Home Blog Page 1352

Hai thuỷ thủ Việt Nam bị cướp biển Abu Sayyaf sát hại

Lê Nguyễn Hương Trà

Bản tin gây rúng động của nhiều hãng thông tấn nước ngoài vào trưa 5.7 đưa, có hai thi thể bị chặt đứt lìa đã được tìm thấy tại làng Tumahubong thuộc tỉnh Basilan, Philippines vào sáng nay.

Đại úy Jo-Ann Petinglay, người phát ngôn của Lực lượng Vũ trang Mindanao – Philippines xác nhận nạn nhân là anh Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải. Đây được cho là hai trong số 6 người Việt Nam bị cướp biển bắt cóc hồi tháng 11 năm ngoái.

Theo mô tả, thì đầu của hai nạn nhân được đặt vào giữa nách; một mặc áo sơ mi đen, quần rộng mang giày đi mưa và thi thể thứ hai cởi trần. Tỉnh trưởng Basilan ông Jim Saliman cho hay, các xác chết được người dân phát hiện lúc 5h30 sáng, bị phủ đầy lá chuối.

Bộ tư lệnh miền Tây Mindanao và lữ đoàn 104 tại Basilan hiện giữ im lặng trước báo cáo v/v các nạn nhân mang quốc tịch Viêt Nam bị chặt đầu này!

Trước đó, vào ngày 11.11.2016, tàu Royal 16 của Công ty Hoàng Gia có 19 thủy thủ chở 3.000 tấn xi măng từ Quảng Ninh đi Indonesia. Đến 3h30 sáng, khi đang cách đảo Basilan, Philippines khoảng 10 hải lý về phía Tây Tây-Nam thì bất ngờ bị cướp biển Abu Sayyaf với hơn 10 người vũ trang súng AK đi trên 2 xuồng cao tốc tấn công.

Hơn 5h cùng ngày, bọn cướp rời tàu. Do xuồng chật nên chỉ bắt 6 thuyền viên có chức sắc gồm: thuyền trưởng Phạm Minh Tuấn (Hải Phòng), đại phó 2 Đỗ Trung Hiếu (Hải Phòng), đại phó 3 Hoàng Võ (Nghệ An), thủy thủ trưởng Hoàng Trung Thông (Quảng Bình) và hai thuyền viên Trần Khắc Dũng (Đăk Lăk), Hoàng Văn Hải (Thanh Hóa).

Ngày 16.6 vừa qua, quân đội Philippines đã giải cứu được Hoàng Võ, còn 5 thuyền viên vẫn bị giam giữ. Hôm nay, hai người đã bị chặt đầu man rợ!

Vùng biển giữa Malaysia và phía nam Philippines những năm gần đây các nhóm Hồi giáo cực đoan Philippines chuyển sang làm cướp biển; tấn công tàu thuyền và bắt cóc thủy thủ đòi tiền chuộc. Nhiều quan chức hàng hải đã cảnh báo, tình trạng sẽ giống kiểu Somalia nếu không được giải quyết. Tuy nhiên, dân thủ thủy cho biết, bọn này còn kinh dị hơn cướp biển Somalia nhiều; vì bắt là giết chứ không kiên nhẫn như hải tặc Somalia từng giữ các thủy thủ Việt Nam tới 5 năm!

Sau Royal 16, tàu Giang Hải cũng có các con tin đang bị cầm giữ.
[1]https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10207106430413848

– Hiện các báo trong nước vẫn đang chờ… BTG cho phép đưa tin!

THỦ TƯỚNG CHƯA HIỂU RÕ “CHẾ ĐỘ TA”?

Đình Ấm Nguyễn

Nguyễn Đình Ấm(VNTB 1/7/2017)

VTV1 19h đưa tin, vào ngày 26/6/2017 tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, trả lời cử tri Nguyễn Văn Điển về xử lý vụ Đồng Tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Ới trời ơi! Ở chế độ chúng ta mà bắt giam công an mấy chục người, làm sao có chuyện như vậy?… Mà cái tội bắt giam người trái pháp luật đó phải được điều tra, xử lý nghiêm túc cũng như tội phá hoại tài sản…”.
Tôi hơi giật mình trước phát biểu này của Thủ tướng. Bởi thời gian qua tôi ngưỡng mộ, thấy Thủ tướng gần dân, thấu hiểu phần nào tình cảnh của người nông dân khi ông yêu cầu xem xét chế độ thu hồi đất đai, dừng các công trình thương mại trong sân golf Tân Sơn Nhất… Thế nhưng, qua phát biểu này chứng tỏ Thủ tướng chưa hiểu rõ “xã hội ta” đang “vỡ trận” bởi các quốc nạn mà loay hoay mãi không thể nào ngăn chặn: Tham nhũng kinh khủng, lâm tặc, cát tặc, ô nhiễm môi trường, lạm phát cấp phó, “quy trình”, cả họ làm quan, hot girl, đại gia phạm tội “thi đua” đào tẩu, ăn tàu vỏ thép, quân đội sử dụng đất quốc phòng sai mục đích khắp nơi, biển Đông bị giặc quấy phá không đi tuần bảo vệ dân lại khai khống trộm tiền xăng dầu, khai thác đá phá vịnh Hạ Long, tỷ lệ tai nạn máy bay quân sự cao nhất thế giới… Về phía công an thì cũng bảo kê, lừa đảo, dân “thích tự tử trong đồn công an”,liên tục bị dân đánh, chửi thậm tệ… Đặc biệt, thủ tướng chưa hiểu hết tình cảnh người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị đám quan địa phương ở khắp nơi “ăn của dân không từ cái gì” trấn áp tàn bạo như thế nào. Thủ tướng cũng chưa hiểu thấu ngay cả vụ bà con thôn Hoành xã Đồng Tâm kiềm giữ hơn 30 cán bộ, chiến sĩ công an.

