Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống : đỗ trung quân .

13
Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống : đỗ trung quân .
Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Trung Quan Do

Xin nói ngay , với tôi thoạt đầu chỉ là câu chuyện hài hước.chuyện nhầm lẫn tên một tác giả ai cũng có thể như tôi thỉnh thoảng vẫn nhầm Xuân Diệu với… Xuân Quỳnh, do trí nhớ, tuổi tác…ai cũng có thể. Trường hợp này nếu là học sinh đi thi văn thì : rớt ! nếu là ông già thì là alzhaimer .chuyện bình thường!
Nhưng với một nguyên thủ mang chuông ra xứ người lại là câu chuyện khác. Ai cũng biết mọi diễn từ của các nguyên thủ đều được chuẩn bị , chấp bút của một trợ lý văn hoá nếu đó là vấn đề văn hoá. Câu chuyện liên quan đến tôi không dưới 3 lần, đủ để nhắc trong note vui vẻ này
– Có 3 tổng thống Pháp từng ghé thăm Việt Nam. Trong ấy vị tổng thống thứ 2 Jacques chirac 1997 từng ghé qua Sài Gòn và trong diễn từ của ông tại uỷ ban NDTP ông có nhắc tới một bài thơ của một tác giả đang sống ở Sài Gòn – chắc chắn ông có một chấp bút văn hoá chí ít không sai tác phẩm và tác giả. Chuyện cũng chẳng to tát gì , nó chỉ là ngoại giao
– Năm 2007 – chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Hoa Kỳ . nói chuyện với 1000 kiều bào ông cũng nhắc tới một tác phẩm trừ nói tên tác giả. Thế cũng chả sao , tác giả cũng chẳng vì thế mà mất đi cái tên của mình bởi ai cũng biết tên tác giả bài thơ
Và lần này 2017 TT Nguyễn Xuân Phúc cũng lại trò chuyện với kiều bào tại nước ngoài. Ông đọc bài thơ ấy và gán nó cho một tác giả khác. Câu chuyện thành vấn đề ở đây
1- Nếu trợ lý văn hoá của ông không biết đấy là tác phẩm của một tác giả vẫn đang còn sống thì đấy là một trợ lý kém về văn hoá hoặc…không đến lớp. bài thơ nằm trong sách giáo khoa lớp ba từ gần 30 năm nay [ dù vẫn in sai ] để TT gây cười thầm trước công chúng trong và ngoài nước. trợ lý văn hoá ấy nên cho làm việc khác phù hợp với trình độ.
2- Nếu “ trợ lý văn hoá “ biết tác giả nhưng vẫn cố tình gán ghép cho tác giả khác thì thưa thủ tướng ! diễn từ ấy vô hình trung đã đẩy tác giả còn sống là tôi vào tình thế “ đạo thơ “ tiếng dân gian gọi là “ ăn cắp “ thơ người khác . đây sẽ là câu chuyện khác : danh dự và nhân cách một người cầm bút.
Tôi tin chắc hệ thống truyền thông , báo chí , văn học của việt nam 30 năm qua đều thừa biết tác giả của bài thơ ấy. bài thơ xuất hiện trong tác phẩm phổ thơ có tên “ Quê Hương “[ tựa chính của thơ là bài học đầu cho con ] từ 1986. Nếu tác giả ấy ăn cắp thơ ông thì chính ông Giang Nam đã lên tiếng tố cáo ngay khi nó xuất hiện rằng không thấy tên ông phần lời thơ.

Truyền hình, truyền thông biết rõ điều ấy từ 30 năm nay nhưng vẫn đưa phát biểu không đúng của ông như thế – vẫn không đính chính tác giả của bài thơ ông trích dẫn. tôi nghĩ sự thiệt thòi nặng nề thuộc về thủ tướng thưa ông !
Những minh xác này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là “ hám danh “ của tác giả. Tác giả đã ở tuổi chờ trời kêu là dạ ! con đường đi giờ là con đường mây trắng. nhưng nếu cứ mãi “ thôi kệ !” mãi, e rằng nhiều người sẽ dần tin tác giả của nó là kẻ “ ăn cắp – đạo thơ “vốn đang đầy rẫy trong nền văn nghệ này.
Câu chuyện sẽ là hài hước nếu thực sự nhầm lẫn [ như tôi đã viết ở trên ]
Câu chuyện sẽ là bôi nhọ danh dự nếu không phải nhầm lẫn
Thưa Thủ Tướng !
Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống : đỗ trung quân .

Đừng nói chuyện văn hóa với lũ quan lại CS VN. Cái hiện thực XHCN không hiểu “quê hương là chùm khế ngọt đâu” chỉ biết quê hương là chùm dự án” thôi.

Bài thơ ” Quê hương” của Giang Nam thì tôi học thuộc lòng ” Quê hương tôi có con sông xanh biếc,nước gương trong soi tóc những hàng tre…” còn bài thơ của Đỗ Trung Quân là bài thơ trong đó có câu ” Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…”?

Đây là hai bài thơ khác nhau, của hai tác giả khác nhau. Bài của tác giả Đỗ Trung Quân được phổ nhạc với đoạn quá quen thuộc cho các thế hệ trẻ “quê hương là chùm khế ngọt…”, còn bài của Giang Nam là “Ai bảo chăn trâu là khổ? Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.” Tôi đồ rằng người chấp bút làm việc rất cẩu thả, thiếu phông nền kiến thức văn hóa nên đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Nội dung thì dùng lời của ĐTQ nhưng chắc chẳng biết tên tác giả thế nào bèn tra Google, kết quả ra tác giả Giang Nam của bài “Quê Hương” mà cũng không buồn đọc để kiểm chứng!

Yêu thi sĩ ĐỖ TRUNG QUÂN Tiên Sinh . Cảm ơn Anh đã tặng cho đời một thi phẩm bất hủ QUÊ HƯƠNG . ” Quê Hương nếu ai không nhớ . Sẽ không lớn nỗi thành người ” ( Tác giả nếu ai không nhớ…). Lại nhớ một câu thơ khác trong bài PHƯỢNG HỒNG cũng của chính Anh viết : ” Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu.”

Ko biết có bao nhiêu phiếu bầu cho anh chàng phúc này để vào ghế tt.
Chứ tôi không bỏ phiếu.

Tác giả, dù còn sống hay đã mất cũng vẫn là tác giả. Vậy không nên nói “còn sống” ở đây!

Chuyện nguyên thủ quốc gia của ta nói nhầm là chuyện thường ngày ở huyện anh ạ! Nhân bài viết của anh em cũng nhắc lại chuyện Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi sang thăm Cu Ba. Ông ấy nhắc lại câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phi-đen cũng sai mà. Nguyên văn câu nói của Phi-đen đã in đậm trong trái tim và khối óc của người Việt Nam, đó là: “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” Vậy mà khi sang thăm Cu Ba, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nói: “Vì Việt Nam, nếu cần, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” Nghe đến đây em tự nhiên em “tụt huyết áp và đứng hình luôn”. Ông ta thêm từ “NẾU CẦN” làm mất hẳn ý nghĩa của câu nói và làm giảm hẳn giá trị tình cảm mà người dân Cu Ba dành cho Việt Nam. Đồng thời vị thế của Chủ tịch cũng bị tụt giảm trong mắt của những người hiểu biết.

Chuyện nhỏ thôi mà, anh Đổ Trung Quân ! Sự nhầm lẫn đã đưa anh lên ngang tầm với Giang Nam rồi đó.
Chỉ tội nghiệp ông Thủ tướng nhà mình bị người đời chê bai. Giá như ông Thủ tướng là người nước ngoài đọc thơ VN như tổng thống Mỹ Obama đọc Kiều ” Của tin còn một chút nầy làm ghi “, nếu có đọc sai hoặc giọng lơ lớ, thì vẫn được ” thấu cảm ” và khen ngợi.
Thú thật, thủ tướng nhà ta đọc thơ dở quá, mà cái anh trợ lý nào đó cũng ác, tưởng Ông có tâm hồn thơ ca lai láng, nên cứ bắt Ông ” diễn ca ” nhiều lần trong bài phát biểu, làm cho người nghe phải ngượng ngùng, nổi da gà và phản tác dụng !
Xin thủ tướng phát huy sở trường và che dấu sở đoản cho thiên hạ nhờ.

sao lại lấy tác giả này so với tác giả khác. Phải nói cảnh giới thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có một vị trí rất đặc biệt trong lòng người đọc. Đặc biệt đến mức nếu lấy những tác phấm đắt ý thì theo tôi nhà thơ đã vào hàng top của thơ ca Việt Nam. Còn đọc thơ mà nhỡ quên tác giả thì cứ nói thật, đừng dốt mà khoe chữ khổ lắm. Giống như đang bêu cả dân tộc không có anh tài… nên ông lên.

Từ khi còn nhỏ tôi đã biết đến 1 bài thơ Quê Hương của Giang Nam, Thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường……