Home Blog Page 1140

Vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả: Tâm thư của một công dân gửi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

0
TTT/ Soha

Y Sinh Tuệ Lâm

23-8-2017

Mong Bộ trưởng hãy công khai danh sách bác sĩ của các bệnh viện nhận hoa hồng của VN Pharma, đặng để tôi và nhân dân biết đường mà phòng tránh…

Là một công dân kinh sợ bệnh ung thư, nhất là sợ khi mình hoặc người thân lâm bệnh lại rơi vào tay những bác sĩ “ăn” hoa hồng của mấy công ty dược rồi kê thuốc chống ung thư dỏm, tôi mong Bộ trưởng hãy công khai danh sách bác sĩ của các bệnh viện nhận hoa hồng của VN Pharma, đặng để tôi và nhân dân biết đường mà phòng tránh…

Thưa Bộ trưởng!

Nếu có thời gian, Bộ trưởng thử một lần vi hành đến Bệnh viện Ung bứu TP.HCM để rõ hơn thực trạng người bệnh ung thư. Bộ trưởng nhớ là “vi hành”, đi trong lặng lẽ, đừng báo trước cho các ban bệ.

Hình ảnh ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Tuệ Lâm

Nếu đi như thế, Bộ trưởng sẽ thấy muôn vàn cảnh đời khổ đau vì ung thư. Bộ trưởng sẽ thấy người bệnh cơ hàn từ nhiều tỉnh thành xanh xao, gầy guộc, mệt mỏi, đờ đẫn, kiệt quệ tràn đầy ở khắp các khoa phòng. Bộ trưởng sẽ thấy người bệnh nằm lê lết bên miệng cống, tràn lối vào nhà vệ sinh…

Thưa Bộ trưởng!

Đi vi hành như thế, nếu khi ấy Bộ trưởng hỏi thăm, chắc rằng Bộ trưởng sẽ nghe những bệnh nhân K cơ hàn kể về đoạn trường của số phận.

Mỗi người tên tuổi, quê quán, trình độ, văn hóa… có khác nhau, nhưng cả thảy họ đều có điểm chung, vật vã sinh tồn trong cùng quẫn sau khi bán sạch nhà cửa, đất đai, thậm chí bán cả tư trang ngày cưới, kỷ vật do mẹ cha để lại.

Nếu Bộ trưởng vi hành lúc 4h sáng, Bộ trường sẽ thấy cảnh người bệnh đông đen lục đục xếp hàng chờ khám bệnh. Sau đó, Bộ trưởng sẽ thấy những người bệnh kiệt quệ của họ xếp thành hàng dài chờ đợi được phát cơm cháo của các đoàn từ thiện…

Họ cùng quẫn đến như thế đó Bộ trưởng. Họ tiết kiệm từ 5-10.000 đồng để dành tiền nộp viện phí, nuôi hy vọng sống mong manh! Vậy mà nếu có kẻ làm tiền họ, xem họ là con mồi rồi bán thuốc dỏm cho họ, Bộ trưởng có căm phẫn không?

Thưa Bộ trưởng…

Nếu Bộ trường ngại đi một mình, nếu Bộ trưởng sợ người ta nhận ra mình, tôi có cách. Tôi tình nguyện sẽ đi cùng Bộ trưởng. Bộ trường ở đâu đó trong Sài Gòn, tôi sẽ đến đưa Bộ trưởng đi.

Một bệnh nhân ung thư. Ảnh: Tuệ Lâm

Khi đến trước cổng bệnh viện, trước khi đưa Bộ trưởng vào trong để thấy cảnh thương đau của dân mình trong đại họa K, Bộ trưởng chỉ việc đeo khẩu trang y tế vào, như vậy là chẳng ai nhận ra Bộ trưởng….

Nếu được đưa Bộ trưởng vi hành như thế, tôi rất lấy làm vinh dự và tự hào, vì tôi biết rằng Bộ trưởng không như người ta ác mồm độc miệng đồn đãi.

Bệnh nhi bị ung thư trải chiếu ngồi chờ trong khuôn viên bệnh viện. Ảnh: Soha

Nếu Bộ trưởng có nhiều thời gian, không chỉ những cảnh khổ đau chồng chất của bệnh nhân K trong khuôn viên Bệnh viện, tôi sẽ đưa Bộ trưởng ghé thăm XÓM ĐẦU TRỌC, nơi có vô vàn người bệnh tá túc trong những căn phòng ọp ẹp chật chội, thân bị ung thư nhưng ngày ngày vẫn phải đi bán vé số, rửa chén cho các quán ăn thâu đêm suốt sáng, thậm chí nhặt phế liệu để gom tiền chữa bệnh…

Và tôi cũng sẽ đưa Bộ trưởng sang “thăm” mấy phòng khám của các bác sĩ Bệnh viện Ung Bứu nằm đối diện Bệnh viện. Vào đó, nếu vào vai người bệnh, Bộ trưởng sẽ dễ tìm thấy nụ cười và sự tận tình của những bác sĩ ấy hơn khi Bộ trưởng gặp họ trong khuôn viên Bệnh viện!

Kính thưa Bộ trưởng!

Nếu Bộ trưởng đi “vi hành” như thế, tôi tin Bộ trưởng sẽ thấu cảm hơn tình cảnh của người bệnh K, đặng biết đâu, mai này, khi về lại Trung Ương, trong nhiệm kỳ vẫn còn của mình, Bộ trưởng sẽ có những quyết sánh, sẽ làm nhiều điều hữu ích hơn cho họ.

Nhưng thôi, đó là chuyện của tương lai, tại thời điểm này, họ cũng như tôi và muôn vàn công dân khác – những con bệnh ung thư trong tương lai (ai biết được số phận – vì ung thư không chừa một ai mà), mong mỏi Bộ trưởng hãy vì dân, vì người bệnh, CÔNG KHAI DANH SÁCH CÁC BÁC SĨ NHẬN HOA HỒNG CỦA CÔNG TY DƯỢC VN PHARMA…

Công khai như thế, là Bộ trưởng giúp nhân dân nhận rõ chân tướng của những kẻ mặc áo blouse nhưng vì tiền hơn vì người bệnh đặng để họ phòng tránh…

Công khai như thế, là cách mà Bộ trưởng thể hiện quyết tâm chỉnh đốn ngành y với tư cách Tư lệnh ngành..

Công khai như thế, tôi nghĩ cũng là cách Bộ trưởng bảo vệ thanh danh của mình.

Và nếu có thể, mong Bộ trưởng hãy cho nhân dân được biết các “bác sĩ hoa hồng” đã kê toa thuốc chữa ung thư dỏm cho bao nhiêu người bệnh sử dụng, đến nay có bao nhiêu người còn sống, bao nhiêu người đã chết?!

Thưa Bộ trưởng!

Biết Bộ trưởng trăm công nghìn việc, nhưng tôi vẫn mạn phép đưa tâm tư này gửi gắm những mong đến Bộ Trưởng hoặc ai đó có mối quan hệ thân quen, hay người thân của Bộ trưởng đọc được và biết đâu sẽ nói với Bộ trưởng. Dù tôi biết, đó là hy vọng mong manh!

Hy vọng không mất tiền mua, nên tôi vẫn tin vào một phép màu có thật, phép màu về một ngày, đích thân Bộ trưởng hay Người phát ngôn của Bộ Y tế dõng dạc xướng tên các bác sĩ nhận hoa hồng kê toa thuốc chống ung thư dỏm trong tiếng vỗ tay và nước mắt của nhân dân!

Kính chúc Bộ trưởng luôn khỏe và thứ lỗi cho tôi về sự đường đột này!

Bắc Triều Tiên hỗ trợ Syria phát triển vũ khí hóa học

0
RFI
mediaHội Đồng Bảo An thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên ngày 05/08/2017.REUTERS/Shannon Stapleton

Trong vòng sáu tháng vừa qua, đã có hai chiếc tàu chở hàng từ Bắc Triều Tiên đến đơn vị nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học tại Syria. Đây là thông tin trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Bình Nhưỡng vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế. Một nhóm chuyên gia đã soạn thảo bản báo cáo này và trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào đầu tháng 08/2017.

Bản báo cáo tuyệt mật dài 37 trang đã được tiết lộ với hãng tin Reuters vào hôm qua, 21/08/2017. Theo tài liệu trên, nhóm chuyên gia này đang điều tra về vấn đề hợp tác trao đổi chất hóa học, tên lửa đạn đạo và vũ khí giữa chính quyền Damas và Bình Nhưỡng.

Trong vòng sáu tháng qua, hai quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã chặn một số tàu chở hàng đến Syria, và một quốc gia khác cho biết có khả năng những chuyến hàng này nằm trong hợp đồng kinh tế giữa tập đoàn Korea Mining and Development Trading Corporation (KOMID) và chính quyền Syria. Tuy vậy, tài liệu trên không cho biết thông tin chi tiết về hàng hóa trên tàu, cũng như thời gian và địa điểm những chuyến hàng từ Bắc Triều Tiên bị chặn.

Korea Mining and Development Trading Corporation là một tập đoàn buôn bán vũ khí và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, đã bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho vào danh sách đen năm 2009. Còn bên nhận hàng là một công ty bình phong của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria (Syria Scientific Studies and Research Center). Đây là trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học của quốc gia Trung Đông này từ những năm 1970.

Còn tại Bình Nhưỡng, đáp lại cuộc tập trận thường niên Ulchi Freedom Guardians giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, chính quyền Kim Jong-Un hôm nay tuyên bố sẽ « trả đũa không khoan nhượng » và cho rằng sự kiện quân sự này là hành động chuẩn bị xâm lược Bắc Triều Tiên.

TT Venezuela muốn dùng lệnh truy nã đỏ để bắt cựu chưởng lý Ortega

0
RFI

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro muốn dùng đến lệnh truy nã đỏ của Interpol để bắt giữ chưởng lý Luisa Ortega. Từng là người ủng hộ chế độ Chavez, bà Ortega tuyên bố nắm giữ bằng chứng tham nhũng của tổng thống Maduro. Đến Brazil từ hôm qua, bà sẽ đề cập đến tình trạng « tham nhũng » ở Venezuela trong cuộc họp các chưởng lý khối Mercosur tại thủ đô Brasilia ngày 23/08/2017.

Từ Caracas, thông tín viên RFI Andreina Flores cho biết thêm thông tin :

« ‘Đây là hành động phản bội mà tôi chưa bao giờ hình dung ra được’. Bằng những lời lẽ như vậy, tổng thống Nicolas Maduro nhắc đến chưởng lý Luisa Ortega Diaz, giờ trở thành đối thủ chính của ông.

Tổng thống Venezuela thông báo ý định dùng đến lệnh truy nã đỏ của Interpol để bắt giữ bà Ortega cùng với chồng là nghị sĩ German Ferrer. Đa số người dân Venezuela đánh giá quyết định của ông Maduro là một hành động trả thù mang tính chính trị.

Theo ông Maduro, vợ chồng nhà Ferrer-Ortega điều hành một băng nhóm lừa đảo, được chính phủ Colobia và Brazil bảo vệ. Ông nói : Chồng của bà Ortega, hiện được Colombia cho tị nạn chính trị, tham gia vào một mạng lưới chuyên cưỡng đoạt và đang kiểm soát vài triệu đô la ở các thiên đường thuế trên khắp thế giới. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos trở thành nhà bảo trợ cho băng đảng ăn cướp này từ Bogota. Còn chính phủ « cướp quyền » Brazil lại đón tiếp chưởng lý và người chồng kiêm lãnh đạo của « băng đảng » này ».

Về phần mình, bà Luisa Ortega đã xuất phát từ Colombia đến Brazil để tham gia một cuộc họp quy tụ biện lý các nước Mercosur. Tại đây, bà định công bố các bằng chứng tham nhũng của các công chức Venezuela trong hồ sơ Odebrecht. Theo bà Ortega, tổng thống Maduro có lẽ cũng bị liên quan ».

Vụ lấy tiền của người nghèo: “Dân tự hiến, giờ dân đòi thì trả lại” (!)

Dân trí
Không chỉ riêng thôn 5 mà hầu hết các đối tượng trong xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều không nhận được tiền hỗ trợ từ chương trình 135 về hỗ trợ bò giống. Chủ tịch xã lại cho rằng khoản tiền này là tự dân… tự hiến, giờ dân đòi thì trả lại chứ không có vấn đề gì cả.

Ký 7 triệu đồng… nhận 70 nghìn đồng!

Tiếp tục điều tra, chúng tôi phát hiện, hàng chục hộ nghèo khác ở thôn 2, thôn 4, thôn 6 cũng đều chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ bò giống từ Chương trình 135.

Sau gần 1 năm nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại xã Sơn Bình vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ mua bò giống

Sau gần 1 năm nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại xã Sơn Bình vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ mua bò giống

Chị Trần Thị Mai, hộ nghèo tại thôn 6, xã Sơn Bình tâm sự: “Đến thời điểm hiện tại tôi chưa được nhận số tiền đó. Tôi không biết số tiền hỗ trợ gia đình mình đang ở đâu? Mong muốn duy nhất của tôi là nhận được lại tiền để vay mượn thêm để mua con bò giống”.

Một hộ nghèo khác thì cho biết: “Cách đây gần 1 năm, thôn trưởng bảo chúng tôi lên xã để ký nhận tiền hỗ trợ. Nhưng đến nay cũng chưa biết hỗ trợ gì. Giờ sự việc vỡ lở, chúng tôi mới biết là mình được Nhà nước quan tâm hỗ trợ tiền mua bò giống để xóa đói giảm nghèo”.

Đặc biệt, hộ của bà Nguyễn Thị Danh (SN 1955, hộ nghèo tại thôn 2, xã Sơn Bình) ký vào danh sách thì 7 triệu đồng nhưng về trưởng thôn chỉ đưa cho 70 nghìn đồng!

Bà Danh cho biết: “Năm 2016, xã gọi tôi lên ký vào sổ là đã nhận 7 triệu đồng tiền hỗ trợ để mua bò và nói sẽ gửi tiền về qua xóm. Một thời gian sau, xóm có đưa cho tôi 70 ngàn đồng” (!?).

“Mới đây, xóm trưởng thông báo đã dùng tiền đó để làm đường, xây dựng nông thôn mới. Tôi không đồng tình với việc làm này”, bà Danh nói thêm.

Thậm chí tại thôn 5, Bí thư chi bộ và trưởng thôn đến tận từng đối tượng được hỗ trợ mua bò viết giấy cho các hộ dân và “cầm tay chỉ việc” rằng khi nào có đoàn kiểm tra về thì phải nói dối là đã nhận đủ số tiền.

“Dân giờ đòi thì trả lại, không vấn đề gì!”

Sự việc vỡ lở, xã và thôn phải gọi từng hộ dân lên để trả tiền. Dù thế nhưng vị Chủ tịch UBND xã Sơn Bình vẫn biện minh là do các hộ nghèo hiến tiền

Sự việc vỡ lở, xã và thôn phải gọi từng hộ dân lên để trả tiền. Dù thế nhưng vị Chủ tịch UBND xã Sơn Bình vẫn biện minh là do các hộ nghèo hiến tiền

Đó là câu trả lời vô cảm, vô trách nhiệm của ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình mà chúng tôi nhận được.

Ông Điền ngụy biện rằng số tiền này là do dân tự nguyện cho để xây dựng nông thôn mới.

“Số tiền này là trước đây các hộ dân tự nguyện hiến cho để làm đường, xây dựng nông thôn mới. Giờ có nhiều hộ thay đổi, họ nói không cho!?”

Tuy nhiên, nhiều đối tượng cho rằng lời ngụy biện của ông chủ tịch xã là vô lý, hài hước.

“Chúng tôi đều là hộ nghèo và hộ cận nghèo cơm ăn còn thiếu. Giờ nói hiến cả 7 triệu đồng thì ai tin?”, một hộ dân bức xúc cho biết.

Ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình

Ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình

Ông Điền cho biết, đến sáng nay (23/8) đã cho tất cả cán bộ trong ủy ban đến từng thôn xóm, nhà các đối tượng để trả lại tiền.

“Cái này trước đây là dân hiến, nhưng giờ người dân đòi lại, nói không cho nữa thì sẽ trả lại cho dân, sẽ trả lại hết không có vấn đề gì cả!”, ông Điền nói.

Nói về trách nhiệm ông Điền cho biết: “Bây giờ phải ổn định người dân đã, sau đó sai đến đâu sẽ sửa đến đó, ai sai thì sẽ xử lý”.

Được biết, trong năm 2016, xã Sơn Bình có 43 hộ đối tượng (hộ nghèo và cận nghèo) được nhận tiền hỗ trợ mua bò giống từ Chương trình 135 với tổng số tiền là 280 triệu đồng.

Dân trí sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc này!

Xuân Sinh

Nhà báo Huy Đức muốn ông Trần Đại Quang ‘bàn giao quyền lực’?

0
Thiền Lâm

Vietnam- Cali Today News – Đời sống chính trị – xã hội ở Việt Nam đang xảy đến một hiện tượng kỳ lạ: chỉ là một nhà báo, một blogger bình thường như bao nhà báo và blogger khác, nhưng Huy Đức đang trở thành “cây bút tín hiệu” lẫn “điềm báo” cho những sự kiện, vụ việc liên quan mật thiết đến những nhân vật chính trị cao cấp và một vài nhóm lợi ích thuộc loại “cá mập” nhất.

Cũng đã thành một thói quen, không ít người quan tâm đến biến động chính trị trong nội bộ đảng và chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng ngày càng dựa vào những tin tức, dù được thể hiện rõ ràng hay mơ hồ lấp lửng, của Huy Đức để nhận định và dự đoán về tương quan chính trị cùng những biến động, biến cố có thể xảy ra trong tương lai gần. Đặc biệt là về “ai sắp bị bắt” hay “ai sắp chết”…

Ngày 10/8/2017, “cây bút tín hiệu” này phát ra một thông tin mang tính khẳng định trên facebook của ông: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017” trong bài viết có tựa đề “NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC”.

Ngày 8/8/2017, báo chí Việt Nam còn đưa tin “Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Singapore Toni Tan Keng Yam nhân dịp kỷ niệm lần thứ 52 Quốc khánh nước Cộng hòa Singapore (9/8/1965- 9/8/2017)”

Không phải mọi lần Huy Đức đều viết theo thể khẳng định, thậm chí thể khẳng định chỉ được nhà báo này dùng trong những bài có lẽ là “đặc biệt”, về những “ca” đặc biệt.

Thể khẳng định của Huy Đức về “Đại tướng Trần Đại Quang” (chứ không phải Chủ tịch nước Trần Đại Quang) đi chữa bệnh, thậm chí nơi chữa bệnh là Nhật, nếu chính xác, sẽ có tác dụng xóa nhòa những tin đồn đoán nổi dậy trong thời gian gần đây về ông Quang, nhất là về tình trạng an toàn cá nhân không liên quan đến vấn đề sức khỏe của ông.

Liệu có thể tin được tin tức của Huy Đức?

Chỉ biết rằng, trong một status cũng trên facebook gần đây, Huy Đức đề cập đến vấn đề sức khỏe của ông Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban bí thư. Tin tức này, dù chỉ đưa ra một cách chung chung cùng yêu cầu đảng cần minh bạch về sức khỏe lãnh đạo, nhưng vài ngày sau đã xuất hiện thông tin chính thức của Bộ Chính trị trên mặt báo nhà nước về việc ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên bộ chính trị và hiện thời là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương – “tham gia vào Thường trực Ban bí thư”. Có nghĩa là tạm thời thay thế hoặc thay thế luôn ông Đinh Thế Huynh.

Vào ngày 30/7/2017, Huy Đức đã bất thần trở thành nguồn tin không chính thống đầu tiên thông báo về việc nhân vật gây bão Trịnh Xuân Thanh đã trở về Việt Nam.

Cùng ngày 30/7, Bộ trưởng công an Tô Lâm còn nói như phân bua: “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì” khi phóng viên Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã tóm Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi.  Nhưng sang ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh bất thần “về chẳng ai hay” khi hiện ra tại phòng trực ban hình sự của Bộ Công an để “đầu thú”.

Và sau đó như mọi người đều biết, đã bùng nổ một cơn khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt với cáo buộc “trên cả nghiêm trọng” của người Đức về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào ngày 23/7/2017.

Sau khi Huy Đức viết bài về “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh”, có người tỏ ra ngạc nhiên: Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào ngày 23/7, còn ông Quang lại đi chữa bệnh vào ngày 25/7…

Nhưng nội dung đáng chú ý nhất trong bài viết trên của “cây bút tín hiệu” có lẽ là:

Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước”. Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.

Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. “Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ “không làm việc” trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp”.

Lẽ đương nhiên, mỗi độc giả đều có quyền thụ hưởng, phân tích và suy đoán nội dung trên theo cách của mình.

Nhưng nội dung trên, cũng là đoạn kết trong bài viết của Huy Đức, hẳn phải là ý quan trọng nhất được diễn giải: đã đến lúc ông Trần Đại Quang cần bàn giao quyền lực của mình cho người khác. Sau đó, nếu có thể và nếu muốn, đảng thông báo cho dân biết.

Chính trị luôn ẩn chứa sự tàn nhẫn. Trong một nền chính trị nửa dơi nửa chuột của chủ nghĩa tư bản dã man, tính chất tàn nhẫn còn có thể trở thành tàn bạo. Tự sinh và tự diệt của các “chính khách” cũng từ đó mà ra…

Nguồn tham khảo:

Lẽ nào Trầm Bê bị bắt lại ảnh hưởng các bác chơi golf?

0
Lưu Trọng Văn 

(FB Lưu Trọng Văn )

Chuyện sáng nay.

Gã ra ngoại ô Sài Gòn cafe rồi uống chè vối với mấy người bạn. Từ chuyện bóng đá U 22 thế quái nào lại tới chuyện đánh… golf.

Một doanh nhân trẻ, thường xuyên chơi golf ở sân golf Thủ Đức kể, mấy tuần nay các tay chơi golf ở đây được chọn sân chơi thả… giàn vì đồng chí Ba và đồng chí Hai không ra sân như mọi lần nữa.

vietnamnet
Ảnh minh họa

Chả là đồng chí Ba và đồng chí Hai là cặp bài trùng chơi golf, mỗi lần các đồng chí cầm gậy, vì lý do an ninh các đường golf xung quanh phải rào chắn lại hết ráo.

He, chuyện gì xảy ra vậy ta?

Gã lớ ngớ hỏi vì cái tính ưa tò mò, phải chăng sức khoẻ của các đồng chí ấy có vấn đề?

Xuỵt!

Bí mật. Cánh chơi golf có quy định nghiêm ngặt: Đã đến sân golf cấm không để lộ tình hình sức khoẻ vì nó liên quan tới chính trường và thương trường.

Gã vẫn chưa chịu buông: thế các đồng chí ấy thôi ra sân golf từ lúc nào vậy?

Gã nghe được câu trả nhời: Hình như từ lúc đại gia Trầm Bê bị bắt.

Một bác nhà báo có quen với vợ của đồng chí Hai, hỏi vợ đồng chí Hai, nghe bảo anh Hai thường chơi golf với anh Ba hả chị?

Xạo! Xạo! Bà vợ anh Hai chối đây đẩy.

Gã nghĩ, chơi thì cứ nói là chơi việc gì phải sợ nhể?

Gã kết luận, gã bắt đầu lẩn… thẩn vì tự hỏi mình câu hỏi ấy rồi.

A, còn ai hỏi gã anh Hai và anh Ba là ai, thì nói cho nhanh nhá, đó cũng là câu hỏi rất chi là lẩn thẩn đấy.

CÁCH TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÁNG GIỀNG: “KẾT ƯỚC RỒI BỘI ƯỚC”

189

Mai Vân/ RFI

Nhân vụ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau khi Bắc Kinh, vào trung tuần tháng 6 này, cho lính tiến vào cao nguyên Doklam trên lãnh thổ Bhutan để xây đường, một chuyên gia Ấn Độ về quốc phòng, nữ tiến sĩ Namrata Goswami, đã có bài phân tích trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 18.08.2017 về thủ đoạn của Bắc Kinh: Ký kết các «Nguyên tắc chỉ đạo việc duy trì nguyên trạng ở các vùng tranh chấp» để ràng buộc láng giềng, để rồi sau đó phớt lờ thỏa thuận đã ký để ngang nhiên đòi xâm lấn vùng lãnh thổ tranh chấp.

Trong bài viết mang tựa đề « Có nên nghiêm túc tin vào ‘lời hứa’ đàm phán về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc hay không – Can China Be Taken Seriously on its ‘Word’ to Negotiate Disputed Territory? », tác giả đã lần lượt phân tích thủ đoạn của Bắc Kinh tại ba vùng tranh chấp : Doklam ở Bhutan, Arunachal Pradesh ở Ấn Độ và Biển Đông.

Tại vùng cao nguyên Doklam ở Bhutan, nơi binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đang gờm nhau ở vùng biên giới với Trung Quốc từ trung tuần tháng Sáu, Bắc Kinh đã gây căng thẳng khi đưa công binh đến xây một con lộ trên lãnh thổ Bhutan chạy từ Dokola đến Jampheri, nơi có căn cứ quân sự Bhutan.

Đối với bộ Ngoại Giao Bhutan, hành động của Trung Quốc đã « vi phạm các thỏa thuận song phương, tác động đến tiến trình phân định biên giới hai bên ». Bhutan đồng thời hy vọng là « nguyên trạng của vùng Doklam như trước ngày 16/06/2017 được duy trì. »

Tuy Bhutan và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao nhưng hai bên đã tiến hành 7 vòng đàm phán và chủ trương giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Năm 1988, hai nước đã ký một thỏa thuận về « Các nguyên tắc chỉ đạo », và đến năm 1998 thì ký thỏa thuận « Duy trì hòa bình và sự yên ổn ở biên giới Trung Quốc – Bhutan ».

Qua hai thỏa thuận này, hai quốc gia cam kết giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại, và không có bất kỳ hành động nào đe dọa hòa bình. Hai bên cam kết giữ nguyên trạng, không thay đổi gì ở biên giới.

Nhưng Trung Quốc gần đây đã khẳng định thỏa thuận về vấn đề biên giới với Bhutan không liên quan đến vùng Doklam, vì đứng trên mặt lịch sử vùng này thuộc Trung Quốc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lục Khảng, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 28/06, khẳng định : « Doklam là một vùng của Trung Quốc từ thời xa xưa, chứ không phải là của Bhutan, và càng không phải là của Ấn Độ. Đó là điều không thể chối cãi và được lịch sử chứng minh. Trung Quốc xây dựng một con đường ở Bhutan là một hành động chủ quyền trên lãnh thổ của mình… »

Theo tác giả bài viết, việc Trung Quốc đột nhiên vào Bhutan xây đường có thể làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng khi nhìn những gì Trung Quốc đã làm đến nay, liên quan đến lãnh thổ đang tranh chấp, từ Ấn Độ qua Bhutan rồi đến Biển Đông, thì dường như Bắc Kinh theo đúng một mô hình, tiến hành một cách có hệ thống.

Trung Quốc ký « nguyên tắc chỉ đạo » hay « thỏa thuận duy trì hòa bình và ổn định » với quốc gia tranh chấp, thiết lập như vậy một cái khung, với quy tắc rõ rệt, ràng buộc nước ký kết và che mắt đối thủ về những kế hoạch tương lai của Trung Quốc đòi chủ quyền một cách hung hăng.

Ấn Độ

Một ví dụ là trường hợp Ấn Độ. Năm 2005, Trung Quốc và Ấn Độ ký thỏa thuận mang tên « Thông số chính trị và các nguyên tắc chỉ đao việc giải quyết vấn đề biên giới Ấn-Trung ». Điều IX của thỏa thuận này quy định hai bên tôn trọng đường ranh hiện hữu và cùng duy trì ổn định vùng biên giới.

Nhưng năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Đô, Tôn Ngọc Tỉ (Sun Yuxi) tuyên bố là « cả bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và nơi tranh chấp, vùng Tawang, chỉ là một bộ phận của Arunachal. Chúng tôi đòi cả bang. Đó là quan điểm của chúng tôi. »

Sau tuyên bố này, quân đội Trung Quốc thường xuyên thâm nhập vào khu vực, tìm cách dựng trại, căn cứ tại đây. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho in bản đồ Arunachal Pradesh trên hộ chiếu Trung Quốc cũng như những vùng tranh chấp ở Biển Đông, coi như thuộc về Trung Quốc.

Biển Đông

Mô hình mà Trung Quốc sử dụng ở 3 nơi tranh chấp chủ quyền y hệt như nhau: Yêu sách chủ quyền dựa trên nền tảng lịch sử xa xưa, tiếp theo là đưa quân thâm nhập, xây đường xá, bất chấp thỏa thuận đã ký kết là bảo đảm duy trì nguyên trạng và giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình.

Trường hợp Biển Đông cũng vậy. Trung Quốc cũng đồng ý với ASEAN về một khung ứng xử (CoC) vào tháng 5 vừa qua. Theo bản dự thảo (CoC), các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh lắp đặt vũ khí tấn công trên các đảo.

Năm 2002 trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử – DOC mà Trung Quốc và ASEAN đã thông qua, có phần ghi rõ « các bên tự kềm chế trong hoạt động có thể làm tranh chấp phức tạp hay leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó có việc cư ngụ trên các đảo, đá, vốn không người ở hay những thực thể địa lý khác… ».

Nhưng Trung Quốc đã sử dụng sự hiện diện của họ và những yếu tố khác tại hiện trường để đưa ra yêu sách chủ quyền, mặc dù đã ký kết bản tuyên bố 2002, và đã lập ra những vùng cấm, những vùng quân sự ở Biển Đông.

Tháng Giêng 2014, tàu Trung Quốc ồ ạt nạo vét cát, tiến vào bên trong các rạn san hô ở 7 thực thể ở Trường Sa : Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Vành Khăn (Mischief Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Xu Bi (Subi Reef), Gạc Ma (South Johnson Reef), và Tư Nghĩa (Hughes Reef).

Một khi các đảo nhân tạo được hoàn tất, bước tiếp theo là các công trình xây dựng cơ sở, bến cảng, phi đạo, đài rađa, nơi đóng quân, tóm lại, tất cả hoạt động xác định chủ quyền và kiểm soát lãnh thổ tranh chấp.

Yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc cũng dựa trên lịch sử; thủy thủ Trung Quốc thời xa xưa đã khám phá ra các đảo Nam Sa (Nansha), tức là các đảo Biển Đông bây giờ. Theo Bắc Kinh, đó là từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, và ngư phủ Trung Quốc luôn qua lại vùng này từ thời nhà Minh và nhà Thanh.

Tóm lại, theo chuyên gia Goswami, chiến lược của Trung Quốc là luôn đi ngược lại với những gì chính họ ký kết. Họ đưa quân xây đường ở vùng tranh chấp với Bhutan, thâm nhập vùng tranh chấp với Ấn Độ, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông trong lúc vẫn cổ vũ duy trì nguyên trạng.

Câu hỏi là tại sao ký « nguyên tắc chỉ đạo », « thỏa thuận khung » để rồi vi phạm sau đó ? Có lẽ là để kềm chế, ràng buộc nước tranh chấp với Trung Quốc, còn Bắc Kinh thì hành động ngược lại, sử dụng lịch sử, che mắt đối phương trên các đường biên giới không rõ ràng.

Bài viết kết luận : Điều rõ nét qua chiến lược của Trung Quốc ở 3 nơi tranh chấp trên là Trung Quốc không hề tôn trọng « những thỏa thuận khung », những cam kết, khiến người ta nghi ngờ về tính nghiêm túc, đáng tin cậy của Trung Quốc trong đàm phán.

https://vi.rfi.fr/…/20170823-cach-trung-quoc-xam-luoc-lang-g…

Trình độ tiểu học có thể làm điều tra viên?

0
NGƯỜI LAO ĐỘNG
Dự án Luật Công an xã vừa được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó quy định nhiều chức năng, nhiệm vụ của công an xã không khác gì công an phường chính quy đã gây nhiều quan ngại trong dư luận.

Không lo sao được khi trong các chức năng, nhiệm vụ của công an xã có hoạt động liên quan đến hoạt động điều tra hình sự như bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; điều tra ban đầu, lập biên bản… nhưng với quy định hiện hành, công an xã chỉ cần trình độ tối thiểu là tiểu học trở lên.

Trong khi đó, trên thực tế, thời gian qua có nhiều án oan sai mà nguyên nhân có yếu kém về trình độ chuyên môn, thực thi nhiệm vụ, áp dụng pháp luật của điều tra viênban đầu. Để giảm thiểu án oan sai, chúng ta đang từng bước nâng cao chuyên môn của điều tra viên chứ không chỉ có việc đào tạo chuyên tu, tại chức, từ xa. Đó là chưa nói đến tình hình an ninh trật tự ở nhiều xã nông thôn hiện rất phức tạp, bản chất tội phạm không thua gì ở thành phố. Với trình độ tiểu học, liệu công an xã có thể hiểu được từ ngữ trong văn bản pháp luật, soạn được biên bản quả tang, ghi lời khai ban đầu…- những việc cực kỳ quan trọng trong tố tụng hình sự, chứ chưa nói đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ to tát khác mà ngay cả người được đào tạo bài bản, chính quy cũng đôi khi phạm phải sai lầm? Ngoài ra, việc trao cho công an xã chức năng, nhiệm vụ nặng nề không khác gì công an phường nhưng lại không công nhận họ là chính quy vì tiêu chuẩn, trình độ thấp, liệu có công bằng?

Thiết nghĩ, nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm nào thì đòi hỏi trình độ phải tương xứng thế ấy. Nếu chỉ vì thiếu người mà trao cho công an xã những chức năng, nhiệm vụ quá lớn trong khi trình độ giới hạn, nhận thức về tố tụng yếu kém, đãi ngộ thấp, áp lực có thừa thì sẽ khó tránh khỏi quan liêu, hách dịch, lạm quyền và gây oan sai cho người dân.

Vì vậy, theo tôi, nên đưa công an có trình độ chính quy hoặc tuyển người có trình độ cao đẳng, đại học hoặc công an nghĩa vụ sau đó đào tạo thêm về chuyên môn, nghiệp vụ ngành về làm công an xã, đương nhiên kèm theo đó là chế độ đãi ngộ thích hợp. Không thể nói sợ tăng chính quy là phình biên chế, quan trọng là tính toán bố trí hợp lý bởi nói như bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, hoạt động công an xã cũng gây ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, trong đó có oan sai nên nhất thiết phải cân nhắc kỹ càng.

Phạm Nguyễn Quỳnh Thư

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Có thế lực phía sau bài báo lăng mạ chính phủ Đức?

VOA
Bài viết trên tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam, Tuần Văn nghệ TPHCM, cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

Bài viết trên tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam, Tuần Văn nghệ TPHCM, cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

Lần đầu tiên, một tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam đưa ra bình luận cách hành xử của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Bài báo trong số mới nhất của Tuần báo Văn Nghệ TPHCM phát hành ngày 18/8 cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

Với những ngôn từ đả kích mạnh mẽ, bài viết của tờ báo thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố HCM khẳng định Bộ Ngoại giao Đức “hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới.”

Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức "hồ đồ" khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách "mua phiếu" từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.

Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức “hồ đồ” khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách “mua phiếu” từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.

Tác giả của bài báo, có tên Vũ Hương, muốn nói đến cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9.

 

Mặc dù chính phủ Việt Nam gần đây đã tiếp cận chính phủ Đức để tìm cách giải quyết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin theo tố cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhưng “những bài báo như thế này,” theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp từ Singapore, “không có lợi cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết khủng hoảng ngoại giao hiện nay với Đức.”

“Không rõ liệu có sự chỉ đạo nào đằng sau các bài viết này hay không nhưng theo tôi việc dùng những cáo buộc không có căn cứ và lăng mạ nước Đức như bài viết trên Tuần báo Văn nghệ thì rõ ràng là thiếu khôn ngoan và thiếu cẩn trọng,” ông Hiệp nói với VOA. “Nó không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề và nó càng làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết hơn đối với Việt Nam.”

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cũng có nhận định tương tự và cho rằng bài viết của một tờ báo nhà nước chính thống “mang tính quy chụp và vu khống.” Nhà báo này nghi ngờ có một thế lực đứng sau những bài viết như vậy.

Chính phủ Đức cho rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí nhưng Việt Nam truyên bố ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với chính quyền Hà Nội.

Chính phủ Đức cho rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí nhưng Việt Nam truyên bố ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với chính quyền Hà Nội.

Giống như nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng cũng nhận định gần đây tuần báo Văn Nghệ TPHCM có những bài viết liên quan đến chính trị và “hoàn toàn không phù hợp một chút nào với tính chất văn học nghệ thuật.”

 

Tháng trước, Tuần báo Văn nghệ có bài viết đánh vào giáo sư Ngô Bảo Châu khi cho rằng vị giáo sư này đang “trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình.”

Theo mô tả trên website của Tuần báo Văn nghệ TPHCM, đây là tờ báo “sáng tác nghiên cứu lý luận – phê bình văn học – nghệ thuật” của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép ngày 31/12/2014. Tuy nhiên theo nhà báo Dũng, người sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tờ báo này nằm trong nhóm có “chỉ đạo mang tính Đảng từ Thường trực thành ủy Thành phố HCM.”

“Hiện nay dư luận cũng đang đặt dấu hỏi ai đứng đằng sau, thế lực nào đứng đằng sau tờ báo này để dường như cố ý tạo ra sự căng thẳng nhưng lại bằng tính chất vu khống.”

Theo nhận định của chủ tịch Hội nhà báo Độc lập, hiện đang có nhiều phe phái chính trị ở Việt Nam, “thậm chí trong Đảng, trong chính phủ cũng có nhiều phe phái.”

Gần đây trên mạng xã hội cũng đã nổi lên những trang Facekook cá nhân của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Trần Đại Quang, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Phú Trọng với các bài viết được cho rằng có mục đích nhắm vào ai đó hoặc tạo dư luận.

“Phía sau Tuần báo Văn nghệ cần phải làm rõ xem là thế lực chính trị nào và thế lực chính trị đó có liên quan đến những quan chức cấp cao nào và các quan chức cấp cao đó không nhất thiết phải đồng nhất với chính phủ, cũng không nhiết thiết phải đồng nhất với Đảng,” theo nhà báo Dũng.

Mối quan hệ Việt-Đức tiếp tục xấu đi sau khi các thành viên quốc hội Đức kêu gọi những biện pháp trừng phạt Việt Nam vào tuần trước và theo nhận định của tạp chí Forbes gần đây, hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam rất mong chờ có nguy cơ đổ vỡ vì sự căng thẳng ngoại giao từ vụ Trịnh Xuân Thanh.

Thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS và là người quan sát chính trường Việt Nam, Lê Hồng Hiệp, cho rằng cần phải “dỡ bỏ” và “loại trừ” những bài viết như vậy trong tương lai “để giúp cho những biện pháp của Việt Nam trong việc hóa giải căng thẳng với Đức hiện nay có thể đạt được kết quả.”

Nhà báo Dũng cho rằng Việt Nam cần phải chấm dứt lối viết tuyên truyền, công kích, nhất là nhắm vào việc “mạt sát nước Đức” như của Tuần báo Văn nghệ nếu không muốn thấy mối quan hệ giữa 2 nước trầm trọng hơn hiện nay.

Tội ác của bà Kim Tiến đừng để con cháu trả thay!

Châu Ngọc Đáo

(FB Châu Ngọc Đáo)

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến!

Tôi kêu tên bà như thế này là để giữ thể diện cho chính tôi mà thôi vì cái từ “bà” dành cho bà không hề đáng. NẾU tất cả những thông tin tôi đọc được về bà là đúng, thậm chí chỉ cần đúng 50% thôi, thì người ta đã có thể gọi bà bằng “ác quỷ”.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

Giữa muôn trùng tham quan ô lại trên đất nước này, tên của bà nổi lên như chúa tể địa ngục đang hiện diện giữa trần gian. Vì đơn giản trong tay bà có hàng triệu sinh mạng vô tội mà có thể trong số đó không ít người đã không còn cơ hội nói lời yêu thương với ai nữa hết.

Bà có biết vì sao với người trong ngành y tế, đòi hỏi đạo đức phải cao như vậy không? Vì chỉ cần “sơ suất” nhỏ thôi cũng có thể tước đi quyền sống của một con người. Với vị trí Bộ trưởng, đòi hỏi đó lại càng phải cao hơn rất nhiều.

Nhưng tôi tin, những gì diễn ra trong xã hội này đã chứng minh bà đi lên không phải bằng tài năng và y đức. Bà chưa hề “sơ suất” trong nghề nghiệp, mà bà đã “cố ý” làm như vậy. Sức mạnh của đồng tiền có thể biến người thành quỷ dễ dàng đến thế sao?

Máu người đâu phải bằng nước lã. Sinh mạng mỗi người đều đáng trân quý nên ngành y mới được sinh ra, cớ sao một người học cao hiểu rộng như bà lại không thể hiểu? Có quá nhiều người muốn bà phải chết, nhưng tôi muốn bà sống. Vì bà phải sống để đền tội với thế gian, để chứng kiến luật nhân quả.

Dù cho bà không phải một tay che trời, nhưng “sự dối trá vốn dĩ còn tồn tại không hẳn vì có người còn tin vào nó, mà đôi khi vì người ta còn cam chịu, thờ ơ, thỏa hiệp…hay thậm chí đồng lõa với nó!”

Bà hãy dừng lại cuộc chơi của mình, lật bàn tay lại trả hết cho đời những gì bà đã lấy đi. Có như vậy mới mong đời con đời cháu bà không phải gánh chịu những cơn thịnh nộ đổ xuống đầu mình.

58 tuổi người ta cũng có thể bắt đầu làm người được đó thưa bà! Nếu như bà biết những gì mình đã gây ra là kinh hoàng đến độ nào thì bà hãy quay lại làm người, hãy hạ gục con quỷ đang xâu xé linh hồn bà trước khi quá muộn!

Tiếng khóc than đang vang dậy khắp nơi! Tôi mong rằng một trong những lời than khóc đó sẽ đến được tai bà, đi vào tim óc bà! Tội ác của bà xin đừng để con cháu trả thay!