Thủ tướng ngạc nhiên, “dưới chế độ chúng ta mà bắt giam công an mấy chục người…”.

Thưa Thủ tướng, dưới “chế độ ta” sao quân đội nhận hơn 200 ha đất của dân để làm sân bay nhưng 36 năm sau không làm lại không trả cho dân sản xuất, sinh sống mà để hoang, đầu cơ, cán bộ tư lợi rồi chuyển cho DN sai mục đích, trong khi đất đai là nguồn sống gần như duy nhất của người nông dân.

Tại sao bà con kiện cả bao năm trời mà “chế độ ta” không giải quyết? Tại sao khi cụ Kình và nhân dân theo yêu cầu của cán bộ “chế độ ta” ra đồng để xác định mốc giới thì bị phó Công an huyện bất ngờ đạp khiến ông cụ vỡ xương chậu, rồi ném lên xe đưa lên Hà Nội giam giữ, đồng thời tuyên bố là “đối tượng nguy hiểm, gây rối trật tự công cộng”? (Theo tường thuật của cụ Kình).

Ở thôn Hoành có giặc giã nào đang tàn hại dân mà “chế độ ta” lại đưa cả đội cảnh sát cơ động vũ khí đến tận răng xông vào đây? Với mục đích gì nếu không phải để sẵn sàng trấn áp họ?Người dân yêu cầu đội cảnh sát tập trung một chỗ, chăm nuôi tử tế như là “vật bảo tín” để chính quyền phải đoái đến bất công và phòng khi chính quyền tiếp tục ra tay trấn áp… thì liệu đây có phải là “bắt giữ người trái pháp luật” không? Hay chỉ là hành vi tự vệ ôn hòa – vốn được cả những người bị giữ lại quyến luyến cảm ơn khi ra về?.
Xin hỏi Thủ tướng, nếu bà con thôn Hoành không giữ các cán bộ, chiến sĩ thì vụ việc sai trái, bất công ở đây có bị “chìm xuồng” như ngàn vạn vụ khác trên khắp dải đất hình chữ S này? Hiện nay Thủ tướng có biết ở “chế độ ta” còn bao nhiêu người oan sai kể cả “lão thành cách mạng” kiện 10 năm – 20 năm, thậm chí là lâu hơn nữa mà không được giải quyết thấu đáo?Bản thân Thanh tra Chính phủ cũng chẳng phải vừa “rút kinh nghiệm” việc tiếp dân “không hiệu quả”, người tiếp khiếu nại “không làm gì cũng chẳng sao…” đấy thôi.
Lại xin hỏi Thủ tướng, dưới chế độ nào mà nhà kinh doanh bất động sản chỉ trả cho người dân từ hơn trăm, vài trăm ngàn đồng đến vài triệu/m2 đất, sau đó qua tay nhà đầu tư thì lên mức vài chục, hàng trăm triệu đồng/m2? Những người không chịu chấp hành quyết định bất công này bị “chế độ ta” đối xử ra sao. Tại Văn Giang, chỉ vì 500 ha đất với giá đền bù bèo để đại gia Ecopark xây nhà kinh doanh kiếm lời khủng mà nhiều người bị ngồi tù, hai người bị đánh chết, một người dân bị bắn thấu phổi, rất nhiều người bị thương; bao nhiêu người bị sách nhiễu, bị sa thải, chuyển công tác đến chỗ khó khăn, tước mất quyền công dân, bị khủng bố tinh thần, bị mai phục đánh giữa đường, bị phá hoại hoa màu, vật nuôi; bao mồ mả bị san bới xương cốt tơi bời,…Cả một vùng quê cực kỳ trù phú văn hiến nghìn năm bỗng trở thành vùng quê xao xác, tang thương chất chứa…
Tại Phúc Đồng (quận Long Biên – Hà Nội), đại gia Vincom được công an yểm trợ làm việc thất đức, 5h sáng giáp tết Đinh Dậu bất thình lình đem xi măng đổ lấp bóp nghẹt, “bức tử” các ngôi mộ nghĩa trang cổ hàng nghìn năm của dân chỉ để làm đẹp con đường đã rộng thênh thang vào khu chung cư của họ… Tại quận Cái Răng (Cần Thơ), hai mẹ con bà Phạm Thị Lài phải trần truồng giữa thanh thiên bạch nhật vẫn bị đội cưỡng chế lấy bao tải úp chói lôi đi…

Ảnh:Cảnh vây giáp bắt người không nhận tiền giao đất ở Văn Giang
Ảnh cuối: Các chiến sĩ CSCĐ lưu luyến bà con thôn Hoành khi ra về.

