Home Blog Page 1348

Ông Trump bất ngờ phát biểu gây sốc về Nga

0
vietnamnet.vn

Trước thềm thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Hamburg (Đức), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hàng loạt phát biểu gây sốc về Nga, Triều Tiên, NATO…

Phát biểu trong chuyến thăm Ba Lan, ông Trump cam đoan các nước thành viên của NATO sẽ bảo vệ lẫn nhau. Trong khi trước đó, vào hồi tháng 5, khi tới thăm trụ sở khối này, ông Trump từng làm các đồng minh thất vọng vì không đề cập tới việc hỗ trợ cho ngân sách NATO.

Donald Trump, Trump, Tổng thống Mỹ, G20
Ảnh: Reuters

Ông Trump còn nói, “chúng tôi kêu gọi Nga ngừng các hoạt động gây bất ổn ở Ukraina và bất kỳ nơi nào khác, cũng như sự hậu thuẫn đối với các chính quyền thù địch, trong đó có Syria và Iran. Moscow cần tham gia cộng đồng các quốc gia có trách nhiệm trong cuộc chiến chống kẻ thù chung và bảo vệ văn minh của chính nước này”.

Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố, Mỹ đang hợp tác với các đồng minh để chống lại “những hành động và cách hành xử ngày càng gây bất ổn của Nga”.

Cũng tại Ba Lan, Tổng thống Mỹ đã bất ngờ cho rằng, Nga đứng sau vụ can thiệp kết quả bầu cử ở Mỹ hồi năm ngoái, song lại lấp lửng có thể còn có cả những nước khác. “Tôi nghĩ rất có thể là Nga. Tôi nghĩ còn có những quốc gia khác. Nhưng tôi sẽ không nêu cụ thể”, ông Trump nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

Tuy nhiên, khi báo giới nói rằng tình báo Mỹ đã đưa ra kết luận về sự can thiệp của Nga, ông Trump lại so sánh điều này với cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt hồi trước chiến tranh Iraq. Ông nói, “mọi người đều chắc đến 100% rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng họ đã sai và điều đó dẫn tới một đống lộn xộn lớn”.

Ông Trump cũng một lần nữa lên án người tiền nhiệm Barack Obama rằng “không làm gì” để ngăn cản sự can thiệp của Nga sau khi Cục Tình báo Trung ương Mỹ có thông báo về điều này. Theo ông Trump, nguyên nhân là bởi ông Obama nghĩ bà Hillary Clinton sẽ thắng cử. “Nếu như nghĩ khác, thì ông ấy đã làm gì đó”, Tổng thống Mỹ nói.

Liên quan tới việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, Triều Tiên là “một mối đe dọa, và chúng ta sẽ đương đầu với họ một cách mạnh mẽ”. Tổng thống Mỹ cho biết thêm rằng, Mỹ đang xem xét “một số thứ rất quyết liệt” đối với Triều Tiên.

Ông cũng kêu gọi các quốc gia hãy cho Bình Nhưỡng thấy sẽ có những hậu quả đối với chương trình vũ khí của nước này.

Dương Lâm

Ông Trump cam kết hành động trước đe dọa từ Triều Tiên

Ông Trump cam kết hành động trước đe dọa từ Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/7 nói rằng sẽ đương đầu “mạnh mẽ” với Triều Tiên, sau khi nước này tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Những vấn đề 'nảy lửa' chờ ông Trump tại G20

Những vấn đề ‘nảy lửa’ chờ ông Trump tại G20

Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gặp nhau ngày mai tại Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức. Họ sẽ tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau, và bầu không khí được đánh giá là sẽ khá nóng.

Ông Trump có 'bó tay' trước Triều Tiên?

Ông Trump có ‘bó tay’ trước Triều Tiên?

Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1 tuyên bố “sẽ không có chuyện” Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới Mỹ.

Tổng thống Trump, Putin sắp gặp mặt trực tiếp

Tổng thống Trump, Putin sắp gặp mặt trực tiếp

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng nhiệm Mỹ sẽ có cuộc gặp toàn thể đầu tiên tại Hội nghị G20 ngày 7/7.

Anh cuống quýt chuẩn bị đón ông Trump thăm bất ngờ

Anh cuống quýt chuẩn bị đón ông Trump thăm bất ngờ

Giới chức Anh đang cấp tập chuẩn bị cho chuyến thăm chỉ được thông báo trước 24h của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hà Nội công bố thanh tra đất Đồng Tâm

Vietnamnet.vn

 – Sau hơn 2 tháng, sáng nay, tại UBND huyện Mỹ Đức, người dânxã Đồng Tâm nhận được thông báo dự thảo kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn.

Dự buổi công bố dự thảo kết luận có Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, đại diện các cơ quan Trung ương có Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT, Ban Dân nguyện của UB Thường vụ QH; đại diện UBND huyện Mỹ Đức, UBND xã Đồng Tâm và đại diện người dân xã Đồng Tâm, cũng như cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Đồng Tâm,Đồng Tâm Mỹ Đức,xã Đồng Tâm,sân bay Miếu Môn,Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung

Đúng 8h30, buổi công bố dự thảo kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm chính thức bắt đầu. Ông Nguyễn An Huy – Trưởng đoàn Thanh tra (Phó Chánh thanh tra TP Hà Nội) là người đọc công bố dự thảo kết luận.

Quá trình thanh tra đất tại Đồng Tâm khởi nguồn từ việc ngày 15/4, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.

