Home Blog Page 1337

SỐNG Ở MỸ DỄ HAY KHÓ?Phần 4- HỌC, THI LẤY BẰNG LÁI XE

0
Phần 4- HỌC, THI LẤY BẰNG LÁI XE
Như đã nói từ phần đầu, mọi stt của mình đều trên tinh thần biết tới đâu kể tới đó, hoặc nêu ra một vấn đề để mọi người góp ý chung, bởi nước Mỹ rộng mênh mông, luật mỗi bang mỗi vùng có những điều chỉnh riêng, nên không ai có thể biết trọn vẹn mọi chuyện. Thôi thì biết chút nào sẻ chia chút đó, không… nhuận bút, không mưu cầu gì, chỉ vui vui nếu mọi người có thêm chút ít thông tin để gần nhau hơn, chứ không phải để… xa nhau, vậy ha! 😊Nếu bạn nào đã từng học và thi bằng lái xe cả ở VN và ở Mỹ, chắc sẽ thấy việc học và thi bằng lái ở VN… trần ai hơn. Nhớ lại những ngày căng như dây dàn hồi ấy… Một số người nói, thà đừng học lái xe ở VN, hãy qua Mỹ học từ đầu sẽ dễ đậu hơn. Một số người lại cho rằng không phải vậy. Với cá nhân mình, việc lái xe cấu thành bởi mấy yếu tố: Kỹ năng điều khiển chiếc xe, tác phong chạy xe và khả năng về đường sá. Nếu đã biết lái xe ở VN, bạn sẽ không phải học thêm kỹ năng điều khiển xe, tuy nhiên bạn sẽ phải điều chỉnh phần nào tác phong chạy xe. Còn khả năng về đường sá thì ai cũng học từ đầu. Mình thấy, nếu đã biết lái ở VN, sang Mỹ vẫn dễ có bằng lái sớm hơn so với chưa biết chút nào. Bằng lái của VN không sử dụng được tại Mỹ. Vì Mỹ chưa tham gia Công ước Vienna. Các bạn có thể tham khảo vụ này trên google.Ở nhiều bang có đông người Việt, người ta cho phép học và thi phần lý thuyết bằng tiếng Việt. Ở thành phố mình, để vượt qua phần học và thi lý thuyết bằng tiếng Việt, mỗi người đến trung tâm đóng 50 đô, học từ sáng đến nửa giờ buổi chiều là thi luôn trong ngày. Hầu như ai cũng vượt qua phần này. Sau khi thi đậu, sẽ nhận một mảnh giấy A4, có chữ ký của… cán bộ chấm thi và có thể lái xe luôn, nếu có một người trên 21 tuổi, có bằng lái trên 1 năm ngồi cạnh (số tuổi và thời hạn này có thể xê dịch ở mỗi bang). Vì vậy, về mặt lý thuyết, bạn bước chân ra khỏi nhà buổi sáng khi… chưa biết gì hết, nhưng buổi chiều bạn đã có thể lái xe về nhà. Luật không hề “làm khó nhau”, nhưng nếu kỹ năng lái, tác phong, đường sá chưa quen, bạn gây tai nạn là… hàng tỉ thứ đổ xuống đầu ngay lập tức. Vì vậy, hãy… bớt nóng, về nhà lo ôn lại lý thuyết cho nhuyễn, ngồi cạnh người khác, nhìn cách họ lái xe, quan sát đường sá, bảng chỉ dẫn một thời gian, sau đó hãy ngồi vào vô lăng. Cũng như phần thi lý thuyết, có nhiều cá nhân nhận dạy thi lấy bằng thực hành, giá khoảng 400- 500 đô từ lúc bắt đầu cho đến khi có bằng. Ai không thích học thầy, có thể học với thân nhân. Vì bất kỳ ai trên 21 tuổi, có bằng trên 1 năm (luật Texas) đều có thể dạy bạn lái xe. Không phải học và thi trong sa hình như ở VN mà mọi thứ đều bắt đầu luôn bằng thực tế. Cứ bò từ đường nhỏ, ra dần đường lớn. Trong khi sát hạch thi thực hành, người ta không bắt bạn chạy ra cao tốc, nên cứ yên tâm chạy cho nhuyễn trong đường nhỏ. Sau khi chạy đã… nhuyễn nhuyễn, bạn đến các trung tâm an toàn giao thông, nộp 25 đô để thi thực hành. Bạn có quyền thi rớt… 3 lần. Qua lần thứ tư phải đóng tiếp 25 đô. Trên lý thuyết, hễ thi rớt, bạn có thể đăng ký thi lại ngay lập tức. Nhưng “chiến tích” của bạn được giám khảo ngồi cạnh ghi hết vô biên bản và lưu trên hệ thống mạng. Giám khảo lần sau trước khi lên xe bạn để chấm sẽ ngó lại tên bạn trên hệ thống. Vì vậy, để cho chắc, nếu vừa thi rớt thì nên về nhà luyện lại một đôi tuần hãy quay lại.
Khi thi thực hành bạn có thể lái bất cứ chiếc xe nào mà bạn thấy quen, có quyền nhìn camera khi lùi, nếu xe có option này. Bài thi gồm lùi vào khoảng trống xe trước- sau (parallel). Băng qua vài cái stop sign, vài ngã tư, vài lần quẹo trái, quẹo phải. Miễn sao bạn lái đúng tốc độ, ra vô hợp lý, nhường nhịn đúng luật là có thể đậu. Song trong thực tế mình từng biết nhiều người thi trên dưới 10 lần vẫn… nhận đồng hồ quả lắc từ giám khảo. Sau khi cầm bằng lái trong tay, bạn sẽ còn lọng cọng một thời gian. Với đủ thứ bi hài. Va quẹt trầy xe đôi lần, phải đem đi sửa. Công sửa xe ở Mỹ cực cao so với VN, một chỗ móp, một đường trầy nhỏ cũng vài trăm đô. Bảo hiểm có thể trả, nhưng “chiến tích” bị ghi vào lịch sử chiếc xe, không thể giấu diếm. Và tiền bảo hiểm phải đóng sẽ tăng lên. Chạy xe trên đường ở Mỹ bạn không thể bò chậm chậm, nhớn nhác kiếm chỗ quẹo mà phải lao theo tốc độ đồng bộ với các xe xung quanh. Cũng không thể tấp vô lề để… lấy bình tĩnh, cảnh sát sẽ đến hỏi ngay, vì làn dừng bên cạnh chỉ dành cho các tình huống khẩn cấp. Vì vậy việc vọt qua chỗ cần quẹo sẽ xảy ra dài dài. Vọt qua rồi cũng không thể… gài số de hay quay đầu hồn nhiên, mà phải… chạy tiếp tìm lối quay lại. Đường ở Texas có hệ thống song song, nên có thể quay lại điểm cũ sau một đôi dặm, nhưng ở nhiều tiểu bang, nếu đã lỡ vọt qua, bạn có thể phải chạy hàng chục dặm mới có chỗ quay lại điểm cũ. Đặc biệt, rất nhiều người cầm lái mười mấy năm vẫn không dám lên cao tốc, vì ở Texas tốc độ cho phép trên cao tốc nội đô đã khoảng 60 dặm/h (1 dặm bằng 1,6 km), ra ngoại ô cho chạy tới 70- 80 dặm. Chỉ cần lơ đãng là chiếc xe hơi sẽ hóa thành… trực thăng. Nhưng khi lái đã quen, cái cảm giác ôm vô lăng một chiếc xe trên cao tốc Mỹ nó… đã gì đâu. Mới tuần rồi, hai vợ chồng thay nhau chạy một chiếc Sienna, cùng các con vi vu với tốc độ 130- 140 cây số trên giờ, mà thấy vẫn còn có thể… đạp thêm ga. Vì xe đầm, đường tốt. Nhìn cung đường phẳng phiu, rừng cây hai bên xanh như mộng, thấy… khó tin quá. Mong sao được lái xe an toàn, để cảm giác ấy còn hoài, vì với việc xe cộ, chẳng ai dám nói trước điều gì. Kỳ sau mình sẽ kể tiếp tới chuyện mua xe ở Mỹ.
– Ảnh: Bà xã mình đang tập lùi parallel trên con đường trước nhà. Các bạn để ý sau đuôi xe có tấm bảng nhỏ: Please patient- student driver (làm ơn kiên nhẫn- người tập lái). Cái bảng này bán trong siêu thị, có nam châm hít vào thành xe. Đang tập lái, để bảng này sau đuôi xe mọi xe nhìn thấy sẽ nhường bạn hết mình 😊