Tình cảnh bi thương nêu trên là không thể nào kể siết ở “chế độ ta”.
Thủ tướng có thấy nghịch lý không khi một người nông dân không chịu giao cho DN vài chục, vài trăm trăm mét đất để họ kinh doanh kiếm lời thì bị cưỡng chế, đánh đập, cầm tù, ở Dương Nội gia đình nông dân Trịnh Bá Khiêm hai người phải ngồi tù vì giữ đất… trong khi đại gia lấy cả 157ha đất an ninh quốc phòng kinh doanh mặc cho sân bay tắc nghẽn thì vô can “đúng quy trình”. Tỉnh miền núi Yên Bái nhiều trẻ em không có đôi dép đi trong mùa lạnh giá, vừa rồi chính Thủ tướng phải cấp cho 460,7 tấn gạo cứu đói nhưng một giám đốc sở, công an tỉnh… mà biệt phủ nguy nga tráng lệ như kinh thành Huế!

Nhà cầm quyền nào cũng muốn dân cam chịu trước những sai trái, bất công của chính quyền nhưng trấn áp chỉ tổ tích tụ sự phẫn nộ mà thôi.

Ảnh:Cảnh vây giáp bắt người không nhận tiền giao đất ở Văn Giang
Ảnh cuối: Các chiến sĩ CSCĐ lưu luyến bà con thôn Hoành khi ra về.
N.Đ.A.

Từ ‘quan hệ kênh đảng’ đến VOV mon men ‘đài địch’

0
VOA

Có một khả năng là một số “kênh đảng” sẽ được đảng chọn lọc kỹ lưỡng để tìm cách tiếp cận và mở rộng hợp tác với một số “đài dịch.”

Đặt chân đến “đài địch”

“Quan hệ kênh đảng” với nước ngoài – một chủ đề mà ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng chú trọng – bắt đầu được công khai hóa trên phương diện “hợp tác truyền thông”.

Hơn một năm sau từ giã cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để về làm tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), vào ngày 27/6/2017 Uỷ viên Trung ương Đảng Nguyễn Thế Kỷ đã lần đầu tiên đến thăm trụ sở BBC ở London và có cuộc làm việc với BBC World Service.

Có một chút ngạc nhiên khi chính VOV lộ diện tường thuật về cuộc gặp trên: “Bà Francesca Unsworth, Giám đốc BBC World Service cùng những người phụ trách các đơn vị sản xuất nội dung, kỹ thuật và kinh doanh đã nồng nhiệt tiếp đoàn VOV… VOV đề xuất BBC World Service hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ và sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh…”.

Ở Việt Nam, VOV luôn bị xem là một “kênh đảng” khi đa phần chỉ chuyển tải những vấn đề thuộc về chủ trương, nghị quyết của “đảng và nhà nước ta”, hoặc dẫn tin theo Thông tấn xã Việt Nam. Quá nhiều tin bài khô cứng trong khi thiếu hẳn chất phản biện xã hội đã khiến VOV chẳng khác những kênh đảng khác như Nhân DânQuân Đội Nhân Dân là mấy.

Ở một góc độ “đặc thù” hơn, VOV cũng là một “kênh đảng” khá thường xuyên đóng góp vào công tác “phản bác luận điệu sai trái và xuyên tạc của thế lực thù địch và phản động”.

Còn BBC cho tới nay vẫn thỉnh thoảng bị những tờ báo đảng phán xét là “đài địch”. Nhưng dày đặc hơn nhiều là việc đảng đã để mặc cho đội ngũ dư luận viên tha hồ công kích, mạt sát, chửi bới BBC.

Có một kỷ niệm với đài BBC mà hẳn ông Nguyễn Thế Kỷ không muốn nhớ: ngày 4/6/2014, nhiều trang mạng báo chí của nhà nước Việt Nam đã đăng tải hình ảnh về cuộc biểu tình của nhân dân Trung Quốc và cuộc tàn sát đẫm máu đêm ngày 3 rạng ngày 4 tại quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước. Tuy nhiên đến cuối ngày, loạt bài này đã đồng loạt bị kéo xuống mà không còn truy cập được nữa. Đến sáng ngày 5/6/2014 trong trả lời phỏng vấn của BBC về sự kiện trên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã nói tỉnh bơ: “Hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt tin tức trong nước về sự việc này”. Ngay lập tức, câu nói của ông Kỷ đã được nhiều dư luận trên mạng xã hội bình luận là lời dối trá điển hình của năm 2014, bởi đã từ quá lâu, ai cũng biết rằng Ban Tuyên giáo trung ương luôn trùm “vòng kim cô” trên đầu hơn 800 tờ báo nhà nước, luôn phát ra các mệnh lệnh bằng văn bản lẫn chỉ đạo miệng trong hàng tuần, hàng tháng và đột xuất về những vụ việc báo chí không được đăng tải.

Còn giờ đây, ông Nguyễn Thế Kỷ và BBC lại gặp nhau.

Mục tiêu của “quan hệ kênh đảng”

Thực ra, mối quan hệ giữa BBC và “kênh đảng” đã chính thức khởi động từ tháng Ba năm 2017. Vào thời điểm đó, giám đốc BBC World Service là bà Francesca Unsworth đã có một chuyến thăm Việt Nam. Tuy nhiên về mặt công khai, chuyến đi của bà chỉ được phản ánh bằng buổi nói chuyện về nghiệp vụ báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội.