Đồng Tâm,Đồng Tâm Mỹ Đức,xã Đồng Tâm,sân bay Miếu Môn,Nguyễn Đức Chung
Ông Nguyễn An Huy phó chánh thanh tra TP

Sau đó, người dân Đồng Tâm đã giữ 38 cán bộ, chiến sĩ Công an TP đang thi hành công vụ tại nhà văn hóa thôn Hoành.

Ngày 22/4, ông Nguyễn Đức Chung về UBND xã Đồng Tâm đối thoại trực tiếp với người dân trong xã.

Đồng Tâm,Đồng Tâm Mỹ Đức,xã Đồng Tâm,sân bay Miếu Môn,Nguyễn Đức Chung
Hội trường UBND huyện Mỹ Đức sáng nay

Sau buổi đối thoại, ông Nguyễn Đức Chung tới nhà văn hóa thôn Hoành, nơi người dân đang giữ 19 cán bộ, chiến sĩ. Sau gần 2 giờ làm việc, 19 cán bộ, chiến sĩ đã được trở về nhà.

Đồng Tâm,Đồng Tâm Mỹ Đức,xã Đồng Tâm,sân bay Miếu Môn,Nguyễn Đức Chung
Đại diện người dân xã Đồng Tâm tham dự buổi công bố

Ngày 21/6, Thanh tra TP thông báo về việc kết thúc thanh tra trực tiếp các đơn vị liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

14 nguyên cán bộ huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm bị truy tố

14 nguyên cán bộ huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm bị truy tố

Trong số 14 bị can, có 10 cựu cán bộ xã gồm: 3 nguyên chủ tịch UBND, một bí thư, một chủ tịch HĐND, Trưởng ban tài chính….

Khởi tố điều tra vụ bắt người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm

Khởi tố điều tra vụ bắt người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm

Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để điều tra về 2 tội danh.

Rút dự án thu hồi đất tái định cư tại xã Đồng Tâm

Rút dự án thu hồi đất tái định cư tại xã Đồng Tâm

Phó Chánh thanh tra TP Hà Nội cho biết, sẽ cân nhắc việc về xã Đồng Tâm công bố kết luận thanh tra vụ sân bay Miếu Môn.

Vụ Đồng Tâm: Tháng 7 xét xử một số cán bộ, lãnh đạo

Vụ Đồng Tâm: Tháng 7 xét xử một số cán bộ, lãnh đạo

Trong tháng 7 tới Hà Nội sẽ xét xử một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm và phòng ban chuyên môn của huyện Mỹ Đức.

Kết thúc việc thanh tra đất tại Đồng Tâm

Kết thúc việc thanh tra đất tại Đồng Tâm

Đoàn thanh tra đã kết thúc việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng, quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc xã Đồng Tâm.

Hương Quỳnh – Đoàn Bổng – Phạm Hải

Nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận: Bản chất là xả thải

Việc Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận, theo các chuyên gia, bản chất là xả thải. 

Nó sẽ hủy hoại vĩnh viễn cả một vùng biển giàu có và độc nhất vô nhị về nhiều mặt của Việt Nam.

Ngày 23.6.2017, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Nguyễn Linh Ngọc đã ký Giấy phép số 1517/GP-BTNMT, chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 918.533 m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong. Trong đó, có 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích… Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hạn vào ngày 31.10.2017.

Trái thông lệ quốc tế

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, nói: Chúng ta có luật nhưng luật không rõ ràng nên ai hiểu và vận dụng như thế nào cũng được. Chính vì vậy mà họ giải thích kiểu nào nghe cũng hợp lý. Cụ thể hoạt động nhận chìm sẽ gây tác động đến môi trường như thế nào thì báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không nói mà chỉ chứng minh các vật chất đó không gây ô nhiễm là không đúng.

Phân tích kỹ hơn, TS Chu Hồi cho biết, theo thông lệ quốc tế nếu nhận chìm thì chất thải phải được đóng gói, thùng, túi… nếu là những chất độc nguy hại phải được đóng hộp chì và được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi nhận chìm. Khu vực biển chứa chất được nhận chìm phải có bờ bao để tránh bị các dòng hải lưu di chuyển nó đi nơi khác. Độ sâu phải được tính bằng độ sâu của bước sóng lớn nhất ở chính vùng đổ thải. Và độ sâu của biển phải tính bằng độ cao cao nhất của đỉnh đổ thải chứ không phải độ sâu của đáy biển hiện tại. Vì khi xả thải trong mùa yên tĩnh đến mùa không yên tĩnh sẽ phát tán đi. Bên cạnh đó phải trả lời các vấn đề là xả thải này chỉ một lần hay nhiều lần và mỗi lần bao nhiêu? “Nhận thức về độ sâu xả thải của ĐTM và Bộ TN-MT là chưa đúng. “Anh” đổ vào mùa yên tĩnh chẳng qua để cho nó an toàn cho chính phương tiện xả thải của các anh. Cứ xả ra như vậy thì với quy trình hiện nay không thể giám sát được”, ông ngao ngán.

TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang bổ sung, về mặt kỹ thuật, hoạt động nạo vét rồi nhận chìm phải xem xét ở cả 3 giai đoạn. Thứ nhất, nạo vét như thế nào vì việc này có hại cho hệ sinh thái biển, nhất là ở vùng đặc thù như vùng biển Bình Thuận. Cái này chưa thấy nói đến trong giấy phép và về mặt khoa học chưa chấp nhận giấy phép ấy. Thứ hai, người ta chỉ nói chung chung là vận chuyển và xả thải bằng sà lan hình phễu. Vấn đề thứ ba và cũng là quan trọng nhất là vùng nhận chìm vật liệu xả thải nằm ở độ sâu nào? Vùng biển ấy có giá trị gì? Nếu có giá trị lớn về mặt hải dương học, tài nguyên, di sản quốc gia thì rõ ràng không ổn. “Nếu xem xét cả 3 khía cạnh trên thì giấy phép của Bộ TN-MT cấp không có giá trị gì cả về mặt khoa học”, TS An kết luận.

Trước lý lẽ mà Bộ TN-MT đưa ra là hoạt động “nhận chìm” đã có ĐTM và được hội đồng thẩm định (22 chuyên gia) thông qua và “nếu có sự cố sẽ dừng ngay”, TS An lập luận: Nó cũng giống như việc giao thông trên đường, thấy nguy cơ nhưng không cho xe dừng lại mà đợi đến khi tai nạn xảy ra mới dừng lại thì đã chậm rồi. Tại sao ta không dừng lại ngay từ bây giờ, xem xét thật kỹ rồi mới tiến hành?

Nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận: Bản chất là xả thải - ảnh 4

tin liên quan

Biển trước nguy cơ nhận chìm bùn thảiĐó là nỗi lo của nhiều chuyên gia sau việc Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ra biển Bình Thuận.

Nguy cơ mất vĩnh viễn hệ sinh thái

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc nói: khu vực đáy biển nhận xả thải chỉ có cát, không có các hệ sinh thái, sinh vật biển sinh sản cũng như các loại san hô hay cỏ biển. Nếu có thì Bộ không bao giờ cấp phép. Tuy nhiên nhận xét về ý kiến này, TS An bức xúc: giải thích kiểu đó là không khoa học vì vùng biển Bình Thuận không những là vùng nước trồi độc nhất vô nhị mà còn là ngư trường gần bờ lớn nhất của Việt Nam. Điều này có nghĩa đây là vùng biển rất quan trọng và có nhiều giá trị về tự nhiên cần phải được bảo tồn. “Vì là khu vực động lực nước trồi nên nó luôn luôn xáo trộn. Động lực mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 9. Họ chọn đúng vào thời điểm có động lực mạnh nhất để đổ thải xuống thì hoàn toàn không đúng. Tôi khẳng định về mặt khoa học việc cấp phép không có cơ sở nào cả. Trước đây người dân khai thác thủy sản tầng đáy bằng cào công suất lớn nhưng hoạt động này bị cấm vì gây xáo trộn hệ sinh thái tầng đáy. Bây giờ vì cấp phép xả thải họ lại nói tầng đáy chỉ có cát là điều hết sức vô lý”. Không chỉ thế, ông An còn nghi ngại, việc doanh nghiệp nói dùng lưới để ngăn phát tán bùn “thật sự không tưởng tượng được gần 1 triệu m3 dưới đáy biển, trên diện tích 30 ha thì ngăn lọc kiểu gì”.

TS Chu Hồi khẳng định, bất kỳ loại chất thải nào đổ ra biển sẽ phủ trùm vĩnh viễn một hệ sinh thái nền đáy (gồm cả đáy cứng và đáy mềm) và trên bề mặt diện tích đó nó đã mất vĩnh viễn hệ sinh thái nền đáy. TS Chu Hồi cảnh báo: Vùng biển nam Trung bộ rất có giá trị cả về mặt sinh thái và kinh tế. Nó nằm trong hệ sinh thái nước trồi và đi kèm là bãi cá lớn nhất của đất nước nằm ở ven bờ. Khu vực này có khu bảo tồn biển Hòn Cau tuy bé nhưng tác động lan tỏa, hiệu ứng phát tán nguồn lợi và dinh dưỡng ra bên ngoài vùng biển lại không hề nhỏ. “Vấn đề đáng lo hơn chính là hoạt động này sẽ tạo tiền lệ cho các nhà máy Vĩnh Tân 2; 3… và hàng loạt cái “Vĩnh Tân” ở những nơi khác nữa”, TS Chu Hồi lo lắng.

Nhiều chuyên gia đầu ngành không tham gia phản biện ĐTM

Cuối tháng 2.2017, Bộ TN-MT lập hội đồng thẩm định để đánh giá, cấp phép cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 đổ bùn, cát sau nạo vét xuống biển. PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cũng cho biết Viện không tham gia hội đồng thẩm định. Ngoài ra PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển VN, người 3 lần làm chủ nhiệm quy hoạch các khu bảo tồn biển là một trong các chuyên gia được đọc ĐTM của dự án vì được mời tham gia hội đồng thẩm định. Tuy nhiên cuối cùng ông đã từ chối tham gia.

Chí Nhân

Chuyện gì đang xảy ra tại Đan viện Thiên An?

BBC
đan việnGNsP
Chính quyền huy động các lực lượng làm “đường dân sinh” tại khu vực Đan viện Thiên An nhận sở hữu

Báo địa phương nói Đan viện Thiên An ở Huế “xây dựng các công trình không phép một cách hệ thống” trong lúc cơ sở tôn giáo này kêu gọi chính quyền tỉnh “chấm dứt ngay các hành động chiếm đoạt tài sản Giáo hội”.