Việt – Mỹ họp về việc nhận lại công dân Việt Nam bị trục xuất

0
RFA

Hoa Kỳ và Việt Nam có buổi họp đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 7 liên quan đến vấn đề nhận trở lại công dân Việt Nam, một trong những cam kết đã đưa ra trong bản tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 5, 2017.

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội đưa ra vào ngày 7 tháng 7.

Buổi họp do nhóm làm việc song phương chủ trì. Đây là nhóm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thiết lập vào ngày 31 tháng 5, 2017.

Theo thông cáo này, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Bộ ngoại giao và văn phòng chính phủ. Đại diện Hoa Kỳ có Bộ An ninh Nội địa và Bộ ngoại giao.

Trong Bản tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Hoa Kỳ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đã nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ lần cuối lấy cơ sở là Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân năm 2008.

Một năm sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông

0
Kính Hoà, RFA

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đã ra một phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc chống lại những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Phán quyết này được cho là rất bất lợi cho Trung Quốc vì phủ nhận những đòi hỏi về cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ chiếm 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương vạch ra.

Một năm qua phán quyết này được thực hiện và có tác dụng như thế nào?

Phán quyết không được đề cập đến trong 1 năm qua

Nội dung quan trọng của phán quyết PCA là các đảo đá nổi, hay chìm, mà không thể duy trì cuộc sống bình thường của một cộng đồng dân cư thì không thể có vùng nước rộng 200 hải lý xung quanh nó gọi là vùng đặc quyền kinh tế.

Các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông đều là các đảo thuộc loại này.

Do đó, đường hải giới tự tuyên bố của Trung Quốc, còn gọi là đường lưỡi bò lấn vào vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á không có giá trị.

Một trong các quốc gia được cho là có lợi nhất khi phán quyết này ra đời là Philippines, nước đã đưa Trung Quốc ra kiện tại tòa PCA vào năm 2013, vì theo PCA khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang chiếm đóng nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.

Nhưng chỉ trước khi phán quyết ra đời chưa đầy hai tuần, cuối tháng sáu năm 2016 một Tổng thống mới của Philippines lên cầm quyền là ông Rodrigo Duterte. Ông này đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, và hầu như không hề lấy phán quyết PCA ra để nói chuyện với Bắc Kinh.

Nói chuyện với chúng tôi vào tháng 5 năm 2017, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới của chính phủ Việt Nam cho rằng lý do để Philippines không đưa phán quyết PCA ra là vì tòa trọng tài này không có cơ chế để chế tài các nước có liên quan phải thực hiện phán quyết, nếu có đưa phán quyết ra Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đi nữa thì Trung Quốc cũng sẽ phủ quyết với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an. Ông nói tiếp:

Trung Quốc thì đương nhiên trước đây họ đã chống thì nay họ cũng gạt nó ra. – Thạc sĩ Hoàng Việt

“Trước tình cảnh đó thì họ tính toán. Nếu như cứ tiếp tục nói mãi, đưa mai chuyện này nhưng thực tế lại không thi hành được, thì càng làm cho tình hình thêm căng thẳng, bức xúc từ phía Trung Quốc, gây ra những bất ổn. Vậy nên cứ để phán quyết ở đó. Sau này khi có những diễn đàn pháp lý thì người ta đưa ra cho cuộc đấu tranh pháp lý có hiệu quả hơn. Chứ còn cứ tiếp tục khai thác điều này thì nó chẳng có ích. Sở dĩ Philippines người ta làm như vậy thì tôi cho rằng đây là một cách khôn khéo của người ta trong việc phát huy hiệu quả của phán quyết này.”

Vào tháng ba năm 2017, nhóm làm việc ASEAN và Trung Quốc đưa ra được dự thảo khung cho Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông- CoC. Theo quan sát của Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu biển Đông sống tại Sài Gòn thì trong bản dự thảo lần này do Trung Quốc đưa ra không đề cập đến phán quyết PCA.

Nói cho cùng phán quyết này đã tồn tại rồi. Các quốc gia ASEAN cũng muốn sử dụng phán quyết đo có lợi cho mình. Còn Trung Quốc thì đương nhiên trước đây họ đã chống thì nay họ cũng gạt nó ra.”

Ông Hoàng Việt cho rằng việc không đưa phán quyết PCA vào như vậy là một nhượng bộ của các quốc gia ASEAN bất lợi cho chính họ.

Trung Quốc ngay từ đầu đã phủ nhận tính cách pháp lý của Tòa PCA trong vấn đề biển Đông, và thậm chí đã ra một sách trắng để bác bỏ phán quyết PCA.

Về phía Việt Nam, ngay sau khi phán quyết PCA ra đời, ngày 12 tháng 7 năm 2016, Việt Nam đã hoan nghênh phán quyết này, nhưng theo một nhà nghiên cứu biển Đông khác tại Sài Gòn là ông Đinh Kim Phúc, Việt Nam lại chưa chính thức công nhận phán quyết PCA. Và trong một năm qua, trong những tuyên bố có liên quan đến tranh chấp tại biển Đông Việt Nam cũng không đề cập đến phán quyết PCA, mặc dù luôn tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa.

Phán quyết PCA chưa có gí trị thực tiễn nhưng vẫn mang tính pháp lý

Ngày 5 tháng tư năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức một buổi tọa đàm về tác dụng của phán quyết PCA sau 1 năm ra đời.

Trong buổi hội đàm đó, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Việt Nam cho rằng vì không có cơ chế chế tài nên một năm qua phán quyết PCA không có nhiều tác dụng thực tiễn.

Nói về sự thiếu vắng cơ chế chế tài của phán quyết PCA, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương nói với chúng tôi vào năm 2016, vài ngày sau khi phán quyết ra đời:

“Tuy phán quyết là của tòa không có cơ chế chế tài, nhưng nó có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. Theo luật quốc tế thì khi phán quyết này được đưa ra nó đã trở thành một án lệ, nó chính là luật quốc tế. Điều này không thay đổi được nữa. Đằng sau phán quyết là luật quốc tế. Đằng sau luật quốc tế là những nước sẽ làm gì đó để bảo vệ luật quốc tế. Bây giờ nhìn vào thì có rất nhiều nước hưởng lợi từ phán quyết. Rất nhiều nước có lợi ích song trùng với quyết định của tòa. Chính những nước đo sớm muộn cũng tìm cách gìn giữ phán quyết này.”

