Home Blog Page 1347

Sắc lệnh của Trump không ảnh hưởng tới số du học sinh sang Mỹ

0
VOA

Trái với lo ngại rằng số sinh viên quốc tế sang Mỹ du học sẽ giảm vào mùa thu năm nay, lượng sinh viên nước ngoài muốn được theo học ở một trường Mỹ nhìn chung vẫn duy trì ổn định, theo cuộc khảo sát dựa vào hồi đáp từ 112 trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ do Viện Giáo dục Quốc tế đăng tải hôm nay.

Trong 112 trường cung cấp dữ liệu, có 2% giảm sút về tỷ lệ học sinh dự kiến nhập học năm nay so với năm trước. Tổng thể, tỷ lệ sinh viên quốc tế nhập học giảm nhẹ từ 26 xuống còn 24%.

Những tranh cãi gần đây về chính sách visa và di dân, bao gồm sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm nhập cảnh Mỹ những người từ 6 nước có đa số dân theo đạo Hồi, đã khiến các trường học tại Mỹ lo ngại rằng số sinh viên quốc tế của họ sẽ sút giảm.

Với hơn 1 triệu du học sinh nước ngoài theo đuổi bậc đại học trở lên tại Mỹ và đóng góp hơn 36 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ, các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã có các bước tích cực khuyến khích du học sinh đăng ký nhập học, theo Viện Giáo dục Quốc tế.

Bốn tiểu bang tập trung đông du học sinh nước ngoài nhất là California, New York, Texas, và Massachusetts.

Làm sao có được visa để du học Mỹ hiện là mối quan tâm hàng đầu của các học sinh nước ngoài, đặc biệt từ các nước bị liệt kê trong sắc lệnh cấm du hành của Tổng thống Trump. Cứ 2 trường đào tạo bậc cao ở Mỹ thì có 1 trường chia sẻ cùng quan ngại này với sinh viên.

Nguồn: University World News

G20: Biểu tình bạo động tại Đức

0
BBC
Watch: Protesters and police clash in Hamburg

76 cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ với người biểu tình tại thành phố Hamburg, Đức, nơi hội nghị thượng đỉnh G20 sắp khai mạc.

Ba cảnh sát được đưa tới bệnh viện, cảnh sát cho biết. Cũng có tin về người biểu tình bị thương tích.

5 điều cần biết về hội nghị G20 ở Hamburg

Trump kêu gọi Nga ngừng “làm mất ổn định” Ukraine

Trump và Putin trong mắt nhau

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Các cuộc đụng độ bắt đầu khi cảnh sát tiếp cận người biểu tình bịt mặt tại cuộc tuần hành “Chào mừng bạn đến với địa ngục” với sự tham dự của 12.000 người.

Các nhà lãnh đạo thế giới – gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump – sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, mậu dịch và các vấn đề quan trọng khác.

Cảnh sát đã rùng vòi rồng và hơi cay với những người biểu tình bịt mặt ném chai, gạch đá và pháo sáng.

Nhà tổ chức biểu tình hủy cuộc diễu hành nơi cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra, nhưng những người biểu tình vẫn nán lại trên đường phố và cảnh sát cho biết bạo động lan sang các khu vực khác của thành phố.

Protesters and police clash in Hamburg. Photo: 5 July 2016EPA
Cảnh sát đã rùng vòi rồng và hơi cay với những người biểu tình bịt mặt ném chai, gạch đá và pháo sáng.

Những người biểu tình đã dựng rào chắn tạm thời, đốt xe, đập phá một số cửa tiệm, cảnh sát cho biết.

Protesters burn rubbish in Hamburg. Photo: 5 July 2017EPA
Khoảng 20.000 cảnh sát đã được triển khai tại Hamburg để bảo vệ cho hội nghị thượng đỉnh.

Các nhóm cứu thương được điều tới hiện trường để trợ giúp nhiều người. Ít nhất một người dường như bị thương nghiêm trọng và đã được đưa đi cấp cứu.

Medics help an injured personReuters
Các nhóm cứu thương được điều tới hiện trường để trợ giúp nhiều người.

Trước cuộc diễu hành, cảnh sát đã cảnh báo có bạo lực có thể xảy ra và nói rằng họ đã tịch thu một số vũ khí tự chế.

Khoảng 20.000 cảnh sát đã được triển khai tại Hamburg để bảo vệ cho hội nghị thượng đỉnh, và cảnh sát lập rào chắn để chặn người biểu tình tiếp cận các địa điểm diễn ra sự kiện. Dự kiến có thể có tới 100.000 người biểu tình sẽ tới Hamburg trong thứ Sáu và thứ Bảy.

Bất hòa G20

Chính các nhà lãnh đạo G20 cũng phải đối mặt với những bất đồng của họ, trong đó có chủ đề biến đổi khí hậu và thương mại.

Bà Merkel và ông Trump hội đàm một giờ.Chính phủ Đức
Bà Merkel và ông Trump hội đàm một giờ.

Ông Trump đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và hai nhà lãnh đạo dành một giờ để nói về Bắc Hàn, Trung Đông, xung đột ở đông Ukraine và các chủ đề của G20, phát ngôn viên chính phủ Đức cho biết.

Tuần trước bà Merkel cho biết G20 sẽ tập trung vào thỏa thuận khí hậu Paris mà Hoa Kỳ đã rút. Nhưng trước đó bà nói là nước đăng cai tổ chức G20 bà sẽ làm việc để tìm sự thỏa hiệp.

Hội nghị thượng đỉnh cũng là nơi ông Trump gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên.

Cuộc họp sẽ diễn ra lúc 14:45 giờ địa phương và kéo dài trong một giờ, theo truyền thông Nga.

G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập

0
BBC

Hội nghị G20 tại Hamburg là dịp để các lãnh đạo quốc tế gặp nhau trực tiếp nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không nói chuyện vì căng thẳng biên giới.

Báo Times of of India trích lời quan chức phái đoàn của Thủ tướng Narendra Modi nói ông “không có lịch gặp ông Tập Cận Bình”.

Trong ngày 07/07, trước khi G20 khai mạc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay “không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi”.

G20: Biểu tình bạo động tại Đức

Việt Nam khoan tìm dầu ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Gopal Baglay, cùng trong phái đoàn của ông Modi sang thăm Israel trước khi đến Đức dự G20, cũng nói:

“Thủ tướng sẽ thăm Hamburg từ 06 đến 08 tháng Bảy để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và bên lề cuộc họp ông sẽ gặp Tổng thống Argentina Mauricio Macri, các thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Anh Quốc Theresa May và Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc”.

Trong lịch làm việc của ông Modi không có họp với lãnh đạo Trung Quốc.

Căng thẳng trên bộ và trên biển

Căng thẳng biên giới được cho là lý do khiến quan hệ Trung – Ấn xuống dốc.

Vùng Doka La có tên Ấn Độ mà Bhutan gọi là Doklam nhưng Trung Quốc nói là của họ và đặt tên cho vùng đất là Donglang.

Phạm Bình MinhPRAKASH SINGH
Báo Ấn Độ nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli đầu tháng Bảy

Bhutan và Trung Quốc đã thảo luận tìm cách giải quyết nhưng Bhutan vốn không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao.

Theo các báo Ấn Độ, một bài báo gần đây trên trang Hoàn cầu Thời giáo của Trung Quốc đe dọa “nghĩ lại chính sách với Sikkim và Bhutan” chính là một lời đe dọa “thổi lên tâm lý bài Ấn” ở Sikkim (một bang của Ấn Độ) và Bhutan.

Trước cuộc gặp của hai thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam tại Hamburg, các báo Ấn Độ đăng lại bản tin của Reuters cho hay Việt Nam gia hạn hai năm khai thác lô 128 cho công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ.

Một phần của lô dầu này nằm trong “đường chín đoạn” mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.

Báo Ấn Độ, tờ Deccan Herald trên trang web hôm 06/07 nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli trong bối cảnh “Trung Quốc hung hăng trong vùng châu Á”.

Bài báo viết “Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình”, đồng thời tăng cường quan hệ song phương”.

Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ k‎ý với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.

Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.

Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

Quan hệ giữa Dehli và Hà Nội có truyền thống lâu dài, từ thời Jawahalal Nehru và Hồ Chí Minh.

Nhưng gần đây, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á.

Châu Âu: Quyền riêng tư người bị tạm giam cũng phải được tôn trọng

Luật khoa tạp chí

Nguyễn Hoàng Linh

Điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền quy định tất cả mọi người đều có quyền được tôn trọng “cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà cửa, cũng như “sự riêng tư của thư tín”, bên cạnh một số hạn chế “phù hợp với pháp luật” và “cần thiết trong một xã hội dân chủ”.

Dựa vào điều khoản này, cách đây hơn một năm Tòa án Nhân quyền Châu Âu (Tòa ) đã xử thắng cho một nguyên đơn người Hungary vì một lý do khá đặc biệt mà có lẽ đại đa số chúng ta đều nghĩ, khó mà viện vào đó để kiện một quốc gia.

ecthr_piciture_c_telegraph_0Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu, Strasbourg, Pháp.

Chuyện một luật gia gặp nạn

Cách đây hơn một phần tư thế kỷ, ông Császy Zsolt từng là một luật gia giữ cương vị quan trọng trong Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ), hiện là chính đảng cầm quyền tại Hungary. Tuy nhiên, năm 1993, ông đã ra khỏi đảng này, để lại lời nhắn gửi cho Chủ tịch FIDESZ Orbán Viktor, nay là Thủ tướng Hungary: “Tôi không tin vào lời lẽ của sức mạnh, và thà sống trong một nền dân chủ được tổ chức tồi còn hơn là trong một thể chế độc tài tổ chức tốt”.

Thời gian sau đó, ông Császy làm việc trên cương vị luật gia tại một số cơ quan quản lý tài sản quốc gia. Ngày 31/8/2010, ông bị bắt tạm giam với nghi vấn vi phạm sự quản lý tài sản công và từ đó, ông bị khởi tố điều tra bốn lần. Cho tới nay, mới có một bản án sơ thẩm được tuyên với ông Császy vào năm 2015, buộc ông phải thụ án tù giam 3 năm 6 tháng. Tháng 11 cùng năm, ông cho ấn hành cuốn “ngục trung nhật ký” mang tên “Trong tù ngục của thể chế Orbán”.

Trong sách, vị luật gia bày tỏ quan điểm rằng ông là nạn nhân của một phiên tòa sắp đặt, ngụy tạo mang tính chính trị và lẽ ra ông đã có thể thoát khỏi những cáo buộc bịa đặt nếu ông chịu “tố tội” thủ lĩnh phe đối lập một cách vô cơ sở. Sách cũng nói kỹ lưỡng về hoàn cảnh ông bị bắt tạm giam, cũng như về những điều mà ông coi là vi phạm pháp luật mà ông đã phải chịu đựng, dưới góc nhìn của một luật gia, đồng thời là một nạn nhân của sự trù dập chính trị.

csaszy-zsoltÔng Császy Zsolt.