Đan viện Thiên An tọa lạc tại rừng thông Thiên An, xã Thủy Bằng, Thừa Thiên Huế.

Thông cáo do Đan viện này phát đi vào cuối tháng 6/2017 cáo buộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế “huy động công an, thuê côn đồ phá hủy thánh giá, đánh đập, thóa mạ các đan sĩ”.

Linh mục Thái Hà bị cấm xuất cảnh

Giới linh mục vận động quốc tế về vụ Formosa

“Sự vụ ngày 28/6 là lần thứ ba trong thời gian ngắn, các kế hoạch phá hoại Đan viện Thiên An và thánh tượng được chuẩn bị bài bản, kết hợp giữa an ninh, công an và côn đồ nhằm phá hủy bằng chứng đức tin của người Công giáo tại Đan viện,” thông cáo viết.

“Đan viện khẳng định quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp đối với toàn bộ nhà, đất, rừng thông trên đồi Thiên An lẫn hồ Thủy Tiên và kiên quyết bảo vệ công lý, mong muốn tìm kiếm lẽ công bằng một cách ôn hòa và thiện chí.”

“Đan viện kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng buộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế chấm dứt ngay việc chiếm đoạt tài sản Giáo hội và phá hủy biểu tượng thiêng nhất của Kitô giáo.”

tu sĩThien An monastery
Các đan sĩ Đan viện Thiên An trong một hoạt động kêu gọi bảo vệ môi trường

‘Thiếu hợp tác’

Hôm 5/7, BBC liên hệ Đan viện nhưng không nhận được phản hồi do các đan sĩ đang trong giai đoạn tĩnh tâm.

Cùng ngày, ông Bùi Thanh Hà, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ nói với BBC: “Đây là việc của địa phương, không phải thẩm quyền của chúng tôi để trả lời.”

Ông Lê Văn Thìn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thủy Bằng được báo Thừa Thiên Huế hôm 5/7 dẫn lời: “Hơn 50 lần chính quyền địa phương và ngành chức năng lập biên bản về những sai phạm của Đan viện Thiên An, nhưng đại diện cơ sở tôn giáo không ký vào biên bản, còn tỏ thái độ thiếu hợp tác”.

Báo này cũng cho hay, Đan viện Thiên An “liên tục tiến hành xây dựng nhiều công trình trên phần đất thuộc sự quản lý của Nhà nước, xây dựng công trình tôn giáo chưa được cấp phép; không có giấy phép xây dựng, sai mục đích sử dụng đất.”

“Việc này không chỉ vi phạm pháp luật về đất đai, mà còn vi phạm về xây dựng; gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.”

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

BBC
Duyệt binhHOANG DINH NAM/Getty Images
Duyệt binh ở Việt Nam

Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.

Từ California, Hoa Kỳ, hôm 06/7/2017, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói về quân đội Mỹ:

“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.

Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’

VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

Tọa đàm về quân đội VN ‘ngưng làm kinh doanh, thương mại’

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

“Nhưng quân đội Mỹ làm lĩnh vực nghiên cứu, tại vì họ vì nhu cầu bảo vệ tổ quốc của họ đi vào…, họ tìm những giải pháp gọi là tiên tiến nhất, sau đó người dân được hưởng kết quả của những giải pháp đó và tôi không nghĩ rằng chúng ta (Việt Nam) không nên bắt chước nước Mỹ để thực hiện việc cải cách của nước ta.

“Tại vì mỗi quốc gia có hoàn cảnh khác, tuy nhiên tôi cho rằng chúng ta nên thảo luận về chuyện này để thấy xem rằng trong một đất nước có từng thành phần dân chúng, mỗi người có nhiệm vụ ra làm sao.

Việt NamHOANG DINH NAM/AFP
Quân đội Việt Nam tham gia làm kinh tế, kinh doanh và thương mại trong khá nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

“Người mà bảo vệ sức mạnh của Tổ quốc có bảo vệ được hay không và người và làm cho Tổ quốc, đất nước giàu mạnh hơn, thí dụ như thành phần tư nhân đã có thể làm được chuyện ấy chưa?

“Và nếu chưa làm được những chuyện đó mà bây giờ vẫn còn loanh quanh trong những vấn đề mà Trung Quốc đã nhìn thấy từ mười mấy năm trước, biết rằng là sai và đã muốn sửa, mà nó lại gây những sức ép rất lớn cho đất nước mình, mà mình vẫn còn loay hoay về những chuyện lặt vặt đó, tôi cho rằng đó là một điều không phải đáng buồn đâu, nó đáng lo,” ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói với Bàn tròn của BBC.

‘Không đâu như Việt Nam’

Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra quan sát kinh nghiệm ở khu vực này và một số quốc gia ở châu Á:

“Hiện nay ở trong Asean và các nước châu Á khác ở Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ngoài Việt Nam ra, không có một nước nào mà quân đội tham gia làm kinh tế cả.

“Nước gần đây nhất mà bỏ kinh tế trong quân đội đi, tất nhiên người ta bỏ không hết, người ta có che lấp đi một chút, tức là Thái Lan, thì việc mà các quan chức quân đội làm kinh tế, thì người ta cho phép là không phải những người ấy đứng ra, mà là một người nào đó được ủy quyền đứng ra lập một doanh nghiệp hoặc một công ty làm gì đó liên quan đến quân đội.

“Nhưng bản thân những người ấy khi đang đương chức thì không làm, đấy là cách mà người ta vận dụng, người ta che lấp, như kiểu quân đội Thái Lan có hơi khác. Còn ngoài ra thì không có một quân đội của nước nào ở trong các nước Asean này làm kinh tế cả.

“Tại Nhật Bản thì sau Chiến tranh Thế giới 2 thì 100% bỏ hết, không có làm gì đến quân đội hết, còn những người trước đây từng tham gia quân đội, ở chỗ này chỗ nọ mà người ta còn trẻ, thì người ta ra lập doanh nghiệp.

“Thí dụ như những doanh nghiệp rất nổi tiếng như Sony hay Toyota…, những người sáng lập ra Mitsubishi đã từng đi lính, Nam Triều Tiên cũng y hệt như thế…,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn Thứ Năm.

Quân đội Việt NamBáo Quân đội Nhân dân
Báo Quân đội Nhân dân có nhiều bài vở, chuyên đề liên quan tới chủ đề kết hợp kinh tế – quốc phòng của quân đội Việt Nam.

‘Như hai chiếc cánh chim’

Tin cho hay, hôm 06/7 tại Hà Nội, một Tọa đàm chuyên đề đã được tổ chức tại báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam với tựa đề “Kết hợp kinh tế với quốc phòng- nhiệm vụ chiến lược lâu dài.”

“Kết hợp kinh tế với quốc phòng vì sự phát triển đất nước và lợi ích của nhân dân là khẳng định của các đại biểu tham dự Tọa đàm,” tờ báo là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng Việt Nam cho hay.

Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam, được báo này dẫn lời nói:

“Phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng như hai chiếc cánh của một con chim. Nếu bỏ đi cánh nào thì con chim cũng không thể bay được.

“Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng phải được coi là “gen trội”, và việc phát triển kinh tế là “gen bổ sung”, ông Vũ Khoan được trích thuật nói.

Tham dự tọa đàm dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội, còn có một số đại khác như Giáo sư “Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; đại diện lãnh đạo một số địa phương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng.

“Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn gửi tham luận về tọa đàm. Cùng dự tọa đàm có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban biên tập và đại diện chỉ huy các phòng, ban của Báo QĐND,” tờ báo của Quân đội Việt Nam cho biết.

BBC sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của các khách mời tại Bàn tròn, mời quý vị đón theo dõi.

Cựu chỉ huy nhà tù Romania ra tòa

0

AFP
“Nuremberg của Romania” là từ được một số người dùng để mô tả trong phiên xử ông Visinescu

Một cựu chỉ huy nhà tù thời Cộng sản ra tòa tại Romania với cáo buộc phạm tội chống nhân loại trong phiên tòa đầu tiên về loại tội phạm này ở Romania.

Alexandru Visinescu, 88 tuổi, từng quản lý nhà tù khét tiếng Ramnicu Sarat trong thời gian 1956 đến 1963, nơi bị cho là thường tra tấn và bỏ đói tù nhân.

Ít nhất 12 người được cho là đã chết vì các hành vi đó.

Ông Visinescu là người đầu tiên trong số 35 người đàn ông bị nhà nước Romania lên kế hoạch xét xử về các tội danh tương tự.

Ông đã bác bỏ mọi cáo buộc và nói ông bị đưa ra làm vật tế thần.

Từ căn hộ riêng tại thủ đô Bucharest, ông nói với hãng tin AFP: “Tôi không chịu trách nhiệm về các quy tắc áp dụng trong nhà tù. Tôi tuân theo mệnh lệnh của các chỉ huy.”

“Nếu như tôi thực sự có lỗi lầm, thì tại sao họ lại giữ tôi ở đó trong tám năm?” ông nói thêm.

Phiên tòa hiện đã được hoãn và sẽ mở lại trong tháng tới.

‘Nhà tù im lặng’

Các công tố viên nói ông Visinescu chịu trách nhiệm giám sát một “chế độ hủy diệt” tại nhà tù ở miền đông đất nước.

Được đặt biệt danh là “nhà tù im lặng” bởi tù nhân bị nhốt trong các phòng cấm cố, đây là nơi giam giữ các học giả, các nhà bất đồng chính kiến, các giáo sỹ và những đối tượng bị coi là kẻ thù của Đảng Cộng sản.

Theo phóng viên Nick Thorpe của BBC, Viện Điều tra Các tội ác Cộng sản, là đơn vị thuộc nhà nước Romania, đã thu thập bằng chứng về tội phạm của những người chịu trách nhiệm từ năm 2006, gồm cả khai quật các nấm mồ và tìm kiếm nạn nhân còn sống sót từ một số nhà tù.

Các cựu chỉ huy nhà tù khác, từ 81 đến 99 tuổi, cũng sẽ ra hầu tòa, phóng viên chúng tôi nói.

Chừng 500 ngàn người Romania đã trở thành các tù nhân chính trị trong thập niên 1950, khi chính quyền Cộng sản tại nước này đàn áp những người bất đồng ý kiến.

MỘT VỤ ÁN TƯỚC ĐOẠT ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN QUYỀN

THÔNG LUẬN

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, một vụ án tước đoạt đầu tư liên quan đến nhân quyền sẽ được toà án quốc tế xét xử tại Paris.Đây là một vụ án mà nhiều người đã nghe và nhắc tới, với tên gọi Vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Trong vụ án này, ông Trịnh Vĩnh Bình chẳng những đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả lại tài sản, đã bị tước đoạt mà còn đòi bồi thường những tổn thất về mặt tinh thần và vật chất do việc bỏ tù và hành hạ ông, trái với những quy định của Công Pháp Quốc Tế. Số tiền bồi thường sẽ lên đến một đôi tỉ Mỹ kim.

Vụ án này sẽ là một án lệ để những người Việt Nam – bị bắt bớ và hành hạ không đúng với những quy định của Công Pháp Quốc Tế – có thể kiện nhà cầm quyền Việt Nam để đòi bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần, cũng như vật chất!

Nhóm phóng viên chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến quý độc giả những tin tức mới nhất về vụ án này trong những ngày sắp tới.

Nhóm phóng viên theo dõi vụ án:
Nguyễn Hoàng Mơ – Phan Bá Việt – Lê Viết Thông
06/07/2017.

Nguồn https://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=27124%3Am-t-v-an-tu-c-do-t-d-u-tu-lien-quan-d-n-nhan-quy-n-nguy-n-hoang-mo-phan-ba-vi-t-le-vi-t-thong&catid=66&Itemid=301#addcomments

Nguồn ảnh internet

Ngải Vị Vị ‘đưa’ tù nhân lương tâm Việt tới thủ đô Mỹ

Ông Ngải Vị Vị, nghệ sĩ trực ngôn của Trung Quốc, mang chân dung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam tới thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc triển lãm kéo dài nhiều tháng, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tới xem.

“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.

Cuộc trưng bày bao gồm 176 bức chân dung được ghép bằng các miếng LEGO của các nhà hoạt động và các tù nhân lương tâm hay những người ủng hộ tự do ngôn luận trên khắp thế giới.

Trong số 33 nước, Việt Nam thuộc top các quốc gia có nhiều công dân trong triển lãm nhất với 16 người, chỉ đứng sau Trung Quốc, Iran và Bahrain.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

​Có thể thấy những hình ảnh của các tù nhân người Việt hiện vẫn bị cầm tù hoặc đã được phóng thích như hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) hay nhà báo tự do Tạ Phong Tần.

Blogger Điếu Cày cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “rất xúc động” khi thấy hình ảnh chân dung của mình trong mắt của ông Ngải Vị Vị.

Ông cho rằng triển lãm “tập hợp tất cả những tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ trên thế giới” này sẽ “phát động phong trào mạnh mẽ hơn”.

Ông Ngải Vị Vị cho biết đã thai nghén “Dấu vết” sau những trải nghiệm của chính bản thân. Người nghệ sĩ đã có nhiều triển lãm ở các bảo tàng có tiếng trên thế giới từng bị bắt, thẩm vấn, quản thúc tại gia và bị cấm ra nước ngoài trong suốt nhiều năm trời vì thể hiện quan điểm trái chiều với nhà nước.

Một phần của cuộc triển lãm là mảng giấy dán tường khổ lớn in hình ảnh các camera an ninh, còng số 8 cũng như logo của Twitter, các biểu tượng cho sự giam cầm, theo dõi và các đoạn tweet thách thức chính quyền Trung Quốc của ông Ngải.

Hình ảnh còng số 8, máy quay theo dõi CCTV và logo của Twitter, các biểu tượng gắn với cuộc tranh đấu của ông Ngải Vị Vị.

Hình ảnh còng số 8, máy quay theo dõi CCTV và logo của Twitter, các biểu tượng gắn với cuộc tranh đấu của ông Ngải Vị Vị.

Cuộc trưng bày “Dấu vết”, với tổng cộng khoảng 1,2 triệu miếng LEGO được sử dụng, kéo dài từ tháng Sáu tới tháng Một năm 2018.

Ông Ngải Vị Vị đã gọi các nhà hoạt động bị bắt bớ vì động cơ chính trị trên khắp thế giới là “những người hùng của thời đại chúng ta”.

Trong một động thái cho thấy sự nhạy cảm của vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, một Việt Kiều từ tiểu bang California chỉ đồng ý trả lời VOA tiếng Việt với điều kiện không nêu tên và không quay phim vì “người thân vẫn còn ở Việt Nam” và “sợ bị bắt khi đến phi trường”.

Người đàn ông tới thăm Washington DC ngắn ngày cho biết rằng ông tình cờ thấy các khuôn mặt người Việt, nhưng ông đã “cảm phục mấy người đó”.

Đây là lần đầu tiên các tác phẩm của ông Ngải Vị Vị được đưa tới thủ đô nằm ở bờ Đông của Hoa Kỳ, sau khi xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố San Francisco, bờ tây nước Mỹ năm 2014, thu hút gần 1 triệu người tới xem.

Và lần này, theo ước tính, con số người tới triển lãm cũng sẽ không ít hơn, và vì thế, nhiều người sẽ biết tới các số phận của các nhân vật bị đọa đày khắp nơi, trong đó có Việt Nam.

Hà Nội lâu nay vẫn bác bỏ các cáo buộc của các tổ chức nhân quyền về chuyện tống giam và bịt miệng những tiếng nói bất đồng, nhấn mạnh chỉ bắt những ai vi phạm pháp luật.

Trong sổ lưu bút, một người tới xem triển lãm ghi: “Đừng bao giờ xem nhẹ tự do của bạn. Hãy nhớ tới tên của họ. Chúng ta vẫn chưa tự do”.