Một trong những quốc gia có lợi đó theo ông là Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực tự do hàng hải.

Tuy phán quyết là của tòa không có cơ chế chế tài, nhưng nó có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. – TS. Vũ Hồng Lâm

Trong buổi hội thảo tại Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Phạm Ngọc Minh Trang, là nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học này, cũng nhấn mạnh rằng phán quyết PCA có những tác động tích cực mang tính pháp lý không những đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với các quốc gia bên ngoài khu vực Đông Nam Á.

Trên thực tế là trong năm 2016, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra trên biển Đông đi sát các đảo nhân tạo cũng như các đảo đá mà Trung Quốc đang chiếm giữ trên Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.

Tuy nhiên đầu năm 2017 nước Mỹ có một chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump. Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, chính sách Châu Á- Thái Bình Dương của Tổng thống Trump vẫn còn là ẩn số, và điều này thúc đẩy hình ảnh lu mờ của phán quyết PCA trong năm vừa qua.

Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng chính phủ mới của Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến vùng Đông Nam Á nữa.

Nhưng Tiến sĩ Trần Công Trục lại cho rằng sau một thời gian cầm quyền, chính phủ Mỹ của Tổng thống Trump vẫn duy trì chính sách hướng về Châu Á của chính quyền trước mặc dù không gọi tên đó là xoay trục sang châu Á như trước.

Ngày 2 tháng 7 năm 2017, Mỹ tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải khi cho chiến hạm USS Stethem đi qua vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng.

Ngày 7 tháng 7 năm 2017, Mỹ lại cho máy bay ném bom bay ngang vùng trời Biển Đông.

Trước đó vào những ngày cuối tháng sáu năm 2017, nhiều nguồn tin khác nhau cho biết là căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng khi Việt Nam cho tiến hành thăm dò dầu hỏa tại khu vực bãi Tư Chính phía Nam biển Đông.

Khu vực này nằm trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền.

Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm nhận xét về sự phù hợp với phán quyết PCA trong quan niệm hiện nay của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế:

Những năm gần đây chính phủ Việt Nam cũng nghiên cứu nhiều về luật quốc tế, điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp với luật quốc tế. Cho nên cho đến gần đây quan điểm của Việt Nam là các đảo nhỏ ở Hoàng Sa và Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền, đó chính là cái quan điểm của Việt Nam khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào năm 2014 vào vùng biển Việt Nam. Trung Quốc nói vùng đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa, nhưng Việt Nam nói nó là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hoàng Sa không có vùng đặc quyền kinh tế cho dù là thuộc nước nào.”

Cho đến nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều không chính thức xác nhận có sự căng thẳng ở khu vực bãi Tư Chính vào cuối tháng sáu năm 2017. Nhưng theo nhiều nhà quan sát trong ngoài nước, thì Việt Nam đã mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định chủ quyền của mình chống lại Trung Quốc, và những khẳng định này phù hợp với phán quyết PCA hồi năm 2016.

Ông Lưu sắp mất, nhưng chế độ độc tài Trung cộng sẽ bị nguyền rủa mãi mãi!

Bổn Đình Nguyễn

Ông Lưu sắp mất, nhưng chế độ độc tài Trung cộng sẽ bị nguyền rủa mãi mãi!

Đây là hình ảnh ông Lưu Hiểu Ba (trái) và vợ, Lưu Hà tại một bệnh viện không xác địnhđược ở Thẩm Dương, Trung Quốc, hôm 6/7/2017.

Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, từng là Chủ tịch của Trung tâm Văn Bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003, được giải Nobel Hòa bình 2010 khi đang ở tù.

Lưu Hiểu Ba là một trí thức lớn, ông là tiến sĩ, giảng viên tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, và thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ngoài Trung Quốc, bao gồm Đại học Columbia, Đại học Oslo và Đại học Hawaii.

Năm 1989, ông Lưu đang thỉnh giảng tại Hoa Kỳ thì ở Trung Quốc diễn ra cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn. Ông đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào. Từ đó, ông bị nhà cầm quyền Trung cộng xem như một trong “bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn”.

Ông Lưu đang bị ung thư gan giai đoạn cuối, sau khi ông bị kêu án 11 năm với cáo buộc ‘kích động lật đổ chính quyền’ dù kiến nghị ‘Hiến chương 08’ kêu gọi Bắc Kinh thực hiện cải tổ chính trị của ông là ôn hòa.

Dù bà Lưu Hà muốn chồng được qua Mỹ hay phương Tây điều trị, có vẻ như Trung cộng đã không đồng ý.

Danh xưng trí thức rất xứng đáng với con người này!

Quầy sách cổ, sách cũ: nét chấm phá dọc bờ sông Seine

0
RFI
Quầy sách cổ, sách cũ: nét chấm phá dọc bờ sông Seine

Các hiệu sách cũ dọc bờ sông Seine, gần nhà thờ Đức Bà Paris.RFI

Du khách đến với Kinh Đô Ánh Sáng, khi đi dạo dọc bờ sông Seine, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của những cây cầu như Pont Neuf, Alexandre Đệ Tam, các công trình kiến trúc – lịch sử danh tiếng như Nhà Thờ Đức Bà Notre Dame de Paris, tháp Eiffel …, chắc hẳn không thể làm ngơ trước 250 quầy sách nhỏ, màu xanh lá cây thẫm bày bán vô vàn cuốn sách cổ, tạp chí, bản đồ, bưu thiếp, áp phích quảng cáo phim ảnh, tem thư cổ, quý hiếm hay đơn giản chỉ là những cuốn sách cũ …

Những quầy sách cũ dọc bờ sông Seine còn được người dân Paris gọi bằng một cái tên khác là « các tiệm sách sông Seine ». Nhìn thì có vẻ đơn giản, khiêm nhường, nhưng các « tiệm sách sông Seine » nhỏ nhắn đó, cùng với quần thể dọc bờ sông Seine, đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới vào năm 1991.

250 quầy sách cũ nằm dọc 3km kè sông Seine, với khoảng 1.000 thùng sách và số sách được bày bán lên tới khoảng 500.000 cuốn. Đây được coi là khu hiệu sách ngoài trời lớn nhất trên toàn thế giới. Ở tả ngạn, các quầy sách cũ tập trung từ kè Tournel tới kè Voltaire. Ở hữu ngạn sông Seine, các quầy sách lại nằm rải rác từ cầu Marie tới kè Louvre. Về lịch sử, các quầy sách cũ xuất hiện cách đây khoảng 400 năm, vào đầu thế kỷ 17, dưới thời trị vì của vua Henri IV.

Ông Françis Robert là chủ một quầy sách cũ ở tả ngạn sông Seine, đối diện quảng trường Saint-Michel, gần nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris, đồng thời là thành viên ban đại diện các « hiệu sách sông Seine ». Ông có thâm niên bán sách cũ ở đây được 38 năm, từ năm 1979. Ông bắt đầu biết đến các quầy sách cũ dọc bờ sông Seine khi 15 tuổi. Giờ ông Françis Robert đã 63 tuổi. Có nhiều chủ quầy sách mà ông biết từ khi ông mới 15 tuổi. Gần 50 năm đã trôi qua, họ vẫn còn bán sách ở đây. Khi chuyện trò với RFI Việt ngữ, ông Françis Robert đã giới thiệu với chúng tôi như sau :

« Các quầy sách cũ đầu tiên xuất hiện trên cầu Pont Neuf (Cầu Mới), phía đằng kia kìa. Pont Neuf là cây cầu đầu tiên ở Paris không có nhà ở hai bên thành cầu. Khi đó, có những người đeo hộp đựng sách sau lưng đi bán dạo trên cầu Pont Neuf. Có khoảng 10 người. Họ được cấp giấy phép bán sách dạo trên cầu. Về sau, số người bán sách dạo tăng lên. Không có đủ chỗ trên cầu nên họ bày bán sách ở đầu cầu, phía tả ngạn sông Seine vì tả ngạn sông Seine là khu vực có nhiều trí thức, trường học, hiệu in, nhà xuất bản và nhiều hiệu sách. Và như thế, các quầy sách cũ bắt đầu có từ đoạn đầu cầu Pont Neuf, xuôi về tả ngạn sông Seine. Ở phía hữu ngạn sông Seine khi đó không có ai bán sách cả. Tôi không nói là người dân ở hữu ngạn sông Seine không có học thức, nhưng khi đó, người ta không bán sách ở hữu ngạn sông Seine. » 

Trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, những người bán sách cũ đã nhiều lần bị cấm rồi lại được cho phép bán hàng trở lại. Phải tới thời Cách Mạng Tư Sản Pháp thì các quầy sách cũ mới phát triển. Năm 1789, từ bouquiniste – « người bán sách cũ » được đưa vào từ điển của Viện Hàn Lâm Pháp. Tới thời Napoléon Đệ Tam, những người kinh doanh sách cũ mới chính thức được cấp giấy phép hành nghề. Và vào năm 1859, thành phố Paris quy hoạch hai bên kè sông Seine. Những người sách cũ có chỗ ngồi cố định dọc kè. Trong những năm nổ ra Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 2, một số quầy sách cũ đã trở thành hòm thư liên lạc bí mật phục vụ quân Đồng Minh.

Đam mê và tri thức

Đối với đa phần chủ quầy sách cũ, đây là nghề « cha truyền, con nối ». Họ coi đó là truyền thống của gia đình. Nhiều người học nghề từ ông bà, cha mẹ. Có những gia đình cả ba thế hệ – ông bà, cha mẹ và con cái đều cùng bán sách cũ ở bờ sông Seine. Họ sinh ra và lớn lên cùng những quyển sách cổ, cũ rồi theo nghề bán sách cũ. Một số khác có vợ, chồng hoặc bạn bè bán sách cũ, rồi dần dần họ đam mê công việc này. Hiếm có người tình cờ, hay vì chẳng có việc gì làm mà đi bán sách cũ ! Đặc biệt nhất là gia đình cụ bà Hélène Gérard với 6 thành viên thuộc 4 thế hệ sở hữu mỗi người một quầy sách riêng dọc sông Seine. Bà Hélène Gérard bán sách tới năm 2011. Ở tuổi 93, bà là người cao tuổi nhất trong số các chủ quầy sách cũ. Khi đó, cô cháu gái Charlotte Greppo gọi bà Hélène Gérard là cụ mới 21 tuổi và là thành viên trẻ tuổi nhất trong số 250 người bán sách cũ dọc bờ sông Seine.

Làm thế nào để sở hữu một « tiệm sách sông Seine » ? Ông Francis Robert giải thích : « Để có quầy sách ở đây, cần đăng ký với tòa thị chính Paris. Có 1 cơ quan chuyên phụ trách việc này. Có 1 ủy ban xét duyệt, không phải năm nào cũng có, có khi phải 2 -3 năm mới có một lần. Ủy ban này sẽ xét hồ sơ ủa các ứng viên. Ủy ban có 3 thành viên là chủ quầy sách, 3 đại diện của thành phố Paris và 3 đại diện cho giới kinh doanh sách. Các ứng viên không cần điều kiện đặc biệt gì, nhưng đương nhiên họ phải am hiểu và đam mê sách. Thường thì họ có nhiều hiểu biết về sách và có bộ sưu tập sách rất đồ sộ. Đôi khi đó là những người đã từng là chủ hiệu sách trên phố nhưng bị phá sản và họ muốn có một quầy sách thế này. … Nói chung, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có tri thức ».

Am hiểu văn chương, đam mê sách, một số chủ quầy sách cũ còn là nhà văn, chẳng hạn chị em bà Laurence và Liliane Korb đã xuất bản 4 tiểu thuyết trinh thám dưới bút danh Claude Izner. Người ta có thể tìm thấy đủ loại sách dọc bờ sông Seine. Một số quầy sách chuyên về truyện tranh, một số khác lại bán chủ yếu sách lịch sử hay tiểu thuyết văn học …

Một hiệu sách cũ dọc bờ sông Seine, Paris.RFI

Sách hay quà lưu niệm ?

Những người bán sách cũ ven sông Seine không phải nộp thuế kinh doanh, cũng không phải trả tiền thuê mặt bằng cho thành phố Paris, nhưng họ phải tuân thủ những quy định chặt chẽ mà chính quyền thành phố đề ra, từ kích thước thùng sách cho tới số ngày bán sách trong tuần. Theo quy định có từ năm 1993, mỗi quầy sách trải dài tối đa 8,6m, gồm tối đa 4 thùng sách. Mỗi thùng sách dài 2m, rộng 75cm, mặt sau hộp sách, phía sát sông Seine cao 60cm, mặt trước thùng sách cao 35cm. Tất cả các thùng sách đều bằng kim loại, sơn màu xanh lá cây thẫm. Mỗi tuần, các quầy sách phải mở cửa ít nhất 4 ngày/tuần, trừ những ngày mưa, tuyết hay gió bão.

Tới năm 2009, trước tình trạng các quầy sách bán quá nhiều đồ lưu niệm, đặc biệt ở hữu ngạn sông Seine hay khu trung tâm du lịch gần nhà thờ Đức Bà Notre Dame de Paris, tòa thị chính Paris lo ngại các quầy sách không còn đúng nghĩa là quầy sách như trước đây nên đã ra quy định theo đó mỗi quầy sách chỉ được bày bán tối đa 1 hộp đồ lưu niệm. Một quan chức phụ trách các quầy sách cũ ven sông Seine giải thích nếu muốn bán đồ lưu niệm thì họ phải đăng ký mở cửa hàng chuyên bán đồ lưu niệm, điều đó có nghĩa là họ phải nộp thuế kinh doanh chứ không được miễn thuế kinh doanh như những người bán sách cũ. Và chính quyền Paris tỏ ra rất cứng rắn, nhất là từ sau năm 2010 vì vào năm đó, chỉ có 22 quầy sách mới mà có tận hơn 100 ứng viên nộp hồ sơ. Chính quyền tin tưởng rằng họ sẽ tìm được những người thực sự chỉ muốn kinh doanh sách cũ.

Ông Francis Robert cho biết trước đây ông chuyên bán truyện tranh, nhưng từ vài năm nay, do ảnh hưởng của Internet, công việc kinh doanh sách của ông gặp nhiều khó khăn vì khách hàng có nhiều cách mua sách, truyện khác nhau. Vì thế, ông phải bán thêm cả quà lưu niệm. Ông Francis Robert cho biết có hai loại khách hàng. Những khách mua sách lâu năm, họ là người dân Paris, hay là người dân ở tỉnh, nói tóm lại là người Pháp. Còn khách du lịch thì thường mua đồ lưu niệm. Rất ít khách du lịch nước ngoài tới Pháp để mua sách bằng tiếng Pháp. Một số chủ quầy sách cũng cùng ý kiến với ông Francis Robert. Họ cho rằng chỉ bán sách thì không đủ sống.

Nhưng việc một số quầy sách cũ bán nhiều đồ lưu niệm không chỉ vấp phải sự phản đối của chính quyền Paris, mà còn bị chính một số chủ quầy sách, nhất là những người bán sách ở tả ngạn sông Seine phản đối. Ông Alain, người có thâm niên bán sách cũ từ 30 năm và chỉ trung thành với các cuốn sách, giải thích : « Chất lượng của một quầy sách cũ nằm ở sự lựa chọn sách của chủ quầy và sự am hiểu các tác phẩm mà họ bày bán. Một số quầy sách bán những cuốn sách có giá 20 xu, chỉ để cho có bán mà thôi. Họ bán đủ thứ khác nữa. Có nghĩa là họ đã chuyển sang làm nghề khác mất rồi ». Ông Alain cũng khẳng định : « Nếu bán sách mà không có lãi thì chúng tôi đã không còn ngồi bán ở đây nữa ! ». Ông Alain say mê với công việc tới mức không mấy khi đi nghỉ. Ông thích vừa ngồi đọc sách, vừa trông quầy hàng hơn là đi nghỉ, kể cả vào mùa hè.

Từ một, hai năm nay, du lịch mất mùa cũng khiến các quầy sách cũ thất thu. Sau khi xảy ra khủng bố ở Paris, theo ông Francis Robert, số sách cũng như đồ lưu niệm bán được đều đã giảm 50%. Nhưng nhiều người tin rằng với những con người hiểu biết, đam mê, gắn bó với những cuốn sách cổ, sách cũ như gia đình cụ bà Hélène Gérard, ông Alain và ông Francis Robert, những quầy sách cũ dọc kè sông Seine sẽ mãi còn đó, để « Paris vẫn mãi là Paris » ! Và hy vọng những người bán sách cũ dọc bờ sông Seine vẫn mãi là « những người bán tri thức, tâm hồn và niềm hạnh phúc » như thi sĩ danh tiếng Anatole France từng viết.


Cùng chủ đề

  • TẠP CHÍ XÃ HỘI

    Grand Paris Express – dự án métro ngoại hạng của vùng Paris

    Để biết thêm

  • TẠP CHÍ VĂN HÓA

    Champs-Elysées : Từ « bãi sình lầy » tới « đại lộ đẹp nhất thế giới »

    Để biết thêm

  • TẠP CHÍ VĂN HÓA

    Dưới bóng những cây cầu cổ kính, lộng lẫy của Paris

    Để biết thêm

  • TẠP CHÍ VĂN HÓA

    Chuyện “Métro” Paris

    Để biết thêm

  • TẠP CHÍ VĂN HÓA

    “Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du

    Để biết thêm

  • TẠP CHÍ VĂN HÓA

    Trung tâm văn hóa Pompidou – Paris : « Sai lầm thế kỷ » và biểu tượng văn hóa

    Để biết thêm

Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống : đỗ trung quân .

13

Trung Quan Do

Xin nói ngay , với tôi thoạt đầu chỉ là câu chuyện hài hước.chuyện nhầm lẫn tên một tác giả ai cũng có thể như tôi thỉnh thoảng vẫn nhầm Xuân Diệu với… Xuân Quỳnh, do trí nhớ, tuổi tác…ai cũng có thể. Trường hợp này nếu là học sinh đi thi văn thì : rớt ! nếu là ông già thì là alzhaimer .chuyện bình thường!
Nhưng với một nguyên thủ mang chuông ra xứ người lại là câu chuyện khác. Ai cũng biết mọi diễn từ của các nguyên thủ đều được chuẩn bị , chấp bút của một trợ lý văn hoá nếu đó là vấn đề văn hoá. Câu chuyện liên quan đến tôi không dưới 3 lần, đủ để nhắc trong note vui vẻ này
– Có 3 tổng thống Pháp từng ghé thăm Việt Nam. Trong ấy vị tổng thống thứ 2 Jacques chirac 1997 từng ghé qua Sài Gòn và trong diễn từ của ông tại uỷ ban NDTP ông có nhắc tới một bài thơ của một tác giả đang sống ở Sài Gòn – chắc chắn ông có một chấp bút văn hoá chí ít không sai tác phẩm và tác giả. Chuyện cũng chẳng to tát gì , nó chỉ là ngoại giao
– Năm 2007 – chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Hoa Kỳ . nói chuyện với 1000 kiều bào ông cũng nhắc tới một tác phẩm trừ nói tên tác giả. Thế cũng chả sao , tác giả cũng chẳng vì thế mà mất đi cái tên của mình bởi ai cũng biết tên tác giả bài thơ
Và lần này 2017 TT Nguyễn Xuân Phúc cũng lại trò chuyện với kiều bào tại nước ngoài. Ông đọc bài thơ ấy và gán nó cho một tác giả khác. Câu chuyện thành vấn đề ở đây
1- Nếu trợ lý văn hoá của ông không biết đấy là tác phẩm của một tác giả vẫn đang còn sống thì đấy là một trợ lý kém về văn hoá hoặc…không đến lớp. bài thơ nằm trong sách giáo khoa lớp ba từ gần 30 năm nay [ dù vẫn in sai ] để TT gây cười thầm trước công chúng trong và ngoài nước. trợ lý văn hoá ấy nên cho làm việc khác phù hợp với trình độ.
2- Nếu “ trợ lý văn hoá “ biết tác giả nhưng vẫn cố tình gán ghép cho tác giả khác thì thưa thủ tướng ! diễn từ ấy vô hình trung đã đẩy tác giả còn sống là tôi vào tình thế “ đạo thơ “ tiếng dân gian gọi là “ ăn cắp “ thơ người khác . đây sẽ là câu chuyện khác : danh dự và nhân cách một người cầm bút.
Tôi tin chắc hệ thống truyền thông , báo chí , văn học của việt nam 30 năm qua đều thừa biết tác giả của bài thơ ấy. bài thơ xuất hiện trong tác phẩm phổ thơ có tên “ Quê Hương “[ tựa chính của thơ là bài học đầu cho con ] từ 1986. Nếu tác giả ấy ăn cắp thơ ông thì chính ông Giang Nam đã lên tiếng tố cáo ngay khi nó xuất hiện rằng không thấy tên ông phần lời thơ.

Truyền hình, truyền thông biết rõ điều ấy từ 30 năm nay nhưng vẫn đưa phát biểu không đúng của ông như thế – vẫn không đính chính tác giả của bài thơ ông trích dẫn. tôi nghĩ sự thiệt thòi nặng nề thuộc về thủ tướng thưa ông !
Những minh xác này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là “ hám danh “ của tác giả. Tác giả đã ở tuổi chờ trời kêu là dạ ! con đường đi giờ là con đường mây trắng. nhưng nếu cứ mãi “ thôi kệ !” mãi, e rằng nhiều người sẽ dần tin tác giả của nó là kẻ “ ăn cắp – đạo thơ “vốn đang đầy rẫy trong nền văn nghệ này.
Câu chuyện sẽ là hài hước nếu thực sự nhầm lẫn [ như tôi đã viết ở trên ]
Câu chuyện sẽ là bôi nhọ danh dự nếu không phải nhầm lẫn
Thưa Thủ Tướng !
Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống : đỗ trung quân .

Tin tặc Nga bị nghi tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Mỹ

0
RFI
Ảnh minh họa : Nhà máy điện nguyên tử Clinton, bang Illinois.wikimedias commons

Trong lúc tại hội nghị G20 ở Đức, hai ông Donald Trump và Vladimir Putin nêu ra khả năng tin tặc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, thì một vụ tấn công tin học khác lại nổi lên tại Hoa Kỳ. Lần này là hơn một chục nhà máy điện bị xâm nhập, theo báo cáo của FBI và bộ An ninh Nội địa, được New York Times tiết lộ hôm 06/07/2017. Tuy tin tặc không thể kiểm soát được cơ sở hạ tầng, nhưng có ít nhất một nhà máy điện nguyên tử bị nhắm đến, và những chỉ dấu đầu tiên lại cho thấy là từ Nga.

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

« Đánh cắp bí mật quốc phòng ? Làm rối loạn việc sản xuất điện, hay để chứng tỏ khả năng xâm nhập ? Hiện giờ chưa thể biết được mục tiêu của tin tặc, nhưng đụng chạm đến nguyên tử là vô cùng nhạy cảm. Cho dù bộ Năng Lượng hôm qua muốn trấn an, nhưng bản báo cáo mật của cơ quan an ninh Mỹ nêu chi tiết nhiều vụ xâm nhập trong hai tháng qua.

Trường hợp cần đặc biệt chú ý là công ty quản lý nhà máy điện nguyên tử Wolf Creek ở tiểu bang Kansas. Các máy tính của một số nhân viên tại đây đã bị « viếng thăm », nhưng ban giám đốc hôm qua khẳng định rằng hệ thống kiểm soát không bị đụng chạm đến. Không có gì đáng ngại về mặt an ninh, vì các mạng lưới tách biệt lẫn nhau và các thiết bị nguyên tử không hề kết nối với bên ngoài. Nhà máy này được thành lập từ năm 1985, được cho là còn có thể hoạt động gần 30 năm nữa.

Từ năm ngoái, các cơ quan tình báo Mỹ đã tố cáo các tin tặc Nga can thiệp vào chính trường Mỹ. Nay lại một lần nữa một cường quốc nước ngoài đứng sau các vụ tấn công tin học vào các nhà máy điện. Tuy các máy chủ sử dụng đặt ở Ý, Đức, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng theo nhiều nguồn tin thông thạo, chính Matxcơva mới là nghi can hàng đầu ».

Bắc Triều Tiên phát triển mạng thông tin nội bộ để làm gì ?

0
TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT

Bắc Triều Tiên đang nỗ lực phát triển các sản phẩm kết nối, mạng thông tin nội bộ và các website riêng. Bằng chứng là Bình Nhưỡng vừa cho ra lò một máy tính bảng được đặt tên là « iPad ». Máy tính bảng này lại được nhái theo sản phẩm cùng tên được bảo hộ của tập đoàn khổng lồ Apple.

Tuy « iPad » của Bắc Triều Tiên bị chế giễu nhiều trên Internet, nhưng sự việc cho thấy đang có những biến đổi đáng quan tâm tại một quốc gia được coi là khép kín nhất thế giới. Thông tín viên Frederic Ojardias tại Seoul giải thích thêm :

« Trước tiên, từ vài năm qua, Bắc Triều Tiên đã sản xuất nhiều máy tính bảng, điện thoại thông minh. Nhưng trên thực tế, Bắc Triều Tiên chỉ lắp ráp. Các linh kiện điện tử được nhập từ Trung Quốc.

Chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục cấm hoàn toàn người dân truy cập Internet nhưng lại phát triển mạng thông tin nội bộ : đó là một hệ thống cục bộ, khép kín và cô lập với phần còn lại của thế giới. Trên mạng nội bộ này, cũng có những website bán hàng trực tuyến, như « Manmulsang », một dạng Amazon Bắc Triều Tiên. Cũng có một website xem phim trực tuyến, một kiểu Netflix Bắc Triều Tiên…

Bên cạnh đó, có rất nhiều ứng dụng cho điện thoại thông minh, như ứng dụng tập thể hình, ứng dụng cho nông nghiệp… Hiện nay, ba triệu người Bắc Triều Tiên, tương đương 10% dân số nước này, có điện thoại di động. Một số người cho rằng, con số này là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện một tầng lớp trung lưu kiểu Bắc Triều Tiên. »

Quả thật những năm gần đây nền kinh tế Bắc Triều Tiên có những thay đổi sâu sắc, gần như phát triển theo kiểu tư bản chủ nghĩa : nhiều chợ hơn, có website mua hàng trên mạng theo kiểu « Amazon » của Bắc Triều Tiên, hay như có các hệ thống thanh toán qua mạng, cho dù đến lúc này, không rõ người dân Bắc Triều Tiên sử dụng đến mức độ nào.

Nhưng ông Chad O’Caroll, phụ trách NK News, một website thông tin chuyên về Bắc Triều Tiên, trong một hội thảo mang chủ đề « Hiện đại hóa trực tuyến », được tổ chức ngày 14/06/2017 tại Seoul, lưu ý là chế độ Bình Nhưỡng tuy có tìm cách phát triển kinh tế, nhưng không nên xem đấy là một hình thức mở cửa, tự do chính trị.

Frederic Ojardias giải thích tiếp : « Bản thân ChadO’Caroll cũng cho rằng khi phát triển các mạng kết nối, chính quyền Bắc Triều Tiên có thể theo dõi tốt hơn người dân. Đặc biệt là những tầng lớp sung túc nhất, đó là những người có điều kiện để sử dụng các công nghệ thông tin này.

Việc phát triển mạng nội bộ cũng giúp tăng cường hoạt động tuyên truyền và đưa ra hình ảnh một đất nước hiện đại, phát triển. Về mục tiêu này, phải thừa nhận Bình Nhưỡng đã có những thành công nhất định, bởi vì người dân Bắc Triều Tiên dường như rất ưa thích các đồ vật kết nối này.

Thế nhưng, sự phát triển mạng nội bộ của Bắc Triều Tiên cũng có những giới hạn : an ninh là ưu tiên tuyệt đối của chính quyền. Bình Nhưỡng muốn chắc chắn là các công nghệ tin học này không cho phép người dân tự do thảo luận và tự tổ chức liên kết với nhau nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. »

Trump : Tường chắn nhập cư có gắn tấm pin năng lượng mặt trời

Tổng thống Donald Trump luôn làm thế giới giật mình hoặc là vì những dòng tweet, hoặc là những phát ngôn bất ngờ, không lường trước được. Luôn ám ảnh với ý tưởng xây tường chống nhập cư trái phép, dài gần 3200km, phân chia ranh giới Hoa Kỳ và Mêhicô, tổng thống Mỹ vừa đưa ra một ý tưởng mới : tại sao không phủ tường bằng những tấm năng lượng mặt trời để có kinh phí xây tường ?

Chuyện tưởng như đùa, nhưng tổng thống Mỹ lại cho đấy là « một ý tưởng tuyệt vời » chưa từng có ai đề cập đến. Trước những người ủng hộ tại thành phố Cedar Rapids, bang Iowa, Donald Trump giải thích : « Vùng biên giới phía nam, nắng nóng rất nhiều… Chúng tôi nghĩ đến việc xây tường giống như là tường năng lượng mặt trời chẳng hạn. Bức tường này sẽ sản xuất ra điện năng, và như vậy chúng ta sẽ có tiền để đóng góp. Hãy nghĩ xem, tường càng cao, thì nó càng tạo ra nhiều giá trị ».

Quả là một công đôi chuyện. Lắp các tấm pin năng lượng mặt trời, không những ngăn chặn được nhập cư, mà còn có thể mang lại lợi nhuận. Nhưng nhiều tập đoàn Mỹ chuyên về năng lượng tái tạo nghi ngờ về tính khả thi.

Trang mạng Business Insider, được Euronews trích dẫn lại thẩm định ngoài tổng kinh phí rất lớn để xây tường ước tính dao động trong khoảng từ 10-40 tỷ đô la, còn phải tính thêm 1, 5 – 4 tỷ đô la cho dự án này.

Cũng theo các ước tính, nguồn năng lượng tạo ra từ bức tường chống nhập cư này có thể cung cấp điện cho khoảng 220.000 hộ gia đình, và có thể giúp các nhà khai thác thu về mỗi năm từ 100-400 triệu đô la. Nhưng không ai đoán được trong vòng bao lâu sẽ thu hồi được vốn, ít nhất là trước một thập niên.

Để cho dự án có lãi, các nhà khai thác và người tiêu dùng không được nằm quá xa nguồn cung cấp. Thế nhưng, điều kiện này khó có thể đáp ứng bởi một lý do hết sức đơn giản : biên giới phía nam Hoa Kỳ – Mêhicô trải dài gần 3.200 km, đi qua nhiều bang, thường là giữa vùng sa mạc, và như vậy các tấm năng lượng mặt trời sẽ bị phân tán.

« Nói thì dễ, làm thì khó ». Trước mắt làm thế nào để thuyết phục Quốc Hội Mỹ đã là một việc khó. Chưa nói là tổng thống Mêhicô cho đến lúc này vẫn kiên quyết từ chối tham gia đóng góp vào việc xây tường.

Nhật Bản : Tokyo tuyên chiến chống mùi hôi

Donald Trump ám ảnh về chuyện nhập cư, người Nhật Bản bịám ảnh về vấn đề vệ sinh. Họ rất kỵ các mùi hôi xông lên. Nhiều người trong số họ cho rằng nhiều nơi tại Tokyo có mùi không sạch, hôi hám. Vậy những mùi đó bốc lên từ đâu ? Thông tín viên Frédéric Charles tại Tokyo giải thích:

« Tất cả các tòa nhà ở Tokyo và có trời mà biết là ở một đô thị rộng lớn có tới 39 triệu dân, thì những tòa nhà nào không bốc ra những mùi hôi khó chịu. Nhưng đúng là tầng hầm một số tòa nhà có các bể chứa nước thải. Những bể này sinh ra khí sulfure, có mùi trứng thối, rất buồn nôn.

Núi lửa và các nguồn nước nóng cũng phát ra mùi hôi khó chịu này. Mà Nhật Bản thì có rất nhiều núi lửa. Hệ thống khướu giác của con người rất nhậy cảm, báo động cho cơ thể tránh hít phải một lượng lớn khí độc hại. Thế nhưng, thành phố Tokyo không cho biết làm thế nào để các bể chứa nước thải bớt bốc lên những mùi buồn nôn này. »

Trước những lời phàn nàn này, nhiều khu phố đã thành lập các nhóm tuần tra chuyên trách phát hiện các mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, còn có những dịch vụ chuyên cung cấp các mùi thơm cho các tòa nhà.

« Một chi nhánh của NTT, tập đoàn viễn thông khổng lồ, đã lập trên internet một website, « cổng thông tin về mùi hôi ». Tại đây, bạn có thể lựa chọn một thế giới hương thơm mà bạn muốn tạo ra ở nhà bạn. Bạn có thể điều khiển từ xa, nhờ vào một máy tính được gắn một thiết bị đặc biệt chứa các loại tinh dầu thơm.

Nhờ vậy, sáng ngủ dậy, bạn có thể hít thở những mùi thơm của một khu vườn tràn ngập hoa. Rồi mùi bưởi, mùi các loại hoa trước khi bước vào một ngày mới. Cũng có những mùi thơm giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.

Dịch vụ này dành cho những khu nhà riêng và những doanh nghiệp muốn tạo ra bầu không khí kích thích khướu giác. Đương nhiên, cách thức này không thể áp dụng cho những tòa nhà phát thải ra các mùi hôi, mùi trứng thối. »

Với mối ám ảnh về sạch sẽ, cần phải xua đuổi các mùi hôi, thì thị trường sản phẩm khử trùng cũng phát triển mạnh theo.

« Đủ loại sản phẩm, như bít tất khử mùi hôi, bút khử trùng. Thậm chí cách nay một chục năm, một công ty tân dược đã tung ra thị trường một loại thuốc khử mùi hôi của phân. Ban đầu, thuốc này được bào chế để cho các y tá dùng khi chăm sóc người già cả không làm chủ được vấn đề tiểu tiện. Rồi sau đó, giới trẻ Nhật rất chuộng dùng vì không chịu được các mùi cơ thể. »

Sữa quá hạn : Một nguồn nguyên liệu « sạch » cho dệt may

Rũ bỏ các mùi hôi thối tại Tokyo, tạp chí Thế Giới Đó Đây mời quý vị cùng đến Đức, khoác thử lên người chiếc áo mà sợi vải được dệt từ sữa quá hạn. Vậy làm thế nào chế tạo sợi vải từ sữa ?

Báo Le Figaro (ngày 24/06/2017) cho biết đây chính là ý tưởng của cô Anke Domaske, một nhà vi sinh học và cũng là nhà tạo mẫu thời trang người Đức.  Cô Domaske nảy sinh ý tưởng này vào năm 2009, lúc được 26 tuổi, thời điểm cha dượng của cô bị phát hiện mắc bệnh bạch cầu. Ông bị dị ứng với tất cả các loại vải sợi, do các thành phần hóa chất tích tụ trên quần áo.

Từ đó cô và một vài người bạn đã quyết tâm nghiên cứu một kỹ thuật có từ những năm 1930, để tạo sợi vải từ chất cazein, một loại đạm có trong sữa. Qua thử nghiệm hơn 3 ngàn công thức, cuối cùng cô Domaske cùng với các cộng sự đã tìm ra được một loại sợi làm từ sữa mà không bị tan trong nước và đã được công nhận bằng sáng chế.

Hiện hãng QMilk của cô có hợp tác với khoảng 20 nhà nuôi bò sữa và mua đến một tấn sữa mỗi năm với mức giá 4 xu/ lít. Sợi vải của QMilk không những mịn màng, mà còn chống lại các loại vi khuẩn hiệu quả, dễ phân hủy dưới các tác nhân sinh học, và có thể giặt bằng máy.

Phương pháp kéo sợi này của Domeske còn giúp tránh lãng phí sữa. Mỗi năm tại Đức, do các chuẩn mực về an toàn thực phẩm, các nhà sản xuất vứt đi gần 2 triệu tấn sữa mỗi năm, đủ để làm đầy 770 bể bơi thế vận hội.

Oanh tạc cơ Mỹ B-1B đến tập trận bắn đạn thật trên bán đảo Triều Tiên

6
RFI

Hai hôm sau khi bay tập huấn cùng Không Quân Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, và tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng không ngang Biển Đông, ngày 08/07/2017, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ lại được phái đến tập trận trên bán đảo Triều Tiên cùng với Không Quân Hàn Quốc. Mục tiêu răn đe Bắc Triều Tiên được cả hai đồng minh nêu bật.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, hai chiếc B-1B nói trên xuất phát từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam, đã bay đến bán đảo Triều Tiên, tham gia tập trận cùng với các phi cơ tiêm kích F-15 của Hàn Quốc và F-16 của Mỹ hiện diện tại chỗ, sau đó áp sát và bay dọc theo vùng biên giới Nam-Bắc Triều Tiên trước khi trở về căn cứ.

Điểm đáng chú ý là lần này hai oanh tạc cơ Mỹ đã phối hợp với các chiến đấu cơ Hàn Quốc và Hoa Kỳ, thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật tại vùng Gangwon ở Hàn Quốc, giả định một cuộc tấn công phá hủy một dàn phóng tên lửa và hệ thống chỉ huy ngầm dưới mặt đất.

Trong một bản thông cáo, quân đội Hàn Quốc khẳng định rằng cuộc tập trận có mục tiêu « đáp trả một cách đanh thép loạt bắn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên ».

Về phía Hoa Kỳ, thông điệp răn đe cũng rất rõ ràng. Theo hãng tin Mỹ AP, các giới chức quân sự Hoa Kỳ trong vùng đều cho rằng việc hai oanh tạc cơ B-1B đến tập trận trên bán đảo Triều Tiên thể hiện sự đoàn kết và sẵn sàng chiến đấu của ba đồng minh Mỹ-Hàn-Nhật, sẽ không ngần ngại dùng đến toàn bộ năng lực sát thương hùng hậu của không lực ba nước.

Không quân Nhật Bản không tham gia tập trận trên bán đảo Triều Tiên, nhưng đã cử hai phi cơ tiêm kích F-2 bay lên tháp tùng oanh tạc cơ chiến lược Mỹ trên đường về, và cùng bay ngang Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không mà cả Mỹ lẫn Nhật đều không công nhận.

Đây là lần thứ hai trong vòng 48 tiếng đồng hồ mà không quân Mỹ-Nhật « thách thức » Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Hôm 06/07 vừa qua, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ từ đảo Guam cũng cùng với Không Quân Nhật Bản tiến hành một cuộc tập huấn lần đầu tiên vào ban đêm ngay tại vùng Biển Hoa Đông, trước khi bay xuống tuần tra trên Biển Đông.

Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức diễn ra như thế nào?

1
Theo kế hoạch, sáng nay 7/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sẽ về huyện Mỹ Đức đề công bố dự thảo kết luận thanh tra đất ở xã Đồng Tâm.
Khu vực đất xảy ra tranh chấp tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức)

Vụ việc bắt nguồn từ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm nóng khi người dân ở đây cho rằng hàng chục ha đất được quyết định giao cho Tập đoàn Vietel thực hiện dự án là đất nông nghiệp của xã chứ không phải đất quốc phòng.

Ngày 30/3/2017: Liên quan đến những tranh chấp về đất đai ở Đồng Tâm, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”.

Ngày 15/4/2017: Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra. Trong đó có Đảng viên lão thành là cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi – một người được người dân Đồng Tâm rất kính trọng. Động thái này đã khiến bức xúc của nhân dân nơi đây lên đến đỉnh điểm.

Ngay sau đó, tình hình trở nên phức tạp hơn khi một số công dân xã Đồng Tâm tập trung đông người bao vây, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an, sau đó giữ họ tại Nhà văn hóa thôn Hoành. Tại đây, dân cử người canh giữ, nấu ăn và phục vụ vệ sinh cá nhân cho những người bị giam giữ.

Ngày 16/4-19/4/2017: Mọi lối ra vào trong thôn đều được bà con dựng chướng ngại vật. Bất cứ người lạ nào đều không lọt vào được trong làng nếu không có sự đồng ý. Trên các con đường, ô tô không thể lọt vào, chỉ có xe máy có thể lách qua đi lại.

Ngày 20/4/2017: VKSND TP Hà Nội ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Quyết định hủy bỏ tạm giam đối với ông Lê Đình Kình, Lê Đình Ba, Lê Đình Công được Viện Phó VKSND TP Hà Nội Nguyễn Văn Dũng ký.

Chiều 20/4/2017: Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức để đối thoại với bà con. Theo đó, Hà Nội gửi giấy mời đại diện bà con xã Đồng Tâm lên trụ sở huyện Mỹ Đức đối thoại, tuy nhiên, đại diện người dân không tới mà mong muốn người đứng đầu TP về tận xã Đồng Tâm.

Sau nhiều giờ chờ đợi mà người dân không đến, ông Nguyễn Đức Chung làm việc với lãnh đạo huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm và cho biết đã quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng cũng như quá trình xử lý liên quan đất đai ở khu vực sân bay Hiếu Môn, trong đó có phần đất mà bà con đang kiến nghị với thời gian thanh tra là 45 ngày.

Ngày 21/4/2017: người dân đã thả Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức. Đại diện người dân cũng lên tiếng thừa nhận việc giữ người trái phép là vi phạm pháp luật, nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ về việc này, cũng như mong được khoan hồng, bởi họ cho rằng cái sai của người dân bắt nguồn từ những cái sai trước đó của chính quyền.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trực tiếp gọi nhiều cuộc điện thoại cho người đại diện nhân dân Đồng Tâm, yêu cầu bà con tập hợp kiến nghị gửi lên để TP giải quyết. Ông Chung thuyết phục bà con thả hết người bị bắt giữ, dọn dẹp chướng ngại vật trên đường để sáng hôm sau lãnh đạo thành phố về đối thoại. Ngay sau đó, người dân Đồng Tâm gửi tâm thư và bản kiến nghị với 8 nội dung tới lãnh đạo Thành phố, trong đó có việc người dân kiểm điểm thấy sai khi giữ người và mong không ai bị xử lý hình sự.

Ngày 22/4/2017: Đoàn công tác gồm ông Nguyễn Đức Chung và đại diện Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Cục C45, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện Sở ban, ngành của Thành phố, đại diện lãnh đạo huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm và hai đại biểu Quốc hội là Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã về trụ sở UBND xã đối thoại với 50 đại diện người dân xã Đồng Tâm.

Tại cuộc đối thoại kéo dài 2 tiếng, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã lần lượt làm rõ từng vấn đề. Trong đó  vấn đề quan trọng nhất là làm rõ lý lịch diện tích đất là quốc phòng hay nông nghiệp, ông Chung nhấn mạnh, Thành phố đã ra Quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng toàn bộ khu đất với thời gian 45 ngày. Trong thời gian này, đất được giữ nguyên trạng. Trước khi ra kết luận, đoàn thanh tra và đích thân ông sẽ về công bố để đạt sự đồng thuận. Do đó, ông mong bà con hợp tác để kết quả chính xác, khách quan.

Gần 15h chiều, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các đại diện ký bản cam kết và công bố công khai, trong đó có việc “Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”. Sau đó, toàn bộ 19 cán bộ chiến sĩ được bàn giao.

Ngày 21/6, tại vị trí đất sân bay Miếu Môn, Đoàn Thanh tra đã thông báo kết thúc kết thúc công việc thanh tra trực tiếp các đơn vị liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn với sự chứng kiến của 9 cơ quan, gồm: đại diện Ban Dân nguyện Quốc hội; Thanh tra Chính phủ; Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân; Lữ đoàn 28; Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội; UBND huyện Mỹ Đức; UBND xã Đồng Tâm.

N. Huyền