Yêu cầu riêng tư không được đáp ứng

Trở lại ngày 31/8/2010, sáng sớm hôm đó, cảnh sát xuất hiện tại nhà ông Császy, bắt giam ông và tiến hành khám nhà. Trong khi cơ quan điều tra làm việc, vị luật gia thông báo với cảnh sát rằng trong ngày, ông cần phải đi dự đáng tang của người mẹ kế, tuy nhiên viên sĩ quan cảnh sát đã bác bỏ đề nghị đó một cách không chính thức. Sau khi khám xong nhà, cảnh sát bắt đầu hỏi cung nghi can vào hồi 13h35 phút, và ông Császy lại nói, tang lễ bắt đầu lúc 14h15.

Cho dù đã bộc lộ mong muốn nhất thiết phải có mặt tại tang lễ, nhưng một lần nữa, ông Császy lại bị từ chối: theo cảnh sát, việc đi dự lễ tang là đối nghịch với mục tiêu của lệnh tạm giam. Về sau, vụ việc đã được đưa lên Viện Công tố Tối cao Hungary, nhưng cơ quan công tố cũng bác đề nghị này vì theo họ, sự hạn chế là đúng luật. Bởi lẽ, với sự hạn chế đó, có thể tránh được việc nghi can lẩn trốn hoặc tiếp tục có hành vi phạm tội khác, theo chính quyền.

Ngược lại, nguyên đơn cho rằng, với việc ngăn chặn ông đi dự tang lễ mẹ kế, chính quyền Hungary đã vi phạm điểm 8 Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Ônh Császy cho rằng, cảnh sát đã quá cứng nhắc: lẽ ra họ đã có thể chi phép ông tới dự tang lễ người mẹ kế với sự áp tải của nhân viên điều tra, và nếu vậy, biện pháp xử lý của chính quyền sẽ là mềm dẻo và cân đối giữa mục tiêu của sự tạm giam và nhu cầu riêng tư cần được tôn trọng của nghi can.

Cân bằng quyền lợi nhà nước – cá nhân

Tòa Strasbourg, trong phiên xử, đã xác định được rằng hình thức xử lý của chính quyền đối với nguyên đơn – sự tạm giam và hỏi cung – là hợp thức, cũng như mục tiêu của tạm giam là để phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, Tòa nhấn mạnh, không thể diễn giải điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền theo hướng nguyên đơn đương nhiên có quyền được tham dự tang lễ, vì điều này luôn luôn phụ thuộc vào sự cân nhắc của chính quyền từng nước.

Tuy nhiên, xét rằng biện pháp cưỡng chế được thực hiện ngay trong ngày diễn ra lễ tang, theo Tòa Strasbourg, cảnh sát hoàn toàn có thể đưa nguyên đơn tới dự tang lễ. Còn nhìn dưới góc độ cân đối những lợi ích của chính quyền và cá nhân, Tòa xác định rằng cơ quan điều tra Hungary đã không cố gắng hòa hợp giữa biện pháp tạm giam và sự riêng tư – mang tính gia đình – của nguyên đơn trong trường hợp cụ thể này, khiến quyền của đương sự bị vi phạm.

Cụ thể, đó là quyền được tôn trọng “cuộc sống riêng tư, gia đình quy định trong điều 8 đã nói ở trên, và việc khước từ quyền đó khiến Nhà nước Hungary đã thua kiện và phải trả 3.000 Euro bồi thường tinh thần và 1.600 Euro để bù đắp cho những chi phí khác của nguyên đơn trong vụ án. Cần nhắc lại là trước đó, vào năm 2002, Tòa Strasbourg đã có phán quyết tương tự trong vụ ông Lotski – một công dân Ba Lan đang thụ án – kiện Nhà nước Ba Lan.

Trong trường hợp đó, mặc dù cơ sở thi hành án có ý kiến đồng ý, nhưng tòa án Ba Lan đã không cho phép ông Lotski được ra tù để từ giã thân mẫu, rồi thân phụ ông khi họ lần lượt qua đời. Có thể thấy rõ rằng về cơ bản, Tòa Strasbourg coi việc cho phép hay không người bị giam được rời nơi giam giữ là thuộc thẩm quyền từng nước thành viên, nhưng Tòa rất lưu ý về việc phải cân đối giữa lợi ích chính quyền và quyền cá nhân, đặc biệt là quyền ghi trong điều 8 (*)./.

(*) Hungary thuộc số các quốc gia rất ít vi phạm điều 8, theo thống kê của Tòa Strasbourg: trong thời gian 1959-2013, chỉ có 11 trường hợp Nhà nước Hung bị thua kiện vì lý do này.

Bình luận

Chủ tịch Chung ‘mong dân Đồng Tâm chấp hành’

BBC
Ông Nguyễn Đức ChungAFP
Ông Nguyễn Đức Chung nói bản kết luận thanh tra dựa trên “rất nhiều tài liệu để đi đến sự thật”.

Chính quyền Hà Nội công bố “dự thảo kết luận thanh tra” đất Đồng Tâm sau vụ đối đầu chưa có tiền lệ.

Buổi công bố “dự thảo” này được một vài nhà quan sát trong nước đánh giá là phép thử dư luận trước khi có công bố chính thức.

Đến dự sự kiện được mô tả là “thanh tra toàn diện việc quản lý và sử dụng đất” tại khu vực sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội có đại diện của nhiều bên gồm Thanh tra Hà Nội Tranh tra Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, một số người dân được mô tả là đại diện xã Đồng Tâm nhưng không có cụ Lê Đình Kình, người bị đã bị thương trong lúc bị giới chức Hà Nội bắt giam và phải phẫu thuật.

Tâm điểm của vụ đối đầu giữa dân và chính quyền liên quan tới 59 hecta đất tranh cãi kéo dài từ nhiều năm nay.

Khởi tố ‘quan’ trong vụ đất đai Đồng Tâm

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu

Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm

Ông Nguyễn An Huy, Phó chánh thanh tra Hà Nội, được dẫn lời mô tả điều ông gọi là “không có diện tích 59 hecta đất nông nghiệp như dân nêu”.

Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ ĐứGetty Images
Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức làm nóng dư luận Việt Nam từ giữa tháng 4/2017.

Do đó ông nói là việc “Đề nghị trả tiền bồi thường khi giải phóng mặt bằng khu đất 14 hộ dân đang sử dụng là không có cơ sở”.

Trong khi đó ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói rằng bản kết luận đã dựa trên cơ sở tiếp thu “rất nhiều tài liệu để đi đến sự thật”.

“Việc chúng tôi cam kết trong 45 ngày đã kết thúc, thời gian tới sẽ công bố kết luận thanh tra minh bạch.

Dân Đồng Tâm không xấu

Ông Chung được dẫn lời mô tả một số luật sư “cũng chỉ đại diện cho một số người dân thôn Hoành, không đại diện cho nhân dân xã Đồng Tâm,” và “nếu người dân khiếu kiện, chúng tôi sẽ giao cho thanh tra thành phố đối thoại.”

“Với tài liệu cơ quan công an điều tra, với tìm hiểu của tôi, và chính cụ Kình đã nói với tôi, sau này tôi sẽ công bố băng ghi âm ghi hình, có một nhóm người kích động xúi giục nhân dân vào lấn chiếm, nhân dân tự chia nhau.

“Tôi kêu gọi, những đảng viên, nhân dân, 10.000 dân Đồng Tâm không xấu, chỉ có một bộ phận đang hiểu sai…

A street is seen blocked in Dong Tam during a land dispute protest on the outskirts of Hanoi, Vietnam April 20, 2017Reuters
Một con đường ở xã Đồng Tâm bị chắn trong vụ xung đột đất đai ở xã ngoại thành Hà Nội này Ảnh chụp ngày 20/4/2017

“Cơ quan công an TP khởi tố là giai đoạn để người dân chứng minh mình, những gì người dân được hưởng khoan hồng.

“Đề nghị sau buổi này tiếp thu hoàn chỉnh kết luận thanh tra và công khai cho Hà Nội và bà con cả nước. Sự thật vẫn là sự thật.

“Tôi đồng ý đất không đẻ ra được, câu chuyện mọi người đang làm sai lệch ra là đất đẻ ra. Nhưng mốc giới vẫn còn đó, mong mọi người dân chấp hành”.

Luật sư Trần Văn Hải người có mặt tại buổi dự thảo kết luận thanh tra sáng 7/7 cho BBC biết:

“Tôi rất ngạc nhiên. Thường thì kết luận thanh tra phải giữ bí mật, giữa các cá nhân liên quan. Đằng này họ công khai với hàng trăm người. Mỗi người chỉ có 3 phút trình bày.

“Tôi đề nghị họ phải cung cấp bản kết luận dự thảo cho người dân, phải cho chúng tôi xem trước để thảo luận, tìm cách có ý kiến. Một số cụ sức khỏe yếu nghe họ đọc dự thảo 1-2 tiếng mà làm sao đủ tài đủ sức.”

Nhà báo Huy Đức cũng từng có cách giải thích về điều ông gọi là “chênh lệch địa tô” trong bài ‘.

Truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về sự kiện công bố dự thảo thanh tra này.

Báo An ninh Thủ đô có tựa “Thanh tra đất Đồng Tâm: Xử lý nghiêm khắc cán bộ vi phạm, làm rõ nguồn gốc đất đai”.

Dân Trí lấy tựa “Thanh tra Hà Nội: Toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng” tương đối giống với VnExpress chọn tựa “Thanh tra Hà Nội: Khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”.

Báo Thanh Niên có bài “Công bố dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm”, VietnamNet cũng chạy tít tương tự “Hà Nội công bố thanh tra đất Đồng Tâm”.

Biến cố “bắt giữ con tin” để trao đổi 4 người dân bị chính quyền bắt không phép chỉ được giải quyết sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm đối thoại với dân và cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự” vào ngày 22/04.

Hơn 10 cán bộ, quan chức cấp xã và cấp huyện bị khởi tố liên quan tới các sai phạm đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.

Hôm 13/6, cảnh sát điều tra thuộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự liên quan tới vụ đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với giới chức do tranh chấp đất đai, theo hướng nhằm làm rõ hai tội danh “bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Vụ Đồng Tâm: ‘Có thể quyết định đình chỉ vụ án?’

‘Dân Đồng Tâm không chống phá chính quyền’

Cho đến nay, chưa có tin tức gì về việc có ai bị khởi tố bị can trong vụ án này hay chưa.

