100 đến 120 chiến binh, một số còn trẻ khoảng 16 tuổi, đang cố thủ trong khu vực buôn bán của thành phố, so với 500 vào lúc bắt đầu cuộc vây hãm.

Các phần tử hiếu chiến đang giữ khoảng 100 con tin, dùng họ làm bia đở đạn, cầm vũ khí hay trở thành nô lệ tình dục.

Hơn 400 người trong đó có 300 phần tử hiếu chiến, 82 binh sĩ và 44 thường dân thiệt mạng tại Marawi.

Mỗi ngày binh sĩ dùng loa phóng thanh kêu gọi các phần tử hiếu chiến “đầu hàng bây giờ hay chết.” Đối với những thường dân bị kẹt, quân đội hứa sẽ giúp họ thoát ra khỏi vòng chiến.

Nhà chức trách nói họ tin các phần tử hiếu chiến đang hết đồ tiếp liệu và đạn dược, nhưng cho biết thêm là không có hạn chót chiếm lại thành phố.

Chưa đầy 1 tuần với 3 “cú đấm”, quan hệ Trung-Mỹ đã hết mặn nồng?

0

Việc Washington đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt ngân hàng Trung Quốc và bán vũ khí cho Đài Loan chứng tỏ, “thời kỳ trăng mật” Trung-Mỹ đã kết thúc, The Guardian bình luận.

Tổng thống Trump thất vọng

Sau thời gian dài trì hoãn, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng đã đưa ra quyết định đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan. Theo giới chuyên gia, động thái này của Nhà Trắng đã tạo nên xung đột lớn trong mối quan hệ Trung-Mỹ, chấm dứt “thời kỳ trăng mật” trong quan hệ song phương.

Hãng tin CNN (Mỹ) ngày 30/6 đăng tải bài viết nhận định, khi “thời kỳ trăng mật” giữa Tổng thống Trump và ông Tập Cận Bình kết thúc cũng là lúc quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn lạnh nhạt.

Theo CNN, trong chưa đầy một tuần, Mỹ đã khiến Bắc Kinh “nổi giận” khi đồng ý bán lô vũ khí trị giá 1,42 tỷ USD cho Đài Loan, liệt Trung Quốc vào danh sách các nước xảy ra tình trạng buôn bán người nghiêm trọng nhất thế giới, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc với cáo buộc “rửa tiền” cho Triều Tiên.

Dù trước đó, kể từ sau hội nghị thượng đỉnh song phương Trung-Mỹ diễn ra hồi tháng 4 tại Florida, ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có mối quan hệ hữu nghị vô cùng đặc biệt. Tổng thống Trump khen ngợi ông Tập là người rất tuyệt vời và khẳng định giữa họ có mối quan hệ tốt đẹp.

Đặc biệt, nhằm tìm kiếm sự phối hợp của người đứng đầu Trung Nam Hải về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ còn giảm hoặc xóa bỏ áp lực đối với một số lĩnh vực trong quan hệ song phương.

Tuy nhiên, đến 20/6 mới đây, ông Trump đã tuyên bố trên tài khoản Twitter cá nhân rằng, Bắc Kinh chưa thành công trong việc kiềm chế Triều Tiên.

Đó là dấu hiệu cho thấy ông ấy [Tổng thống Trump] đang tỏ ra thất vọng“, cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Christopher Hill trả lời phỏng vấn đài MSNBC cho biết.

Theo chuyên gia Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế Viện Lowy tại Sydney (Australia), đây là một tín hiệu vô cùng chắc chắn cho thấy rằng, “thời kỳ trăng mật” bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago đã chấm dứt.

Chưa đầy 1 tuần với 3 cú đấm, quan hệ Trung-Mỹ đã hết mặn nồng? - Ảnh 1.

Mỹ tuyên bố chính sách liên quan đến Bắc Kinh vào đúng ngày đầu tiên trong chuyến thăm Hồng Kông của Chủ tịch Trung Quốc. Ản: Reuters

“Thời kỳ trăng mật” chấm dứt

The New York Times (NYT – Mỹ) cũng cho rằng, thỏa thuận bán vũ khí là dấu hiệu rõ ràng nhất minh chứng “thời kỳ trăng mật” giữa hai ông Trump-Tập không còn tồn tại.

Theo NYT, Tổng thống Trump đã “khéo léo” trách cứ Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên thông qua Twitter cá nhân nhưng theo các quan chức, trong các khía cạnh khác của quan hệ Trung-Mỹ, như vấn đề Đài Loan, ông Trump sẽ không “nhẹ nhàng” như vậy.

Ông Eric G. Altbach, Phó chủ tịch tập đoàn Albright Stonebridge Group (Mỹ) bình luận, loạt động thái của chính phủ Mỹ nhằm vào Trung Quốc xảy ra đúng một tuần trước đối thoại Trump-Tập diễn ra bên lề Hội nghị nhóm các nền kinh tế G20 được tổ chức tại Đức tới đây.

Chính phủ Tổng thống Trump có thể nhận ra, “người Trung Quốc tự tin cho rằng, họ đã hiểu rõ [các quyết định] của chính phủ Trump về các vấn đề quan trọng”, ông Altbach nói.

Cho nên, [Nhà Trắng] thực hiện loạt động thái này, có thể là lời cảnh cáo trước cuộc đội thoại bên lề hội nghị G20 tới đây giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ“, ông này nhấn mạnh.

Tờ The Guardian (Anh) cũng cho rằng, việc Washington đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt ngân hàng Trung Quốc và bán vũ khí cho Đài Loan chứng tỏ, “thời kỳ trăng mật” Trung-Mỹ đã kết thúc.

Giới phân tích cho rằng, lệnh trừng phạt và thỏa thuận buôn bán vũ khí của Mỹ nhưng do Nhà Trắng đã mất kiên nhẫn với Bắc Kinh nên hai động thái này chính là phản ứng có chủ ý của Washington.

Báo Anh dẫn lời một số chuyên gia nhận định, lựa chọn thời điểm công bố loạt chính sách trên trong ngày đầu tiên ông Tập tới Hồng Kông – ngay trước ngày kỷ niệm 20 năm đặc khu này trở về Trung Quốc mang nhiều tính thách thức.

Ông Bill Bishop – chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ cho rằng, Mỹ tuyên bố đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan trong bối cảnh ông Tập tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hồng Kông trở về Trung Quốc là một sự tính toán sâu xa – khiến ông Tập “thất vọng” ngay ở Hồng Kông.

Trung Quốc không chấp nhận nhượng bộ về giao dịch thương mại và vấn đề Triều Tiên, chính phủ Trump dường như đã mất tính kiên nhẫn, “thời kỳ trăng mật” chấm dứt, ông này bình luận – “Quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn mới, một giai đoạn khó khăn hơn, quan hệ hai nước sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn“.

SOHA

Quân đội Mỹ hoãn tuyển mộ người chuyển giới tính

0
VOA

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoãn ngày tuyển mộ những người chuyển đổi giới tính vào quân đội.

Trong một tuyên bố ngày 30/6, ông James Mattis nói ông hoãn lại quyết định này thêm 6 tháng.

Thứ sáu 30/6 là ngày trước hạn chót, do chính quyền Obama ấn định, cho phép tuyển mộ những người chuyển đổi giới tính vào quân đội Mỹ.

Ông Mattis nói Bộ Quốc phòng phải cân nhắc mỗi quyết định về chính sách “Về một tiêu chuẩn quan trọng: liệu quyết định có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng và tính sát thương của các lực lượng vũ trang của chúng ta hay không?”

Bộ trưởng Quốc phòng nói “Hành động này không phỏng đoán trước hậu quả của việc duyệt xét cũng không làm thay đổi chính sách và các thủ tục hiện đang có hiệu lực…Tôi tin là chúng ta sẽ tiếp tục đối xử các binh sĩ của chúng ta với phẩm giá và tôn trọng.”

Có khoảng từ 2.500 đến 7.000 người chuyển đổi giới tính đang phục vụ trong quân đội.

Những người này không được phép công khai bày tỏ khuynh hướng giới tính của họ cho đến năm ngoái khi Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là ông Ash Carter nói, cho phép tuyển mộ những người chuyển đổi giới tính để công khai phục vụ trong quân đội “là việc làm đúng đắn.”