Bạo động lan tràn, hơn 100 người bị bắn tại Chicago trong Lễ Độc Lập

1
Người Việt
Bắn pháo bông ở Chicago trong Lễ Độc Lập 2017. (Hình: Zbigniew Bzdak/Chicago Tribune via AP)

CHICAGO, Illinois (NV) – Chỉ bốn ngày trong dịp Lễ Độc Lập vừa qua tại thành phố Chicago, 102 người bị bắn, trong số này có 15 người thiệt mạng.

Bản tin của hãng thông tấn UPI nói rằng các vụ nổ súng ở thành phố lớn thứ ba nước Mỹ này diễn ra từ trưa ngày Thứ Sáu cho tới sáng sớm ngày Thứ Tư, với chừng một nửa diễn ra trong khoảng thời gian 12 tiếng trước khi hết ngày lễ.

Theo tờ báo địa phương Chicago Tribune các vụ nổ súng phần lớn xảy ra trong khu vực Nam và Tây Chicago, nơi Sở Cảnh Sát Chicago tăng cường bố trí thêm hàng trăm cảnh sát viên làm việc thêm giờ.

Các nạn nhân ở mọi độ tuổi, từ thiếu niên 13 tuổi tới ông 60 tuổi.

Kể từ sau nửa đêm sau ngày lễ, có thêm 6 người thiệt mạng trong các vụ nổ súng.

Ông Andrew Holmes, một nhà hoạt động cộng đồng, cho đài truyền hình địa phương WLS-TV hay rằng các con số nêu trên không kể tới những người trong tình trạng trầm trọng ở bệnh viện và có thể qua đời.

Vào trưa ngày Thứ Ba, giám đốc cảnh sát Chicago Eddie Johnson, loan báo việc bắt giữ 58 người liên quan đến võ khí và ma túy “để giúp giữ gìn an ninh trật tự cho cư dân ở mọi khu phố.”

Nhưng sau đó, có ít nhất 42 người bị bắn trong thời gian từ 3 giờ 30 trưa Thứ Ba tới 3 giờ 30 sáng Thứ Tư. Chỉ có hai người trong số này là bị bắn trong khu Bắc Chicago. (V.Giang)

Cổng Trời Căn Tỷ (Kỳ cuối)

0
Kiều Duy Vĩnh
Kiều Duy Vĩnh tác giả cuộc tuyệt thực ở cổng trời.
LTS – Ông Kiều Duy Vĩnh là một trong những chứng nhân của sự độc ác cùng cực của cai tù CSVN tại nhà tù “Cổng Trời” tỉnh Hà Giang. Ông mất ở Việt Nam ngày 7 tháng 7, 2012 vừa qua, thọ 81 tuổi. Ông từng tốt nghiệp Võ Bị cùng khóa với ông Nguyễn Cao Kỳ, là đại úy tiểu đoàn trưởng Nhảy Dù. Năm 1954 ông đã không theo đơn vị di cư vào Nam vì lý do gia đình. Ông đã bị bỏ tù hai lần 17 năm trong đó có nhiều năm ông bị giam ở “Cổng Trời,” nơi ông và một người nữa (ông Nguyễn Hữu Ðang trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm) sống sót trong số 72 người tù ở cùng một phân trại. Ông kể lại những ngày tù ở “Cổng Trời” qua các hồi ký từng phổ biến trên tạp chí Thế Kỷ 21 cách đây hơn chục năm. Trong các hồi ký này, ông kể về sự kiên cường giữ vững niềm tin tôn giáo của các giáo dân, tu sĩ và linh mục Công Giáo mà ông gọi là “các Thánh Tử Ðạo.”

 

Kỳ 19

 

Vào đến xà lim độ một tiếng sau thì tỉnh dần lại, và phải đến sáu tháng sau hai tay mới hết tê dại. Vào xà lim hai tay được tự do, thì các chân lại đút vào cùm. Cái cùm cố ý làm bé để co quặp vào cổ chân nghiến nát thịt ra.

Cơ thể phản ứng lại và lên cơn sốt. Người nóng hừng hực. Gian xà lim bên cạnh, tôi thấy tiếng tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi thất thanh, hốt hoảng:

“Ông Túy, ông Túy tỉnh lại đi. Tỉnh lại đi.”

Không có tiếng trả lời, và một lúc sau, tu sĩ báo cho mọi người biết là bác Lâm Ðình Túy đã chết.

“Các anh, các bác ơi, ông Túy chết rồi.” Tu sĩ Bạch Duy Vĩnh kêu to lên như thế.

Chúng tôi im lặng kính cẩn cúi đầu trước cái chết của đức thánh tử vì đạo Lâm Ðình Túy. Chúng tôi nhìn nhau đau đớn. Không ai có thể làm gì hơn trong lúc này. Chân bị cùm, cùm nó cắn chân. Thể xác bị hành hạ đánh đập đến tả tơi, mặt mũi sưng vù. Mọi người thoi thóp sống, và tôi, tôi thấy cái chết đã đến gần.

Tôi quay sang anh Nguyễn Chí Thiện, anh cũng đã lả đi rồi. Chỉ còn mỗi một tu sĩ Bạch Duy Vĩnh là còn tỉnh táo thôi. Cái chân què của ông bị teo lại bé lắm cái cùm không cắn, không làm gì nổi cái chân ấy. Sức chịu đựng của ông lại lớn nên chỉ còn có riêng ông là còn sức mà thôi. Ông nhắc nhở, khuyến khích nâng tinh thần mọi người lên bằng cách gọi tên từng người, đánh thức họ dậy làm cho họ tỉnh lại. Ông hỏi han ân cần bằng giọng nói chân tình ấm áp:

“Bác Hải ơi, anh Khải ơi, tỉnh lại đi, ngồi dậy đi đừng nằm liệt nữa.”

“Anh Thiện ơi, dậy rồi thì lấy tay mà xoa bóp cho máu nó lưu thông đi.”

Tôi rũ xuống sau cái chết của bác Lâm Ðình Túy, nay được tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi đánh thức dậy. Tôi ngồi lên, và cố sức thở yoga mong mình sống lại được. Chân tôi sưng tấy, đỏ bầm. Tôi nghĩ có lẽ mình không chịu nổi đêm nay.

Trời tối đen, xà lim lại còn tối đen hơn.

Ðột nhiên có tiếng mở cửa xà lim, đèn thắp sáng ở xà lim bên. Có tiếng mở cùm. Hai người tù hình sự cùng Quản giáo trưởng vào, bó chiếu bác Lâm Ðình Túy đem đi chôn ngay đêm đó. Một lúc sau cửa lại mở. Tôi được mở cùm, Nguyễn Chí Thiện được mở cùm, bác Hải bố tu sĩ Khải được mở cùm, bác Thiều già người Hà Tĩnh cũng được mở cùm.

Sau này chúng tôi được biết là sau khi họp ban giám thị lệnh không cùm những người không theo đạo Thiên Chúa, và những người già yếu. Tôi và anh Thiện là người ngoại đạo, bác Hải bác Thiều thì già. Còn lại hai tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải thì tiếp tục bị cùm.

Tôi về đến trại. Người lạnh cóng, chân sưng to. Hai bàn tay vẫn còn tê dại, hai ngón tay cái không còn cảm giác nữa.

Anh Hoàng Tiên Như đón tôi và Nguyễn Chí Thiện ngay tại cửa. Anh dìu hai chúng tôi vào chỗ anh nằm. Anh bao giờ cũng được quyền ưu tiên: Có một lò than củi để sưởi, để nấu nướng. Anh cho thêm than, thổi lửa to chúng tôi hơ tay hơ chân, anh nấu cháo cho tôi và anh Thiện ăn, anh xoa bóp cho chúng tôi. Người tôi dần dần ấm lại và tỉnh táo lên. Cám ơn anh lắm, anh Hoàng Tiên Như. Giờ anh ở đâu? Làm sao mà tôi gặp được anh để trả ơn anh, để đền đáp lại tấm lòng hào hiệp của anh, đã cứu chúng tôi trong giây phút khốn cùng nguy hiểm đó.

Tôi xin phép được viết thêm một đoạn nữa về lễ Noel trong trại tù. Từ năm đó, 1973, tù không được nghỉ lễ Giáng Sinh. Năm 1973 ở trại Phong Quang, Lao Kay đã xẩy ra câu chuyện trên. Và đức thánh tử đạo Lâm Ðình Túy đã chết vào dịp đó.

Sang đến năm 1974, đến lễ Noel vẫn ở trại Phong Quang, sáng ngày 25 Tháng Mười Hai kẻng vẫn đánh, vẫn xua người tù ra tập họp đi làm. Tôi là người ngoại cuộc đi làm hay không đi làm không có gì quan trọng đối với tôi cả. Nhưng tôi thấy đầu tiên là tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải, bác Hải, cố Thiều cùng một số người nữa như Ðậu Xuân Dung người Hà Tĩnh… ôm chăn chiếu của mình, đi đến ngồi ở cửa xà lim kỷ luật. Còn các giáo dân khác và chúng tôi những người ngoại đạo thì ngồi im chờ.

Kẻng lại khua một lần nữa. Ban Giám thị, Quản giáo, lính coi tù, lại xuống. Có điều lính coi tù xuống nhưng không đeo súng theo. Họ vào trại và tuyên bố: Khám trại. Mọi người đem chăn chiếu quần áo ra sân để lục soát. Những người đã đem ra rồi, đang ngồi chờ ở cửa xà lim thì được khám trước xong đuổi về trại giam và cho nghỉ luôn cả buổi chiều. Cuộc khám xét trại diễn ra nhanh chóng, qua loa cho phải phép, rồi thì ai về nhà nấy. Mọi chuyện diễn ra êm ả, gọn gàng. Ban giám thị lên ban, lính coi tù về doanh trại.

Chúng tôi những người tù năm ấy, 25 Tháng Mười Hai năm 1974, lại ngồi cùng nhau hưởng một ngày nghỉ yên lành thoải mái.

Trên đây là câu chuyện Giáng Sinh của trại tù Phong Quang, Lao Kay năm 1973, 1974, tôi xin chép lại để các quý vị rõ.

* Ghi chú của tác giả: Những tên người, tên đất, tên trại tù đều là thật, không có hư cấu gì. Vẫn còn đất ấy, song một số trại tù đã giải tán, tù thì có người đã chết, có người vẫn còn sống để kể lại câu chuyện này.

Kiều Duy Vĩnh

TK21 #100, tháng 8, 1997

(HẾT)

Nguồn : Người Việt