Hôm 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp xúc cử tri tuyên bố “phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại xã [Đồng Tâm]”.

Tuy nhiên, thủ tướng cũng nhắc tới việc phải “xử lý người dân sai trái, quá khích”.

Bài liên quan :

Hà Nội công bố quyết định cướp 59 ha đất đồng Sênh của nhân dân xã Đồng Tâm.

Công khai điểm thi: xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư

0

Bắt đầu từ hôm nay, 6/7, điểm thi của hàng triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai trên mạng. Tôi thử mò lên một số trang tra cứu điểm thi của các báo, gõ thử vài cái tên ngẫu nhiên thì có ngay điểm số bốn môn thi, xếp hạng cụm thi, xếp hạng tổng, số báo danh, và ngày sinh của thí sinh.

Đó là chuyện vẫn xảy ra nhiều năm nay. Ngày xưa chưa có mạng thì người ta dán điểm ở các trường, ai muốn thì đến mà xem. Xem xong thì ra về có kẻ khóc, người cười.

Chuyện bình thường như vậy, có gì mà phải phân tích với cả bình luận, có gì mà xâm phạm quyền riêng tư ở đây?

Ấy vậy mà có. Chuyện to là khác.

Hãy thành thật trả lời bản thân câu hỏi sau: Có khi nào trong đời đi học bạn muốn giấu điểm số của mình không?

Nếu câu trả lời là không thì xin chúc mừng, bạn là một học sinh giỏi toàn diện. Còn nếu câu trả lời là có, và tôi tin chắc 99% những ai từng đi học sẽ trả lời là có, thì bạn đã biết vấn đề tôi muốn nói ở đây là gì. Cảm giác ngượng chín mặt mỗi lần bị thầy cô giáo đọc điểm kiểm tra trước lớp chắc là không thể nào quên. Tôi đã ăn đủ các loại “trứng”, “ngỗng” trước mặt tất cả bạn bè trong lớp hay bị dán điểm cho cả trường xem, trong đó có cả cô bạn tôi thích. Tôi trầm cảm đến mức không dám đến gần ai trong nhiều ngày trời sau mỗi lần “xơi” điểm kém.

Tại sao chúng ta lại phải chịu đựng những cảm giác hổ thẹn và ngượng ngùng đó? Tại sao người khác lại có quyền biết điểm của chúng ta? Việc học của chúng ta liên quan gì đến họ mà họ lại được biết? Và các thầy cô giáo, họ lấy quyền gì mà “bêu” điểm kém của chúng ta cho cả trường xem?

Đã đến lúc phải nói rõ ràng và thẳng thắn: Điểm số là thông tin cá nhân, không phải thông tin công cộng; không ai ngoài chính học sinh và cha mẹ học sinh có quyền tiết lộ cho người khác biết; giáo viên và nhà trường chỉ có thể tiết lộ thông tin cho bên thứ ba nếu được chính học sinh và cha mẹ học sinh cho phép.

Hãy điểm qua một chút xem luật Việt Nam nói gì.

Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có duy nhất Điều 38 đề cập chung chung đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Trẻ em 2016 (học sinh dưới 16 tuổi vẫn tính là trẻ em) thì cụ thể hơn một chút, theo đó cấm “công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”. 

Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trẻ em thì nói rất rõ:

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoạiđịa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.”

Tuyệt đại đa số thí sinh kỳ thi THPT vừa qua không còn là trẻ em nữa nên không thuộc diện được Luật Trẻ em bảo vệ. Nhưng, nếu đã coi những thông tin trên thuộc về đời sống riêng tư của trẻ em thì không có lý do gì khi những đứa trẻ đó lớn lên nó không còn là riêng tư nữa.

Rất đáng tiếc, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể hơn về quyền riêng tư. Ta thử đảo qua một số nước khác xem sao.

Chớ dại mà đụng đến kết quả học tập của người khác ở Mỹ. Ảnh: Seattle Globalist.

Không khó để tìm ra các quy định về quyền riêng tư của học sinh ở các nước phát triển, vì nó luôn có trên website của các cơ quan chính phủ và các trường.

Thông tin của học sinh, sinh viên được gọi là student records (xem trang 44). Ở Mỹ, những thông tin này là thông tin cá nhân và được nhà trường bảo mật. Kết quả học tập được thông báo cho học sinh và gia đình bằng các bao thư dán kín, hoặc có thể truy cập trên internet bằng một tài khoản/mã số bí mật. Bất kỳ khi nào nhà trường muốn tiết lộ thông tin của học sinh cho bên thứ ba thì họ phải được phép bằng văn bản của cha mẹ học sinh, hoặc chính học sinh đó nếu trên 18 tuổi.

Nguyên tắc này được ghi rõ trong đạo luật liên bang Family Educational Rights and Privacy Act (FERPA)Đạo luật này áp dụng cho các trường nhận tài trợ từ chính phủ liên bang, bất kể nhiều hay ít, và là chuẩn mực về quyền riêng tư được áp dụng rộng rãi trong các trường học bất kể công lập hay tư thục ở Mỹ.

Trong một số trường hợp, nhà trường có thể tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mà không cần xin phép trước, trong đó có: cán bộ nhà trường có chức phận liên quan muốn xem xét thông tin, hoặc học sinh muốn chuyển trường thì trường hiện tại có thể chuyển thông tin cho trường bạn muốn chuyển đến, hoặc toà án yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc nhân viên phụ trách hỗ trợ tài chính của trường muốn tiếp cận thông tin tài chính của học sinh, v.v.

Đối với những thông tin riêng tư khác như tên, thông tin liên lạc, ngày sinh, hình ảnh, hoạt động của học sinh, sinh viên (gọi chung là directory information) thì có một mức độ bảo vệ khác: nhà trường sẽ thông báo cho gia đình biết, nếu gia đình không phản đối thì trường có thể chủ động công bố nếu muốn.

Luật sư Quỳnh Vi (California, Mỹ), một biên tập viên của Luật Khoa tạp chí, cho biết, “Tôi từng học trung học và đại học ở Mỹ. Mỗi khi nhập học ở trường nào thì trường đều phát cho học sinh và gia đình học sinh một loạt hướng dẫn về đủ mọi thứ, trong đó có thông tin về quyền riêng tư của học sinh. Học sinh và gia đình phải đọc kỹ, nếu không muốn những thông tin thuộc diện directory information bị công bố thì phải gửi thư yêu cầu nhà trường ngay, nếu không nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm”.

“Quy định là vậy, nhưng thông thường trường học ở Mỹ chủ động làm chặt hơn nhiều. Họ sẽ không công bố thông tin gì mà không xin phép học sinh và gia đình. Tinh thần chung của trường học Mỹ là bảo vệ trẻ em, vì họ rất sợ thông tin bị rò rỉ ra sẽ khiến trẻ bị bắt cóc hoặc bị xâm hại”, luật sư Vi cho biết.

Đặc biệt, những thông tin về sức khoẻ của sinh viên được bảo mật ở mức tối đa, nhà trường thậm chí sẽ không cho cha mẹ học sinh biết nếu học sinh không đồng ý, trong đó có thông tin về: tránh thai hoặc phá thai, thông tin về việc sử dụng thuốc và việc điều trị tâm thần, thông tin về bệnh AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Nếu bạn cho rằng ở Mỹ mới vậy thì tôi tìm được quy định này của trường Raffles Girls’ School, một trong những trường trung học tốt nhất ở Singapore, với những nội dung tương tự. Mọi hoạt động thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân ở Singapore, bao gồm cả ở các trường học, đều phải tuân thủ đạo luật Personal Data Protection Act (PDPA) – tạm dịch là Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân.

Việc không tuân thủ những quy định trên đây có thể dẫn đến các vụ kiện. Hậu quả là nhà trường sẽ phải xin lỗi và bồi thường, còn bản thân giáo viên/cán bộ nhà trường có thể mất việc dưới sức ép của cha mẹ học sinh.

Quay trở lại Việt Nam, bạn có thể nói rằng, tôi chẳng quan tâm điểm cao hay thấp, cứ công khai cả địa chỉ nhà, số điện thoại, hình ảnh của tôi lên mạng cũng được. Bạn hoàn toàn có quyền làm thế với thông tin của mình, nhưng thông tin cá nhân cũng như ví tiền của bạn, bạn muốn vứt nó ra đường cũng được (chú ý quy định về xả rác bừa bãi), nhưng không ai có quyền tự tiện lấy nó từ tay bạn vứt ra đường. Có rất nhiều người không muốn thông tin của mình bị công bố, nghĩa vụ của nhà nước và nhà trường là phải tôn trọng những thông tin đó, chừng nào bạn cho phép thì họ mới được công bố.

Liu Xiaobo: “Tôi không có kẻ thù”

Luật khoa tạp chí

Ngày 26/6/2017, báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin giáo sư, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc, Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) vừa được tạm thả ra từ nhà tù tỉnh Liaoning, Trung Quốc để điều trị ung thư gan thời kỳ cuối. Trên mạng xã hội hiện đang loan tải một lá thư ngỏ của giới trí thức Trung Quốc gửi chính quyền, yêu cầu trả tự do cho Liu Xiaobo

Liu Xiaobo là một học giả nổi tiếng, và là một trong những giáo sư công khai ủng hộ phong trào Thiên An Môn năm 1989. Từ đó trở đi, ông bị chính quyền Trung Quốc xem là thành phần phản động và chống đối. Năm 2009, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án 11 năm tù giam với tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Mặc dù bị bỏ tù, ông Liu Xiaobo lại là người Trung Quốc đầu tiên được Ủy ban Giải thưởng Nobel Hòa Bình vinh danh năm 2010. Nhưng đồng thời, ông cũng là người thứ hai trong lịch sử đã không thể xuất hiện tại buổi lễ trao giải, người đầu tiên là ông Carl von Ossietzky – đã bị Hitler cấm xuất cảnh đến Norway nhận giải năm 1935.

Vợ ông Liu Xiabo, bà Liu Xia, bị chính quyền Trung Quốc quản chế tại gia nên cũng không thể xuất cảnh để đại diện cho ông nhận giải.

Tuy nhiên, một bài luận văn ông viết trước khi bị mang ra xét xử năm 2009 đã được tổ chức nhân quyền Trung Quốc, Human Rights in China, dịch sang tiếng Anh. Nữ diễn viên, đạo diễn Liv Ullmann của Norway đã thay ông đọc nó tại lễ trao giải, và một chiếc ghế trống đã được đặt ở đấy cùng với một tấm ảnh của Liu Xiaobo.

Luật Khoa tạp chí xin lược dịch và giới thiệu bài diễn văn này đến bạn đọc.