Như vậy, trong số 4 đài Việt ngữ (VOA, RFA, RFI, BBC) vẫn bị đảng, chính quyền và giới dư luận viên Việt Nam lên án là “đài địch” cùng rất nhiều tính từ mạt sát gắn kèm, BBC là địa chỉ đầu tiên có mối quan hệ không chính thức với Hà Nội. Những cuộc gặp không chính thức như thế lại gợi mở triển vọng “hai bên cùng có lợi”, theo đó BBC có thể trở thành địa chỉ đầu tiên trong số 4 đài Việt ngữ có trụ sở chính thức ở Hà Nội.

Tháng 3/2017 cũng là thời gian mà lần đầu tiên Bộ trưởng công an Tô Lâm, nhân vụ một người mang quốc tịch Việt Nam là Đoàn Thị Hương bị bắt giữ ở Malaysia vì hành vi ám sát Kim Jong Nam, đã trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ một lần và đài VOA Việt ngữ đến hai lần. Tuy nhiên, cả ba cuộc trả lời phỏng vấn này đều không được báo chí nhà nước đưa tin hay đăng lại.

Mặc dù đã rất thường né tránh truyền thông quốc tế trong quá khứ, có những dấu hiệu cho thấy “đảng và nhà nước ta”, thậm chí cả một số quan chức “công an nhân dân” ngày càng quan tâm một cách thèm muốn và lộ liễu đến các tờ báo quốc tế và cả báo chí người Việt hải ngoại.

Trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, có vài tờ báo người Việt hải ngoại và cả một tờ báo thương mại nhỏ của Hàn Quốc đã khá thường xuyên tung bài ca ngợi thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng.

Nhìn về trước nữa, vào tháng Bảy năm 2014, có một chuyến công du âm thầm của Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Washington. Vào thời gian đó, ông Nghị còn có được vai trò “thái tử đỏ” và được nhiều dư luận xem là người kế vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính vào lúc đó, ông Nghị đã đề nghị với phía Mỹ đặc biệt quan tâm đến “kênh đảng”.

Tròn một năm sau chuyến đi của Phạm Quang Nghị, chính ông Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Washington và ông Trọng đã chính thức đề nghị với Tổng thống Obama về “thúc đẩy quan hệ kênh đảng”.

Chuyến công du Mỹ gần nhất do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện cũng một lần nữa đưa “thúc đẩy quan hệ kênh đảng” vào tuyên bố chung giữa hai nước.

Việc một phái đoàn của VOV thăm BBC ở London càng cho thấy “quan hệ kênh đảng” đang từ bóng tối bước ra ánh sáng, với mục tiêu tối thiểu là nâng tầm uy tín và vị thế cho đảng cầm quyền ở Việt Nam trên trường quốc tế. Còn về mặt nội bộ, thế lực bên đảng bắt đầu khuếch trương vai trò của truyền thông.

Mục tiêu nào khác?

Trong cuộc gặp đài BBC ở London ngày 27/6/2017, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ buông ra một tự thuật có vẻ khó hiểu: “VOV đang trong quá trình nhìn nhận lại mình và xác định đường hướng phát triển tiếp theo”.

VOV hay đảng “đang trong quá trình nhìn nhận lại mình”?

Không chỉ VOV, có tin cho biết kể cả Tạp chí Cộng Sản – tờ báo được xếp “loại một” trong hệ thống báo chí quốc doanh và là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng là tổng biên tập – cũng có kế hoạch giao tiếp với “đài địch”.

Tiếp theo đó, có thể là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) – một “kênh đảng” quan trọng và cũng thuộc tầng lớp lên án “diễn biến hòa bình” dữ dội nhất – được tung ra để “quốc tế vận”.

Nhiều khả năng có thể sẽ diễn ra một cuộc chạy đua ngấm ngầm giữa “kênh đảng” và “kênh chính quyền” về Tây bán cầu để tập dần thói quen “chung sống với lũ”, lồng trong bối cảnh tương lai “nhất thể hóa” ở Việt Nam đang đến gần và có thể xảy ra hiện tượng “đảng tràn sang chính phủ”.

Và cũng không loại trừ một ẩn ý chẳng bao giờ công bố: không ít quan chức Việt đang cố tìm lối thoát sang trời Tây, kể cả chuẩn bị hậu sự “cùng tồn tại” nếu xảy ra tình thế “nhiều hơn một đảng” ở Việt Nam trong không quá lâu nữa.

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

Nhiều người quyên góp tiền hỗ trợ con của Mẹ Nấm

Sau khi nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận bản án nặng vì “tuyên truyền chống nhà nước”, nhiều người góp quỹ gần 300 triệu đồng để giúp các con của nữ blogger.

Hồi tuần trước, một tòa án ở Khánh Hòa, Việt Nam, kết án Như Quỳnh, 38 tuổi, tới 10 năm tù. Blogger còn được biết đến với bút danh Mẹ Nấm lâu nay đã viết và đăng nhiều bài phản ánh hiện thực xã hội và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.

Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng đó là một bản án “bất công”, làm họ thấy “buồn và xót xa” cho hai con nhỏ của Như Quỳnh là Nấm, 11 tuổi, và Gấu, 5 tuổi.

Như Quỳnh bị tòa tuyên án 10 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 29/6/2017.

Như Quỳnh bị tòa tuyên án 10 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 29/6/2017.

Lo lắng cho tương lai hai cháu trong hoàn cảnh mẹ bị bỏ tù lâu năm, còn bà ngoại không có việc làm, nhiều nhà hoạt động vì dân chủ và những người có nhiều ảnh hưởng trong xã hội đã vận động quyên góp gửi về cho bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh.

Trưa ngày 3/7, bà Lan viết trên trang Facebook cá nhân rằng bà “chân thành cảm ơn cộng đồng đã đồng hành và giúp đỡ” gia đình bà với số tiền hơn 289 triệu đồng. Bà cho biết có rất nhiều người gửi trực tiếp đến tài khoản ngân hàng của bà số tiền 200 nghìn đồng mỗi người.

Trong phần trả lời thông điệp của bà, có người bình luận kết quả quyên góp khả quan cho thấy “những người lên tiếng thúc đẩy nhân quyền không hề cô đơn”. Một số người khác cho rằng “Đây là bằng chứng người dân phản đối lại luật pháp vô nhân đạo của nhà cầm quyền”, hay nói cách khác, đó là “Một câu trả lời cho phiên toà vô lương tâm của chính quyền cộng sản dành cho mẹ Nấm”.

Bà Lan chia sẻ với VOA số tiền sẽ giúp đảm bảo việc học hành trong thời gian trước mắt cho hai con của Mẹ Nấm:

“Số tiền đó cũng nuôi được cháu khoảng được hơn hai năm. Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất là dài, làm cho tôi rất lo lắng. Cho dù người ta kết án con tôi, nhưng những đóng góp, nâng đỡ của những ân nhân chính là kết quả cho mọi người thấy rằng con tôi đã làm đúng, đã làm tròn trách nhiệm. Tôi biết những đồng tiền đó là do họ tiết kiệm, họ chia sẻ miếng cơm manh áo với chúng tôi. Chúng tôi rất cám ơn và chúng tôi tri ân trong lúc gia đình chúng tôi gặp hoạn nạn, khó khăn”.

Cho dù người ta kết án con tôi, nhưng những đóng góp, nâng đỡ của những ân nhân chính là kết quả cho mọi người thấy rằng con tôi đã làm đúng, đã làm tròn trách nhiệm.

Trong trang Facebook của bà Lan, nhiều người góp ý rằng bà không nên giữ tiền trong ngân hàng ở Việt Nam với lo ngại rằng nhà nước có thể “đóng băng tài khoản” làm bà không thể rút tiền ra. Họ cảnh báo rằng đối với những người đối lập chính trị với chính quyền, nhà nước Việt Nam “không có gì là không dám làm”.

Cùng ngày 3/7, mẹ của blogger Như Quỳnh cho VOA biết bà đã đến trại giam của Công an tỉnh Khánh Hòa vào buổi sáng, yêu cầu được thăm con gái theo đúng luật.

Blogger Mẹ Nấm - Như Quỳnh, lúc chưa bị bắt

Blogger Mẹ Nấm – Như Quỳnh, lúc chưa bị bắt

Bà nói dù đã làm đơn và thực hiện đúng các thủ tục, nhưng trại giam vẫn từ chối không cho bà gặp con và họ đã trả lại đơn.

Theo lời kể của bà, trại giam nói bà “không được thăm gặp thân nhân một cách bình thường như những trường hợp khác”. Trại giam nói thêm họ chỉ có trách nhiệm giam giữ, còn việc có được thăm gặp hay không là “do bên an ninh quyết định”.

Bà Lan cho rằng việc nhà chức trách không cho bà thăm con gái “là hành vi trả thù” đối với Như Quỳnh vì nữ blogger đã “tỏ thái độ kiên cường” và “không nhận tội” trong phiên tòa vừa qua.

Sau khi Mẹ Nấm bị kết án, nhiều chính phủ nước và các tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu đồng loạt ra tuyên bố nói họ quan ngại về bản án và đòi Việt Nam trả tự do cho bà.

1.300 tỷ đồng để ‘xuất khẩu’ cử nhân thất nghiệp

0

Một trong những thành quả cách mạng tồi tệ nhất của bộ máy cầm quyền cộng sản chính là sự sụp đổ của hệ thống giáo dục. Điều này không cần bàn cãi nữa bởi hệ quả của nó đã rành rành.
Một nền giáo dục mà cho tới nay khi được hỏi triết lý giáo dục là gì thì ông phó thủ tướng huyên thuyên đến gần 20 phút, nhưng cuối cùng tôi cũng chẳng hiểu được rằng triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay là gì.

Trước đây có ông lại nói rằng triết lý giáo dục chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh rốt cuộc nó là cái gì, bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam hiểu nó ? Riêng tôi thì tôi chẳng quan tâm nó là cái gì, chỉ biết rằng tất cả cán bộ hiện nay vẫn học nó hàng ngày nhưng càng học càng tha hoá và trở nên tồi tệ. Vậy liệu đó có phải là triết lý đúng đắn cho giáo dục hay không ?

Ngày trước miền Nam Việt Nam có một triết lý giáo dục rất tuyệt vời :
<Nhân Bản Dân Tộc và Khai Phóng>.
Phải có mục tiêu rõ ràng như vậy thì người ta mới có thể dựa vào đó mà xây dựng những tiêu chí trụ cột để đào tạo con người.
Trong hiến pháp của Việt Nam Cộng Hoà nhấn mạnh :
“nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Từ đó giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà đã sản sinh ra nhiều thế hệ uyên bác, nhiều người trở thành trí thức lớn và có đóng góp cho nhân loại đáng kể.
Nói thẳng ra người miền Nam có lối sống nhân văn hơn so với các vùng miền khác cũng là nhờ những thế hệ trước hấp thu được nền giáo dục ấy và duy trì cho đến bây giờ thông qua giáo dục gia đình.

Ngày nay, giáo dục Việt Nam được cho là đã có rất nhiều thành tựu. Theo tôi thì chưa bao giờ, thậm chí chưa nơi nào mà tỉ lệ bằng cấp trong dân lại cao như tại Việt Nam hiện nay.
Có điều chúng ta không thể tạo ra chút nội lực nào từ mớ bằng cấp ấy.
Giáo trình học thì dzớ dzẫn, học không đi với hành, sinh viên ra trường thi lơ ngơ như bò đội nón, đa số không làm nổi cái CV của mình chứ đừng nói gì đến sáng tạo hay phát triển ra sản phẩm từ kiến thức đã được học.

Không phải ngẫu nhiên mà đa số xe ôm (Grap, Uber) là sinh viên đã tốt nghiệp, trong khi đó thợ lành nghề vẫn là giấc mơ của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cõi Việt Nam.
Với định nghĩa “học để là gì” Unesco đã đưa ra câu trả lời :
Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để sống chung với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Vậy nếu dựa vào tiêu chí này thì thử hỏi bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường đáp ứng được nó ?
Tôi e là con số cực thấp và thật cay đắng khi phải nghĩ rằng nếu không giải quyết được định nghĩa trên vậy thì con em chúng ta đang học để làm gì ? Đáng tiếc câu trả lời là chẳng để làm gì cả.

Và giờ đây, sau khi người ta đầu tư thời gian, công sức, tiền của cho việc học rồi thì chúng ta lại tiếp tục tốn tiền để con em chúng ta được đi làm thuê ở nước ngoài. Đương nhiên một khi đã đi xuất khẩu lao động thì mớ bằng cấp kia chỉ con số không và họ đã thuê thì hầu hết là những công việc nặng nhọc, hôi hám mà công dân của họ chẳng muốn làm.
Thật cay đắng cho người Việt Nam!

1.300 tỉ cho 54 ngàn cử nhân, vị chi khoản 240 triệu cho mỗi một người, đó mới chỉ là đề án của chính phủ chứ chưa bao gồm chi phí của tự thân mỗi người. Theo như tôi được biết thì mỗi một người muốn đi sẽ phải chi bình quân tương đương con số ấy nữa.
Đau không ? Rất đau là đằng khác, tuy nhiên với chính phủ thì đó lại là một thành công mang tính sinh tử, bởi khi mà dòng kiều hối của người Việt tị nạn cộng sản đang cạn dần thì kênh này chính là nguồn dinh dưỡng béo bở để họ có thể tiếp tục tồn tại thêm một thời gian nữa.

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/1-300-ty-dong-de-xuat-khau-cu-nhan-that-nghiep-3608105.html

Đức: Chúng ta không thể lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ

0
VOA

Thủ tướng Đức Angela Merkel giữ vững lập trường rằng Châu Âu không thể tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ trong lúc bà Merkel đang chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20.

Quan điểm này lần đầu tiên được bà Merkel nhắc tới hồi cuối tháng 5 vừa qua, không bao lâu sau thượng đỉnh G7 tại Italy, và nay được lặp lại trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức ngày 5/7.

Thủ tướng Đức tái khẳng định rằng quyết định của ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu là ‘hết sức đáng tiếc’ dù một số tiểu bang và thành phố của Mỹ vẫn tiếp tục tham gia.

“Chúng ta phải phản ứng ngay bây giờ để phòng hậu họa lâu dài,” Thủ tướng Merkel kêu gọi.

Bà Merkel cũng chỉ ra các khác biệt giữa Đức và chính quyền mới tại Mỹ trong vấn đề toàn cầu hóa rằng trong khi Đức tìm kiếm cơ hội hợp tác vì xem toàn cầu hóa là nhịp cầu mang đến lợi ích cho tất cả các bên thì chính quyền Mỹ xem toàn cầu hóa là nguyên nhân tạo ra tình thế kẻ thắng-người thua.

Singapre trục xuất 2 nữ giúp việc Indonesia ủng hộ IS

0
VOA

Singapore trục xuất hai phụ nữ giúp việc nhà người Indonesia bị ‘cực đoan hóa’ bởi Nhà nước Hồi giáo thông qua truyền thông xã hội, theo loan báo của Bộ Nội vụ.

Như vậy, tổng cộng có 9 trường hợp tương tự bị Singapore trục xuất kể từ 2015 tới nay.

Nhà chức trách tháng rồi loan báo bắt giữ công dân Singapore đầu tiên tình nghi bị Nhà nước Hồi giáo cực đoan hóa trong bối cảnh gia tăng quan ngại về sự lan tỏa của tổ chức khủng bố này tại Đông Nam Á.

