Home Blog Page 1330

Tự do báo chí và báo chí tư nhân

1

Chu Mộng Long – Sự vô đạo đức của nhà báo là do sự kiểm duyệt vô đạo đức của nhà kiểm duyệt, bởi nó biến kiểm duyệt thành tự kiểm duyệt và nhà báo thành kẻ ti tiện.

Một kẻ bịp bợm nắm quyền thống trị thường đưa ra lí lẽ, rằng nhà nước mà kẻ đó đại diện có hơn mấy trăm tờ báo, mấy chục đài truyền hình và hàng trăm loa phóng thanh là hoàn toàn có tự do báo chí. Tự do được hiểu như là một đàn vịt nghìn con suốt ngày kêu cạc cạc rộn ràng để khoe sản xuất nhiều trứng cho chủ hài lòng.

Tự do kiểu ấy, K. Marx gọi là “là cái quái dị không có tính cách”, “là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa”. Bởi vì đó là sự tự do đã được nhà nước hóa, tức chỉ có quyền lực mới được tự do, còn nhân dân thì bị cưỡng bức thông tin bởi sự tự do của quyền lực. Đạo đức cao nhất của báo chí là tự do, hiển nhiên là tự do cho nhân dân với quyền có được mọi thông tin mà nhân dân cần, nhưng tự do của quyền lực bao giờ cũng đè bẹp tự do của nhân dân với sự kiểm duyệt phản tự do và vô đạo đức. Marx nói: “Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ”. “Khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ – khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình (1).

Lý luận chính trị trung cấp hay cao cấp có lẽ không dạy cho cán bộ điều Marx đã dạy, cho nên người ta thích dùng chiếc kéo cùn kiểm duyệt tùy tiện hơn là phê bình lí tính bằng lưỡi dao sắc bén. Cho nên, hậu quả là, sau khi đẻ ra hàng trăm tờ báo, mấy chục đài truyền hình và hàng trăm loa phóng thanh, kẻ nắm trong tay chiếc kéo cùn kiểm duyệt đã bất lực khi không thể kiểm duyệt nổi cái đàn vịt mà mình đang nuôi khi chúng đang đói khát kêu la bằng những tiếng kêu lạc điệu và tìm cách rúc vào đũng quần đàn bà để hành dâm nhưng lại nhân danh tìm ổ rơm đẻ trứng cho chủ.

Sứ mệnh của báo chí là vạch trần sự xấu xa bẩn thỉu. Nhưng khi báo chí không đủ dũng khí để tuyên chiến với những thứ xấu xa bẩn thỉu thì nó phải rúc đầu vào quần đàn bà và xem mọi thứ trong đó là xấu xa bẩn thỉu.

Sự vô đạo đức của nhà báo là do sự kiểm duyệt vô đạo đức của nhà kiểm duyệt, bởi nó biến kiểm duyệt thành tự kiểm duyệt và nhà báo thành kẻ ti tiện.

Tình trạng ấy từng bị Nguyễn Ái Quốc chỉ trích quyết liệt khi nhà cầm quyền thực dân độc quyền báo chí và không chịu mở cửa cho báo chí tư nhân hoạt động. “Nền văn minh của thực dân Pháp đã dùng ngọn đuốc cổ truyền thủ tiêu đến chút tự do cuối cùng của người bản xứ. Nó làm cho người bản xứ phải đần độn và câm, chúng vẫn chưa vừa lòng, chúng còn muốn họ phải điếc nữa kia. Chúng bịt tai họ không cho họ nghe tiếng vang của những biến cố bên ngoài. Chỉ đơn giản bằng một nét bút, chúng đình chỉ hẳn đời sống tinh thần của cả một dân tộc. Cũng như sắc lệnh vừa kể trên định rằng: “Sự lưu hành báo và tạp chí bất cứ bằng tiếng gì, có thể bị cấm do một nghị định của cơ quan Toàn quyền”(2).

Tự do báo chí phải là tự do cho nền báo chí tư nhân. Đó là món nợ mà mọi nhà nước văn minh buộc phải trả cho nhân dân. Người ta lo sợ báo chí tư nhân sẽ mất định hướng, sẽ xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước, sẽ kích động bạo loạn, lật đổ. Trong khi một nhà nước văn minh, tức trong sáng thật sự, hoàn toàn do dân, vì dân, không có lí do gì phải lo sợ. Nếu có một tờ báo nào đó đi ngược lợi ích của một nhà nước do dân vì dân, chính nhân dân sẽ vứt nó vào sọt rác, đẩy nó đến chỗ phá sản chứ không cần đến chuyên chính của nhà nước. Có nghĩa là, với một nền báo chí tư nhân, chính sự tự do vĩ đại của nhân dân là sự phê bình lí tính bằng lưỡi dao sắc bén sẽ cắt cổ bọn báo chí bất lương. Mọi công dân, doanh nghiệp, trong đó có lãnh đạo nhà nước, có quyền đưa bọn nhà báo bất lương, vô đạo đức ra tòa một cách công khai minh bạch chứ không cần một cơ quan quản lí truyền thông kiểm duyệt hay phạt tiền một cách vô minh theo ý chí cá nhân của mình.

Sự thật, báo chí tư nhân ra đời có lợi chứ không có hại. Nó thúc đẩy tiến bộ xã hội và làm trong sạch lành mạnh bộ máy nhà nước. Chế độ kiểm duyệt tùy tiện và cấm báo chí tư nhân hoạt động tự do khác nào tự nuôi ung nhọt và giòi bọ trong cơ thể của mình.

Chu Mộng Long

 

 

Hàng ngàn công nhân ở Sài Gòn xin nghỉ việc vì “khổ hơn cả chó”

0
SBTN
Hàng ngàn công nhân ở Sài Gòn xin nghỉ việc vì “khổ hơn cả chó”

Từ đầu năm 2017 đến nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn Sài Gòn đã có hàng ngàn công nhân xin nghỉ việc vì bất mãn.

Theo thống kê của chính quyền CSVN, tính đến tháng 4/2017, riêng tại công ty giầy dép Pouyuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) đã có hơn 3,050 trường hợp xin nghỉ việc, trong đó có hơn 60% liên quan đến luật bảo hiểm xã hội.

Còn tại các doanh nghiệp khác như  Công ty điện tử Changyang Việt Nam, Công ty giày Mỹ Nga… cũng có hàng nghìn công nhân nghỉ việc, vì lý do thay đổi bộ luật bảo hiểm sức khỏe.

Chia sẻ về vấn đề trên, một nữ công nhân 48 tuổi đang làm việc tại công ty giầy dép Pouyuen Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, tại công ty này đã có rất nhiều người nghỉ việc, và bản thân bà cũng chuẩn bị nghỉ việc.

Theo nữ công nhân này, lý do một phần vì công nhân nhận thức được luật bảo hiểm sức khỏe mới của chính quyền CSVN như một sự “cướp” tiền của công nhân. Phần khác vì từ đầu năm đến nay, giám đốc công ty bắt công nhân phải làm số lượng việc gấp đôi những năm trước mà không hề tăng lương.

Công nhân này cho biết, nếu năm ngoái, trong 8 tiếng làm việc chị phải làm 25 hành khung; thì năm nay phải làm lên 50-60 hành khung. Bất mãn hơn khi chị và đồng nghiệp thường xuyên bị quản trị chửi rủa, xúc phạm.

Chị ví bản thân mình và những đồng nghiệp “khổ hơn chó”. Chị nói chị chuẩn bị nghỉ việc vì sắp không chịu nổi “cực hình”.

Một nữ công nhân khác bất mãn luật bảo hiểm sức khỏe mới là “ăn cướp tiền của công nhân”. Thêm nữa, từ đầu năm đến nay, công nhân bị ép làm việc đến kiệt sức. số lượng công việc làm gấp đôi mà lương không tăng.

Nữ công nhân này cho biết có lần chị đã lên cơn đột quỵ khi không thể chịu nổi sự xúc phạm của các quản trị công ty, cộng với làm việc quá sức.

Tường Thắng / SBTN

Ký sự hẻm Sài Gòn: Kỳ cuối: Đời tươi sáng

0
 

Dẫu cuộc mưu sinh đầy trắc trở song chính tình yêu thương, đồng cảm của cộng đồng cư dân hẻm là một trong những “cánh cửa” mở ra nhiều chân trời mới cho người tha phương mưu sinh.

Chuyện của ngày hôm qua

Rời các con phố tấp nập người xe, chúng tôi len lỏi vào con hẻm nhỏ để lắng lòng với tâm sự từ những mảnh đời, số phận tha hương mưu sinh. Ở những con hẻm ấy đã có biết bao người cha, người mẹ lầm lũi đi về với chồng báo, xấp vé số, bao ve chai…, nhẹ nhàng nhưng lòng nặng trĩu 20 năm có lẻ. Thêm một đứa con đặt chân đến giảng đường ĐH thì vết chai sần ở bàn chân, vết chân chim càng chi chít trên khuôn mặt họ…

Căn nhà cấp 4 ẩm thấp, vỏn vẹn 27m2 nằm lọt thỏm cuối con hẻm 102 đường Cống Quỳnh, Q.1 là nơi ngả lưng của 11 con người. Hẻm 102 Cống Quỳnh còn gọi là “hẻm vé số” bởi có nhiều người bán vé số thuê trọ ở đây. Họ đều là người cùng làng (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) và một số ít người Bình Định, Quảng Ngãi vào TP.HCM bán vé số. Người có thâm niên bán vé số ở Sài Gòn là anh Nguyễn Văn Chính, với 17 năm. Trong 17 năm ấy, đã mất hơn 15 năm anh sống trong con hẻm 102 này. Từ những ngày đầu mới vào, chưa quen với công việc nơi xứ người, mỗi ngày chỉ bán được dăm tờ vé số, không đủ tiền trả tiền thuê ngủ (trả tiền chỗ ngủ qua đêm), anh Chính bị chủ nhà đuổi giữa đêm hôm khuya khoắt. Chạnh lòng, ủ rũ, anh ôm chiếc túi xách đựng 2 bộ đồ ra đầu hẻm nơi có bậc tam cấp để ngả lưng. Lần đầu sống xa nhà, không người thân thích, bị đối xử tệ vậy thật ê chề, não ruột.

Cũng trong con hẻm này, chị Nguyễn Thị Thúy đã bị chính người đồng hương, là người đứng ra thuê nhà rồi cho các chị thuê lại đuổi đi vì trễ hạn đóng tiền nhà hơn 2 tuần. Nhắc lại chuyện cũ, mắt chị Thúy ngấn lệ: “Là con gái, việc ra hẻm ngủ đâu dễ như đàn ông con trai. Mà đâu phải mình cố tình quỵt nợ, vì thời điểm ấy khó khăn, mẹ già đau yếu, trong khi đã cầm tiền lúa non của người ta để lo tiền xe, tiền ăn trong những tháng đầu”. Đêm ấy, thấy chị nước mắt lưng tròng lầm lũi lò dò từng bước trong hẻm, người hàng xóm tốt bụng hỏi chuyện và cho chị ngủ nhờ vài đêm. Chị Thúy nói: “Chỉ là một chỗ ngủ qua đêm nhưng nó còn hơn cả bạc vàng vì ở đất này ai dám tin ai? Sài Gòn cũng lắm người tốt bụng”. Trầm ngâm hồi lâu, giọng chị Thúy chùng xuống: “Tôi từng tự hỏi mình nhiều lần, nếu đêm năm ấy, không có người cho mình ngủ nhờ thì một người con gái tuổi đôi mươi cô độc, lẻ loi giữa phố xá sẽ như thế nào?”.

Trong “hẻm vé số”, mỗi mảnh đời mang một số phận buồn. Người chịu di chứng chất độc da cam. Người mắc chứng sốt bại liệt tay chân teo tóp… Người lành lặn nhưng mùa vụ thất bát khiến họ phải bỏ lại ruộng vườn, mẹ già, con cái, vợ hoặc chồng… Cuộc mưu sinh nơi xứ người lắm buồn nhưng cũng nhiều vui vì họ được sống chung một mái nhà, ngồi chung mâm và được sẻ chia tất cả. Với con hẻm 102 này, chính là nơi mà những mảnh đời mưu sinh lớn lên lần nữa và vững tin trước cuộc mưu sinh đầy chông gai đang hiện hữu. Những lời hỏi thăm, nhắn nhủ và đồng cảm từ những người sống trong hẻm như động lực để giúp nhau sống tốt hơn, biết trân trọng cái tình, cái nghĩa. Anh Chính trải lòng: “Lúc mình đang có tâm trạng, đi ngang qua nơi mình ngả lưng ngoài hẻm năm nào tự dưng bật khóc. Dẫu phải chứng kiến biết bao chuyện vui buồn nhưng hẻm quen thuộc và thân thương như chính con đường làng dẫn vào nhà mình”.

…Và hôm nay

Hơn chục năm rồi, cư dân ấp 3 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh vẫn quen gọi con hẻm đất dẫn vào trung tâm ấp là “hẻm ve chai”. Hẻm có một vựa ve chai lớn và xưởng tái chế với gần 100 con người nương tựa vào nhau sống bằng nghề nhặt ve chai cũng như làm việc tại xưởng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết trong số họ là người đến từ các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hưng Yên và Nam Định. Mỗi sáng, từ trong con hẻm nhỏ họ tản đi khắp nơi để hành nghề. Những câu chuyện vui buồn nơi quê nhà, chuyện học hành của con cái lại bắt đầu khi những chuyến xe đầy ắp bao nilon, giấy, chai, lon… Ông Nguyễn Văn Tự, người dân ở “hẻm ve chai” cho biết: “Hơn chục năm rồi, tại đây có nhiều đứa học hành tử tế, không ít đã ra trường, có việc làm ổn định. Tôi cảm phục sự hy sinh của những người cha người mẹ chịu thương chịu khó, vất vả lam lũ để lo cho con”.