Bài diễn văn của Liu Xiaobo được bà Liv Ullmann đọc tại lễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 và chiếc ghế trống đại diện cho ông. Ảnh: ODD ANDERSEN/AFP

Lược dịch từ I Have No Enemies: My Final Statement – Nobelprize.org. Nobel Media AB 2014. Web. 26 Jun 2017 Written by Liu Xiaobo, Nobel Lecture in Absentia, December 10, 2010 

***

Sống đã non nửa thế kỷ, vậy mà khi nghĩ lại, cuộc đời tôi vốn chẳng có gì đáng nổi bật cho đến khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra vào tháng 6, 1989. Đến tận ngay trước thời điểm ấy, tôi vốn trải qua một cuộc sống rất bình đạm.

Tôi thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trung Quốc được chính quyền cho phép đăng  ký tham gia thi đại học trở lại sau Cách mạng Văn hóa, khoá năm 1977. Và tôi đã trải qua khoảng thời gian rất yên ổn tại Đại học, Cao học, và cả khi làm luận án Tiến sĩ. Tất cả đều hết sức thuận lợi.

Rồi tôi trở thành giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, và vẫn tiếp tục hưởng thụ một cuộc sống ổn định. Là giáo sư, tôi được sinh viên yêu mến. Trong xã hội, tôi là một trí thức được kính trọng. Các bài viết và sách của tôi gây tiếng vang trong thập niên 1980, và do đó tôi thường xuyên được mời đi thỉnh giảng khắp nơi trên cả nước. Tôi còn được các trường đại học ở Châu Âu và nước Mỹ mời đến với tư cách là một học giả của Trung Quốc.

Nhưng danh vọng và hào quang không hề thay đổi những giá trị mà tôi đã tự đặt ra cho bản thân. Cho dù ở đâu và làm gì đi nữa, tôi luôn tâm niệm rằng, tôi sẽ mãi mãi sống một cách lương thiện, có trách nhiệm, và có phẩm giá.

Trở lại câu chuyện của mùa hè năm 1989. Tôi đã vội vã rời nước Mỹ để có thể kịp trở về đồng hành cùng phong trào sinh viên Thiên An Môn. Và vì tham gia, nên khi phong trào bị đàn áp, tôi đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Họ đã ném tôi vào tù và cáo buộc tôi với tội “phản cách mạng và tuyên truyền chống phá nhà nước”. Tôi cũng bị mất đi công việc giảng dạy mà tôi hết sức yêu thích. Nhà nước cũng cấm phổ biến các bài viết của tôi. Không một ai ở Trung Quốc được phép mời tôi đến làm diễn giả nữa.

Chỉ vì dám có những ý kiến khác biệt với đường lối chính trị của nhà nước và tham gia vào một phong trào dân chủ ôn hòa của sinh viên mà một người thầy giáo mất đi bục giảng, một người viết mất đi quyền được phổ biến các tác phẩm của mình. Và một trí thức đã không còn được phép lên tiếng tại tất cả các diễn đàn công cộng. Đó là một bi kịch. Bi kịch của cá nhân tôi, mà cũng là bi kịch của một nước Trung Hoa sau 30 năm khát khao “đổi mới và mở cửa” với thế giới.

Khi tôi nhớ về những ngày tháng đó, những trải nghiệm kịch tính nhất sau ngày 4/6/1989 lại là những giây phút trải qua ở tòa án. Hai lần duy nhất mà tôi có cơ hội nói chuyện trước công chúng sau sự kiện Thiên An Môn là những lần tôi ra tòa tại Toà án Nhân dân cấp Trung gian Beijing (Beijing Municipal Intermediate People’s Court).

Một lần là vào năm 1991, và một lần nữa là ngay lúc này đây, năm 2009. Mặc dù tại hai phiên tòa, các tội danh mà nhà nước cáo buộc đối với tôi có thay đổi về mặt tên gọi và hình thức, nhưng bản chất của chúng như nhau và đều là các tội liên quan đến quyền tự do ngôn luận.

Đã 20 năm trôi qua nhưng các hồn ma của cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn chưa được yên nghỉ, mà tôi là một ví dụ cho điều đó. Sau khi được thả ra từ nhà tù Qincheng vào năm 1991, tôi đã bị đẩy vào thế phải tự lần mò đi trên con đường của một kẻ bất đồng chính kiến, mang theo bên mình là những sang chấn tâm lý bắt đầu từ nó.

Tôi đã mất đi quyền được phát biểu trên các phương tiện đại chúng và chỉ có thể lên tiếng khi được truyền thông nước ngoài phỏng vấn. Vì đã tham gia vào phong trào Thiên An Môn mà tôi bị chính quyền theo dõi mọi nơi, mọi lúc.

Liu Xiaobo (đeo kính, cầm loa) tại quảng trường Tiananmen năm 1989. Ảnh: open.com.hk.

Từ tháng 5/1995 đến tháng 1/1996, tôi bị quản thúc tại gia. Nhưng vẫn chưa đủ, đến tháng 10/1996, tôi bị bắt đi lao động cải tạo 3 năm, cho đến tận tháng 10/1999. Và bây giờ, một lần nữa tôi lại bị nhà nước và lòng thù địch của họ ném tôi vào tù.

Thế nhưng, tôi vẫn muốn nói với chính quyền Trung Quốc, những kẻ đã tước đoạt đi tự do của tôi rằng, tôi vẫn kiên định với lập trường đã viết rõ trong “Tuyên bố tuyệt thực lần thứ hai trong tháng 6” của 20 năm về trước.

Đó là, tôi không có kẻ thù và cũng chẳng hề thù ghét bất kỳ ai.

Tôi không có kẻ thù, kể cả những viên công an đã từng theo dõi, bắt giữ và thẩm vấn tôi, những công tố viên đã truy tố tôi, hay những thẩm phán đã phán tôi có tội và bỏ tù tôi. Mặc dù tôi không bao giờ chấp nhận lối hành xử của công an hay bản án mà phía công tố và tòa án đã dành cho tôi, tôi vẫn muốn nói với những người này rằng, tôi tôn trọng nghề nghiệp của họ và cả phẩm giá của họ nữa.

Tôi muốn nói điều đó đối với cả hai công tố viên, Zhang Rongge và Pan Xueqing, là những người đang đảm nhận vai trò truy tố tôi trong vụ án hiện nay. Tôi nói như thế là vì trong buổi thẩm vấn ngày 3/12, tôi đã cảm nhận được sự tôn trọng và thành ý của họ dành cho tôi.

Sự thù hằn có thể hủy hoại trí tuệ và lương tâm của một con người. Lòng thù địch sẽ đầu độc tinh thần của một quốc gia, kích động sự tàn ác trong những cuộc tranh giành, và cản trở sự tiến bộ của đất nước trên con đường tìm đến tự do và dân chủ.

Vì vậy, tôi hy vọng rằng kinh lịch cá nhân của tôi có thể đóng góp phần nào vào công cuộc phát triển quốc gia và kiến tạo sự thay đổi trong xã hội. Tôi sẽ đối mặt với sự tàn ác của chính quyền bằng một sự tử tế tinh tuyền nhất, và sẽ dùng yêu thương để xóa bỏ hận thù.

Chúng ta đều biết rằng, chính thời kỳ “Đổi mới và Mở cửa” đã mang đến sự phát triển cho Trung Quốc và thay đổi xã hội của chúng ta. Theo ý kiến của cá nhân tôi, thời kỳ “Đổi mới và Mở cửa” đã giúp xóa bỏ chính sách “đấu tranh giai cấp”, vốn đã in hằn trong mỗi chúng ta từ thời đại Mao Trạch Đông. Và thay vào đó là một mô hình phát triển kinh tế và xã hội hoà hợp. Bằng việc cố gắng thoát ra khỏi triết lý đấu tranh giai cấp, xã hội của chúng ta bắt đầu tiến đến việc loại bỏ tâm lý thù địch, rồi từ đó có thể xóa bỏ sự thù ghét giữa người với người.

Chính nhờ quá trình này mà xã hội Trung Quốc mới có cơ hội để trở nên ôn hòa hơn. Khi những giá trị nhân bản được khơi gợi để giúp con người biết đối xử với nhau bằng tình cảm chân thành, biết chung sống trong hòa bình ngay cả khi mang trong mình sự khác biệt về quan điểm và giá trị. Từ đó, chúng ta có thể truyền cảm hứng cho nhau và tạo điều kiện cho những hạt mầm nhân bản được nở rộ trong xã hội, nơi mà sự sáng tạo và lòng trắc ẩn sẽ đơm hoa kết trái trong mỗi một công dân.

Chúng ta có thể nói rằng, chính việc dám loại bỏ ra khỏi xã hội các khẩu hiệu “chống đế quốc” và “chống những kẻ thuộc thành phần xét lại” đã giúp cho công cuộc đổi mới và mở cửa được thực hiện. Sự phát triển về kinh tế của một xã hội đa nguyên, và việc chúng ta đang nhen nhóm để hướng đến một nhà nước pháp quyền là những điều đã đạt được khi chịu loại bỏ tâm lý thù địch.

Ngay cả trong không gian chính trị, nơi mà sự tiến bộ thường là hiếm có khó tìm, sự suy yếu của tâm lý thù địch có thể nhận thấy được khi mô hình xã hội đa nguyên được nhắc đến với một thái độ ít e dè hơn trước. Việc đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến cũng có thể xem là đã giảm bớt và ngay cả tên gọi của chính quyền về phong trào Thiên An Môn cũng đã đổi. Thay vì gọi đó là một cuộc bạo động như trước kia, họ nay gọi đó là một biến cố chính trị.

Sự suy giảm của tâm lý thù địch đã mở đường cho việc nhà nước dần dần chấp nhận các giá trị phổ quát của quyền con người. Năm 1997 và 1998, Trung Quốc đã đưa ra tín hiệu là họ sẽ cam kết tham gia vào hai công ước quốc tế trọng yếu về nhân quyền. Điều này cho thấy là chính quyền đã bắt đầu chấp nhận những chuẩn mực chung của thế giới.

Năm 2004, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp và lần đầu tiên trong lịch sử, họ đã đưa vào đó dòng chữ “chính quyền cam kết tôn trọng và đảm bảo quyền con người,” cho thấy luật pháp Trung Quốc đã có thay đổi về nhận thức.

Tôi cũng đã có một số trải nghiệm cá nhân về sự thay đổi chung của xã hội qua những đối đãi mà tôi đã trải qua từ khi bị bắt.

Mặc dù tôi luôn kiên định rằng mình vô tội và tất cả tội danh mà chính quyền áp đặt lên tôi là vi hiến, tôi vẫn bị tống giam hơn một năm qua. Tôi đã bị giam giữ ở hai nhà tù khác nhau, trải qua bốn lần thẩm vấn của công an, gặp gỡ ba vị công tố viên và hai vị thẩm phán. Thế nhưng, tất cả những người này đều không hề tỏ vẻ bất kính hay vượt qua giới hạn trong việc đối xử với tôi, cũng không ai bức cung tôi cả. Thái độ của họ khá ôn hòa và hợp lý. Mà hơn thế, tôi còn cảm nhận được thiện ý từ họ.

Ngày 23/6 vừa qua, tôi đã bị di chuyển từ một địa điểm mà chính quyền đã dùng để quản thúc tôi, đến nhà tù thành phố Beijing, Trại số 1 thuộc Bộ Công an, nơi thường được biết đến với tên gọi Beikan. Trong sáu tháng bị giam ở Beikan năm nay, tôi cho rằng chế độ quản lý trại giam đã có một số thay đổi tiến bộ.

Năm 1996 tôi đã từng bị giam ở Beikan, và tôi có thể làm chứng cho những thay đổi tại đó, từ hoàn cảnh giam giữ cho đến việc quản lý trại giam. Tôi nhận thấy rằng tù nhân tại đây được đối xử một cách nhân bản hơn, qua việc trại giam cho mọi người đọc báo và nghe nhạc. Thái độ của các cán bộ trại giam đối với tù nhân cũng tốt hơn. Trong thời gian ở Beikan, tôi đã trở nên thân thiết với một cán bộ quản giáo, anh Liu Zheng, và anh ấy đã đối xử với tôi một cách hết sức ấm áp và chân tình.

Chính vì những gì mà bản thân đã trải qua nên tôi càng tin rằng Trung Quốc sẽ có những thay đổi tiến bộ về chính trị. Cũng như, tôi vẫn vững lòng là đất nước của tôi sẽ trở thành một quốc gia tự do trong một tương lai gần.

Bởi vì không một cá nhân nào có thể ngăn cản được lòng khát khao tự do của con người, cho nên sẽ có một ngày Trung Quốc trở thành nơi mà pháp luật được tôn trọng và nhân quyền được vinh danh.

Tôi cũng hy vọng rằng những biến chuyển tốt đẹp đó có thể được nhìn thấy ngay tại phiên tòa mà họ sắp mang tôi ra xét xử. Tôi mong sẽ có được một bản án công bằng cho mình, một bản án mà sau này những người xét xử tôi sẽ không bị lịch sử phán xét.

Ông Liu Xiaobo và vợ, bà Liu Xia. Ảnh: NY Daily News.

Nếu tôi còn có thể chia sẻ tiếp với quý vị, thì tôi mong rằng có thể gửi đôi lời đến vợ tôi, Liu Xia. Điều may mắn nhất của đời tôi chính là có được tình yêu vô bờ bến của nàng. Vì vợ tôi sẽ không được tham dự phiên xét xử tôi trong những ngày tới, thế nên tôi cần phải nói với nàng, là tôi biết rất rõ là tình yêu của nàng dành cho tôi sẽ không bao giờ thay đổi.

Trong những năm tháng sống thiếu tự do, tình yêu của chúng tôi luôn gặp nhiều cay đắng bởi những yếu tố bên ngoài. Thế nhưng mỗi khi tự chiêm nghiệm lại, tôi vẫn nếm trải được vị ngọt ngào vô bờ bến.

Khi tôi bị giam giữ trong một nhà giam thật sự, thì vợ tôi phải chịu đựng sự giam cầm vô hình nơi tận cùng của trái tim. Thế nhưng, tình yêu của nàng chính là tia nắng ấm xuyên qua những cách cổng trại giam, dịu dàng ve vuốt tôi và sưởi ấm từng tế bào trong thân thể. Tia nắng đó đã giữ cho tôi sự bình an trong tâm hồn, ban cho tôi một tấm lòng rộng mở, làm cháy bùng sự nhiệt tình trong trái tim tôi, và khiến cho mỗi giây phút tù tội của tôi ngập tràn ý nghĩa.

Nhưng tình yêu của tôi dành cho vợ thì ngược lại. Nó chứa đầy sự hối hận và ăn năn, nhiều đến nỗi có những lúc tôi cảm thấy chúng đè nặng lên khắp cơ thể tôi. Nhưng tôi mong vợ tôi biết rằng, cho dù tôi có trở thành một phiến đá vô tri nơi rừng sâu hoang vắng, và dù cho gió táp mưa sa đã khiến tôi trở nên tận cùng giá lạnh đến nỗi không ai thèm nhặt lấy, thì tình yêu của tôi dành cho nàng vẫn vững bền và sâu sắc. Tình yêu đó có thể xuyên qua bất kỳ trở ngại nào, và cho dù tôi có bị nghiền nát thành cát bụi đi nữa, thì tôi vẫn dùng chút tàn tro đó để bảo vệ nàng.

Vì tình yêu của vợ mà tôi có thể bình thản đối diện với phiên tòa sắp đến mà không hề ân hận gì cả. Tôi lạc quan đón chờ ngày mai.

Tôi mong biết mấy ngày mà mình có thể nhìn thấy quê hương trở thành một đất nước mà mọi người dân đều có quyền tự do biểu đạt; nơi mà quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân được đối xử tử tế; các chính kiến, quan điểm, và giá trị khác nhau đều được cạnh tranh trong ôn hòa; và phe thiểu số hay đa số đều được đảm bảo sự công bình.

Là nơi mà các tiếng nói đối lập với chính quyền đặc biệt được tôn trọng và bảo vệ, tất cả các quan điểm chính trị đều được thể hiện và mỗi người dân đều có quyền được nói lên bất kỳ suy nghĩ gì mà không phải sợ hãi, càng không có ai bị bắt bớ hay cầm tù chỉ vì họ dám có thái độ chính trị khác biệt với số đông.

Tôi cũng mong biết mấy tôi sẽ là người tù nhân chính trị cuối cùng trong công cuộc trù dập người bất đồng chính kiến mà chính quyền đã tiến hành triền miên ở Trung Quốc, và rằng từ nay sẽ không còn ai bị bỏ tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình nữa.

Quyền tự do biểu đạt là nền tảng của nhân quyền, là nguồn cội của tính nhân bản, và là người mẹ vĩ đại của sự thật. Bóp nghẹt tự do ngôn luận là dẫm đạp lên nhân quyền, dập tắt nhân tính, và ép chết sự thật.

Nhưng nếu muốn quyền tự do ngôn luận được thực thi theo đúng Hiến pháp, thì mỗi một người Trung Quốc chúng ta cần phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình.

Tôi thì luôn cho rằng bản thân chưa bao giờ có hành vi vi phạm pháp luật nào cả. Thế nhưng, nếu nhà nước nhất định dùng những cáo buộc này để kết tội tôi vì đã có những suy nghĩ như trên thì tôi cũng không muốn phàn nàn gì thêm nữa.

Xin cảm ơn tất cả.

Bình luận

Liu Xiaobo, Hiến chương số 8 và con đường dân chủ hoá Trung Quốc

Trong vụ án của giáo sư Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), nhà đấu tranh dân chủ tại Trung Quốc và khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 2010, bằng chứng dùng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền là một tài liệu ông chắp bút cùng một số người khác, có tên là Hiến chương số 8 (Charter 8).

Bản Hiến chương này được công bố ngày 10/12/2008 – ngày kỉ niệm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế – với 300 học giả, luật sư, nhà báo và nhiều nhân vật nổi tiếng khác tại Trung Quốc ký tên.

Phong trào Hiến chương số 8 đã được hơn 12.000 người Trung Quốc ký tên ủng hộ, cũng như thu hút được hơn 100.000 chữ ký trên thế giới. Bản thân ông Liu thì bị bắt vài tháng sau khi bản Hiến chương được công bố và bị tuyên án 11 năm tù.

Với sự đồng ý của tổ chức Human Rights for China – cơ quan được phép chuyển ngữ các bài viết của ông Liu Xiaobo sang tiếng Anh – Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu đến bạn đọc bản dịch toàn văn Hiến chương số 8 này.

Buổi thắp nến yêu cầu trả tự do cho Liu Xiaobo tại Hong Kong tháng 7/2017. Ảnh: Reuters/Bobby Yip

HIẾN CHƯƠNG SỐ 8

I. Phần mở đầu

Hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời đúng 100 năm về trước; Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng đã tròn 60 tuổi. Bức tường Dân chủ (Democracy Wall) đã được dựng lên được 30 năm; 10 năm đã trôi qua từ khi chính phủ Trung Quốc ký Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

Sau một thời kỳ dài sống cùng những thảm họa về nhân quyền, đối mặt với chúng bằng những cuộc đấu tranh cam go và khốn khổ, những người Trung Quốc nào đã thức tỉnh sẽ ngày càng có thêm nhận thức để khẳng định rằng, tự do, bình đằng, và nhân quyền chính là những giá trị phổ quát mà nhân loại chia sẻ; và rằng dân chủ cùng một nền cộng hòa lập hiến là những thiết chế căn bản của văn hoá chính trị hiện đại.

Những kẻ muốn tìm cách “hiện đại hóa” việc tước đoạt những giá trị phổ thông này và các cơ chế chính trị dân chủ căn bản sẽ dẫn đất nước tiếp tục đi trên một quy trình đầy thảm họa, vì nó ngăn cản người dân thực hiện các quyền tự do, làm mục rữa lòng nhân bản trong họ, và hủy diệt phẩm giá của mỗi người.

Trung Quốc trong thế kỷ 21 sẽ đi về đâu? Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục mô hình “hiện đại hóa” này trong một chế độ toàn trị, hay là chúng ta sẽ ủng hộ những giá trị chung của nhân loại, hòa vào dòng chảy của văn minh, và xây dựng một mô hình nhà nước dân chủ?

Đây là một việc mà chúng ta không thể né tránh và phải quyết định.

Những thay đổi mang tính cách lịch sử từ giữa thế kỷ 19 đã bóc trần những ung nhọt của xã hội phong kiến Trung Hoa, đánh dấu sự mở màn của những chuyển biến vĩ đại nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy được tại đất nước này sau hàng nghìn năm.

Phong trào Tự cường (1861-1895) đã mang lại những tiến bộ cho năng lực kỹ thuật của chúng ta, qua việc học hỏi những phương pháp sản xuất, các kiến thức khoa học, và cả kỹ thuật quân sự từ phương Tây.

Sự kiện Trung Hoa thua trận trong trận chiến Thanh-Nhật (Sino-Japanese War 1894-1895) một lần nữa phơi bày tính lỗi thời của hệ thống phong kiến; cuộc Cải cách 100 ngày (Hundred Days’ Reform 1898) đã khai mở một không gian cách tân cho các thiết chế xã hội, cho dù nó đã kết thúc trong sự đàn áp tàn khốc của phe thủ cựu ở triều đình nhà Thanh.

Ngoài mặt, Cách mạng Tân Hợi (1911) chính là sự cáo chung của chế độ phong kiến kéo dài hơn 2.000 năm và mở đầu cho nền cộng hòa đầu tiên ở Đông Á. Thế nhưng, do những yếu tố đặc thù của những vấn nạn trong ngoài tại thời khắc đó của lịch sử mà thể chế cộng hòa non trẻ ấy đã nhanh chóng chấm dứt. Để rồi chế độ chuyên quyền đã trở lại cai trị Trung Hoa.

Sự thất bại trong việc mô phỏng các công nghệ và cải cách thể chế đã khiến cho rất nhiều người Trung Hoa khi ấy phải tự nhìn nhận lại một cách sâu sắc về cội nguồn của những căn bệnh xã hội trong văn hóa của chúng ta. Từ đó, chúng ta đã nhìn thấy được sự khởi xướng của những phong trào Ngũ tứ (May Fourth 1919) và Tân Văn hóa (New Culture 1915-1921) dưới lời kêu gọi “khoa học và dân chủ.”

Đáng tiếc là con đường dân chủ hóa ở Trung Hoa đã bị bóp chẹt một cách tàn bạo bởi cả những cuộc nội chiến lẫn các cuộc xâm lăng.

Quy trình thiết lập một nhà nước lập hiến đã bắt đầu được hình thành ngay sau khi Trung Hoa dành được chiến thắng trong cuộc chiến Trung-Nhật (1937-1945). Thế nhưng, kết quả của cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc dân đảng và Cộng sản đã đẩy Trung Hoa xuống tận sâu đáy vực của một chế độ độc tài trong thời hiện đại.

Đất nước “Trung Quốc” thành lập vào năm 1949 tuy mang tiếng là “nền cộng hòa nhân dân”, nhưng trong thực tế đó là một mô hình “đảng trị”. Là nơi mà đảng cầm quyền được độc quyền về tất cả mọi mặt trong đời sống người dân: chính trị, kinh tế, và tài nguyên xã hội.

Mô hình nhà nước đó đã kéo đến một chuỗi dài những thảm họa về nhân quyền. Đó là cuộc Vận động Phản hữu (Anti-Rightist Campaign), Đại nhảy vọt (Great Leap Forward), Cách mạng Văn hoá, Thảm sát Thiên An Môn, các chiến dịch đàn áp không chính thức đối với các hoạt động tôn giáo và phong trào duy quyền, gây ra hàng chục triệu cái chết.

Người dân và đất nước này đã phải trả giá quá đắt.

Giai đoạn “Đổi mới và Mở cửa” của những thập kỷ cuối thế kỷ 20 đã kéo Trung Quốc thoát khỏi chế độ độc tài chuyên chế và sự nghèo đói dai dẳng, xuyên suốt thời đại Mao Trạch Đông, qua sự thay đổi rõ rệt về mức độ tài sản cá nhân, cũng như tiêu chuẩn đời sống của người dân.

Quyền tự do của nền kinh tế cá thể và các đặc quyền xã hội được trả về vị trí cũ, xã hội dân sự bắt đầu hình thành, và những lời kêu gọi về nhân quyền và tự do chính trị từ phía người dân cũng dần gia tăng.

Những người nắm giữ quyền lực, trong khi thực thi các chính sách cải cách kinh tế, thị trường và quyền tư hữu, cũng đã bắt đầu thay đổi thái độ đối với các quyền con người. Thay vì thẳng thừng từ chối chúng như trước đây, thì nay họ đã bắt đầu nhìn nhận các quyền này.

Trong hai năm 1997 và 1998, chính quyền Trung Quốc đã ký hai công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Năm 2004, Quốc hội Trung Quốc cũng đã sửa đổi Hiến pháp để đưa vào đó việc nhà nước “tôn trọng và đảm bảo quyền con người” của người dân. Và năm nay, chính quyền cũng đã hứa hẹn sẽ tiến hành thực hiện một “Chương trình hành động về Quyền con người” trên toàn quốc.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, thái độ cấp tiến về chính trị này hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy: luật về quyền con người thì có đấy, nhưng nhà nước pháp quyền thì vẫn chưa xuất hiện. Chúng ta có một bản Hiến pháp, nhưng không có một nhà nước lập hiến.

Đây vẫn là một thực trạng hiển nhiên về toàn cảnh nền chính trị của chúng ta.

Giai cấp lãnh đạo vẫn nhất quyết sử dụng sự toàn trị của họ để nắm giữ quyền lực, thẳng thừng từ chối mọi kiến nghị về thay đổi chính trị. Điều này đã dẫn đến sự tha hóa của nhà nước, để họ có thể mặc nhiên gây khó dễ cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, từ chối công nhận các giá trị nhân quyền, dẫn đến sự băng hoại đạo đức, phân cực xã hội, phát triển bất bình thường về mặt kinh tế, hủy diệt cả môi trường tự nhiên lẫn không gian văn hóa.

Chúng ta hiện nay không có một cơ chế nào có thể đảm bảo rằng người dân có thể hưởng được các quyền tự do, quyền tư hữu, và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tất cả những điều này dẫn đến sự tích lũy âm ỉ của đủ loại mâu thuẫn trong xã hội, khiến cho bạo lực ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nói một cách chính xác, đó là sự đối kháng mãnh liệt giữa chính quyền và người dân, và chúng ta nhìn thấy điều đó qua những con số của các cuộc biểu tình lôi kéo được số đông tham gia.

Điều này cho thấy sự mất kiểm soát thê thảm từ phía chính quyền đang dần hình thành, và gợi ý với chúng ta rằng, tình trạng lạc hậu của thể chế hiện nay đang tiến đến một điểm mà sự thay đổi nhất định sẽ xảy ra.

II. Những khái niệm căn bản 

Tại thời điểm giao thoa mang tính quyết định cho tương lai và số phận của Trung Quốc, điều chúng ta cần làm là nhìn lại các nỗ lực của những quá trình hiện đại hóa đất nước hàng trăm năm vừa qua để tái khẳng định những khái niệm sau:

Tự do: Tự do là cốt lõi của những giá trị phổ quát. Các quyền tự do ngôn luận, xuất bản, quyền được có tự do tín ngưỡng, tụ tập, biểu tình, lập hội, đình công, tuần hành đều là những biểu hiện cụ thể của tự do. Nơi nào mà tự do không thể sinh sôi nảy nở thì nơi đó cũng không còn là một nền văn minh hiện đại đáng được nhắc đến.

Quyền con người: Quyền con người, hay nhân quyền không phải là thứ mà nhà nước có quyền ban tặng cho chúng ta. Mà đó là những quyền mà mỗi người sinh ra vốn đã nắm chúng trong tay. Đảm bảo quyền con người của mỗi người dân vừa là mục tiêu quan trọng nhất của một thể chế, vừa là nền tảng của tính chính danh về quyền lực, giúp cho nhà nước có thể đại diện người dân. Điều này cũng là đòi hỏi căn bản của chính sách “đặt người dân trước hết.”

Những thảm họa chính trị tiếp nối nhau tại Trung Quốc đều có liên quan mật thiết đến việc đảng cầm quyền đã bỏ mặc việc thực thi nhân quyền của người dân.

Nhân dân mới là rường cột của nước nhà, chính quyền được lập ra là để phục vụ người dân, chính phủ chỉ có thể tồn tại khi nó hoạt động vì người dân.

Bình đẳng: Sự chính trực, phẩm giá, và tự do của mỗi cá nhân là bình đẳng như nhau, không màng địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, điều kiện kinh tế, sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, hay quan điểm chính trị. Nguyên tắc về bình đẳng trước pháp luật cho mỗi một người, cũng như những nguyên tắc về bình đẳng xã hội, kinh tế, văn hóa, và quyền chính trị của tất cả công dân phải được thực thi.

Chủ nghĩa cộng hòa: Chủ nghĩa cộng hòa (Republicanism) là một hệ thống lãnh đạo đất nước cộng hưởng để hướng đến việc xã hội chung sống trong hòa bình. Đó là tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng những nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Đó là một cộng đồng với sự đa dạng về lợi ích, các nhóm xã hội, với văn hóa đa nguyên và đa tín ngưỡng, kiếm tìm một phương thức xử lý các chính sách công dựa trên nền tảng của sự cạnh tranh công bằng, thảo luận chung, và sự tham gia đầy đủ của mọi công dân.

Dân chủ: Có một định nghĩa rất căn bản: chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và chính phủ là do người dân bầu ra. Một nền dân chủ thường có những đặc tính sau.

1) Tính chính danh của các quyền lực chính trị đến từ người dân; nguồn gốc của quyền lực chính trị chính là người dân. 2) Kiểm soát quyền lực chính trị được thực thi qua việc người dân sử dụng quyền được chọn lựa của mình. 3) Công dân phải được hưởng quyền bầu cử thật sự; tất cả các vị trí lãnh đạo nhà nước phải là sự lựa chọn của chính người dân và được tổ chức thường xuyên. 4) Tôn trọng ý kiến của phe đa số những vẫn phải bảo vệ quyền con người của các nhóm thiểu số.

Nói tóm lại, thể chế dân chủ chính là một phương tiện hiện đại và công khai để có thể tạo ra một chính phủ “của dân, do dân, và vì dân.”

Chủ nghĩa lập hiến: Chủ nghĩa lập hiến (Constitutionalism) là nguyên tắc để bảo đảm rằng, những quyền tự do căn bản của người dân được định nghĩa trong Hiến pháp phải được bảo vệ bởi các thiết chế luật pháp của một nhà nước pháp quyền. Việc này đồng nghĩa với việc phải kiểm soát và giới hạn quyền lực và hành vi của nhà nước, cũng như định ra các thiết chế hợp lý và rõ ràng để thực thi các điều này.

III. Những quan điểm cơ bản

Vậy nên, trong tinh thần trách nhiệm và xây dựng của những công dân, chúng tôi sẽ nói rõ các quan điểm của mình một cách chi tiết, đối với các vấn đề hành chính công, quyền lợi công dân, và phát triển xã hội tại Trung Quốc.

1. Sửa đổi Hiến pháp: Dựa trên những giá trị và khái niệm đã được trình bày ở trên, Hiến pháp phải được sửa đổi để xóa bỏ những mệnh đề nào không tuân thủ với nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Để từ đó, Hiến pháp sẽ thực sự trở thành một văn bản đảm bảo quyền con người và cho phép công dân thực hiện quyền của mình. Hiến pháp sẽ trở thành văn bản pháp luật quyền lực nhất mà không một cá nhân, tổ chức, hay đảng chính trị nào có thể vi phạm. Và Hiến pháp sẽ trở thành nền tảng của quyền lực pháp lý cho công cuộc dân chủ hóa ở Trung Quốc.

2. Phân bổ quyền lực, thực hiện kiểm soát và cân bằng: Tổ chức một mô hình chính phủ hiện đại với tam quyền phân lập để đảm bảo việc kiểm soát và cân bằng các nhánh lập pháp, tư pháp, và hành pháp. Thiết lập những nguyên tắc về các đạo luật hành pháp và chính phủ trách nhiệm nhằm tránh xảy ra việc bộ máy hành pháp trở nên quá kềnh càng. Chính phủ bị buộc chịu trách nhiệm với tiền thuế của người dân, thiết lập hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa địa phương và trung ương, quyền lực của chính quyền trung ương được định nghĩa rõ ràng tại Hiến pháp để các địa phương có được quyền tự chủ.

3. Tổ chức hệ thống lập pháp dân chủ: Các cơ quan lập pháp ở mọi cấp đều do người dân bầu trực tiếp, đảm bảo nguyên tắc công bằng và bình đẳng khi làm ra luật và thực thi một nền dân chủ lập pháp.

4. Tư pháp độc lập: Ngành tư pháp không phụ thuộc vào quan hệ đảng phái và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi đảng chính trị, và là một hệ thống tư pháp độc lập nhằm đảm bảo công lý. Một tòa bảo hiến và một hệ thống chuyên phụ trách các vấn đề vi phạm Hiến pháp phải được thành lập để giữ vững quyền lực của Hiến pháp. Ngay lập tức xóa bỏ các uỷ ban chính trị và tư pháp các cấp của đảng Cộng sản vì chúng là mối hiểm họa của một nhà nước pháp quyền. Nghiêm cấm sử dụng các thiết chế công cho việc tư.

5. Những thiết chế công phải thuộc quyền sử dụng chung: Quân đội phải nằm dưới sự quản lý của chính phủ. Các quân nhân và tướng lĩnh chỉ trung thành với Hiến pháp và tổ quốc. Tất cả các đảng phái chính trị phải rút khỏi quân đội; nâng cao tính chuyên nghiệp của quân đội. Tất cả nhân viên chính phủ, kể cả công an, đều là những người nên giữ một lập trường chính trị trung dung. Bãi bỏ những quy định mang tính kỳ thị trong việc bổ nhiệm nhân viên nhà nước chỉ dành riêng cho đảng viên. Nhân viên chính phủ nên được bổ nhiệm với một tinh thần bình đẳng, không phân biệt đảng phái chính trị.

6. Đảm bảo quyền con người được thực thi: quyền con người phải thật sự được thực thi, bảo vệ nhân phẩm. Tổ chức Ủy ban Nhân quyền, nơi chịu trách nhiệm trước công chúng, ngăn chặn những hành vi lạm quyền và những hành vi vi phạm quyền con người từ phía chính phủ, và đặc biệt là phải đảm bảo được quyền tự do cá nhân của mỗi công dân. Không ai phải chịu cảnh bắt bớ và bỏ tù, bị triệu tập, thẩm vấn và nhận trừng phạt một cách trái pháp luật. Bãi bỏ chế độ học tập cải tạo.

7. Bầu cử cho các chức vụ nhà nước: Hoàn toàn thực thi một chế độ bầu cử dân chủ để người dân có thể thực sự thực hiện quyền bầu cử trực tiếp, “một người dân, một lá phiếu”. Dần thay đổi một cách có hệ thống đối với tất cả chức vụ lãnh đạo hành pháp, để họ là do nhân dân bỏ phiếu trực tiếp bầu ra. Các cuộc bầu cử đúng luật cho những chức vụ công , với sự cạnh tranh công bằng của các ứng cử viên cùng với việc người dân được tham gia là một phần không thể tách rời của các quyền con người căn bản.

8. Đảm bảo sự bình đẳng giữa nông thôn và thành thị: Bãi bỏ việc thực hiện hai giai cấp – thành thị và nông thôn – trong chế độ hộ khẩu hiện hành, để đảm bảo các quyền hiến định của mọi công dân trước pháp luật, trong đó có quyền tự do đi lại, cư trú.

9. Tự do lập hội: Đảm bảo mọi công dân đều có quyền lập hội. Thay đổi chế độ đăng ký hiện hành, bãi bỏ việc yêu cầu các tổ chức cần phải có sự chấp thuận của các đơn vị địa phương. Thay vào đó, việc đăng ký chỉ nên đơn giản là một hệ thống lưu trữ hồ sơ. Bãi bỏ các quy định kiểm soát đảng phái chính trị. Các hoạt động của các đảng phái chính trị chỉ cần tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật; bãi bỏ chế độ ưu tiên một đảng được độc quyền chính trị; thực hiện các nguyên tắc về tự do hoạt động đảng phái và tạo điều kiện cho các đảng phái được cạnh tranh công bằng; bình thường hóa và công nhận tính pháp lý của việc hoạt động đảng phái chính trị.

10. Tự do tụ tập: Các quyền tự do tụ tập, tuần hành, biểu tình, và thể hiện quan điểm là các quyền tự do căn bản của người dân dựa trên Hiến pháp. Vì vậy, khi người dân thực hiện các quyền này, họ không thể bị đàn áp bởi những hành vi vi hiến của đảng cầm quyền và nhà nước.

11. Quyền tự do biểu đạt: Công nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do in ấn và xuất bản, cũng như tự do học thuật để đảm bảo công dân có quyền được biết và giám sát các hoạt động của chính phủ. Ban hành các điều luật mới để đảm bảo các quyền tự do báo chí, xuất bản; xoá bỏ các lệnh kiểm duyệt thông tin, bãi bỏ các điều luật “âm mưu lật đổ nhà nước” trong Bộ luật Hình sự và chấm dứt việc trừng phạt việc thực hành tự do ngôn luận như một tội hình sự.

12. Quyền tự do tôn giáo: Đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, thực hiện việc phân rõ tôn giáo và chính phủ để các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng không phải chịu sự kiểm soát của nhà nước. Nghiên cứu và xóa bỏ tất cả các đạo luật hành pháp, quy định hành pháp và các điều luật địa phương liên quan đến việc kiểm soát và ngăn cản công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng. Chấm dứt việc quản lý các hoạt động tôn giáo của nhánh hành pháp. Bãi bỏ chế độ quy định các tổ chức tôn giáo (và các nơi thờ phụng) phải xin phép và thay vào đó là một hệ thống lưu trữ thông tin.

13. Tổ chức việc giáo dục dân quyền: Bãi bỏ hệ thống giáo dục và thi cử dựa trên các chủ thuyết và lý tưởng của một đảng chính trị duy nhất. Tiến hành thực thi rộng rãi giáo dục dân quyền về các giá trị phổ quát và quyền tự do, để từ đó xây dựng một xã hội có nhận thức về dân quyền, đạo đức và tiến bộ.

14. Bảo vệ quyền tư hữu: Thiết lập một hệ thống dựa trên nền kinh tế tự do và cởi mở để bảo vệ quyền tư hữu của người dân, bằng cách bảo đảm tự do về quyền kinh doanh và dẹp bỏ các công ty độc quyền của nhà nước. Thay vào đó, thành lập một Ủy ban về Quản lý các Tài sản công của đất nước, chịu trách nhiệm trước công chúng. Thực hiện cải cách về quyền tư hữu một cách có hệ thống với các điều luật rõ ràng, hợp lý, thực hiện cải cách đất đai để thực sự công nhận quyền sở hữu đất của công dân, đặc biệt là đất nông nghiệp.

15. Cải cách công khố: Dân chủ hóa hệ thống tài chính công và đảm bảo quyền của người đóng thuế. Tiến hành thực hiện các khuôn mẫu và hệ thống của một hệ thống tài chính công với những định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm và quyền lực của nó. Đồng thời, phải thiết lập một hệ thống hữu ích, hợp lý để phân bổ quyền lực tài chính giữa các cấp bậc khác nhau trong chính phủ.

Tiến hành cải cách hệ thống thuế một cách rộng lớn trên toàn quốc, nghiêm túc xem xét việc giảm mức thuế, đơn giản hóa hệ thống thuế và cân bằng nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các bên. Các ban ngành chính phủ không thể tuỳ tiện tiến hành gia tăng mức thuế mà không bị trừng phạt bởi một quy trình công khai và dựa trên ý nguyện của người dân.

Thông qua những đề xuất cải cách quyền tư hữu để đa dạng hóa cũng như giới thiệu những cơ chế cạnh tranh vào thị trường, hạ chuẩn những quy định của lĩnh vực tài chính để tạo điều kiện phát triển cho các công ty tư nhân nhằm đẩy mạnh tối đa nguồn năng lượng của hệ thống tài chính.

16. An sinh xã hội: Thiết lập một hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo tất cả công dân đều nhận các quyền lợi về giáo dục, chăm sóc y tế, việc làm, và hưu trí.

17. Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường sinh thái, cổ súy phát triển bền vững, và chịu trách nhiệm trước các thế hệ tương lai và toàn nhân loại; làm rõ và đặt ra các quy chuẩn trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước, đồng thời cổ súy việc tham gia và giám sát của các nhóm xã hội dân sự trong việc bảo vệ môi trường.

18. Cộng hòa liên bang: Nhận nhiệm vụ đảm bảo hòa bình và phát triển trong khu vực với một tinh thần bình đẳng và công bằng, tạo dựng một hình ảnh quyền lực nhưng có trách nhiệm qua việc bảo vệ các thể chế tự do ở Hong Kong và Macau.

Trong tinh thần tự do và dân chủ, tiến hành kế hoạch hòa giải giữa đại lục và Đài Loan qua những cuộc thương thảo công bằng và với sự hợp tác chặt chẽ. Tìm hiểu một cách khôn khéo tất cả những phương án và mô hình về các thiết chế có thể tạo ra được sự thịnh vượng chung cho mọi sắc tộc, để từ đó tiến đến việc xây dựng Cộng hòa liên bang Trung Quốc dựa trên khuôn mẫu của một nhà nước lập hiến và dân chủ.

19. Công lý chuyển tiếp: Phục hồi danh dự và tiến hành bồi thường cho cá nhân và gia đình của những người đã phải chịu sự bức hại vì quan điểm chính trị của mình trong những phong trào xã hội vừa qua; trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm; trả tự do cho những ai bị bỏ tù vì niềm tin và lý tưởng; lập ra một Ủy ban Điều tra để tìm hiểu về sự thật của những sự kiện lịch sử, xác định những người phải chịu trách nhiệm, và giương cao công lý. Để từ đó, tìm kiếm sự hòa giải xã hội dựa trên nền tảng này.

IV. Kết luận

Trung Quốc, một nước lớn trên thế giới, là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, và là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Vì vậy, Trung Quốc cần phải đóng góp vào công cuộc thiết lập nền hòa bình cho nhân loại và tạo ra sự tiến bộ về nhân quyền.

Đáng tiếc, là trong tất cả các nước lớn nhất thế giới hiện nay, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn muốn tiếp tục bám víu vào chủ nghĩa toàn trị. Và từ đó, trói buộc người dân vào một vòng nô lệ của những thảm họa về quyền con người và khủng hoảng xã hội, ngăn cản sự phát triển và cản trợ sự tiến bộ của văn minh nhân loại.

Tình trạng này cần phải thay đổi!

Chúng ta không thể chờ đợi công cuộc dân chủ hóa và cải cách chính trị thêm được nữa.

Vì vậy, trong tinh thần dân quyền, dám nói dám làm, chúng tôi công bố Hiến chương số 8.

Chúng tôi hy vọng rằng những người dân Trung Quốc nào chia sẻ cùng một nỗi lo về tình hình đất nước, cảm nhận được trách nhiệm và sứ mạng của chúng ta, bất kể là quan chức chính phủ hay một người dân thường và từ mọi giai cấp xã hội, sẽ bỏ qua những khác biệt và tìm kiếm điểm chung để đến với nhau.

Rồi từ đó, chúng ta có thể cùng xây dựng một phong trào công dân hành động, cổ súy những sự thay đổi to lớn cho xã hội Trung Quốc để nhanh chóng xây dựng một nhà nước lập hiến tự do và dân chủ.

Điều này cũng chính là những khát vọng và mơ ước mà thế hệ cha ông chúng ta đã không ngừng theo đuổi trong hơn 100 năm qua.

Bình luận

Cũng lại là anh CSGT…

Hoàng Thế Nhân:

– Anh CSGT bu đầu xe tải nặng, nó hất anh ngã xuống chấn thương nặng, cuộc đời anh và anh tài xế, phía trước chắc chắn là vực thẳm.

– Cũng lại là anh CSGT, anh là nguyên nhân của vụ tai nạn trên cầu khi chặn đầu xe tải nặng, vụ này cũng rất xôn xao.

– Và hôm nay, cũng là một CSGT nữa, anh rượt theo tài xế công nông, anh kia hoảng hồn quá cua gấp nên lật xe. Anh tài xế công nông bị xe chèn chết, anh CSGT bỏ chạy và chắc sẽ đối mặt với mức án nặng.

Các anh cảnh sát và tài xế, họ đều đáng thương hơn đáng trách, tại trên vai của họ đều là gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền và trách nhiệm đối với gia đình vợ con cũng như số tiền phải cống nạp lên trên.

Tôi chơi thân với anh nhà báo, phải nói CSGT gặp anh là như gặp cọp bởi anh chuyên về mảng điều tra các tiêu cực của lực lượng này. Hôm ngồi nhậu anh kể, mấy thằng (cụm từ anh dùng để gọi lực lượng công an) CSGT thấy vậy mà tội. Nó bảo chạy xuất cầm gậy ra đứng đường mất phải vài trăm chai, đã thế trên còn khoán mỗi ca trực phải phạt bao nhiêu, nộp hụi chết bao nhiêu, không dí vào dân thì chẳng lẽ lấy tiền lương bọn em ra mà bù hả anh?

Anh tính đi, 70% doanh thu từ việc nộp phạt được trích lại để trả lương và chi phí cho lực lượng bọn em, dân mà càng chấp hành, càng đúng luật thì bọn em càng đói. Chính vì chỉ tiêu giao khoán, chính vì áp lực doanh thu nên bọn em mới nghĩ ra trò thuê xe tải chạy chậm trước các đoạn đường cấm vượt, núp lùm bắn tốc độ, hay đôi chướng ngại vật ra đường để cài bẫy người tham gia giao thông. Cơm bọn em ăn, áo quần bọn em mặc, cuộc sống của vợ con bọn em đều từ đó mà ra, em có muốn cũng không làm trái được. Nhiều ca trực phải húp vội ly mỳ tôm để cày cho đủ chỉ tiêu, khổ trăm bề anh ah. Ăn thì ai ăn đâu mà dân cứ nhè đầu bọn em, lôi cả tông ti họ hàng ra mà chửi, không sung sướng gì đâu anh ơi.

Vấn đề nhức nhối Việt Nam hiện nay là tham nhũng mà nguyên nhân chính của nó là từ việc đồng lương không đủ sống, trong khi nhu cầu và vật giá thì ngày càng tăng. Nó là cái vòng luẩn quẩn mà những người vướng vào không sao thoát ra được, cuối cùng, nó biến ta trở thành nạn nhân của chính chúng ta.

Anh CSGT ăn tiền dân thì anh lại gặp phải cảnh như thế khi anh đi khám bác sĩ, đi xin học cho con, đi mua thực phẩm hằng ngày. Rồi ông bác sĩ ăn tiền trên bệnh nhân, ông ấy cũng bị vặt lông khi tham gia giao thông, cũng đút lót khi xin học cho con, cũng dính thực phẩm bẩn chứ chẳng lẽ ông nhịn đói? Và người dân – những người bị vặt lông bởi ông bác sĩ, bởi CSGT, bởi các cán bộ thích nhũng nhiễu thì lại kiếm tiền bằng cách gian dối lại trong công việc hằng ngày của mình để bù cho số tiền bị vặt.

Thế rồi chúng ta tạo ra một xã hội mà ai cũng nghĩ cách để hãm hại, vặt lông nhau; một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy người ta nhân danh đạo đức để che đậy đi cái bản chất dối trá lọc lừa. Xã hội đó – nó chính là cái chủ nghĩa xã hội quái thai mà một nhóm người đang dẫn dắt để đưa cái đất nước này ngày càng tiến gần hơn đến bờ vực thẳm.

Việt Nam – những nỗi buồn không thể thốt thành lời.

Hà Nội công bố quyết định cướp 59 ha đất đồng Sênh của nhân dân xã Đồng Tâm.

Ảnh : chụp màn hình báo vietnamnet.vn

Năm 1980, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười ký quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng thu hồi 208 ha đất để xây dựng sân bay Miếu Môn. Trong đó có 47,63 ha thuộc địa giới xã Đồng Tâm.

Từ sau số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng. đến nay chưa có bất kỳ quyết định thu hồi đất nào ở xã Đồng Tâm để giao đất cho quốc phòng hoặc mở rộng giai đoạn 2 của sân bay Miếu Môn, một dự án treo đã 37 năm chưa triển khai mà nay còn công bố có giai đoạn 2 của dự án???

Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng chỉ thu hồi diện tích 208 ha đất để xây dựng sân bay Miếu Môn, trong đó có 47,63 ha thuộc xã Đồng Tâm.

Vậy mà hiện nay thanh tra Hà Nội công bố diện tích đất sân bay Miếu Môn tăng lên 236,9 ha, tăng 28,9 ha so với diện tích ghi trong quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng.
Họ giải thích như sau :
Diện tích 28,9 ha tăng này chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ, không sản xuất nông nghiệp được và nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 xây dựng sân bay Miếu Môn mà nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh (sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,5 ha).

Về nguyên tắc, khi 28,9 ha đất chênh lệch này chưa hề có một quyết định thu hồi đất của chính phủ giao cho quốc phòng thì chưa có cơ sở nào để gọi đó là đất quốc phòng. Chỉ dựa vào việc lấn chiếm ngang nhiên đất của dân rồi tuyên bố đó là đất quốc phòng thì thanh tra Hà Nội đã lộ diện đồng loã với kẻ cướp.

Trả lời khiếu nại của cụ Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm thanh tra Hà Nội trả lời như sau :
Đối với 3 nội dung kiến nghị của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm, đã được Thanh tra TP làm rõ. Cụ thể, không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng;???

Sân bay Miếu Môn theo quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng, có tổng diện tích là 208 ha, trong đó có 47,63 ha thuộc xã Đồng Tâm. Nay trong quyết định thanh tra viết : “diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng”???

Từ 47,63 ha tăng lên thành 64,11 ha ??? Số đất tăng thêm này ở đâu ra mà gọi là đất quốc phòng? Nhà nước thu hồi của dân dù 1m2 thì cũng phải ban hành quyết định thu hồi đất và đền bù thoả đáng cho dân chứ không thể nhập nhằng tuyên bố là đất quốc phòng trong khi chưa có quyết định thu hồi đất giao cho quốc phòng và chưa đền bù giải toả cho dân.
Kiến nghị của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm đề nghị trả tiền bồi thường về đất khi GPMB khu đất 14 hộ dân đang sử dụng đất cho nhân dân xã, là không đúng.
Như trong tường thuật của cụ Lê Đình Kình chúng ta biết rằng có hai khu vực cùng có 14 hộ dân sinh sống.
– Một là trường hợp 14 hộ dân nhận khoán đất trong khu vực đất quốc phòng do lữ đoàn 28 quản lý. Các hộ này đã bàn giao lại đất cho lữ đoàn 28 và rời khỏi khu vực 47,63 ha thuộc sân bay Miếu Môn mà không có khiếu kiện gì giữa quân và dân. Hà Nội đã ra quyết định thanh tra di dời 14 hộ dân ở khu vực đất quốc phòng này.
– Hai là trường hợp 14 hộ dân ở khu vực 6,8 ha đất nông nghiệp đang sản xuất thì bị Viettel cướp đất. UBND huyện Mỹ Đức và Viettel dựa vào quyết định thanh tra di dời 14 hộ dân trong vùng đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn (47,63 ha) để cướp đất của 14 hộ dân ở khu vực 6,8 ha. Lập lờ đánh lận con đen là ở chỗ này đây.
Mong các bạn nhà báo trong nước đến thực địa và sử dụng các kỹ thuật đo đạc để vạch mặt đám cướp núp danh thanh tra Hà Nội, tạo điều kiện cho người dân xã Đồng Tâm trình bày quan điểm trên báo chí. Các bạn luật sư cũng nên vào cuộc bảo vệ người dân Đồng Tâm, chống lại sự bất công của nhà cầm quyền Hà Nội. Chúng tôi những nhà báo tự do tuyên bố đồng hành cùng nhân dân xã Đồng tâm đi tới cùng sự thật.

HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM CHỐNG BÈ LŨ CƯỚP ĐẤT – TẨY CHAY TẬP ĐOÀN CƯỚP VIETTEL !

DC.

Bài liên quan :

Chủ tịch Chung ‘mong dân Đồng Tâm chấp hành’