Chính quyền Singapore nói đảo quốc nhỏ bé, thịnh vượng này là mục tiêu của các tổ chức Hồi giáo cực đoan và kêu gọi công chúng cảnh giác cao độ.

Bộ trưởng Desmond Lee loan báo trước Quốc hội hôm 4/7 rằng hai nữ giúp việc 25 và 28 tuổi chưa có kế hoạch thực hiện tấn công bạo động tại Singapore nhưng ‘cả hai đều là ủng hộ viên của ISIS, bị cực đoan hóa thông qua truyền thông xã hội.’

Cuối năm ngoái, Singapore thông báo đã trục xuất gần 70 người nước ngoài, trong đó có 5 nữ giúp việc nhà, vì tình nghi bị cực đoan hóa.

Nhà chức trách Indonesia, đất nước có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, năm rồi cho hay đã bắt giữ 6 công dân Indonesia có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo và có âm mưu tấn công Singapore.

Hàn Quốc kêu gọi tăng chế tài Bình Nhưỡng

0
VOA

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 5/7 thúc giục các cường quốc gia tăng các biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên sau vụ Bình Nhưỡng phóng thử phi đạn đạn đạo xuyên lục địa hôm 4/7.

“Đây là một sự đe dọa và khiêu khích vô cùng lớn,” ông Moon phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin.

Đồng ý với ông Moon, lãnh đạo Đức cũng kêu gọi xét thêm các biện pháp trừng phạt.

Ông Moon cho biết sẽ dùng thượng đỉnh G20 tại Hamburg trong tuần này để huy động ủng hộ cho kiến nghị tăng cường chế tài Bình Nhưỡng.

“Bắc Triều Tiên phải ngưng ngay lập tức chương trình phi đạn. Chúng ta phải tính thêm các biện pháp trừng phạt,” Tổng thống Hàn Quốc khẳng định.

Tuy nhiên, ông Moon cũng nhấn mạnh rằng nên giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên bằng con đường ngoại giao ôn hòa.

Thủ tướng Đức cho biết dịp thượng đỉnh G20 lần này, các bên sẽ bàn về cách phản ứng tốt nhất để làm sao giữ được áp lực, tăng cường thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng.

Một phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Ngũ Giác Đài kết luận rằng Bình Nhưỡng hôm 4/7 đã phóng thử một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa. Giới chuyên môn tin rằng phi đạn này có tầm ngắm tới tận bang Alaska của Mỹ, khơi dậy lời kêu gọi phải có hành động toàn cầu buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về tham vọng theo đuổi võ khí hạt nhân.

Mỹ sẵn sàng dùng võ lực với Bắc Triều Tiên

1
VOA
Hình ảnh chụp từ video bản tin do đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên chiếu vào ngày thứ Ba, ngày 4 tháng 7, 2017, cho thấy thứ được nói là phi đạn đạn đạo liên lục địa Hwasong-14.

Hoa Kỳ ngày 5/7 cảnh báo đã sẵn sàng dùng võ lực, nếu cần, để ngăn chương trình phi đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh vẫn ưu tiên cho giải pháp ngoại giao toàn cầu chống lại việc Bình Nhưỡng thách thức các cường quốc, thử nghiệm phi đạn đạn đạo hôm 4/7 có thể vươn tới tận tiểu bang Alaska của Mỹ.

Phát biểu trước cuộc họp của Hội đồng Bảo An, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Nikki Haley, nói hành động của Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng khép lại khả năng của một giải pháp ngoại giao và Hoa Kỳ đã sẵn sàng tự vệ và bảo vệ các đồng minh.

“Chúng tôi sẽ dùng ‘võ lực’ nếu cần, nhưng chúng tôi không muốn phải đi theo hướng đó,” bà Haley nhấn mạnh. Đại sứ Haley thúc giục Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, nỗ lực hơn nữa để kìm chế Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiêm hôm 4/7 phóng thử phi đạn đạn đạo xuyên lục địa mà một số chuyên gia tin rằng có tầm ngắm vươn tới các tiểu bang như Alaska, Hawaii, và thậm chí có thể là các vùng đất của Hoa Kỳ ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Bình Nhưỡng nói phi đạn vừa thử có thể mang đầu đạn hạt nhân cỡ lớn.

Vụ thử này là thách thức trực tiếp với Tổng thống Donald Trump, người cam kết ngăn chặn Bình Nhưỡng bắn phi đạn hạt nhân tới Mỹ.

Đại sứ Haley cho hay trong vài ngày tới, Mỹ sẽ đề nghị Liên hiệp quốc ban hành các biện pháp chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên, đồng thời cảnh cáo rằng Washington sẵn sàng cắt đứt mậu dịch với bất kỳ nước nào làm ăn với Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Giới ngoại giao cho rằng Bắc Kinh chưa thực thi đầy đủ các biện pháp chế tài quốc tế đối với Bình Nhưỡng mà thay vào đó còn chống đối các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn.

Các giới chức Hoa Kỳ cho biết Mỹ có thể có hành động đơn phương và trừng phạt thêm các công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc Triều Tiên, đặc biệt là các ngân hàng.

Tòa Bạch Ốc ngày 5/7 loan báo đang điều nghiên các biện pháp đối với Bắc Triều Tiên.

Phó đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc cùng ngày kêu gọi chớ nên dùng võ lực với Bình Nhưỡng và yêu cầu ngưng triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ tại Hàn Quốc.

Tiếng nói mạnh mẽ của Giáo hội Công Giáo Việt Nam

Tin Mừng Cho Người Nghèo

 

#GNsP (06.07.2017)- Ngày 3 tháng 7 trên tờ Église d’Asie loan tin một cuộc phỏng vấn độc quyền về tình hình Giáo Hội tại Việt Nam được thực hiện bởi ban biên tập Église d’Asie với người đứng đầu Giáo hội Công Giáo, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Bài phỏng vấn hầu như đề cập một cách chi tiết, tỉ mĩ đến các vấn đề rất nóng liên quan đến hiện tình của Giáo hội.

Ban biên tập Église d’ Asie mạnh dạn đưa ra những câu hỏi trực diện mà các cá nhân, hội đoàn đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp. Từ các bloggers người công giáo như Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Linh mục Nam Phong bị cấm xuất cảnh, Linh mục và Giáo dân lên tiếng bảo vệ môi trường chống lại Formosa và đặc biệt các tu sĩ đan việc Thiên An tại Huế bị đàn áp đánh đập.

Cách trả lời mạnh mẽ, quyết đoán, khôn ngoan, hi vọng Tin Mừng của vị chủ chăn, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh về các sự việc cho chúng ta thấy một sự tích cực không chỉ cho Giáo hội mà cho cả xã hội Việt Nam.

Ngài nói: “Chế độ Cộng Sản luôn là một chế độ độc tài, nên các nhà cầm quyền có khuynh hướng đàn áp các tiếng nói đối lập. Các “bloggers” bị coi như những người khiêu khích, chuyên xúi giục các vụ nổi loạn”.

Nói về Formosa, Ngài cho rằng “Không có gì đã thay đổi. Vì chính phủ luôn luôn sợ phải thừa nhận sự thật liên quan tới vụ tai tiếng Formosa”.

Một sự hi vọng Tin Mừng được thắp lên từ chính sự lạc quan của Đức cha Giuse “Tôi lạc quan vì, sau một thời kỳ lâu dài chung sống, các thành phần xã hội đã tìm cách xích lại gần nhau. Người Cộng Sản và Người Công Giáo hiểu nhau tốt hơn trước khá nhiều”. Đó chính là nỗ lực và sự bền bỉ trong việc làm chứng của người Công Giáo trở nên mỗi ngày một tích cực hơn.

Hôm thứ Năm 1 tháng Sáu 2017, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi đến Quốc hội bài nhận định qua đó bày tỏ quan điểm của Hội Đồng Giám Mục về Luật Tín Ngưỡng,Tôn Giáo 2016.

Đây là một quan điểm đồng nhất của Hội đồng Giám mục Việt Nam thể hiện sự phản đối mạnh mẽ, “các nhận xét thành thực và thẳng thắn” của HĐGM Việt Nam cho rằng với đạo luật này, người ta thấy nhiều thụt lùi, chứ không phải tiến bộ, chỉ rõ; có nhiều lãnh vực trong đó Giáo Hội không có quyền dấn thân vào, như sức khỏe, giáo dục…

Trên tinh thần quan điểm của người đứng đầu Hội thánh Công giáo tại Việt Nam, Đức cha Giuse nói rằng: “việc tham gia của các giáo dân rất được các mục tử đánh giá cao. Đặc biệt khi họ dấn thân không điều kiện, nhất là tại các giáo xứ miền quê. Họ làm việc dễ dàng và không công, hoàn toàn tự nguyện. Thậm chí, đôi khi, còn có quá nhiều thiện nguyện viên. Mọi người đều khả dụng. Đó là cảm thức của Giáo Hội ở Việt Nam. Bản thân tôi, tôi đánh giá cao việc tham dự của các giáo dân”.

Đó như là một tín hiệu rõ ràng Ngài cổ võ và cầu nguyện cho tất cả sự dấn thân vì công ích chung cho Giáo hội và xã hội mà giáo dân tham gia.

Một lần trong câu chuyện Đức tổng Giuse đối đáp với phía nhà cầm quyền, đại ý Ngài cho rằng trong một vườn hoa thì có rất nhiều loài hoa, mà hoa nào cũng đẹp, cũng có sắc vị riêng của nó, đều đáng quý như nhau.

Việc các thành phần trong Giáo hội Công Giáo dấn thân cho xã hội, cho quốc gia là một điều hết sức tự nhiên được thực thi nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam thì các giá trị căn bản của tinh thần Công giáo lại bị nhà cầm quyền chặn đứng không thể đi sâu vào các cấu trúc cơ chế.

Ngay tại khu vực Đông Nam á, đất nước Timor – leste non trẻ thế nhưng người Công giáo nơi đây hy vọng giáo hội có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề nhà nước, họ mong muốn Giáo hội sẽ tham gia vào việc biên soạn pháp luật tác động tới đời sống người dân.

Tiếng nói của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Giáo hội và xã hội đã, đang diễn ra cho chúng ta thấy một hi vọng Tin Mừng lớn lao để canh tân và đổi mới Giáo hội cũng như đất nước Việt Nam một cách rốt ráo, toàn phần trong tương lai gần.

07.5.2017
Paulus Lê Sơn