Hì hục chuyển từng bao hàng từ chiếc xe đạp, chị Võ Thị Hạnh (quê Đông Hưng, tỉnh Thái Nguyên) hào hứng góp chuyện: “Thằng nhỏ nhà tôi vừa đậu vào Trường ĐH Tài chính Marketing. Thằng lớn tốt nghiệp ngành CNTT và đi làm được một năm”. Hỏi chuyện kinh tế gia đình, như để thuyết phục, chị Hạnh không trả lời mà bảo tôi hỏi các chị ngồi cạnh. Một chị trả lời thay: “Ở quê, chị ấy còn không có nhà đàng hoàng huống hồ chi đất trồng trọt. Chồng chết vì bệnh xơ gan. Hai con gửi cho bà ngoại chăm sóc. Với nghề nhặt ve chai mà nuôi hai con học ĐH”.

Anh Chính nhớ lại: “Lúc bị đuổi ra khỏi nhà, tôi có ý định ra bến xe về quê luôn nhưng ngẫm lại, mình làm thế chẳng khác nào mình là kẻ thua cuộc. Thời gian ấy, con gái lớn sắp vào ĐH, hai đứa nhỏ đang học lớp 10 và lớp 8. Tôi xác định vào Sài Gòn là để kiếm tiền cho con đi học”. Nay, anh Chính tự hào vì ba con đã tốt nghiệp CĐ-ĐH và có việc làm ổn định. “Tôi không phải lo nhiều nữa nhưng còn sức khỏe, làm tự lo bản thân khỏi phiền đến con”.

Bài, ảnh: Trần Tuy An

Dù bươn chải lam lũ sớm hôm nhưng cuộc sống của các mảnh đời trong con hẻm nhỏ vẫn đứng giữa đôi bờ thiếu – đủ. Song, gia tài lớn nhất mà họ tích lũy được sau nhiều năm vật lộn với vui, buồn nơi xứ người đó chính là tri thức cho con. Tình người nơi con hẻm họ trú ngụ, nơi họ ngả lưng vội đã bao bọc, chở che cho những thành quả ấy.

Ký sự hẻm Sài Gòn: Kỳ 4: Nguồn gốc tên hẻm người Hoa

0
Hẻm của người Hoa tại TP.HCM phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa, tính cộng đồng của cư dân. Nhiều con hẻm có tên từ lúc những thế hệ người Hoa đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này.

Những ai đã một lần đến những con hẻm nơi cộng đồng người Hoa sinh sống ở Q.5, Q.6, Q.10 và Q.11 đều có thể bắt gặp những cái tên rất lạ, gợi tính tò mò như hẻm Triều Thương, hẻm Vĩnh Phát, Tuệ Hoa lý, Thịnh An lý, Tân Gia Hòa lý, Ngu Lạc hạng, Vinh Viễn hồ đồng…

 “Giải mã” tên hẻm

Theo bà Năm Muội, 81 tuổi, ngụ hẻm Thịnh An lý (số 12 đường  Trần Hòa, Q.5), từ lý trong tiếng Hoa nghĩa là hẻm nhỏ (lý lộng), còn hạng là ngõ. Có nơi hẻm được viết tiếng Hoa, bên trên có cả tiếng Việt. Cũng có hẻm chỉ có tên tiếng Hoa. Người Hoa sinh sống ở Chợ Lớn có thể thuộc nằm lòng tên của các con hẻm trong quận cũng như các quận lân cận. Tuy nhiên, khi hỏi hẻm số thì họ không thể giải đáp bởi những con hẻm tên như gắn liền với tuổi thơ của họ. Có không ít con hẻm được đặt tên từ hàng trăm năm, khi cộng đồng người Hoa bắt đầu đặt chân đến và chọn mảnh đất này lập nghiệp.

Hầu hết các hẻm có cộng đồng người Hoa sinh sống, đặc biệt là Chợ Lớn thì tên hẻm được đắp bằng chữ nổi ngay trên cổng hẻm hoặc chữ gắn trên một khung sắt cố định. Trong số những con hẻm tên còn sót lại ở Chợ Lớn có hẻm Hào Sĩ Phường (hẻm 206 Trần Hưng Đạo, Q.5) nhưng được làm bằng mica. A Bui, người dân sống tại hẻm này thông tin: “Đời cha tôi đã có hẻm Hào Sĩ Phường. Một dạo, bảng tên hẻm được tháo xuống và thay vào đó là bảng tên của một doanh nghiệp. Điều này khiến không ít người khó chịu, nhất là với những người sống hàng chục năm ở hẻm này. Gần đây, theo ước nguyện của người mẹ trước khi qua đời, đứa con trai đã làm lại bảng tên hẻm bằng chất liệu mica treo lên khi doanh nghiệp kia đã dời đi nơi khác”.

Tên hẻm có một gốc tích mà người lớn tuổi ở đây chỉ nghe truyền miệng. Mỗi người có một cách lý giải riêng, một cách hiểu riêng nhưng cách giải thích nào cũng thú vị và thuyết phục. Tên hẻm Hào Sĩ Phường được giải thích: Hào là hào hiệp, Sĩ là văn sĩ còn Phường là nơi buôn bán (buôn có bạn, bán có phường). Hay như hẻm Triều Thương (đường Cao Văn Lầu, Q.6) được bà con ở đây giải thích rằng: Triều là người Triều Châu (hay còn gọi là Tiều Châu) và Thương nghĩa là thương gia. Hẻm được các thương gia người Triều Châu đến sinh sống và lập nghiệp đặt tên. Hay như nguồn gốc cái tên hẻm Thịnh An lý (số 12 đường Trần Hòa) được bà Năm Muội lý giải: Thịnh là thịnh vượng, An là bình an, lý là lý lộng, tức hẻm nhỏ. Người Hoa đặt tên hẻm như để cầu mong cuộc sống thịnh vượng, an lành.

Nguy cơ “xóa sổ” hẻm tên

Chứng kiến sự thăng trầm của các con hẻm từ gần 80 năm qua, bà Năm Muội nói: “Những năm gần đây, nhiều con hẻm đã bị đập bỏ để phục vụ cải tạo, xây dựng khu dân cư, cao ốc thương mại. Sự đổi thay ấy lại khiến không ít người lấy làm buồn vì những con hẻm tên từ hàng trăm năm bị “khai tử”, thay vào đó là cánh cổng sắt không ăn nhập gì đến kiến trúc nhà của người Hoa bên trong con hẻm ấy…”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều hẻm tên ở Chợ Lớn đã bị “xóa sổ”, thay vào đó là khu dân cư với hẻm số. Như hẻm số 57 đường Nguyễn Trãi trước đây có tên là Vinh Viễn hồ đồng; hay hẻm 508 cũng thuộc đường này trước là hẻm Quần Ngọc Phường…

Chúng tôi tìm đến hẻm Tân Gia Hòa lý (nay là hẻm 904) trên đường Nguyễn Trãi. Theo người dân sống ở hẻm này, trước đây ở đầu hẻm có cổng được xây với lối kiến trúc cổ kính, vững chãi như chở che những căn nhà trệt nhỏ bên trong hẻm nhưng vài năm trở lại đây đã thay thế bằng cổng sắt. Phía trước cổng đặt bảng ghi “Khu dân cư 4A”. Còn dòng chữ Tân Gia Hòa lý thì viết rất nhỏ ở một bên bảng. Hẻm 904 là một trong số ít hẻm ở Chợ Lớn còn giữ lại tên cũ, dù chỉ là một dòng chữ nhỏ.

Cộng đồng người Hoa sinh sống tập trung, tạo thành cộng đồng hẻm đoàn kết, hòa thuận. Hẻm thông từ đường này sang đường khác, ở mỗi đầu hẻm đều thiết kế cổng và bảng tên hẻm. Vào trong hẻm, cuộc sống gần như tách biệt với cái ồn ào, huyên náo ở bên ngoài. Hiện nay, đặt chân đến những con hẻm tên của cộng đồng người Hoa, điều dễ nhận thấy là người Hoa sống trong các con hẻm này không còn nhiều. “Nhìn kiểu nhà, cửa sắt và màu sơn trang trí phía trước là biết ngay chủ nhân của nó người Hoa hay người Việt”, bà Lưu Tần ngụ hẻm Triều Thương cho biết.

Kiến trúc và giá trị lối sống hẻm của người Hoa được các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư khắp nơi tìm đến khám phá, lưu giữ hình ảnh, trong đó có giới chuyên môn đến từ nhiều nước trên thế giới. Hẻm của người Hoa còn là địa chỉ cho du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Thật không dễ để tìm lại được những gì độc đáo ở hẻm người Hoa bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, mọi thứ đã dần thay đổi. Từ những cánh cửa lùa bằng gỗ đến những cái bảng tên, cổng hẻm… gần như chỉ còn trong ký ức. Bà Năm Muội lo lắng: “Không biết vài năm nữa, những cái bảng tên kia có còn”…

Bài, ảnh: Trần Tuy An

Kỳ cuối: Đời tươi sáng

Dẫu cuộc mưu sinh đầy trắc trở song chính tình yêu thương, đồng cảm của cộng đồng cư dân hẻm là một trong những “cánh cửa” mở ra nhiều chân trời mới cho người tha phương mưu sinh. 

Ký sự hẻm Sài Gòn: Kỳ 3: “Hẻm người đẹp”

0
Hẻm 351 Lê Văn Sĩ còn có tên là “hẻm người đẹp”

Vẫn như các con hẻm ở Sài Gòn nhưng hẻm 351, đường Lê Văn Sĩ, Q.3 được nhiều người biết đến bởi từ ấu thơ đến khi trưởng thành, nhiều người mẫu, diễn viên đã ở đó. 

Dẫu sự nghiệp thăng trầm, con hẻm ấy vẫn là lối đi, về của những người đẹp nổi tiếng một thời.

Từ hoa hậu

Hẻm 351 trước đây có tên là “hẻm Lưu Luyến” bởi ở đầu hẻm có treo tấm biển Photo Lưu Luyến (tiệm chụp hình). Hỏi hẻm 351 ít người biết nhưng nói hẻm Lưu Luyến thì ai cũng biết. Hẻm 351 Lê Văn Sĩ, Q.3 gắn với tuổi thơ của nhiều hoa hậu, người mẫu và minh tinh màn bạc nổi tiếng trong thập niên 90 như Kiều Khanh, Lý Thu Thảo, Mộng Vân, La Kim Phụng… Vì hẻm có nhiều người đẹp tài năng nên cư dân ở đây gọi là “hẻm người đẹp”, cũng có người quen gọi là “hẻm hoa hậu”.

Bà Nguyễn Thị Lợi, cư dân của “hẻm người đẹp” cho biết trước đây xung quanh đều là ao rau muống, muỗi mồng ghê tợn. Nước thải sinh hoạt của khu dân cư đa phần là công chức Nhà nước lúc bấy giờ cứ thải ra ao, mùi hôi tanh tưởi rất khó chịu. Sau nhiều lần cải tạo, nâng cấp và đặc biệt là gần đây, đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được mở, hẻm cũng khang trang hơn nhiều. Nhắc đến hoa hậu Kiều Khanh, bà Lợi cười lớn: “Nó đẹp nhất hẻm. Từ nhỏ đến lớn có một kiểu tóc tém. Ngày nào sau giờ đi học, nó cũng ra hẻm nhảy lò cò, nhảy dây với mấy đứa trẻ trong xóm”. Chỉ tay về phía căn nhà nơi Kiều Khanh sinh ra và lớn lên, bà Lợi tiếp: “Nhà nó nghèo lắm. Cũng vì nghèo mà phải bỏ học sớm. Có thời gian nó đi học nghề làm tóc”. Bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời của Kiều Khanh khi cô đoạt vương miện cuộc thi Hoa hậu áo dài năm 1989 do Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức. Lúc bấy giờ, hình ảnh của cô được các nhà xuất bản chọn in trên lịch với số lượng phát hành “khủng”. Chỉ một thời gian ngắn sau đăng quang, hoa hậu Kiều Khanh lấy chồng và sang Mỹ định cư.

Cũng trong năm 1989, Lý Thu Thảo đoạt vương miện hoa hậu do Thành đoàn Sài Gòn tổ chức. Sau ngày Lý Thu Thảo đăng quang, con hẻm 351 luôn tấp nập người mến mộ lui tới. Bà Lợi nhớ lại: “Đêm nào cũng có người mang hoa, gấu bông đến đợi trước cổng. Thời gian ấy, con hẻm nhỏ luôn bị kẹt xe bởi xe hơi của các đại gia đến tìm gặp hai cô hoa hậu”. Cũng như Kiều Khanh, Lý Thu Thảo cũng được báo chí, các nhà xuất bản đặc biệt quan tâm. “Suốt một thời gian dài, nhiều tờ báo, tạp chí tại TP.HCM đều đưa ảnh của hai cô ra trang nhất. Bà con sống ở hẻm này rất tự hào vì có hai người đẹp”, bà Lợi nói. Hồi ấy, Lý Thu Thảo còn được các đạo diễn mời đóng phim. Qua các vai diễn ấn tượng, một lần nữa Lý Thu Thảo chinh phục người mến mộ. Cô đã tham gia các bộ phim như Ngọc trong đá, Sau những giấc mơ hồng… Lý Thu Thảo đang gặt hái nhiều vinh quang trong cả lĩnh vực người mẫu và điện ảnh thì “tai nạn” ập đến khiến cô phải từ giã làng giải trí Việt. Cô đã bị kẻ xấu lợi dụng chụp ảnh khỏa thân để tống tiền. Sau “tai nạn” ấy, Lý Thu Thảo sang định cư tại Canada. Chỉ một thời gian, người dân trong hẻm 351 lại được tin hoa hậu về nước lấy chồng và ở luôn. Theo chỉ dẫn của người dân, căn nhà mà Lý Thu Thảo lớn lên đã được đập và xây biệt thự từ nhiều năm nay. Hiện nay, cô không ở chính trong căn nhà này mà thường ở căn nhà nằm trong khuôn viên trang trại ở Bến Tre. Bà Minh, người bán cà phê gần nhà Lý Thu Thảo kể: “Thảo rất hiền và quý con nít. Đi đâu về thì cũng có quà bánh cho lũ trẻ ở đây. Tụi nhỏ chơi bời lêu lổng, không nghe lời cha mẹ, nhưng cô Thảo dạy bảo cái gì là nghe răm rắp cho nên Thảo là thần tượng của đám trẻ con và người lớn ở khu dân cư này rất yêu mến”.

Đến minh tinh màn bạc

Những năm 90, đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật thứ 7 của Việt Nam còn có cái tên Mộng Vân. Mộng Vân xinh đẹp người gốc Huế, dòng dõi Công Tằng Tôn Nữ cũng lớn lên tại “hẻm người đẹp”. Dù chỉ lọt vào top 10 cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức nhưng Mộng Vân chẳng kém cạnh Kiều Khanh hay Lý Thu Thảo. Cô là diễn viên được đánh giá là có khuôn mặt ưa nhìn, khả năng diễn xuất tốt nhất được nhiều đạo diễn lúc bấy giờ săn đón. Tên tuổi của cô không được nhắc đến nhiều trong thời gian qua nhưng người yêu điện ảnh vẫn còn nhớ những vai diễn xuất thần của cô trong các bộ phim: Người không mang họ, Nước mắt học trò, Lửa cháy thành Đại La… Số phận người đẹp thường gặp trắc trở. Sau chuyện đình đám không hay liên quan đến cô, cô đã ngưng xuất hiện trước công chúng. Bẵng đi nhiều năm, gần đây, khán giả Việt được gặp lại Mộng Vân trong bộ phim cổ trang Tây Sơn hào kiệt do gia đình diễn viên Lý Huỳnh thực hiện.

Nhắc đến người mẫu thuộc thế hệ đầu tiên của Sài Gòn cùng thời với Lý Thu Thảo, Minh Trang, Phi Nga… không thể không nhắc đến siêu mẫu, diễn viên Kim Phụng (La Kim Phụng). Người mẫu được khán giả bình chọn danh hiệu người mẫu ấn tượng này cũng xuất thân từ con hẻm 351, Lê Văn Sĩ. Được biết, chị đã từ bỏ nghiệp diễn và gắn bó với kinh doanh từ nhiều năm nay.

Bài, ảnh: Trần Tuy An

Một mẫu quảng cáo rao bán nhà tại “hẻm hoa hậu”
Nhiều năm rồi, chỉ còn số ít hoa hậu, diễn viên nổi tiếng một thời đi, về con hẻm 351 nhưng hẻm này đã “chết tên” là “hẻm người đẹp”

Kỳ 4: Độc đáo hẻm người Hoa

Người Hoa ở Chợ Lớn sống trong những con hẻm có tên rất độc đáo như Thịnh An Lý, Tuệ Hoa Lý… 

Ký sự hẻm Sài Gòn: Kỳ 2: “Nhiều chuyện” với hẻm

0

Hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch còn gọi là “hẻm Trịnh”

Muốn vứt bỏ cái ồn ào ngột ngạt của phố thị, có thể “trốn” vào một con hẻm nhỏ, nơi đó có quán cà phê cóc. Muốn “thoát” cảnh kẹt xe thì vào hẻm. Muốn hẹn ai đó chỉ cần nói tên hẻm…

Tên hẻm theo “dấu hiệu nhận biết”

“Hẻm Trịnh” (hẻm 47 đường Phạm Ngọc Thạch) là một trong những địa chỉ mà cánh nhà văn, nhà báo lui tới vào mỗi sáng. Gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh sống ở căn biệt thự cuối con hẻm này. Hẻm rộng, sạch sẽ, có cây xanh từ những ngôi biệt thự nằm hai bên hẻm tỏa bóng mát. Hẻm có quán cà phê cóc nên được gọi cà phê “hẻm Trịnh”. Cái tên cà phê “hẻm Trịnh” do một vài văn nghệ sĩ lui tới cà phê đặt cho. Cà phê ở đây chưa ngon, cung cách phục vụ, chỗ ngồi chẳng có gì đặc biệt, giá cũng không rẻ, cái bề ngoài của bà chủ quán trông khó ưa nhưng “hẻm Trịnh” lại có sức hút đến kỳ lạ.

Sài Gòn có nhiều hẻm số hẳn hoi nhưng người Sài Gòn vẫn quen gọi tên hẻm theo “dấu hiệu nhận biết”. Ví dụ như hẻm 68 đường Trần Quang Khải, Q.1 trước đây còn có tên là hẻm Văn Hiến (có Trường Văn Hiến). Tuy nhiên, gần đây nó còn có một cái tên khác là “hẻm khúc bạch” (vì ở đây là “thánh địa” của chè khúc bạch). Hay như nói hẻm số 53 đường Nguyễn Huệ, Q.1 thì ít người biết nhưng nhắc đến hẻm “Bà Cả Đọi” thì không chỉ người Sài Gòn mà người miền Bắc cũng biết. Theo người dân sinh sống ở hẻm này, trước năm 1975, tại đây có quán cơm do người phụ nữ miền Bắc tên Cả Đọi làm chủ. Lâu dần, người ta lấy “cơm Bà Cả Đọi” làm “dấu hiệu” nhận biết, thành ra có tên “hẻm Bà Cả Đọi”. Hiện nay, tiệm cơm bà Cả vẫn còn nhưng do người thân của bà đứng bán là tiệm cơm Đồng Nhân – cơm bà Cả đặt nhiều ở các địa điểm như đường Trương Định, Tôn Thất Thiệp… Tương tự như vậy, nói hẻm số thì chẳng mấy ai biết nhưng nói “hẻm bún ốc”; “hẻm bún riêu”, “hẻm bún đậu”; “hẻm bia hơi”; “hẻm Lưu Luyến” (đầu hẻm có treo tấm biển chụp hình Lưu Luyến, đường Lê Văn Sĩ)… thì ai cũng rành, không chỉ riêng giới trẻ.

Ở nội thành có những con hẻm mà ngày cũng như đêm người dân bị “tra tấn không thương tiếc” bởi tiếng ồn của hàng quán. Ngoại thành có hẻm luôn bị ngập sâu trong nước vào những ngày triều dâng. Chính vì “đặc điểm” ấy mà xuất hiện những cái tên hẻm mới nghe đã bốc mùi như “hẻm ngập nước”, “hẻm sông”… Hoặc có những cái tên hẻm mà vừa nghe xong đã đưa tay bịt mũi, là “hẻm chuồng heo”, “hẻm chuồng bò”, bởi ở trong hẻm có hộ nuôi heo, nuôi bò.

Sài Gòn có những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, quanh co nhếch nhác nhưng cũng có rất nhiều con hẻm rộng khang trang. Nhiều hẻm đã được nâng cấp lên thành đường như các đường số hiện nay ở cư xá Đô Thành, P.4, Q.3. Nổi tiếng về con hẻm đẹp, rộng là hẻm số 2 đường Nguyễn Thành Ý, Q.1 có cả cây xanh và sân chơi cho trẻ hay một vài hẻm trên đường Đinh Công Tráng cũng thuộc quận này. Hẻm rộng cũng lắm, song được cư dân hẻm đồng lòng tạo cảnh quan thoáng mát, sạch đẹp thế này quả là hiếm có ở Sài Gòn. Nhiều địa phương, tổ dân phố đang tích cực xây dựng hẻm xanh, song vì điều kiện khách quan mà một số nơi không thực hiện được như mong muốn.

Hẻm – một phần ký ức tuổi thơ

Hẻm Sài Gòn là “chất liệu” làm nên những bài tản mạn, truyện ngắn, kịch bản phim… hay. Nhiều tác phẩm có giá trị được viết từ những quán cà phê hẻm, ở những căn phòng chật hẹp, nóng bức trong hẻm nhỏ. Hẻm Sài Gòn có gì đó rất lạ mà không ít người muốn khám phá, trong đó có người nước ngoài.

Hẻm ở Sài Gòn là nơi đặt những quán cà phê, quán ăn, quán bar nổi tiếng được mở ra từ hàng chục năm nay. Có thể vì thuê mặt bằng trong hẻm giá thấp hơn mặt tiền, cũng có thể ở đó thu hút khách bởi cái đặc trưng của hẻm Sài Gòn? Một thực tế nữa là hiện nay, trước tình hình dân số ngày càng tăng, trong khi đường sá thì không mở rộng được nên tình trạng ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nóng. Để giải quyết tạm thời thực trạng này, hẻm là một “cứu cánh”, hễ đường chính kẹt xe là “thoát” vào hẻm.

Sống ở hẻm như là sống trong một đại gia đình trên thuận dưới hòa. Dẫu có kín cổng cao tường, dẫu ở đâu cũng có người này người khác nhưng không đến nỗi “kín” như sống ở những căn nhà mặt phố. Nhà nào có hữu sự cũng được nhà khác đến chia buồn, giúp đỡ, nhờ đó mà tình xóm giềng thêm bền chặt. Người sống xa quê hương, đến tuổi hưu họ muốn quay về sống an nhàn những ngày cuối đời bên con cháu ngay tại quê nhà. Họ có thừa tiền để sở hữu một căn nhà mặt tiền nằm ngay trung tâm thành phố hay một căn biệt thự ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng nhưng họ không thích bởi họ luôn nghĩ rằng sống ở hẻm mới có tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Lối sống hẻm luôn là một giá trị mà cư dân muốn hướng đến cho nên không ít người phải khó chịu vì nhiều khu đô thị mới hình thành không quy hoạch hẻm mà quy hoạch thành đường số, thường gọi là đường nội bộ. Dẫu đó là quy luật phát triển, quy hoạch không gian phải phù hợp nhưng giá trị lối sống hẻm đang dần bị mất đi ở một vài nơi.

Với người tha phương mưu sinh, tuổi thơ của họ là những tháng ngày chăn trâu ở cánh đồng đầu làng. Cây đa, giếng nước, sân đình, đường làng rợp bóng cây che… là ký ức tuổi thơ. Riêng với người Sài Gòn, dẫu có đi đâu, bao năm vẫn nhớ con hẻm nhỏ thân thương gắn liền với tuổi thơ. Ở đó có bà hàng nước, cô chủ bán bún riêu hay một ông lão bán báo…

Bài, ảnh: Trần Tuy An

Kỳ 3: “Hẻm hoa hậu”

Nhiều hoa hậu, người mẫu và diễn viên xuất thân từ con hẻm 351 Lê Văn Sĩ, Q.3, TP.HCM.

Ký sự hẻm Sài Gòn: Kỳ 1: Hẻm một người đi

0
Hẻm 149 Trần Quang Khải, Q.1, người đi bộ nhường đường cho xe máy

Thử một vòng khám phá mới thấy hẻm Sài Gòn có nhiều cái hay, lạ, độc đáo hiếm nơi nào có được. Chúng tôi  đã nhiều ngày rong ruổi khám phá “mê cung” hẻm Sài Gòn với nhiều điều thú vị.  

Ít nhất cũng đã một lần, người đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn đã đặt chân đến một con hẻm nhỏ. Đúng hơn là cực nhỏ, chỉ vừa đủ để một người đi bộ hoặc một chiếc xe gắn máy đi qua. Nếu hai người đi bộ ngược chiều thì cả hai phải nghiêng mình thế “lá hẹ” mới có thể đi qua được. Trong hai người ấy, nếu có một người to béo thì chắc chắn một người phải trở ra, nhường đường cho người đi chiều ngược lại.

Đi thế “lá hẹ”

Mấy ai biết rằng bên trong dãy nhà mặt tiền mua bán sầm uất, nhà hàng sang trọng luôn nườm nượp khách trên đường Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1 là những xóm nhà siêu nhỏ. Nhà siêu nhỏ thì cũng chẳng mới mẻ gì với dân Sài Gòn, song ít ai có thể ngờ ở những căn nhà từ 2m2 đến 5-7m2 ấy lại có nhiều thế hệ sinh sống. Nhà nhỏ, hẻm cũng siêu nhỏ, rối chằng rối chịt như canh hẹ. Ông Nguyễn Văn Quang, người cố cựu ở hẻm 149 Trần Quang Khải, Q.1 nói thật như đùa: “Không ít người vào đây rồi mất nhiều giờ nhưng chưa ra được đường chính bởi hẻm ngang, dọc san sát”. Bán cà phê ở đầu hẻm, mỗi ngày ông Quang chứng kiến không dưới 5 trường hợp bị “lọt” vào “ma trận” hẻm. Thế nên mới có chuyện người đi lạc trong hẻm. Cũng tại con hẻm này có một quán bán lẩu dê nổi tiếng từ trước năm 1975. Không ít thực khách đến đây lần đầu, mất nhiều thời gian tìm ra quán đều buông câu: “Hơi bị ma trận”. Thế nên mỗi lần rủ rê bạn nhậu, chỉ cần nhắn tin: “Lẩu dê ma trận” là bạn nhậu hiểu ngay ở chỗ nào.

Ở con hẻm này, với người sống trong hẻm đều thuộc nằm lòng “luật” khi ra vào hẻm, như xe máy đến đầu hẻm là phải bấm còi, xe có còi âm lượng càng lớn càng tốt. Đến những hẻm ngang, nếu như không nhận ra tiếng còi xe của nhau để phải “đụng đầu” thì một trong hai người chấp nhận xuống xe đẩy lùi lại ngã ba, ngã tư nào đó nhường đường.

“Những ai cứng đầu ương ngạnh không chịu nhường nhịn, lớn tiếng cãi vã thì chắc chắn người đó không phải là cư dân của hẻm mà là từ nơi khác đến, chưa biết “luật”. Người sinh sống ở đây cũng đã quá quen với tiếng xe máy, tiếng còi xe inh ỏi dội ngược vào tận phòng ngủ. “Người ta có khó đến mấy cũng chẳng ai phàn nàn vì tiếng ồn bởi đó là “đặc trưng” của hẻm một người đi”, ông Quang nói.

Quan tài không vào hẻm

Hẻm nhỏ, nhà cửa san sát nên mọi sinh hoạt ở nhà này nhà kia đều biết tất. Đó là cái đặc trưng rất riêng của ngõ hẻm Sài Gòn.

Lần đến thăm người bạn ở một con hẻm nhỏ gần Cầu Bông (đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh), cố nhà văn Sơn Nam nói với bạn: “Thằng này ở trong hẻm nhỏ xíu, đến khi chết không khiêng quan tài ra được”. Ở Sài Gòn có biết bao con hẻm mà quan tài không thể ra, vào được. Nhà nào có người mất thì đều đem ra chùa khâm liệm. Ông bạn đồng nghiệp của tôi sống trong khu dân cư với “ma trận” hẻm một người đi ở đường Trần Văn Đang, P.11, Q.3 nói vui: “Hẻm tôi ở, bữa trưa, bữa chiều nhà nào ăn gì ai cũng đều biết bởi mùi thức ăn cứ quẩn quanh hàng giờ, không thoát ra khỏi con hẻm chật hẹp, tù túng”. Hẻm chật hẹp đã đành, nhà này “chiếu tướng” nhà kia mới thêm phiền. Để tránh những cái nhìn thẳng vào nhà mình từ hàng xóm, không ít nhà cho treo tấm màn lớn trước cửa càng thêm ngột ngạt, khó chịu. Không chỉ ở các khu nhà (trước là khu nhà ổ chuột) nằm dọc theo hai bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè mới có hẻm một người đi mà ngay giữa trung tâm thành phố cũng có, như ở Q.1, các con đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng, Hàm Nghi, Lê Thánh Tôn… Theo quy hoạch từ xa xưa, những con hẻm đã nhỏ, về sau do người dân tự ý cơi nới nhà cửa, mỗi người nhích ra một ít khiến hẻm càng nhỏ hơn. Hẻm một người đi không hẳn chỉ có ở khu lao động nghèo, những khu nhà tạm bợ được mọc lên ở khu đất quy hoạch treo thuộc ngoại thành mà ở những nơi được cho là sầm uất nhất Sài Gòn cũng không hiếm. Ở những nơi có hẻm rộng, xe hơi vào được nhưng từ sáng sớm đến khuya hàng quán, bàn ghế hay những chợ chồm hổm bày la liệt khiến một chiếc xe máy cũng khó mà đi qua. Những con hẻm này cũng được người dân đặt cho cái tên là hẻm một người đi.

Sài Gòn không thiếu những con hẻm chật hẹp với bề rộng chỉ tầm một cánh tay với. Như lúc sinh thời, nhà văn Sơn Nam thường nói vui về con hẻm lao động nghèo nơi ông ở: “Tôi bật quẹt đốt thuốc cũng đủ làm bà con lối xóm giật mình. Hôm nào không nghe tiếng xoành xoạch bật lửa là họ biết tôi đã lang thang ở đâu đó”. Hẻm nhỏ, nhà cửa san sát nên mọi sinh hoạt ở nhà này nhà kia đều biết tất. Đó là cái đặc trưng rất riêng của ngõ hẻm Sài Gòn.

Sau thời gian đến Sài Gòn, khám phá nhiều con hẻm lớn nhỏ, một nhà báo nước ngoài đã viết trong Tạp chí Saigon City Life rằng: “Hẻm phố thông ra thế giới”. Viết vậy cũng không quá, bởi ông cảm nhận rằng: “Các ngõ hẻm của Sài Gòn là những nguồn lạch chảy ra sông ra biển; ngõ hẻm chi chít chảy ra đường phố, ra các đại lộ, nơi các công trình kiến trúc tổng hợp những nét văn hóa của thế giới”.

Bài, ảnh: Trần Tuy An

LTS:    Hẻm Sài Gòn mang nét đặc trưng văn hóa, kiến trúc và lối sống rất riêng. Hẻm gắn liền với tuổi thơ của thị dân, như máu thịt dẫu có đi xa bao năm người ta vẫn nhớ.

Kỳ 2: “Nhiều chuyện” với hẻm

Muốn vứt bỏ cái ồn ào ngột ngạt của phố thị, có thể “trốn” vào một con hẻm nhỏ, nơi đó có quán cà phê cóc. Muốn “thoát” cảnh kẹt xe thì vào hẻm. Muốn hẹn ai đó chỉ cần nói tên hẻm… 

Sao đen hạ cánh ngập vỉa hè Sài Gòn

0
ZING.VN

Chiều 15/5, những cơn gió mạnh thổi bay nhiều quả sao đen rụng xuống vỉa hè và mặt đường ở TP HCM. Nhiều người thích thú đã xếp những cánh lá đặc biệt này thành hình trái tim.

Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 1
Sao đen (tên khoa học Hopea Odorata) có nguồn gốc từ Ấn độ, được du nhập và trồng ở nhiều nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tại TP HCM, loại cây này được trồng nhiều trên các công viên, tuyến đường trung tâm để tạo bóng mát, lọc không khí.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 2
Đặc điểm của sao đen là cụm nhỏ, mọc thành chùm khoảng 11-12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4-6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi sao. Quả có 2 cánh, lá dài và có lông rất mịn (dài 3–6 cm, rộng 0,5–0,7 cm). Lúc non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu nâu.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 3
Cây thường ra hoa vào tháng 2-3 và ra quả vào tháng 4-7. Mỗi lần rơi, sao đen xoay như chong chóng xuống vỉa hè, gốc cây. Chiều 15/5, trong một đợt gió mạnh kéo dài, hàng chục nghìn quả đã liên tục “hạ cánh” xuống tạo cảm giác thú vị cho người đi đường.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 4
Những hàng sao đen cổ thụ già, màu nâu trên đường Võ Thị Sáu, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần, Trần Quốc Thảo, Pasteur, Công viên 30/4… đồng loại rơi. Trong ảnh: vỉa hè đường Trần Quốc Thảo, quận 3.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 5
Vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 6
Bên gốc cây ở đường Pasteur.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 7
Quả sao đen trải dài từ vỉa hè vào trong khuôn viên của một cơ quan trên đường Võ Thị Sáu.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 8
Rơi mắc trên chiếc xe máy dựng trước cửa nhà.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 9
Người đi bộ bước trên thảm dày đặc. Ông Hoàng Quốc Tuấn (ngụ đường Trần Quốc Thảo, quận 3) chia sẻ: “Trong hơn một tháng nay, quả sao đen rơi xuống liên tục, không khó để xem chúng xoay tít khi hạ cánh. Đẹp nhất là lúc 15h chiều 15/5”.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 10
Một số bạn trẻ làm việc tại cửa hàng kem bên đường Phạm Ngọc Thạch thích thú xếp sao đen thành hình trái tim.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 11
Mỗi mùa hoa nở, quả rụng, chúng bay trong gió thật đẹp nhưng lại là nỗi khổ của người dân và công nhân môi trường đô thị.
Sao den ha canh ngap via he Sai Gon hinh anh 12
Người dân quét quả sao đen rụng vun vào thành từng đống chờ dọn dẹp.

Lê Quân

TỔNG HỢP NGẮN VỀ NHỮNG CHIẾN CÔNG CỦA CÔNG AN

0
Thuan Van Bui

Chưa có thời gian “bình loạn” đành tranh thủ làm cái tổng hợp về những “chiến công” thời gian gần đây của lực lượng công an, lực lượng được coi là thanh kiếm-lá chắn của đảng:

1. Từ đầu năm đến nay, đã có khá nhiều trường hợp người dân, nghi can bị chết một cách bất thường trong đồn công an khắp nơi. Tất cả những cái chết đó đều gây ra sự phẫn nộ cùng cực trong dư luận và đặc biệt là đối với thân nhân các nạn nhân: Nguyễn Hữu Tấn (Long An), Phạm Ngọc Nhung (Sài Gòn), Nguyễn Thành Ngôn (Nghệ An), Nguyễn Minh Thế (Ninh Thuận), và tuần qua là Nguyễn Hồng Đê (Ninh Thuận), và một nạn nhân ở Nghệ An chưa xác định rõ danh tính. Đó là những vụ được đưa lên mạng ầm ĩ và chỉ là phần nổi của tảng băng. Các vùng quê, vùng núi nơi dân trí thấp, chưa biết cách đưa tin…có lẽ con số nạn nhân chết vì “tự tử” trong đồn cao hơn chúng ta biết.

2. Hàng loạt các vụ “tự đánh mình” trong đồn cũng xảy ra với con số nhiều không thể thống kê. Các vụ tự hành hung, tra tấn bản thân của các nạn nhân đều gây thương tích từ thâm tím người cho đến gãy tay chân, nát mặt, vỡ mũi, chấn thương sợ não…. Thậm chí có nạn nhân bất tỉnh đã 3 tháng nay.

3. Các vụ như giơ cao chân, vung tay trúng má, dân tự lao đầu vào dùi cui, súng tụ nổ vào dân… cũng được lực lượng công an ban tặng cho dân nhiều hơn những trang sách nhảm của ông Nguyễn Phú Trọng.

4. Chuyện công an giao thông thi triển “nghiệp vụ bánh mỳ” từ đầu năm đến nay có lẽ nhiều hơn số chữ của toàn bộ các tác phẩm độc hại của Mác-Ăng ghen cộng lại. Chuyện CSGT truy đuổi bánh mỳ gây tai nạn, gây chết người nhiều đến mức làm nản lòng các nhà thống kê.

5. Những vụ sách nhiễu, kiếm ăn của các lực lượng công an khác cũng nhiều tương đương dân số Việt Nam, từ kiểm tra hành chính, PCCC, kiểm tra an ninh trật tự các nhà trọ, dẹp hàng rong, “đi thăm” các cửa hàng, quán ăn, quán nhậu…Tất cả các dịch vụ nhỏ lẻ của dân đều có “dấu răng chung chi” của công an các cấp địa phương.

6. Hàng loạt vụ khủng bố, tấn công người bất đồng chính kiến, người đấu tranh ôn hòa cũng đã được ghi nhận. Các cuộc tấn công này đều có dấu răng của lực lực lượng thanh kiếm lá chắn. Nhiều trường hợp, lực lượng này công khai để lại dấu răng, có những lần cắn gián tiếp qua đường hậu môn của đám côn đồ bị chi phối.

7. Các vụ bắt bớ, vu khống người dân, giáo dân, linh mục chịu thảm họa Formosa cũng là chiến công đặc biệt xuất sắc của công an.

8. Không thể không kể tới những người đấu tranh ôn hòa bị bắt, bị khởi tố. Hay sự sách nhiễu, triệt đường sống của những người đấu tranh và các cự tù nhân lương tâm.

9. Tất cả các vụ cưỡng chế, cướp đất đều có sự tham gia với 200% sự nhiệt tình của công an.

Có thể nói, sự tóm lược này không thể nào nói hết sự vĩ đại về những chiến công của lực lượng thanh kiếm lá chắn của đảng, chỉ phần nào phác họa sơ sơ mấy tháng gần đây. Những chiến công này có được phần lớn là nhờ lực lượng công an học tập theo tấm gương đạo đức HCM, thực hiện nghiêm 6 lời dạy CAND của “người” và học tập triển khai tốt các nghị quyết của đảng…

XIN MỜI QUÝ VỊ BỔ SUNG THÊM!

Ba mối họa khi quân đội làm kinh tế

0

 Quân đội làm kinh tế là vấn đề nghiêm trọng nhưng không ai dám lên tiếng. Bài viết cảnh báo ngay khi xảy ra vụ Đồng Tâm. Nay gần như đã có kết quả khi trong cuộc họp Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm tuyên bố dứt khoát “Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa”. Sai thì phải sửa, dù muộn vẫn hơn không. Quân đội làm kinh tế là lợi bất cập hại.

Hoan hô Chính phủ đã có động thái tích cực!

Trọng trách duy nhất của quân đội là an ninh quốc phòng.

Quân đội có thể làm kinh tế nhưng buộc phải giới hạn trong phạm vi quốc phòng. Chẳng hạn tăng gia sản xuất để nuôi quân. Thời bình có thể huy động lực lượng giúp dân làm kinh tế.

Ở một số quốc gia phát triển, việc buôn bán vũ khí, xuất khẩu tri thức về các phát minh trong lĩnh vực quốc phòng hoàn toàn do các tập đoàn tư bản. Nhưng toàn bộ lợi nhuận không nằm ngoài mục tiêu phục vụ an ninh quốc gia và quốc tế. Để đảm bảo điều đó, luật pháp ở các quốc gia này nghiêm cấm quân đội hoạt động kinh tế trái mục đích an ninh quốc gia và quốc tế.

Quân đội Trung Quốc một thời cũng có làm kinh tế, nhưng sau đó hoàn toàn bị cấm, thậm chí bị trừng phạt nghiêm khắc vì sự lạm dụng bất minh.

Quân đội ta gần đây được phép làm kinh tế trên mọi lĩnh vực, từ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, truyền thông, sân golf… đến ngân hàng, khai thác gỗ, kể cả kinh doanh bất động sản.

Điều đó cực kì nguy hiểm, vì nhà nước đang tự nuôi một mối họa khôn lường.

Mối họa thứ nhất là sự lạm dụng bóc lột công sức và xương máu của quân lính. “Nước sông công lính”, người ta sẽ biến nghĩa vụ quân sự của thanh niên thành nghĩa vụ làm giàu cho một nhóm lợi ích.

Mối họa thứ hai là các tập đoàn kinh tế trong quân đội đang hình thành dẫn đến tranh chấp quyết liệt vì lợi ích. Đây là lực lượng vũ trang cho nên điều có thể xảy ra là những mối de dọa, thậm chí sử dụng vũ lực trong tranh chấp làm méo mó kinh tế thị trường, thậm chí lũng đoạn chính trị nội bộ.

Mối họa thứ ba, đồng thời cũng là mối họa đáng sợ nhất, là khi trọn quyền sở hữu tài sản khổng lồ, quân đội có thể lợi dụng danh nghĩa an ninh quốc phòng để chiếm đoạt, thôn tính đất đai, biến đất quốc phòng thành đất kinh doanh tư hữu, thậm chí khi cần có thể bán cả tài nguyên, đất nước cho ngoại bang.

Tóm lại là, nếu tiền mua được sự trung thành thì tiền cũng mua được sự phản bội.

Mong Quốc hội và những người đứng đầu Đảng và Nhà nước nghe ra để ngăn chặn mối họa này, dù điều tôi nói đang mới chỉ là suy luận logic.


Bài liên quan: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa.